Giáo án khối 5 - Tuần 9

Giáo án khối 5 - Tuần 9

I. Mục tiêu:

- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài, biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.

- Hiểu được vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: "Người lao động là quý nhất"(Trả lời được câu hỏi 1,2,3)

II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.

III. Các hoạt động dạy- học:

1. Kiểm tra: - Gọi Hs đọc thuộc lòng bài:"Trước cổng trời".

 

doc 31 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1371Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối 5 - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 
 Sỏng thứ 2 ngày 10 thỏng 10 năm 2011
 Tiết 1 Tập đọc Cái gì quý nhất
 (Theo: Trịnh Mạnh)
I. Mục tiêu:
- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài, biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.
- Hiểu được vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: "Người lao động là quý nhất"(Trả lời được câu hỏi 1,2,3)
II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Cỏc hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra: - Gọi Hs đọc thuộc lòng bài:"Trước cổng trời".
 - Nêu ý 2 của bài.
2. Bài mới: a. Gtb:
? Theo các em trên đường này cái gì quý nhất ? (Hs trả lời câu hỏi)
GV:''Cái gì quý nhất mà là vấn đề mà rất nhiều bạn Hs tranh cái. Chúng ta cần tìm hiểu bài học hơn này để xem ý kiến của mọi người về điều này ''.
 b. Luyện đọc:
- Gọi 1 Hs đọc toàn bài.
- Phân loại đọc nối tiếp L1
- Nêu từ khó đọc
- Luyện đọc nối tiếp - Nêu chú giải 
- Hs đọc nối tiếp theo đoạn
- Gv đọc mẫu
- Hs đọc nối tiếp theo đoạn
- Chia 3 đoạn
+ Đ1: Từ đầu  sống được không.
+ Đ2: Tiếp  phân giải.
+ Đ3: Phần còn lại. 
3. Tìm hiểu bài:
ỉ Đoạn 1: Gọi 1 Hs đọc từ đầu  sống không được.
? Trên đường đi học về Hùng, Quý, nam trao đổi điều gì ?
- 1 Hs đọc to - Cả lớp đọc thầm.
- Lúa gạo, vàng, bạc
- ở trên đương này, cái gì quý nhất.
- Hùng: Lúa
- Quý	 : Vàng
- Nam : Thì giờ
? Mỗi bạn đều đưa ra lí do người ta để bảo ý kiến của mình? 
? Em có nhận xét gì về cuộc tranh luận của 3 bạn?
- Hs thi nhau trả lời.
- Thật sôi nổi và ai cũng có lí,...
GV: Như vậy, mỗi bạn đều có 1 ý kiến riêng, lí lẽ khá sắc bén, có lí để bảo vệ ý kiến của mình. Đây quả là 1 cuộc tranh luận sôi nổi không kém phần quyết liệt.
-> Rút ý 1: Cuộc tranh luận, sôi nổi giữa ba người bạn.
ỉ Đoạn 2: Gọi 1 Hs đọc đoạn còn lại.
? Kết quả tranh luận của 3 người bạn ntn? 
? Họ đã phải nhờ sự trợ giúp của ai ?
? Thầy giáo cho rằng điều gì quý nhất ? 	
? Thầy đưa ra lập luận thế nào ? 
- Cho Hs quan sát tranh. 
- 1 Hs đọc to - Cả lớp đọc thầm.
- Không ai chịu ai, không phân thắng bại.
- Thầy giáo
- Người lao động quý nhất.
- Lúa gạo muốn có phải đổ mồ hôi. 
 Thì giờ: Trôi qua không lấy lại
 Vàng: Dắt và hiếm  
 GV: Lời giải thích của thầy thật thấm thía, thật sâu sắc qua lời thầy, ta hiểu rõ còn người còn người lao động là quý nhất. Thế kỷ 21 là thế kỷ của tri thức, chúng ta khẳng định cái quý những người lao động đó phải là những người lao động có kỹ thuật và khoa học, lao động với ý thức nhiệt tình, sáng tạo và chân chính.
- Cho HS kể thêm 1 số ngành.
-> Rút ý 2: Những lập luận sâu sắc của thầy giáo.
=> Nội dung: Trên đời này quý nhất là người lao động.
4. Luyện đọc diễn cảm.
