Giáo án khối 5 - Tuần 8

Giáo án khối 5 - Tuần 8

I/ Mục đích , yêu cầu:

 - Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghĩ ngơi hơi đúng chỗ.

 - Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẽ đẹp của rừng xanh .

 - Cảm nhận được vẽ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẽ đẹp của rừng.( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4)

II/ ĐDDH: SGK

III/ Hoạt động dạy và học:

 

doc 40 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1129Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối 5 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Thứ hai , ngày 3 tháng 10 năm 2011
Tập đọc
Kì diệu rừng xanh
I/ Mục đích , yêu cầu:
	 - Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghĩ ngơi hơi đúng chỗ.
	- Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẽ đẹp của rừng xanh .
	- Cảm nhận được vẽ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẽ đẹp của rừng.( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4) 	
II/ ĐDDH: SGK	
III/ Hoạt động dạy và học: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: 
- Tiết trước các em đã được học bài “Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà”. Để xem các em có nắm vững bài và có ôn bài ở nhà hay không, thầy sẽ kiểm tra bài các bạn. Trên bảng thầy có một giỏ hoa với những bông hoa kiến thức. Thầy mời 3 bạn...lên chọn bông hoa mà mình thích và thực hiện các yêu cầu ghi sau mỗi bông hoa.
- 3 học sinh lên chọn hoa
- Từng học sinh thực hiện các yêu cầu ghi sau mỗi bông hoa + mời bạn nhận xét.
Ÿ Bông hoa 1: Đọc thuộc lòng bài thơ và tìm một hình ảnh đẹp thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong bài thơ. 
Ÿ Bông hoa 2: Mời bạn đọc 2 khổ thơ cuối và nêu nội dung chính của bài thơ?
Ÿ Bông hoa 3: Mời bạn chọn đọc 2 khổ thơ mình thích nhất và nêu giọng đọc của bài thơ? 
Ÿ Giáo viên nhận xét, cho điểm sau mỗi câu trả lời của học sinh
Ÿ Giáo viên nhận xét bài cũ: Qua phần kiểm tra bài cũ, thầy thấy các bạn về nhà có học bài và... 
3. Giới thiệu bài mới: 
- Các em có bao giờ được đi chơi rừng hoặc ngắm nhìn vẻ đẹp của rừng chưa? 
- Học sinh trả lời
® Giáo viên ghi bảng tựa bài
- Học sinh lắng nghe 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Luyện đọc 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
- Thầy mời 1 bạn đọc toàn bài. Thầy mời bạn ...
- 1 học sinh đọc toàn bài
- Trước khi luyện đọc bài, thầy lưu ý các em đọc đúng các từ ngữ sau: lúp xúp dưới bóng cây thưa, lâu đài kiến trúc tân kì, ánh nắng lọt qua lá trong xanh, rừng rào rào chuyển động ... (Giáo viên dán lần lượt các thẻ từ ghi các từ ngữ cần luyện vào cột luyện đọc) 
- Học sinh đọc lại các từ khó 
- Học sinh đọc từ khó có trong câu văn 
- Bài văn được chia thành mấy đoạn?
- 3 đoạn
+ Đoạn 1: từ đầu ... “lúp xúp dưới chân”
+ Đoạn 2: Từ “Nắng trưa” ... “đưa mắt nhìn theo”
+ Đoạn 3: Còn lại
- Thầy mời 3 bạn xung phong đọc nối tiếp theo từng đoạn. 
Thầy mời...
- 3 học sinh đọc nối tiếp theo từng đoạn + mời bạn nhận xét 
- 3 bạn đã đọc xong, 3 bạn có quyền mời 3 bạn khác đọc nối tiếp lại 
- 3 học sinh khác đọc nối tiếp lại + mời bạn nhận xét 
- Thầy mời 1 bạn đọc lại toàn bài
Thầy mời bạn...
- Để giúp các em nắm nghĩa của một số từ ngữ, thầy mời 1 bạn đọc phần chú giải. Thầy mời bạn...
- Học sinh đọc giải nghĩa ở phần chú giải 
(Giáo viên đính thẻ từ có ghi sẵn các từ ngữ đó vào cột tìm hiểu bài) ® Giáo viên treo ảnh ® Giáo viên giải thích từ khó (nếu học sinh nêu thêm)
- Học sinh quan sát ảnh các con vật: vượn bạc má, con mang...
- Học sinh nêu các từ khó khác.
- Để giúp các em nắm rõ hơn nội dung bài, thầy sẽ đọc lại toàn bài, các em chú ý lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
- Hoạt động nhóm, lớp
- Để đọc diễn cảm bài văn này, ngoài việc đọc to, rõ, các em còn phải nắm vững nội dung.
- Giáo viên chia nhóm ngẫu nhiên: Các em sẽ đếm số từ 1 đến 8, bắt đầu số 1 là bạn...
- Học sinh đếm số, nhớ số của mình 
+ Thầy mời các bạn có cùng một số trở về vị trí nhóm của mình
- Học sinh trở về nhóm, ổn định, cử nhóm trưởng, thu ký.
- Giao việc:
+ Thầy mời bạn đại diện các nhóm lên bốc thăm nội dung làm việc của nhóm mình.
- Đại diện nhóm bốc thăm, đọc to yêu cầu làm việc của nhóm.
Ÿ Nhóm 1, 2:
- Đọc đoạn 1
- Những cây nấm rừng đã khiến các bạn trẻ có những liên tưởng thú vị gì?
- Nêu ý đoạn 1? 
Ÿ Nhóm 3, 4:
- Đọc đoạn 2
- Những muông thú trong rừng đựơc miêu tả như thế nào? 
- Nêu ý đoạn 2
Ÿ Nhóm 5, 6:
- Đọc đoạn 3
- Vì sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi”?
- Nêu ý đoạn 3 
Ÿ Nhóm 7, 8:
- Đọc lại toàn bài
- Nêu cảm nghĩ khi đọc đoạn văn trên?
- Nêu nội dung chính của bài? 
- Yêu cầu các nhóm thảo luận
- Học sinh thảo luận
+ Các nhóm sẽ tiến hành các nội dung thảo luận của nhóm mình trong thời gian 5 phút.
- Các nhóm trình bày kết quả 
+ Để biết xem đứng trước những cây nấm rừng ngộ nghĩnh, đáng yêu, các bạn trẻ đã có những liên tưởng ra sao? Thầy mời phần báo cáo của nhóm 1:
- Một vạt nấm rừng mộc suốt dọc lối đi như một thành phố nấm, mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì, tác giả tưởng mình như người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của một vương quốc tí hon với những đền đài, miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân
- Ý đoạn 1: Vẻ đẹp kì bí lãng mạn của vương quốc nấm.
- Nhóm 2 + các nhóm cón lại nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên hỏi thêm: Vì sao những cây nấm gợi lên những liên tưởng như vậy?
- Vì hình dáng cây nấm đặc biệt
® Giáo viên giới thiệu lại ảnh cây nấm: giống như những ngôi nhà có vòm mái tròn trong những bức tranh truyện cổ.
- Học sinh quan sát ảnh 
- Những liên tưởng ấy làm cảnh vật đẹp như thế nào?
- Trở nên đẹp thêm, vẻ đẹp thêm lãng mạn, thần bí của truyện cổ.
® Giáo viên chốt + chuyển ý: Những liên tưởng ấy làm con người tưởng như đang sống trong thế giới xa xưa của những câu chuyện cổ tích, thần thoại, thế giới có những ông vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử, tiên, bụt và những phép thần thông, biến hóa...Thế trong thế giới ấy, muông thú trong rừng hiện lên và được tác giả miêu tả ra sao? Thầy mời nhóm 4: 
- Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp, những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo; những con mang vàng đang ăn cỏ, những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng ® muông thú nhanh nhẹn, tinh nghịch, dễ thương, đáng yêu.
- Ý đoạn 2: Sự sống động đầy bất ngờ của muông thú.
- Nhóm 3 + các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Sự có mặt của muông thú đã mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng?
- Sự xuất hiện thoắt ẩn, thoắt hiện của muông thú làm cho cảnh rừng trở nên sống động, đầy bất ngờ, những điều kì thú.
Ÿ Giáo viên chốt + chuyển ý: Muông thú trong rừng được miêu tả sống động, đầy sức hấp dẫn. Thế tại sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi”? Mời phần trình bày của nhóm 5: 
- Vì sự hòa quyện của rất nhiều sắc vàng trong một không gian rộng lớn: rừng khộp lá úa vàng như cảnh mùa thu (lá vàng trên cây, thảm lá vàng dưới gốc), những con mang vàng lẫn vào sàng của lá khộp, sắc nắng cũng rực vàng nơi nơi... 
- Ý đoạn 3: Giới thiệu rừng khộp 
- Học sinh nhóm khác nhận xét
- Giáo viên treo tranh “Rừng khộp” 
- Học sinh quan sát tranh
Ÿ Giáo viên chốt + chuyển ý: Rừng khộp hiện lên trong sự miêu tả của tác giả thật đẹp. Đây cũng là loại rừng đặc trưng của nước ta. Thế sau khi tìm hiểu xong toàn bài, các em có suy nghĩ gì? Thầy mời nhóm 7 nêu suy nghĩ của mình. 
- Giúp em thấy yêu mến hơn những cánh rừng và mong muốn tất cả mọi người hãy bảo vệ vẻ đẹp tự nhiên của rừng.
- Đại ý: Ca ngợi rừng xanh mang lại vẻ đẹp cho cuộc sống, niềm hạnh phúc cho mọi người.
* Hoạt động 3: L. đọc diễn cảm 
- Hoạt động nhóm, cá nhân 
- Để đọc diễn cảm, ngoài việc đọc đúng, nắm nội dung, chúng ta cần đọc từng đoạn với giọng như thế nào? Thầy mời các bạn thảo luận nhóm đôi trong 2 phút.
- Học sinh thảo luận nhóm đôi 
- Học sinh nêu, các nhóm khác bổ sung
+ Đoạn 1: đọc chậm rãi, thể hiện thái độ ngỡ ngàng, ngưỡng mộ.
+ Đoạn 2: đọc nhanh ở những câu miêu tả hình ảnh thoắt ẩn, thoắt hiện của muông thú.
+ Đoạn 3: đọc chậm rãi, thong thả ở những câu cuối miêu tả vẻ thơ mộng của cánh rừng trong sắc vàng mênh mông, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả đặc điểm nổi bật của cảnh. 
- Mời 1 bạn đọc lại toàn bài. Thầy mời...
- 1 học sinh đọc lại
- Thầy sẽ chọn mỗi dãy 3 bạn, đọc tiếp sức từng đoạn (2 vòng)
- Học sinh đọc + mời bạn nhận xét 
Ÿ Giáo viên nhận xét, động viên, tuyên dương học sinh 
* Hoạt động 4: Củng cố
- Thi đua: “Ai nhanh hơn? Ai diễn cảm hơn?” (2 dãy)” Mỗi dãy cử 1 bạn chọn đọc diễn cảm một đoạn mà mình thích nhất.
- Học sinh đại diện 2 dãy đọc + đặt câu hỏi lẫn nhau 
- Trưng bày tranh vẽ của học sinh
- Học sinh trưng bày + giới thiệu thực vật, động vật trong từng ích lợi của rừng 
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Dặn dò: Xem lại bài
- Chuẩn bị: Trước cổng trời 
- Nhận xét tiết học 
Toán
Số thập phân bằng nhau ( Tr 40)
A/ Mục tiêu:
	- Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi. 
B/ Hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: 
- Học sinh sửa bài 3 , 4 (SGK). 
Ÿ Giáo viên nhận xét, cho điểm 
- Lớp nhận xét 
3. Giới thiệu bài mới: 
- Hôm nay, chúng ta tìm hiểu kiến thức về “Số thập phân bằng nhau”. 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: HDHS nhận biết: viết thêm chữ số 0 vào tận cùng bên phải số thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải số thập phân thì giá trị của số thập phân vẫn không thay đổi. 
- Hoạt động cá nhân
- Giáo viên đưa ví dụ: 
	0,9m ? 0,90m 
9dm = 90cm 
- Nếu thêm chữ số 0 vào bên phải của số thập phân thì có nhận xét gì về hai số thập phân? 
9dm = m ; 90cm = m; 
9dm = 0,9m ; 90cm = 0,90m 
0,9m = 0,90m 
- Học sinh nêu kết luận (1) 
- Lần lượt điền dấu > , < , = và điền vào chỗ ... chữ số 0. 
0,9 = 0,900 = 0,9000 
8,75 = 8,750 = 8,7500 = 8,75000
12 = 12,0 = 12,000 
- Dựa vào ví dụ sau, học sinh tạo số thập phân bằng với số thập phân đã cho. 
- Học sinh nêu lại kết luận (1) 
0,9000 = ......... = ............
8,750000 = ......... = ............
12,500 = ......... = ............
- Yêu cầu học sinh nêu kết luận 2
- Học sinh nêu lại kết luận (2) 
* Hoạt động 3: Củng cố 
- Hoạt động cá nhân
- Học sinh nhắc lại kiến thức vừa học. 
- Thi đua cá nhân
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Làm bài nhà 
- Chuẩn bị: “So sánh hai số thập phân “
- Nhận xét tiết học
KHOA HỌC
Phòng bệnh viêm gan A
I/ Mục tiêu:
Biết cách phòng tránh bệnh viêm gan A.
II/ ĐDDH: SGK
III/ Hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chọn quả
- 3 học sinh
- Nguyên nhân gây ra bệnh viêm não?
- Bệnh viêm não là do 1 loại vi rút gây ra.
- Bệnh viêm não được lây truyền như thế nào?
- Muỗi cu-lex hút các vi rút có trong máu các gia súc và các động vật hoang dã rồi truyền sang cho người lành.
- Bệnh viêm não nguy  ... của dân số đông và tăng nhanh : gây nhiều khó khăn đối với việc đảm bảo các nhu cầu học hành, chăm sóc y tế của người dân về ăn, mặc, ở, học hành, chăm sóc y tế.
	- Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết một số đặc điểm về dân số và sự gia tăng dân số. 
	- Học sinh khá – giỏi : Nêu một số ví dụ cụ thể về hậu quả của sự gia tăng dân số ở địa phương . 
II/ ĐDDH : sgk
III/ Hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: “Ôn tập”.
Nhận xét đánh giá.
3. Giới thiệu bài mới: “Tiết địa lí hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về dân số nước ta”.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Dân số 
+ Tổ chức cho học sinh quan sát bảng số liệu dân số các nước Đông Nam Á năm 2004và trả lời: 
Năm 2004, nước ta có số dân là bao nhiêu?
Số dân của nước ta đứng hàng thứ mấy trong các nước ĐNÁ?
® Kết luận: Nước ta có diện tích trung bình nhưng lại thuộc hàng đông dân trên thế giới.
v	Hoạt động 2: Gia tăng dân số 
- Cho biết số dân trong từng năm của nước ta.
Nêu nhận xét về sự gia tăng dân số ở nước ta?
® Dân số nước ta tăng nhanh, bình quân mỗi năm tăng thêm hơn một triệu người .
v	Hoạt động 3: Ảnh hưởng của sự gia tăng dân số nhanh.
Dân số tăng nhanh gây hậu quả như thế nào?
Þ Trong những năm gần đây, tốc độ tăng dân số ở nước ta đã giảm nhờ thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình.
v	Hoạt động 4: Củng cố. 
+ Yêu cầu học sinh sáng tác những câu khẩu hiệu hoặc tranh vẽ tuyên truyền, cổ động KHHGĐ.
+ Nhận xét, đánh giá.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị: “Các dân tộc, sự phân bố dân cư”.
Nhận xét tiết học. 
+ Hát 
+ Nêu những đặc điểm tự nhiên VN.
+ Nhận xét, bổ sung.
+ Nghe.
Hoạt động cá nhân, lớp.
+ Học sinh, trả lời và bổ sung.
78,7 triệu người.
Thứ ba.
+ Nghe và lặp lại.
Hoạt động nhóm đôi, lớp.
+ Học sinh quan sát biểu đồ dân số và trả lời.
1979 : 52,7 triệu người
1989 : 64, 4 triệu người.
1999 : 76, 3 triệu người.
Tăng nhanh bình quân mỗi năm tăng trên 1 triệu người.
+ Liên hệ dân số địa phương: TPHCM.
Hoạt động nhóm, lớp.
	Thiếu ăn
	Thiếu mặc
	Thiếu chỗ ở
	Thiếu sự chăm sóc sức khỏe
	Thiếu sự học hành
Hoạt động nhóm, lớp.
+ Học sinh thảo luận và tham gia.
+ Lớp nhận xét.
Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
 (Dựng đoạn mở bài, kết bài )
I/ Mục đích , yêu cầu:
	- Nhận biết và nêu được cách viết hai kiểu mở bài: mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp (BT1).
	- Phân biệt được hai cách kết bài: kết bài mở rộng; kết bài không mở rộng ( BT2); viết được đoạn mở bài kiểu gián tiếp, đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương. ( BT3).
II/ ĐDDH: SGK	
III/ Hoạt động dạy và học: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
2, 3 học sinh đọc đoạn văn.
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức về mở đoạn, đoạn kết bài trong bài văn tả cảnh (qua các đoạn tả con đường).
 * Bài 1:
Giáo viên nhận định.
 * Bài 2:
Yêu cầu học sinh nêu những điểm giống và khác.
Giáo viên chốt lại.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập xây dựng đoạn Mở bài (gián tiếp) đoạn kết bài (mở rộng) cho bài tả cảnh thiên nhiên ở địa phương.
 * Bài 3:
Gợi ý cho học sinh Mở bài theo kiểu gián tiếp và kết bài theo kiểu mở rộng .
Từ nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng giới thiệu cảnh đẹp địa phương.
Từ một đặc điểm đặc sắc nhất để giới thiệu cảnh đẹp sẽ tả.
Từ cảm xúc về kỉ niệm giới thiệu cảnh sẽ tả Kết bài theo dạng mở rộng.
Đi lại ý của mở bài để đi nêu cảm xúc, ý nghĩ riêng.
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ.
Giới thiệu HS nhiều đoạn văn giúp HS nhận biết: Mở bài gián tiếp - Kết bài mở rộng.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Viết bài vào vở.
Chuẩn bị: “Luyện tập thuyết trình, tranh luận”.
Nhận xét tiết học. 
 Hát 
Hoạt động nhóm, lớp.
Học sinh lần lượt đọc nối tiếp yêu cầu bài tập – Cả lớp đọc thầm.
1 học sinh đọc đoạn Mở bài a: 1 học sinh đọc đoạn Mở bài b.
+ a – Mở bài trực tiếp.
+ b – Mở bài gián tiếp.
Học sinh nhận xét: 
 + Cách a: Giới thiệu ngay con đường sẽ tả.
 + Cách b: Nêu kỷ niệm đối với quê hương, sau đó giới thiệu con đường thân thiết.
Học sinh đọc yêu cầu – Nối tiếp đọc.
Học sinh so sánh nét khác và giống của 2 đoạn kết bài.
Học sinh thảo luận nhóm.
Dự kiến: Đều nói đến tình cảm yêu quý, gắn bó thân thiết đối với con đường.
Khẳng định con đường là tình bạn.
Nêu tình cảm đối với con đường – Ca ngợi công ơn của các cô chú công nhân vệ sinh hành động thiết thực.
Hoạt động lớp, cá nhân.
1 học sinh đọc yêu cầu, chọn cảnh.
Học sinh làm bài.
Học sinh lần lượt đọc đoạn Mở bài, kết bài.
Cả lớp nhận xét.
Hoạt động lớp.
+ Cách mở bài gián tiếp.
+ kết bài mở rộng.
Học sinh nhận xét.
Lịch sử
Xô Viết Nghệ - Tĩnh
I/ Mục tiêu 
 Sau bài học, HS biết:
	- Kể lại được cuộc biểu tình ngày 12 – 9 – 1930 hàng vạn nông dân các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn với cờ đỏ búa liềm và các khẩu hiệu cách mang kéo về thành phố Vinh . Thực dân Pháp cho binh lính đàn áp. Chúng cho máy bay ném bom đoàn biểu tình. Phong trào đấu tranh tiếp tục lan rộng ở Nghệ Tĩnh.
	- Biết một số biểu hiện về xây dựng cuộc sống mới ở thôn xã:
	+ Trong những năm 1930 – 1931, ở nhiều vùng nông thôn Nghệ – Tĩnh nhân dân giành được quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống mới.
	+ Ruộng đất của địa chủ bị tịch thu để chia cho nông dân; các thứ thuế vô lí bị xóa bỏ.
	+ Các phong tục lạc hậu bị xóa bỏ. 
II/ ĐDDH : SGK
III/ Hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: Đảng CSVN ra đời
- GV đính một lẳng hoa, sau hoa có 1 thăm mang nội dung câu hỏi sau:
- Học sinh chọn hoa mình thích ® trả lời câu hỏi.
a) Đảng CSVN được thành lập như thế nào?
b) Đảng CSVN ra đời vào thời gian nào? Do ai chủ trì?
c) Ý nghĩa lịch sử của sự kiện thành lập Đảng CSVN?
3. Giới thiệu bài mới: 
“Xô Viết Nghệ Tĩnh”
® Giáo viên ghi tựa bài bảng lớp
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu cuộc biểu tình ngày 12/9/1930
- Hoạt động cá nhân
- Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc SGK đoạn “Ngày 12-9-1930, ... hàng trăm người bị thương”
- Học sinh đọc SGK + chú ý nhớ các số liệu ngày tháng xảy ra cuộc biểu tình (khoảng 3 - 4 em)
- Giáo viên tổ chức thi đua “Ai mà tài thế?” 
Hãy trình này lại cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 ở Nghệ An
- Học sinh trình bày theo trí nhớ (3-4 em)
- HS nào trình bày tốt được thưởng (Học sinh cần nhấn mạnh: 12/9 là ngày kỉ niệm Xô Viết Nghệ Tĩnh)
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương
Ÿ Giáo viên chốt + giới thiệu hình ảnh phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh: Ngày 12/9/1930, hàng vạn nông dân huyện Hưng Yên (Nghệ An) kéo về thị xã Vinh, vừa đi vừa hô to khẩu hiệu chống đế quốc...Thực dân Pháp cho binh lính đàn áp nhưng không ngăn được nên đã cho máy bay ném bom vào đoàn người, làm hàng trăm người bị thương, 200 người chết. Từ đó, ngày 12/9 là ngày kỉ niệm Xô Viết Nghệ Tĩnh. 
® Ghi bảng: ngày 12/9 là ngày kỉ niệm Xô Viết Nghệ Tĩnh.
- Học sinh đọc lại (2 - 3 em)
- Giáo viên nhắc lại những sự kiện tiếp theo trong năm 1930: Suốt tháng 9 và tháng 10/1930 nông dân tiếp tục nổi dậy đánh phá các huyện lị, đồn điền, nàh ga, công sở... Những kẻ đứng đầu các thôn xã bỏ trốn hoặc đầu hàng. Nhân dân cử người ra lãnh đạo. Lần đầu tiên, nhân dân có chính quyền của mình.
® Giáo viên chốt ý:
Từ khi nhân dân ta có chính quyền, có người lãnh đạo thì đời sống trong các thôn xã như thế nào, các em bước sang hoạt động 2.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu những chuyển biến mới trong các thôn xã
- Hoạt động nhóm, lớp 
- Giáo viên tiến hành chia lớp thành 4 nhóm (hoặc 6 nhóm)
- HS họp thành 4 nhóm 
- Giáo viên đính sẵn nội dung thảo luận dưới các tên nhóm: Hưng Nguyên, Nghệ An, Hà Tĩnh, Vinh.
- 4 nhóm trưởng lên nhận câu hỏi và chọn tên nhóm + nhận phiếu học tập 
- Câu hỏi thảo luận
a) Trong thời kì 1930 - 1931, ở các thôn xã của Nghệ Tĩnh đã diễn ra điều gì mới?
b) Sau khi nắm chính quyền, đời sống tinh thần của nhân dân diễn ra như thế nào?
c) Bọn phong kiến và đế quốc có thái độ như thế nào?
d) Hãy nêu kết quả của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh?
® Giáo viên phát lệnh thảo luận 
- Các nhóm thảo luận ® nhóm trưởng trình bày kết quả lên bảng lớp. 
® Giáo viên nhận xét từng nhóm 
® Các nhóm bổ sung, nhận xét
Dự kiến: 
a) Không hề xảy ra lưu manh, trộm cắp. Bãi bỏ ma chay, đình đám, phong tục lạc hậu, rượu chè, cờ bạc... Đời sống tưng bừng, phấn khởi. 
b) Đời sống tinh thần của nhân dân có nhiều thay đổi: tối nào đình làng cũng vui như hội, bà con nô nức đi họp, nghe nói chuyện, giải thích chính sách hoặc bàn công việc chung. 
® Giáo viên nhận xét ® trình bày thêm: 
Bọn đế quốc, phong kiến hoảng sợ, đàn áp phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh hết sức dã man. Chúng điều thêm lính về đóng đồn bốt, triệt hạ làng xóm. Hàng ngàn Đảng viên cộng sản và chiến sĩ yêu nước bị tù đày hoặc bị giết. 
c) Bọn đế quốc, phong kiến dùng mọi thủ đoạn dã man để đàn áp. 
d) Đến giữa năm 1931, phong trào bị dập tắt. 
® Giáo viên nhận xét + chốt
- Học sinh đọc lại 
* Hoạt động 3: Ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh
- Hoạt động cá nhân
+Phong trào Xô viết Nghệ- Tĩnh có ý nghĩa gì ?
- Học sinh trình bày :
+Chứng tỏ tinh thần dũng cảm, khả năng cách mạng của nhân dân lao động
+Cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Học bài 
- Chuẩn bị: Hà Nội vùng đứng lên 
- Nhận xét tiết học 
SINH HOẠT LỚP
Tuần 8 : Chủ điểm : Chăm ngoan, học giỏi 
I . KIỂM ĐIỂM TUẦN QUA : 
1). Trật tự kỉ luật : 
2). Học tập : 
 - Vắng : . 
 - Trễ : .. 
 - Không thuộc bài : .
 - Chưa chú ý nghe giảng :.
 - Không làm bài ở nhà : ....
3). Các hoạt động khác : 
 - Thể dục giữa giờ : 
 - Vệ sinh lớp : . 
 - Ngậm ngừa sâu răng : .. 
 - Vềđường : 
4 ).Đánh giá 
 - Tuyên dương : . 
 - Phê bình : .. 
II. KẾ HOẠCH TUẦN 12 : 
----------------------------------------------------------------------------------
 --------------------------------------------------------------------------------- 
--------------------------------------------------------------------------------- 
----------------------------------------------------------------------------------
- ----------------------------------------------------------------------------------
 --------------------------------------------------------------------------------- 
--------------------------------------------------------------------------------- 
 Duyệt của tổ chuyên môn 
Duyệt của BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 8 lop 5(3).doc