I. Mục tiêu :
- Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.
- Cảm nhận được vẻ đẹp kỳ thú của rừng ; tình cảm yêu mến , ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng .( Trả lời được các câu hỏi 1,2, 4)
- Giáo dục học sinh lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ rừng.
II. Đồ dùng dạy học : Ảnh minh hoạ bài học trong SGK.
III. Hoạt động dạy học :
TUẦN 8 Thứ hai ngày 17 tháng 10 năm 2011 TẬP ĐỌC: KÌ DIỆU RỪNG XANH I. Mục tiêu : - Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng. - Cảm nhận được vẻ đẹp kỳ thú của rừng ; tình cảm yêu mến , ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng .( Trả lời được các câu hỏi 1,2, 4) - Giáo dục học sinh lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ rừng. II. Đồ dùng dạy học : Ảnh minh hoạ bài học trong SGK. III. Hoạt động dạy học : HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1. KIỂM TRA BÀI CŨ: 2. BÀI MỚI: 2.1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết học 2.2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: a) Luyện đọc : -Yêu cầu 1 HS khá (giỏi) đọc toàn bài . -Yêu cầu HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài . -Giới thiệu ảnh minh hoạ /SGK . -Yêu cầu học sinh đọc phần chú giải . -Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp . -GV đọc diễn cảm toàn bài . b) Tìm hiểu bài : *GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài văn để cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng, thấy được tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. Từ đó các em biết yêu vẻ đẹp của thiên nhiên, thêm yêu quý và có ý thức bảo vệ môi trường. -Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì ? -Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào ? -Những muôn thú trong rừng được miêu tả như thế nào ? -Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho rừng ? -Vì sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi ” ? - Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc đoạn văn trên c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm : -Giáo viên đọc mẫu . -Chọn một đoạn để HS luyện đọc diễn cảm . -GV nhận xét đánh giá . 3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: Nhận xét tiết học. -HS đọc , cả lớp lắng nghe . -3 tốp HS , mỗi tốp 3 em đọc . -HS quan sát . -HS luyện đọc theo cặp . -HS lắng nghe . - HS trả lời. -Những liên tưởng ấy làm cảnh vật trong rừng trở nên lãng mạn , thần bí như trong truyện cổ tích . -HS trả lời. -Sự thoắt ẩn , thoắt hiện của muôn thú làm cho cảnh rừng trở nên sống động , đầy những điều bất ngờ và kì thú . -Vì có sự phối hợp của rất nhiều màu sắc vàng trong một không gian rộng lớn -HS phát biểu theo cảm nghĩ của mình . -HS luyện đọc theo cặp . -Thi đọc diễn cảm trước lớp . Cả lớp nhận xét . -HS nhắc lại và viết vào vở . TOÁN: SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU I. Mục tiêu : Biết : - Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi . - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II. Hoạt động dạy học : HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1. KIỂM TRA BÀI CŨ: 2. BÀI MỚI: 2.1. Giới thiệu bài mới : 2.2. Phát hiện đặc điểm của số thập phân khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 (nếu có) ở tận cùng bên phải của số thập phân đó . a) Hướng dẫn HS tự giải quyết bằng cách chuyển đổi trong các ví dụ của bài học để nhận ra : 0,9 = 0,90 0,90 = 0,900 0,90 = 0,9 0,900 = 0,90 -Yêu cầu HS nêu nhận xét . b) Hướng dẫn HS nêu các ví dụ minh hoạ cho các nhận xét trên . 