- Yêu cầu 5 HS luyện đọc theo vai, cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay.
- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1. (Theo quy trình)
5. Củng cố. dặn dò.
? Em hãy chọn tên khác cho bài?
- Cuộc tranh luận thú vị
- Ai có lí
- Người lao động là quý nhất.
- Về nhà đọc lại bài. - Xem trước bài: Đất cà mau.
Tiết 2 Toán Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp Hs củng cố về.
- Biết cách viết số đo độ dài dưới dạng số TP trong các trường hợp đơn giản.
II. Cỏc hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra: Kiểm tra việc hoàn thiện bài tập của HS.
2. Bài mới:
a. Gtb: "Trong tiết học toán này, các em cùng luyện tập về cách viết các số đo độ dài dưới dạng số TP".
b. Hướng dẫn luyện tập.
F Bài 1: - Yc Hs đọc đề bài và tự làm bài.
- 1 em lên bảng cả lớp làm vào vở.	
- Chữa bài, nhận xét kết quả.	
a, 35 m 23 cm = 35,23 m
b, 51 dm 3 cm = 51,3 dm
F Bài 2: - Gọi 1 em đọc đề bài
- Hd làm mẫu.
 315 cm =  m
- Hs làm lại các trường hợp còn lại. Gọi 1 số em báo cáo kết quả.
- C1: 315 cm =
 C2: 315 cm = 300 cm + 15 cm
- 234 cm = 2,34 m
- 506 cm = 5,06 m
- 34 dm = 3,4 m
F Bài 3: - HS đọc đề bài.
- Lưu ý HS: Cách làm tương tự bài tập 1.
- HS làm bài: GV kiểm tra kết quả.
F Bài 4: - HS đọc đề bài.( a,c)
- HS thảo luận tìm cách làm
- Cho HS báo cáo nhanh kết quả.
- GV chốt ý đúng và yêu cầu HS vận dụng làm bài.
- HS tráo vở kiểm tra chéo nhau.
- 12,44 m = 12 m 44 cm
- 7,4 dm = 7 dm 4 cm
- 3,45 km = 3 km 45 dam = 3450 m
- 34,3 km = 34 km 3 hm = 34300 m
3. Dặn dò: Về nhà hoàn thiện các bài tập.
Tiết 3 Tiếng Việt (ôn) ôn tập
I. Mục tiêu:
- Củng cố và mở rộng vốn từ theo chủ đề Thiên nhiên
- Vận dụng vào giải nghĩa từ, làm bài tập.
II. Cỏc hoạt động dạy- học:
* Hướng dẫn luyện tập:
F Bài 1:Tìm lời giải nghĩa ở cột B thích hợp với từ cột A. 
A
B
Thiên nhiên
Tập hợp rất nhiều sao, trong đó hệ mặt trời chỉ là một bộ phận rất nhỏ
Thiên hà
Tai hoạ do thiên nhiên gây ra( hạn hán, bão lụt, động đất)
Thiên tai
Những gì tồn tại xung quanh con người mà không phải do con người tạo ra.
- Thảo luận nhóm bàn. -Trình bày.
- Nhận xét
F Bài 2: Tìm từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: thiên bẩm, thiên chức, thiên hạ, thiên tài
Không sợ  chê cười ư?
Chú bé này có  về âm nhạc.
 làm mẹ của người phụ nữ.
Nguyễn Huệ là một  quân sự.
- Gọi một số em trình bày ý kiến.
-GV chốt kết quả đúng.
- Gọi 1 em đọc lại.
F Bài 3: Tìm các từ:
Chỉ tiếng nước chảy: (róc rách)
Chỉ tiếng gió thổi: (rì rào)
- Thảo luận nhóm bàn.
- Trình bày.
- Nhận xét
* Tổng kết : Về nhà ôn lại bài, chuẩn bị bài sau.
Tiết 4 Toán (ôn) ôn tập
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh các kiến thức về cách so sánh số thập phân, viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân,.
- Rèn cho học sinh cách so sánh số thập phân, chuyển đổi đơn vị đo độ dài.
- Giáo dục học sinh ý thức học tốt bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học: Phấn màu, nội dung.
III. Cỏc hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra: 
? Hãy kể tên các đơn vị đo độ dài từ lớn đến bé.
? Hai đơn vị đo độ dài liền kề nhau thì gấp hoặc kém nhau bao nhiêu lần? 
- Km ; hm ;dam ; m ; dm ; cm ; mm
- 10 lần
2. Bài mới: 
F Bài 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
71m 3cm =  m 24dm 8cm =  dm 
27m 4cm =  m 45m 37mm =  mm
7m 5mm =  m 86dm 58mm =  dm 
102cm =  m 	
 71m 3cm = 71, 03m 24dm 8cm = 24,8dm
 27m 4cm = 27,04m 45m 37mm = 45, 037mm
 7m 5mm = 7,005m 86dm 58mm = 86,58dm
 102cm = 1,02 m 
F Bài 2: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
a. 432cm =  m 806cm =  m
 4500mm = m 102cm =  m 
b. 24dm =  m 75cm =  dm
 760dm = m 9480cm =  m
c. 54dm = m 86cm = dm 
 9804cm = m 21cm = dm 
a. 432cm = 4,32m 806cm = 8,06m
 4500mm = 4,5m 102cm = 1,02m
b. 24dm = 2,4m 75cm = 7,5dm 
 760dm = 76m 9480cm = 94,8m 
c. 54dm = 5,4m 86cm = 8,6dm 
 9804cm = 98,04m 21cm = 2,1dm
F Bài 3: Điền dấu (> ; < ; = ) thích hợp vào chỗ chấm.
 43,7  43,68	50,9  49,89	79,9  69,999
 7,61  7,09	 75,800  75,8	300,56  300,5600
 42,304  42,302	 84,04  84,05	93,86  93,8600
3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học, về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
 Chiều thứ 2 ngày 10 thỏng 10 năm 2011
Tiết 1 Chính tả (Nhớ – viết) 
 Tiếng đàn ba la lai ca trên sông Đà
I. Mục tiêu:
- HS viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ theo thể tự do.
- Làm được bài tập 2: a,b hoặc BT 3: a,b.
II. Hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra: - Yêu cầu HS tìm và viết các từ có tiếng chứa vần uyên.
2. Bài mới: a. GV giới thiệu bài:
Hướng dẫn viết chính tả: 
- Gọi Hs đọc thuộc bài thơ.
? Bài thơ cho ta biết điều gì ?
- Yc Hs tìm các từ ngữ khó, dể nhầm lẫn khi viết chính tả.	
- Yc Hs luyện đọc và viết các từ trên.
- Hd cách trình bày bài.
- 2 Hs đọc thuộc.
- Vẻ đẹp kỳ vĩ của công trình, sức mạnh của mọi 
người đang chinh phục dòng sông với sự gắn bó, 
hoà quyện với con người với thiên nhiên.
- Ba - La - Lai - Ca.
- Ngẫm nghĩ, lấp loáng, bỡ ngỡ.
c. HS chép chính tả theo trí nhớ.
d. Soát lỗi, chấm bài.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
F Bài 1a:
- Gọi Hs đọc Yc và nội dung của bài tập.
- Yc Hs làm việc trong nhóm.
- Gọi một số em báo cáo kết quả: Gv ghi nhanh lên bảng.
 La - Na
la hét, nết na, con la, quả Na, la bàn, nu na nu nống.
 Lo - No
- Lo lắng, ăn no, lo nghĩ, no nê, lo sợ, ngủ no mắt.
 Lẻ - Nẻ
- Lẻ loi, nứt nẻ.
- Tuần lẻ, nẻ mặt đất, đơn lẻ, nẻ toác.
 Lở - Nở
- Đất lở, bột nở.
- Lở loét, nở hoa.
F Bài 3:
- HS đọc bài tập
- Tổ chức cho HS chơi trò tiếp sức: Chia lớp làm hai đội, đội nào “Tiếp sức” viết được nhiều từ lấy âm đầu là đội đó sẽ thắng cuộc (VD: Loạng choạng, lảnh lót......)
3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học
 - Chuẩn bị bài.
Tiết 2 Tiếng Việt(ôn) ôN TậP
I. Mục tiêu:
- Củng cố và hệ thống từ ngữ thuộc chủ đề về thiên nhiên.
- Củng cố về từ đồng âm khác nghĩa.
- Vận dụng tốt vào bài tập.
II. Hoạt động dạy- học: * Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
F Bài 1: Gạch dưới các từ ngữ chỉ các sự vật, hiện tượng thiên nhiên trong các thành ngữ sau:
- Hs làm vở bài tập.
- 1 em làm bảnglớp.
- Chữa bài, nhận xét.
Gv: Vốn từ về thiên nhiên rất phong phú, em có thể sưu tầm các từ theo nhóm từ về trái đất, bầu trời, khí hậu, thời tiết, qhệ giữa con người với bản thân.
Aò ào như thác lũ.
ăn sóng nói gió.
Mưa dầm thấm lâu.
Đầu đội trời chân đạp đất.
F Bài 2: Từ đậu trong câu nào là từ đồng âm khác nghĩa?
- Hs làm vở bài tập.
- 1 em làm bảnglớp.
- Chữa bài, nhận xét.
Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà.
Chè đậu vừa bổ vừa mát.
Kỳ thi tốt nghiệp vừa qua, anh Nam đậu cao nhất lớp.
F Bài 3: Nối câu có từ ngọt với nghĩa của từ ngọt trong câu đó.
 Câu có từ ngọt
a) Chị ấy có giọng hát thật ngọt ngào.
b) Cô ấy nói ngọt như rót mật vào tai.
c) Chiếc kẹo này ngọt quá!
d) Xa Hà Nội đã lâu nhưng anh vẫn nhớ cái rét ngọt của mùa đông Hà Nội.
 Nghĩa của từ ngọt
1. rét đậm, gây cảm giác sắc ngọt thấm lâu.
2. có vị như vị đường, mật.
3. (lời nói) nhẹ nhàng, dễ nghe.
4. âm thanh nghe êm tai.
- Thảo luận theo nhóm bàn trình bày, nxét.
3. Củng cố, dặn dò: Ôn lại bài, chuẩn bị bài sau.
Tiết 3 Toán (ôn) ôn tập
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh các kiến thức về cách so sánh số thập phân, viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
- Rèn cho học sinh cách so sánh số thập phân, chuyển đổi đơn vị đo độ dài.
- Giáo dục học sinh ý thức học tốt bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học: Phấn màu, nội dung.
II. Hoạt động dạy- học: * Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
F Bài 1:
a)Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
 8km 417m =  km 4km 28m =  km	 
 1km 76m =  km 6m =  km	
 216m =  km	 42m =  km	 
 15km 5m =  km	 63m =  km	 
Giải:
8km 417m = 8,417km 4km 28m = 4,028km	 
1km 76m = 1,076km 6m = 0,006km 216m = 0,216km	42m = 0,042km
15km 5m = 15,005km	63m = 0,063km 	 
b)Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
21,43m =  m  cm 8,2dm =  m  cm
672,3m =  m  dm 7,62km =  m 39,5km =  m	 769,63km =  m
 ... sau:	 7 cm
Tính diện tích mảnh vườn ra a?
	 5cm
 Bài 4: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 60m, chiều rộng chiều dài. Trên đó người ta trồng cà chua, cứ mỗi a thu hoạch được 1 tạ 2 yến. Tính số cà chua thu hoạch được ra tấn.
Hoạt động 3: Chấm chữa bài 
- Gọi HS lên bảng chữa bài 
- GV chấm bài và nêu lỗi sai chung của HS
- Chữa riêng cho HS (nếu cần)
- Công bố điểm 
IV. Dăn dò :
Về chữa lại cho bài sai
Toán*: Ôn luyện
I, Mục tiêu: - Củng cố cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
- Vận dụng tốt vào giải toán
II, Lên lớp: 
* Hướng dẫn luyện tập: 
Bài 1. Viết các số thích hợp vào chỗ chấm:
2km = m
4dm = m
32m = km
- Cả lớp làm vở.
- 2 em lên bảng làm.
- Chữa bài, nhận xét
 2km 546m =km
 5km 2m = km
 25km 8m = ...km
Bài 2: Viết các số thích hợp vào chỗ chấm
0,463m =cm
538mm = dm
4,69m = dm
- Cả lớp làm vở.
- 2 em lên bảng làm.
- Chữa bài
* Củng cố
 14,55m= mcm
 4,67km = m
 5,6 dm = dmcm
 24dm 5cm = dm
Bài 3:
Một hình chữ nhật có chiều dài 7dm 8cm, chiề rộng kém chiều dài 19cm. Hỏi chu vi của hình chữ nhật đó bằng bao nhiêu mét?
HS đọc đề bài.
- HS thảo luận tìm cách làm	
- HS làm vở bài tập.
- 1 em lên bảng làm..
- Chấm bài, chữa chung ở bảng.
 Giải: 
 Đổi 7dm 8cm= 78cm
 Chiều rộng là: 
 78 – 19 = 59( cm)
 Chu vi hình chữ nhật là: 
 (59 + 78) 2 = 274 (cm)
 Đáp số: 274 cm
 3. Tổng kết, dặn dò: Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
 -----------------------------------------------------
Tiếng việt*: Ôn luyện
I, Mục tiêu: 
- Củng cố nôị dung bài tập đọc đã học trong tuần.
- Rèn cảm thụ văn học.
- Vận dụng tốt vào bài tập điền từ.
II, Lên lớp:
* Hướng dẫn luyện tập: 
Bài 1: Đánh dấu vào trước ý nêu vẻ đẹp kì thú của rừng được miêu tả trong bài Kỳ diệu rừng xanh
 ầ) Những cây nấm rừng mọc đầy như một thành phố nấm 
 b) Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp
 c) