Giáo án khối 5 - Tuần 8 - Trường tiểu học Chũ

Giáo án khối 5 - Tuần 8 - Trường tiểu học Chũ

I/Mục tiêu :

- Biết đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.

- Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng ; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng . ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,4 ) .

- Giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, biết góp phần bảo vệ thiên nhiên.

II/Các hoạt động dạy học( 40 phút ) .

 

doc 35 trang Người đăng huong21 Lượt xem 378Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối 5 - Tuần 8 - Trường tiểu học Chũ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 8 :
 Thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2012
CHÀO CỜ
Tập trung toàn trường
--------------------------------------------
TẬP ĐỌC :
KÌ DIỆU RỪNG XANH .
I/Mục tiêu :
- Biết đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.
- Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng ; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng . ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,4 ) .
- Giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, biết góp phần bảo vệ thiên nhiên.
II/Các hoạt động dạy học( 40 phút ) .
Hoạt động của giáo viên
1/Bài cũ : Gọi 2HS đọc bài “ Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà” và TLCH
2/ Dạy bài mới : 
a/Giới thiệu bài ghi đầu bài lên bảng. 
b/Luyện đọc : 
-Gọi một HSk đọc toàn bài .
- H/d chia đoạn : 3 đoạn:
Đoạn 1 : Từ đầu đến ... dưới chân.
Đoạn 2 : Tiếp theo đến  nhìn theo .
Đoạn 3 : Phần còn lại .
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 1 .
- H/d đọc các từ khó(Mt)
-Gọi HS đọc nối tiếp ( 2 lượt)
– Giải nghĩa phần chú giải.
- Cho HS luyện đọc theo cặp 
- Đọc mẫu toàn bài : Đoạn 1 đọc giọng chậm rãi .
Đoạn 2, 3 : đọc nhanh hơn ở những câu miêu tả hình ảnh thoắt ẩn, thoắt hiện của muông thú.
b/ Tìm hiểu bài :Cho HS đọc thầm, lướt từng đoạn TLCH
H: Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì ?
H: Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào ?
Cho học sinh đọc đoạn 2 và 3 . 
H: Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào ?
H: Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng ? 
H: Vì sao rừng khộp được gọi là “ giang sơn vàng rợi” ? 
H: Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc đoạn văn trên ? 
-Yêu cầu HS nêu nội dung chính của bài 
-Nḥn xét, KL
* Nội dung (ở mục tiêu ) .
d/Đọc diễn cảm: 
-hướng dẫn HS chú ý đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn.
-Cho HS luyện đọc diễn cảm –thi đọc diễn cảm .
Giáo viên nhận xét ghi điểm.
 3/Củng cố- dặn dò : 
-Học sinh nhắc lại nội dung chính của bài.
-Giáo dục học sinh biết yêu quý thiên nhiên và có ý thức bảo vệ rừng
- Luyện đọc trước bài: Trước cổng trời. 
Hoạt động của học sinh
-Đọc bài- lớp theo dõi đọc thầm
- Nêu, nhận xét, bổ sung
-Đọc nối tiếp	
- Hsy đọc từ, tiếng khó
-Đọc nối tiếp	
-Đọcchú giải	
-Đọc theo cặp( Giúp bạn đọc đúng)	
- Lắng nghe
Đọc và TLCH
- Tác giả thấy vạt nấm rừng như một thành phố nấm, mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tân kì; bản thân mình như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon với những đền đài, miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân.
- Những liên tưởng ấy làm cảnh vật trong rừng trở nên lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích.
- Những con vượn bạc má... Những con chồn sóc . Những con mang vàng đang ăn cỏ non, .
- Sự xuất hiện thoắt ẩn, thoắt hiện của muông thú làm cho cảnh rừng trở nên sống động, đầy những điều bất ngờ và kì thú.
- Vàng rợi là màu vàng ngời sáng, rực rỡ, đều khắp, rất đẹp mắt.
Rừng khộp được gọi là giang sơn vàng rợi vì có sự phối hợp của rất nhiều sắc vàng trong một không gian rộng lớn .
- Đoạn văn trên càng làm cho em háo hức muốn có dịp được vào rừng, tận mắt ngắm nhìn cảnh đẹp của thiên nhiên. Vẻ đẹp của khu rừng được tác giả miêu tả thật kì diệu. Đoạn văn giúp em yêu mến hơn những cánh rừng và mong muốn tất cả mọi người hãy bảo vệ vẻ đẹp tự nhiên của rừng. 
- Phát biểu, nhận xét
- Nhắc lại
-Đọc nối tiếp toàn bài
-Luyện đọc diễn cảm- thi đọc trước lớp- nhận xét bình chọn bạn đọc hay.
--------------------------------------------
NGOẠI NGỮ
(Giáo viên bộ môn soạn giảng)
--------------------------------------------
TOÁN 
SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU .
I/Mục tiêu:
-Giúp học sinh nhận biết : Viết thêm chữ số không vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ bớt chữ số 0 ( nếu có ) ở tận cùng bên phải số thập phân thì giá trị số thập không thay đổi .
- Giáo dục HS tính cẩn thận, tập trung chú ý.
II/ Các hoạt động dạy học( 40 phút ) .
Hoạt động của giáo viên
1/ Bài cũ: Gọi 2 HS cho ví dụ về phân số thập phân .
2/Dạy bài mới: 
a)Giới thiệu bài ghi đầu bài lên bảng.
b)Giảng bài : 
Hoạt động 1: Phát hiện đặc điểm của số thập phân Nêu ví dụ :Hãy điền số vào chỗ chấm 
 9dm =  cm
 Gọi 2 HS đổi : 9dm=  m; 
 90cm =  m 
GVKL :
b)Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì được số thập phân bằng nó .
Nếu một số thập phân có chữ số 0 tận cùng bên phải phần thập phân thì khi bỏ chữ số 0 đó đi , ta được một số thập phân bằng nó .
Hoạt động 2: thực hành.
Cho HS lần lượt làm bài vào vở- Gọi chữa bài, nhận xét.
Chấm một số bài
3/Củng cố - dặn dò : 
-Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung chính của bài :
H: Khi ta thêm( hoặc bớt )các chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của số thập đã cho thì số thập phân đó có thay đổi không?
-Về nhà làm vở bài tập .Xem trước bài “ So sánh hai số thập phân”.
 -Giáo viên nhận xét tiết học . 
Hoạt động của học sinh
a)Ví dụ:
 9dm = 90cm 
Mà: 9dm = 0,9m ; 90cm = 0,90m 
Nên: 0,9m = 0,90m.
Vậy: 0,9 = 0,90 hay 0,90 = 0,9.
0,90 = 0,900hay 0,900 = 0,90.
Ví dụ : 8,75 = 8,750=8,7500=8,75000..
12=12,0=12,00=12,000=12,0000
45,600=45,60=45,6
12,000=12,00=12,0=12.
- HS lần lượt nhắc lại .
Bài 1: Bỏ các chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân để có các số thập phân viết dưới dạng gọn hơn .
a/7,8 ; 64,9 ;3,04 .
b/2001,3 ; 35,02 ; 100,01 
Bài 2 : Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phầnTP của các số TP, để các phần thập phân chúng có số chữ số bằng nhau (đều có 3 chữ số) 
a)5,612; 17,200 ; 480,590 .
b)24,500 ; 80,010 ; 14,678 .
Bài 3: Bạn Lan và bạn Mĩ viết đúng vì : 0,100 =(Tính chất bằng nhau của phân số )
Bạn Hùng viết sai vì Hùng đã viết 0,100 = nhưng 0,100 =.
--------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC ( tiết 8 ) 
 NHỚ ƠN TỔ TIÊN (Tiếp theo )
I/Mục tiêu:
- Biết được con người ai cũng có tổ có tiên và mỗi người ai cũng phải nhớ ơn tổ tiên.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.
Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên .
II/Các hoạt động dạy học( 35 phút ) .
Hoạt động của giáo viên
1/ Bài cũ : H:Chúng ta cần có trách nhiệm gì đối với tổ tiên, ông bà ? 
2/Dạy bài mới :
a/ Giới thiệu bài: ghi đầu bài lên bảng.
b/ Thực hành:
Hoạt động 1: bài tập 4/SGK
-Tổ chức cho lớp hoạt động nhóm.
-Phân công khu vực để các nhóm treo tranh ảnh sưu tầm được về ngày giỗ tổ Hùng Vương.
-Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày.
-Nêu câu hỏi học sinh trả lời 
H:Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức ngày nào?
H:Đền thờ Hùng Vương ở đâu ?
H:Các vua Hùng đã có công lao gì với đất nước ta ? 
H:Việc nhân dân ta tiến hành giỗ tổ Hùng Vương vào ngày 10-3(âm lịch ) hàng năm thể hiện điều gì ?
*GVKL: Chúng ta phải nhớ đến ngày giỗ Tổ Hùng Vương đã có công dựng nước. Việc làm đó đã trở thành tục lệ, nhân dân ta có câu:” Dù ai đi.mòng 10/3’’.
Hoạt động 2: Giới thiệu truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng ho.
-Yêu cầu một số HS giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ mình.
H:Em có tự hào về truyền thống đó không ? 
H:Em cần làm gì để xứng đáng với truyền thống đó ? 
*KL: Mỗi gia đình, dòng họ đều có những truyền thống tốt đẹp riêng của mình . Chúng ta cần có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống đó.
Hoạt động 3: Bài tập 3/sgk
- Cho HS đọc những câu ca dao, tục ngữ, kể chuyện, đọc thơ về chủ đề “ Biết ơn tổ tiên”.
-Cả lớp trao đổi nhận xét.
3/Củng cố- dặn dò : 
-Giáo viên khen ngợi những học sinh chuẩn bị tốt phần sưu tầm ở nhà.
-Học sinh đọc lại phần ghi nhớ.
-Chuẩn bị trước bài 5 “Tình bạn”.
Hoạt động của học sinh
Bài tập 4: Tìm hiểu ngày giỗ tổ Hùng Vương 
- Đính các bài báo đã sưu tầm được. 
- Đại diện các nhóm lên giới thiệu về tranh ảnh và thông tin mà nhóm mình sưu tầm được.
- Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày 10-3 (âm lịch ) hàng năm.
- Đền thờ Hùng Vương ở tỉnh Phú Thọ.
- Các vua Hùng đã có công dựng nước 
- Thể hiện tình yêu nước nồng nàn, lòng nhớ ơn các vua Hùng đã có công dựng nước. Thể hiện tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
- Nối tiếp giới thiệu- Nhận xét
-Nêu ý kiến
-Lắng nghe
-Nối tiếp đọc- nhận xét
Ví dụ: Con người có tổ có tông
 Nhưcây có cội như sông có nguồn..
----------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2012
TOÁN (Tiết 37 )
 SO SÁNH HAI SỐ THẬP PHÂN
 I/ Mục tiêu: Giúp học sinh
 -Biết cách so sánh 2 số thập phân .
 - Biết sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại .
 - Giáo dục tính cẩn thận, tập trung chú ý.
 II/Các hoạt động dạy học( 40 phút ).
Hoạt động của giáo viên
 1/ Bài cũ: Bài phân số bằng nhau .
 2/Dạy bài mới: 
 a/Giới thiệu bài ghi đầu bài lên bảng.
b/ giảng bài mới:
Hoạt động 1:So sánh 2 số thập phân có phần nguyên khác nhau.
-Nêu ví dụ so sánh 8,1m và 7,9m.
H.Để so sánh 2 số thập phân này ta phải làm cách nào để đưa về việc so sánh hai số tự nhiên đã biết?
H.Em hãy rút ra cách so sánh 2 số 8,1 và 7,9 có phần nguyên khác nhau.
H:Vậy muốn so sánh hai số thập phân có phần nguyên khác nhau ta làm thế nào ?
-Yêu cầu HS cho ví dụ .
- Nêu ví dụ 2 sgk.So sánh 35,7 và 35,698. Em có nhận xét gì về hai số này ?
H.Phần thập của mỗi số là bao nhiêu ?
Hãy so sánh và .
H:Vậy em có kết quả so sánh 2 số thập phân như thế nào ? 
H:Em hãy rút ra cách so sánh hai số thập có phần nguyên bằng nhau .
H:Nếu phần nguyên và phần thập phân bằng nhau thì hai số đó như thế nào với nhau? cho ví dụ .
-Nêu ví dụ sgk .
So sánh 2001,2và 1999,7
So sánh 78,469và 78,5 .
So sánh 630,72 và 630,70 .
Hoạt động 2 : Luyện tập .
Bài 1 : Học sinh đọc yêu cầu bài 1.
HS làm bài vàonháp, một em làm bảng lớp.
GV yêu cầu HS khi so sánh phải đưa ra lời giải thích 
Bài 2 : Cho HS làm vào vở – 1 em lên bảng làm- nhận xét chữa bài .
Bài 3: HS làm vào vở –gọi một em lên bảng làm .
3/Củng cố- dặn dò :
- Học sinh nhắc lại cách so sánh hai số thập phân .
-Về nhà làm bài trong vở bài tập, xem trước bài “ Luyện tập” .
 -Giáo viên nhận xét qua tiết học .
Hoạt động của học sinh
Ví du 1: So sánh 8,1m và 7,9m.
- Thực hiện cách so sánh.
- Chuyển đổi về đơn vị là dm và so sánh 2 số tự nhiên .
 8,1m=81dm ;7,9m=79dm.
Ta có 81dm >79dm nên 8,1m>7,9m vậy 8,1>7,9.
- Hai số thập phân 8,1 và 7,9có phần nguyên khác nhau là 8>7 nên 8,1 >7,9
- Hai số thập phân có phần nguyên khác nhau số nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn.
nêu ví dụ : 13,64 <15,5 .
Ví dụ 2: So sánh 35,7 và 35,698
Hai số này có phần nguyên bằng nhau đều bằng 35. phần thập phân của 35,7 là .Phần thập của 35,6 ... ớng dẫn học sinh luyện tập.
Hoạt động của giáo viên
Bài tập 1 : Gọi HS đọc yêu cầu 
 -Nhắc HS:Dựa trên kết quả quan sát đã có, lập dàn ý cho bài văn với đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
Giáo viên nhận xét, bổ sung.
Ví dụ dàn ý tả cảnh đẹp của quê hương . Cảnh đẹp của thác Y-a-li .
Bài 2 : Nhắc HS nên chọn phần thân bài để viết đoạn văn. Yêu cầu HS viết đoạn văn.
H:N/d miêu tả của đoạn văn là gì ? 
H:Trong đoạn văn, cảnh vật được miêu tả theo trình tự nào ? 
GV lưu ý: +Em sẽ tập trung tả kĩ chi tiết, hình ảnh nào ? Hãy tưởng tượng và phát huy sự liên tưởng, so sánh để hình ảnh miêu tả thêm sinh đông, có hồn.
+Mỗi đoạn có câu mở đầu nêu ý bao trùm của đoạn văn. các câu trong đoạn cùng làm nổi bật ý đó .
+Đoạn văn phải có hình ảnh, chú ý áp dụng biện pháp so sánh , nhân hóa cho hình ảnh thêm sinh động.
+Đoạn văn cần thể hiện cảm xúc người viết. 
Giáo viên nhận xét tuyên dương những em viết đoạn văn hay có nhiều cảm xúc, giàu hình ảnh .
Hoạt động của học sinh
Bài tập 1 : 
-Đọc phần gợi ý – Lớp theo dõi
- làm bài phiếu bài tập.
-Trình bày dàn ý.
MB: G/t cảnh đẹp mà mình muốn tả.
Thân bài : Tả b/q chung toàn cảnh.
Tả chi tiết từng cảnh.
Kết bài : Cảm nghĩ về cảnh đẹp 
Bài 2: VD: Đoạn văn tả cảnh đẹp thác Y-a-li 
Mùa xuân đến, núi rừng Tây Nguyên như thay da đổi thịt. Khí hậu ấm áp của mùa xuân xua đi cái u ám của những ngày đông giá rét, truyền cho vạn vật vẻ đẹp của sự hồi sinh. Đứng trên đồi dốc, ta có thể cảm nhận rất rõ ràng vẻ đẹp ấy. 
Tiếng nước chảy ầm ầm hòa cùng tiếng chim hót líu lo. Núi rừng như vừa khoác lên mình bộ cánh mới phù hợp với tiết trời mùa xuân. Cây cối đua nhau đâm chồi nảy lộc. Những mầm non xanh tươi, mập mạp bung ra căng tràn nhựa sống. Trên nương rẫy, thấp thoáng bóng dáng những người dân tộc thiểu số đang cần mẫn làm việc. Lúa ngô đã lên xanh, hứa hẹn một vụ mùa bội thu
-Trình bày lại đoạn văn .
-Cả lớp nhận xét .
3/Củng cố - dặn dò :
-Dặn học sinh về nhà viết lại đoạn văn, chuẩn bị tiết sau( Dựng đoạn MB, KB).
-Giáo viên nhận xét tiết học, khen những em viết đoạn văn hay.
 --------------§¦&¦§---------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU ( Tiết 16 ) : LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA ( GT ) 
I/MỤC TIÊU :
-Học sinh phân biệt được những từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong số các từ 
nêu ở BT1 .
-BT2 ( bỏ ) .
-Biết đặt câu phân biệt các nghĩa của một số từ nhiều nghĩa BT3 .
II/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ( 40 phút ) . 
1/ Bài cũ : Gọi 2 HS kiểm tra 
 Đặt câu với các từ ngữ:-Tả tiếng sóng - Tả làn sóng nhẹ - Tả đợt sóng mạnh.
Giáo viên nhận xét ghi điểm .
2/Dạy bài mới :
a/ Giới thiệu bài: ghi đầu bài lên bảng.
b/ Hướng dẫn HS làm bài tập:
Hoạt động của giáo viên
Bài tập 1 :Yêu cầu HS đọc bài .
Trong từ in đậm từ nào là từ đồng âm,từ nào là từ nhiều nghĩa ?
Yêu cầu HS làm vở bài tập.
Gọi HS chữa bài 
Nhận xét bài làm học sinh .
Bài 3: 
Yêu cầu học sinh đọc bài.
Học sinh làm bài theo nhóm, các nhóm trình bày.
Nhận xét khen các nhóm đặt câu hay 
Giải nghĩa cho học sinh .
3/Củng cố - dặn dò: 
-Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại phần ghi nhớ đã học.
-Nhắc HS về nhà xem trước bài “ Mở rộng vốn từ : thiên nhiên”.
- Giáo viên nhận xét qua tiết học.
Hoạt động của học sinh
Bài tập 1 :
a. Từ chín ( hoa, quả, hạt phát triển đến mức thu hoạch ) ở câu 1 với từ chín ( suy nghĩ kỹ càng )ở câu ba thể hiện hai nghĩa khác nhau của một từ nhiều nghĩa. Chúng đồng âm với từ chín ở câu hai .
b.Từ “đường” (vật nối liền 2 đầu ).Ở câu 2 với từ “đường”là lối đi, ở câu 3 thể hiện hai nghĩa khác nhau của từ nhiều nghĩa.Chúng đồng âm với từ “đường” là chất kết tinh vị ngọt ở câu 1 
c.Từ “vạt” là mảnh đất trồng trọt trải dài trên đồi núi Ở câu 1 với từ “vạt” là thân áo, ở câu ba thể hiện hai nghĩa khác nhau của một từ nhiều nghĩa. chúng đồng âm với từ “vạt” là đẽo xiên ở câu hai .
Bài 3: Đặt câu để phân biệt nghĩa của từ: cao, nặng, ngọt. 
-Đặt câu.
a. Em cao hẳn hơn các bạn trong lớp.
Hãng bánh kinh đô đạt hàng Việt Nam chất lượng cao .
b.Chiếc xe ô tô có trọng tải rất nặng.
Bệnh ông em càng ngày càng nặng hơn .
c.Quả dưa hấu này thật ngọt .
Bạn Lan ăn nói thật ngọt.
Tiếng đàn nghe thật ngọt.
 --------------§¦&¦§---------------
ĐỊA LÝ (Tiết 8 ) : DÂN SỐ NƯỚC TA
I/MỤC TIÊU : Học xong bài này học sinh biết 
-Biết sơ lược về dân số và sự gia tăng dân số của Việt Nam .
+ Việt Nam thuộc hàng đông dân trên thế giới .
+ Dân số nước ta tăng nhanh .
- Biết tác động của dân số đông và và tăng nhanh : gây nhiều khó khăn đối với việc đảm bảo các nhu cầu học hành, chăm sóc y tế của người dân về ăn , mặc, ở, học hành, chăm sóc y tế .
- Sử dụng bảng số liệu , biểu đồ để nhận biết một số đặc điểm về dân số và sự gia tăng dân số .
II/PHƯƠNG TIỆN: 
Biểu đồ tăng dân số VN, tranh ảnh thể hiện hậu quả do tăng dân số nhanh.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ( 35 phút ) . 
1/ Bài cũ : Gọi 2 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi bài “ Ôn tập”. 
- Giáo viên nhận xét ghi điểm cho học sinh .
2/ Dạy bài mới : 
a/Giới thiệu bài: ghi đầu bài lên bảng.
b/ Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động 1: Dân số, so sánh dân số VN với dân số các nước ĐNA 
-Treo bảng đồ số liệu số dân các nước ĐN Á, yêu cầu HS đọc bảng số liệu.
H:Năm 2004 dân số nước ta là bao nhiêu người ? 
H:Nước ta có dân số đứng hàng thứ mấy trong các nước Đông Nam Á ?
Hoạt động 2 : Sự gia tăng dân số ở Việt Nam
Cho HS quan sát biểu đồ, thảo luận .
H:Biểu đồ thể hiện dân số của nước ta những năm nào ? Cho biết số dân nước ta qua từng năm. 
H: Từ năm 1979 đến 1989 dân số nước ta tăng bao nhiêu người ?
H: Từ năm 1989 đến năm 1999 dân số nước ta tăng bao nhiêu ? Ước tính trong vòng 20 năm qua mỗi năm dân số nước ta tăng bao nhiêu người ? 
H: Em rút ra điều gì về tốc độ gia tăng dân số của nước ta ? 
Giảng thêm để học sinh thấy được sự gia tăng dân số nước ta rất nhanh.
Hoạt động 3: Hậu quả của sự gia tăng dân số.
Cho HS thảo luận theo nhóm 
 Nêu hậu quả của sự gia tăng dân số?
GVKL: Trong những năm gần đây, tốc độ tăng dân số nước ta giảm dần do nhà nước tích cực vận động nhân dân thực hiện công tácKHHGĐ.Mặt khác, do bước đầu nhân dân đã ý thức được cần thiết phải sinh ít con để có điều kiện chăm sóc và giáo dục con cái tốt hơn .
Hoạt động của học sinh
- Quan sát vàđọc thầm trong sgk .
-Nêu số liệu- Nhận xét
- Năm 2004 dân số nước ta là 82 triệu người 
-Nước ta có số dân đứng hàng thứ ba các nước Đông Nam Á, sau In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin.
- Nước ta có số dân đông và là nước đông dân trên thế giới.
-Quan sát biểu đồ và trả lời câu hỏi .
-Thảo luận theo cặp và trình bày .
Năm 1979: 52,7 triệu người.
Năm 1989: 64,4 triệu người.
Năm 1999 : 76,3 triệu người.
- Từ năm 1979 đến 1989 dân số nước ta tăng khoảng 11,7 triệu người.
- Từ năm 1989 đến 1999 dân số nước ta tăng khoảng 11,9 triệu ngươi. Ước tính trong vòng 20 năm qua mỗi năm dân số nước ta tăng hơn một triệu người .
- Dân số nước ta tăng rất nhanh.
Tốc độ tăng dân số nước ta rất nhanh. Theo ước tính mỗi năm tăng khoảng 1 triệu người. Số người này bằng số dân của một tỉnh có số dân trung bình như Bình Thuận, Vĩnh Long , ..
-Trao đổi, thảo luận
- Đại diện trình bày- nhận xét, bổ sung
- Gia đình đông con sẽ có nhu cầu về lương thực, thực phẩm, nhu cầu về nhà ở, học hành lớn hơn nhà ít con. Nếu thu nhập của bố mẹ thấp sẽ dẫn đến thiếu ăn, nhà ở chật chội, thiếu tiện nghi ... Dân số tăng nhanh thì tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt vì sử dụng nhiều, trật tự XH có nguy cơ vi phạm cao, việc nâng cao đời sống gặp nhiều khó khăn.
- Lắng nghe
3/Củng cố - dặn dò : 
-Gọi học sinh nhắc lại nội dung bài học
-Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài “ Các dân tộc và sự phân bố dân cư”.
-Giáo viên nhận xét tiết học.
 ----------------§¦&¦§---------------
 --------------§¦&¦§---------------
 --------------§¦&¦§---------------
KHOA HỌC (Tiết 15 ) 
PHÒNG BỆNH VIÊM GAN A 
I/Mục tiêu: Sau bài học học sinh biết :
- Cách phòng tránh bệnh viêm gan A .
- Tác hại của bệnh viêm gan A .
- Có ý thức thực hiện phòng tránh bệnh viêm gan A.
III/Phương tiện: 
Giáo viên chuẩn bị thông tin và hình trang 32 và 33 sgk.
III/ Các hoạt động dạy học( 35 phút ) .
Hoạt động của giáo viên
1/Bài cũ : Gọi 2 học sinh trả lời câu hỏi bài “ Phòng bệnh viêm não”.
2/ Dạy bài mới : 
a/Giới thiệu bài: ghi mục bài lên bảng .
b/Giảng bài mới:
Hoạt động 1 : Tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm gan A .
-Cho HS làm việc theo nhóm đôi, chia lớp làm 4 nhóm lớn( 4 tổ) và giao
nhiệm vụ.
Đọc lời thoại các nhân vật trong hình 1 trang 32 sgk và TLCH:
H: Em biết gì về bệnh viêm gan A?
H: Nêu 1số dấu hiệu của viêm gan A?
H:Tác nhân gây ra bệnh viêm gan A là gì ?
H: Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào ?
- Nhận xét, KL
Hoạt động 2 : cách phòng bệnh bệnh viêm gan A .
- Yêu cầu HS quan sát các hình 2, 3, 4 , 5 trang 33.Chỉ và nêu nội dung từng hình .
Giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh viêm gan A.
H:Nêu cách phòng bệnh viêm gan A .
H:Người mắc bệnh viêm gan A cần lưu ý những điều gì ?
H:Bạn có thể làm gì để phòng bệnh viêm gan A ? 
3/Củng cố dặn dò : Gọi HS đọc mục bạn cần biết.
-Về nhà học thuộc mục bạn cần biết. Chuẩn bị trước bài“ Phòng tránh HIV/AIDS”. 
-Nhận xét qua tiết học.
Hoạt động của học sinh
- Đọc thông tin, trao đổi
- Đại diện trình bày, nhận xét, bổ sung.
- Nhắc lại
- Là do một loại vi rút gây nên.
- Sốt nhẹ, đau vùng bụng bên phải, chán ăn, mệt mỏi 
- Vi rút viêm gan A .
- Bệnh viêm gan A lây qua đường tiêu hóa ( vi rút viêm gan A có trong phân người bệnh có thể lây qua người khác qua nước lã, thức ăn sống bị ô nhiễm, tay không sạch  ).
- quan sát hình 2,3, 4, 5 trang 33 sgk trả lời nội dung của từng hình .
Hình 2:Uống nước đun sôi để nguội để phòng bệnh viêm gan A. 
Hình 3 :Ăn thức ăn nấu chín để đảm bảo vệ sinh. Vì vi rút viêm gan A đã chết trong khi thức ăn nấu chín.
Hình 4 : Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng trước khi ăn để vi rút viêm gan A không lây cho người .
Hình 5 : Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng sau khi đại tiện. Vi rút viêm gan A có thể ở trong phân người bệnh. Nếu dính vào tay sẽ có nguy cơ bị viêm gan A .
-Để phòng bệnh viêm gan A cần ăn chín , uống sôi , rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đại tiện .
- Người bị mắc bệnh cần nghỉ ngơi, ăn thức ăn lỏng chứa nhiều hất đam, vi ta min, không ăn mỡ, không uống rượu. 
-Ăn chín, uống sôi, trước khi ăn nên rửa tay sạch bằng xà phòng, sau khi đại tiểu tiện cũng phải rửa tay bằng xà phòng.
 --------------§¦&¦§---------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 5 tuan 8 ca ngay.doc