2.3. Thực hành : Bài tập 1: Yêu cầu HS tự làm bài rồi chữa bài. Lưu ý HS một số trường hợp sẽ nhầm lẫn : Vd : 35,020 + 35,02 (không thể bỏ chữ số 0 ở hàng phần mười ) . Bài tập 2: Yêu cầu HS tự làm bài rồi chữa bài 3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: GV nhận xét tiết học -HS làm bài vào vở rồi chữa bài trên bảng . -HS làm bài trên vở rồi chữa bài . ATGT: Bài 2 : KĨ NĂNG ĐI XE ĐẠP AN TOÀN ( 5 tiết ) I. Mục tiêu: 1/ Kiến thức : HS biết những qui định đối với người đi xe đạp trên đường phố theo Luật GTĐB HS biết cách lên , xuống xe và dừng đỗî xe an toàn trên đường phố . 2/ Kĩ năng : HS thể hiện đúng cách điều khiển xe an toàn qua đường giao nhau ( có hoặc không có vòng xuyến ) Phán đoán và nhận thức được các điều kiện an toàn hay không an toàn khi đi xe đạp ( có thể điều khiển tốc độ vòng tránh xe ô tô và các phương tiện khác và tránh các nguy hiểm khác trên đường ). Xây dựng , liệt kê một số phương án và nhân tố để đám bảo an toàn khi đi xe đạp . 3/ Thái độ : Có ý thức điều khiển xe đạp an toàn II. Nội dung an toàn giao thông : Những qui định đối với người đi xe đạp , để đảm bảo an toàn Ở đường một chiều , xe không có động cơ đi bên phải đường , xe có động cơ đi ở bên trái đường . Ơí cả đường một chiều và hai chiều , xe đạp đi ở phía bên phải đường hoặc đi vào làn đường dành riêng cho xe thô sơ. Khi đổi hướng hoặc đổi làn xe , xe đạp phải giơ tay xin đường. Không đổi hướng bất ngờ trên đường. Khi muốn rẽ , từ trước khi đến nơi đường giao nhau , người đi xe đạp phải đi chậm lại , chuyển hướng xe sang làn đường gần với chiều rẽ của mình ( theo mũi tên kẻ trên đường) , giơ tay xin đường , rồi mới rẽ . Khi rẽ, đổi hướng, xe đạp phải nhường đường cho người đi bộ , cho những người đi xe đạp khác đang đi trên đường và những xe đi ngược chiều . Khi qua đường giao nhau, nơi đường gioa nhau không có vòng xuyến, xe đạp phải nhường đường cho những xe đi tới từ bên phải . Nơi đường giao nhau có vòng xuyến , xe đạp phải nhường đường cho những xe đạp tới từ bên trái. Người đi xe đạp không được chờ hàng cồng kềnh, gây cản trở giao thông . III. Chuẩn bị : Trên sân trường Đường hai chiều , mỗi chiều có 2 làn xe . Hai đường phụ đi vào đường chính . Một ngã tư có vòng xuyến. Một số xe đạp Một sa bàn TIẾT 1 Ngày dạy : 26 / 10/ 2007 I. Mục tiêu : Biết cách điều khiển xe an toàn trên dường giao nhau ( có hoặc không có vòng xuyến ) Phán đoán và nhận thức được các điều kiện an toàn hay không an toàn khi đi xe đạp ( có thể điều khiển tốc độ , vòng tránh xe ô tô và các phương tiện khác , chú ý các nguy hiểm khác trên đường ) II. Đồ dùng dạy học : Sa bàn . III. Hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1. KIỂM TRA BÀI CŨ: 2. BÀI MỚI: Hoạt động 1 : Trò chơi đi xe đạp trên sa bàn Tiến hành : -GV giới thiệu:Hôm nay chúng ta sẽ học các hành vi an toàn để phòng tránh tai nạn khi đi xe đạp. - Giới thiệu sa bàn - Mời một vài HS mô tả về sa bàn . - GV hỏi để HS trả lời về cách đi xe đạp với từng tình huống khác nhau : + Trường hợp rẽ trái + Đi từ đường phụ sang đường chính mà ngã tư không có đèn tín hiệu giao thông +Trường hợp muốn rẽ phải +Khi rẽ ở một đường giao nhau , ai được quyền ưu tiên đi trước ? ( Người đi xe đạp, các xe đi chiều ngược lại hay là người đi bộ qua đường ? ) - Kết luận: Các em đã học và năm được cách đi xe đạp trên đường có những tình huống khác nhau. Các em cần nhớ để khi lên lớp trên , đủ tuổi có thể đi xe đạp ra đường mà không sợ sai Luật ATGT. 3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: Nhận xét tiết học. HS tham gia trò chơi - HS mô tả HS trả lời Cả lớp nhận xét + Xe đạp luôn đi bên phải sát lề đường. Nhưng khi muốn rẽ trái, người đi xe đạp không nên đi đến tận đường giao nhau mới rẽ,mà nên giơ tay trái xin đường, chuyển sang làn xe bên trái khi đến sát đương giao nhaumới rẽ +Người đi xe đạp phải đi chậm lại, quan sát cẩn thận các xe đi đến từ cả hai phía trên đường chính. Khi không có xe đi qua mới vượt nhanh qua đường để rẽ trái . + Người đi xe đạp nên đi ở sát bên phải, giơ tay phải xin đường để báo hiệu là mình chuẩn bị rẽ phải + Người đi xe đạp phải đi chậm lại nhường đường cho các xe đi chiều ngược lại và người đi bộ sang đường . ĐỊA LÍ: DÂN SỐ NƯỚC TA I. Mục tiêu: -Biết sơ lược về dân số, sự gia tăng dân số của Việt Nam: + Việt Nam thuộc hàng các nước đông dân trên thế giới. + Dân số nước ta tăng nhanh. - Biết tác động của dân số đông và tăng nhanh: gây nhiều khó khăn đối với việc đảm bảo các nhu cầu học hành, chăm sóc y tế của người dân về ăn, mặc, ở, học hành, chăm sóc y tế. -Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết một số đặc điểm về dân số và sự gia tăng dân số *Đối với HS khá,giỏi: Nêu được một số ví dụ cụ thể về hậu quả của sự gia tăng dân số ở địa phương. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng số liệu về dân số các nước Đông Nam Á năm 2004. Biểu đồ tăng dân số Việt Nam. III. Hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1. KIỂM TRA BÀI CŨ: 2. BÀI MỚI: 2.1. Dân số : Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân . -Yêu cầu HS quan sát bảng số liệu dân số các nước Đông Nam Á năm 2004 và trả lời câu hỏi ở mục 1 /SGK. -Yêu cầu HS trình bày kết quả . -Giúp HS hoàn thiện câu trả lời . 2. 2. Gia tăng dân số : Hoạt động 2: Làm việc theo cặp . -Yêu cầu HS quan sát biểu đồ dân số qua các năm ,trả lời câu hỏi ở mục 2 /SGK . -Yêu cầu HS trình bày kết quả . - Liên hệ với dân số của thành phố Tam Kỳ. Hoạt động 3 : Làm việc theo nhóm . -Yêu cầu các nhóm thảo luận để nêu một số hậu quả do dân số tăng nhanh . -Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận. -Liên hệ về việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình 3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: - Nhận xét tiết học . Chuẩn bị bài sau. -HS quan sát bảng số liệu để trả lời câu hỏi . -HS làm việc theo cặp , -Quan sát biểu đồ dân số qua các năm để nêu kết quả . Từng cặp làm phép toán để thấy : Dân số nước ta tăng nhanh, bình quân mỗi năm tăng hơn một triệu người. -HS thảo luận nhóm 5 . -Hậu quả gia đình đông con , thu nhập thấp sẽ dẫn đến thiếu ăn , không đủ chất dinh dưỡng , nhà ở chật chội , thiếu tiện nghi ,... Kể chuyện: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC I. Mục tiêu : - Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên. - Biết trao đổi về trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. * Đối với HS khá, giỏi: Kể được câu chuyện ngoài SGK; nêu được trách nhiệm giữ gìn thiên nhiên tươi đẹp. - HS Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Qua đó, mở rộng vốn hiểu biết về mối quan hệ giữa con người với môi trường thiên nhiên, nâng cao ý thức BVMT. - Rèn luyện thói quen ham đọc sách. II. Đồ dùng dạy học : -Một số truyện về quan hệ con người với thiên nhiên: truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện thiếu nhi. - Bảng lớp viết bài . III. Các hoạt động dạy- học : HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1. KIỂM TRA BÀI CŨ: -Kiểm tra câu chuyện Cây cỏ nước Nam. 2. BÀI MỚI: 2.1. Giới thiệu bài : 2.2. Hướng dẫn HS kể chuyện : a) Hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của đề : -GV viết đề lên bảng . -Gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài : nghe , đã đọc , quan hệ giữa con người với thiên nhiên . -Yêu cầu 1 HS đọc gợi ý 1 , 2 , 3 /SGK . -Nhắc HS : Những truyện đã nêu ở gợi ý 1 (Cóc kiện trời , Con chó nhà hàng xóm , Người hàng xóm ...) là những chuỵên đã học , có tác dụng giúp các em hiểu yêu cầu của đ ... đôi , làm bài rồi lên bảng chữa bài . KHOA HỌC: PHÒNG TRÁNH HIV/ AIDS . I.Mục tiêu : -Biết nguyên nhân và cách phòng tranh HIV/AIDS. * KNS - Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin, trình bày hiểu biết về bệnh HIV/AIDS và cách phòng tránh bệnh HIV/AIDS. - Kĩ năng hợp tác giữa các thành viên trong nhóm để tổ chức, hoàn thành công việc liên quan đến triển lãm. II. Đồ dùng dạy học : -Thông tin và hình trang 35 SGK. Bộ phiếu hỏi đáp có nội dung như trang 34/SGK (6 bộ) . III.Các hoạt động dạy học : HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1. KIỂM TRA BÀI CŨ: - Kiểm tra bài Phòng bệnh viêm gan A . 2. BÀI MỚI: 2.1. Mở bài : Nói về các ca nhiễm bệnh , sự nguy hiểm của bệnh và nêu câu hỏi : Các em có biết gì về HIV/AIDS? 2.2. Các hoạt động : Hoạt động 1: Trò chơi:“ Ai nhanh, ai đúng ” * Mục tiêu : Giúp HS : -Giải thích được một cách đơn giản HIV là gì, AIDS là gì . -Nêu được các đường lây truyền HIV . + Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm. Phát cho mỗi nhóm một bộ phiếu có nội dung như SGK và tờ giấy khổ to, hồ dán. Yêu cầu thi xem nhóm nào trả lời nhanh và đúng nhất. -Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả . -Nhận xét đánh giá . Hoạt động 2: Sưu tầm thông tin hoặc tranh ảnh và triển lãm . * Mục tiêu : +Nêu được cách phòng tránh HIV/AIDS . +Có ý thức tuyên truyền , vận động mọi người cùng phòng tránhHIV/AIDS . -Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi : Quan sát các hình trang 35/SGK và trả lời câu hỏi : +Theo bạn có những cách nào để không lây nhiễm HIV qua đường máu . +Tìm thông tin nói về cách phòng chống HIV/AIDS , thông tin nào nói về cách phát hiện một người có nhiễm HIV hay không . 3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: - Nhận xét tiết học . -Tuyên dương một số em phát biểu xây dựng bài tốt. - HS làm việc theo nhóm 7-8. Giải đáp : 1-c ; 2-b ; 3-d ; 4-e ;5-a . -HS làm việc theo cặp , quan sát và đọc thông tin các hình trang 35 để trả lời câu hỏi . Thứ sáu ngày 21 tháng 10 năm 2011 . TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. Mục tiêu : -Nhận biết và nêu được cách viết hai kiểu mở bài: mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp (BT1). -Phân biệt được hai cách kết bài: Kết bài mở rộng; kết bài không mở rộng (BT2); viết được đoạn mở bài kiếu gián tiếp, đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương (BT3). - Giáo dục ý thức bảo vệ cây xanh, cảnh đẹp địa phương và lòng yêu thiên nhiên. II. Đồ dùng dạy học : VBT Tiếng Việt 5 - tập 1 . III. Các hoạt động dạy học : HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1. KIỂM TRA BÀI CŨ: -Ktra đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên ở địa phương . 2. BÀI MỚI: 2.1. Giới thiệu bài mới : 2.2. Hướng dẫn HS luyện tập : Bài tập 1 : - Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 1 . - Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức đã học về hai kiểu mở bài ( trực tiếp và gián tiếp ) . + Mở bài trực tiếp : Kể ngay vào việc ( bài văn kể chuyện ) hoặc giới thiệu ngay đối tượng được tả ( bài văn miêu tả ). + Mở bài gián tiếp : Nói chuyện khác để dẫn vào chuyện (hoặc đối tượng ) định kể (hoặc tả ) . -HS đọc thầm 2 đoạn văn và nêu nhận xét . -GV chốt ý . Bài tập 2 : - Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 2 . -Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức đã học về hai kiểu kết bài (không mở rộng , mở rộng ) +Kết bài không mở rộng : Cho biết kết cục , không có lời bình luận thêm . +Kết bài mở rộng : Sau khi cho biết kết cục , có lời bình luận thêm . -Yêu cầu HS đọc thầm 2 đoạn văn , nêu nhận xét 2 cách kết bài . -GV chốt lại ý đúng . Bài tập 3 : -Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 3 . -GV hướng dẫn cách viết đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp và kết bài theo kiểu mở rộng . 3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: - Nhận xét tiết học. - Tuyên dương vài em có tiến bộ trong học tập. - Chuẩn bị bài tiếp theo. -1-2HS đọc đoạn văn đã viết . -HS đọc nội dung bài tập 1 . -HS nhắc lại kiến thức đã học về hai kiểu mở bài . -HS làm việc theo cặp , đọc thầm 2 đoạn văn và nhận xét 2 cách kết bài -HS phát biểu ý kiến . -HS đọc nội dung bài tập 2 . -HS nhắc lại kiến thức đã học về hai kiểu kết bài. -HS đọc thầm 2 đoạn văn , nêu nhận xét 2 cách kết bài . -HS đọc yêu cầu bài tập 3. -Một số HS tiếp nối nhau đọc các đoạn mở bài và kết bài đã viết . Cả lớp theo dõi , nhận xét. TOÁN: VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DÀI DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN I. Mục tiêu: - Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân (trường hợp đơn giản). - HS yêu thích môn học. Vận dụng cách đổi đơn vị đo độ dài vào cuộc sống. II. Đồ dùng dạy học: Bảng đơn vị đo độ dài kẻ sẳn, để trống một số ô. III. Hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1. KIỂM TRA BÀI CŨ: 2. BÀI MỚI: 2.1. Ôn lại hệ thống đơn vị đo độ dài a) GV cho HS nêu lại các đơn vị đo độ dài đã học lần lượt từ lớn đên bé b) Ycầu HS nêu quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề - Ycầu HS suy nghĩ và phat biểu nhận xét chung về quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề. c) Cho HS nêu quan hệ giữa một số đo độ dài thông dụng. 2.2. Ví dụ: - Nêu ví dụ 1 : Viết một số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 6m4dm = 6,4m - Ycâu một vài HS nêu cách làm. - Nêu ví dụ 2 và làm tương tự như ví dụ 1. 2.3. Thực hành : Bài 1 : -Ycầu HS thực hiện trên bảng con. -Gọi 4 HS lên bảng làm bài. Bài 2 : -Yêu cầu HS đọc đề. + Viết 3m 4dm dưới dạng số thập phân có đơn vị là mét, tức là viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm. - Ycầu HS làm bài vào vở rồi chữa bài. Bài 3: - HS tự làm bài. -Gọi 3HS lên bảng chữa bài. 3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: -Nhắc nhở HS nào chưa làm xong bài về nhà làm tiếp. -Tuyên dương một vài HS phát biểu xây dựng bài tốt và tiến bộ trong học tập. Nhận xét tiết học . - HS nêu lại các đơn vị đo độ dài đã học lần lượt từ lớn đên bé. - HS nêu quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề - HS nêu cách làm (Như SGK) - HS thực hiện trên bảng con - 4 HS lên bảng làm bài - HS đọc đề. - HS làm bài vào vở rồi chữa bài - HS làm bài vào vở . - 3HS lên bảng chữa bài LỊCH SỬ: XÔ VIẾT NGHỆ - TĨNH I . Mục tiêu : -Kể lại được cuộc biểu tình ngày 12 - 9- 1930 ở Nghệ An: + Ngày 12-9-1930 hàng vạn nông dân các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn với cờ đỏ búa liềm và các khẩu hiệu cách mạng kéo về thành phố Vinh. Thực dân Pháp cho binh lính đàn áp, chúng cho máy bay ném bom đoàn biểu tình. -Phong trào đấu tranh tiếp tục lan rộng ở Nghệ - Tĩnh. -Biết một số biểu hiện về xây dựng cuộc sống mới ở thôn xã: +Trong những năm 1930 - 1931, ở nhiều vùng nông thôn Nghệ - Tĩnh nhân dân giành được quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống mới. +Ruộng đất của địa chủ bị tịch thu để chia cho nông dân, các thứ thuế vô lí bị xoá bỏ. +Các phong tục lạc hậu bị xoá bỏ. - Giáo dục HS tinh thần dũng cảm. II. Đồ dùng dạy học : Hình trong SGK , Bản đồ Việt Nam . III.Các hoạt động dạy học : HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1. KIỂM TRA BÀI CŨ: 2. BÀI MỚI: Hoạt động 1: Làm việc cả lớp . -Giới thiệu bài, nêu nhiệm vụ học tập cho HS. Hoạt động 2 : Làm việc cả lớp -Yêu cầu HS đọc SGK. -Tường thuật và trình bày lại cuộc biểu tình ngày 12 -9 -1930. Nhấn mạnh: ngày 12 -9 là ngày kỉ niệm Xô viết Nghệ - Tĩnh . -Nêu những sự kiện tiếp theo diễn ra trong năm 1930. Hoạt động 3 : Làm việc nhóm đôi. -Yêu cầu HS đọc SGK ( đoạn Suốt thời kì có chính quyền .... làm chủ thôn xóm ).Trả lời câu hỏi : Những năm 1930-1931 , trong các thôn xã Nghệ - Tĩnh có chính quyền Xô viết đã diễn ra điều gì mới ? -Yêu cầu HS trả lời câu hỏi đã thảo luận . Hoạt động 4 : Làm việc cả lớp . -Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh có ý nghĩa gì ? -Yêu cầu cả lớp trao đổi để đi đến kết luận . -KL : +Chứng tỏ tinh thần dũng cảm , khả năng cách mạng của nhân dân lao động . +Cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta 3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: Nhận xét tiết học -HS đọc SGK . -Lắng nghe GV tường thuật . -Làm việc theo nhóm đôi, đọc và trả lời câu hỏi - Gợi ý : + Không hề xảy ra trộm cướp . +Chính quyền cách mạng bãi bỏ những tập tục lạc hậu , mê tín dị đoan đả phá nạn rượu chè , cờ bạc . -HS nhắc lại KĨ THUẬT: NẤU CƠM ( Tiết 2 ) I Mục tiêu : - Biết cách nấu cơm. Biết liên hệ với việc nấu cơm ở gia đình. Có ý thức giúp đỡ gia đình. * Lưu ý: Không yêu cầu HS thực hành nấu cơm ở lớp. II Các đồ dùng dạy học: Như tiết 1 III Hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1. KIỂM TRA BÀI CŨ: - Yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học ở tiết 1. 2. BÀI MỚI: Giới thiệu bài - ghi đề *Hoạt động 1: Tìm hiểu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện -Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2 và quan sát hình 4( SGK) -Ycầu HS so sánh những nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để nấu cơm bảng nồi cơm điện với nấu cơm bằng bếp đun -Ycầu HS nêu cách nấu cơm bàng nồi cơm điện -Ycầu HS so sánh cách nấu cơm bằng nối cơm điện và bằng bếp đun -Ycầu HS trả lời các câu hỏi trong mục 2 và hướng dẫn HS về giúp gia đình nấu cơm bằng nồi cơm điện . * Hoạt động 2 : Đánh giá kết quả học tập : -GV sử dụng câu hỏi ở cuối bài để đánh giá kết quả học tập của học sinh . 3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: Nhận xét tiết học. 1-2 HS trả lời . - HS đọc nội dung mục 2 và quan sát hình 4 -HS trả lời -HS nêu -HS so sánh -HS trả lời -HS trả lời các câu hỏi của giáo viên SINH HOẠT LỚP: I. Mục tiêu : -Nhận xét, đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần 8. -Phổ biến công tác tuần 9. II. Hoạt động lên lớp : HOẠT ĐỘNG CHI ĐỘI TRƯỞNG HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1. Ổn định lớp . 2. Mời các tổ trưởng tổng kết công tác của từng tổ và bầu chọn 1 bạn có thành tích học tập xuất sắc nhất trong tổ, 1 bạn có ý thức giữ vở rèn chữ có tiến bộ, 1 bạn có thức thức vươn lên trong học tập cũng như mọi phong trào khác. 3. Mời lớp trưởng đánh giá chung. 4. Nhận xét: -Trong tuần 8, lớp đã thực hiện được các công việc như sau: + Duy trì được nề nếp lớp. +Đa số HS đi học đúng giờ, học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. +Tác phong của đội viên tốt. +Các HS được phân công giúp đỡ các bạn yếu rất tích cực trong làm việc. + Ký cam kết việc không mua quà vặt, đi vệ sinh phải dội nước, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. + Các bạn có ý thức đánh răng sau khi ăn. *Tồn tại: Một số bạn còn đứng ngoài lan can, quên đem vở, chưa chú ý nghe giảng *Tuyên dương các HS: Duy tín, Nhật Quang, Lan My, Thảo My, ........ 5. Mời một số bạn nêu hướng khắc phục các tồn tại trong tuần đến. 6. Phổ biến công tác tuần 9: - Tiếp tục giữ vững các phong trào. -Triển khai tiểu sử các anh hùng Liên Đội và Chi đội mang tên. 7. Mời GVCN có ý kiến. -Hát tập thể. -Tổ trưởng nhận xét chung. -HS lắng nghe. -Một số bạn nêu ý kiến.
Tài liệu đính kèm: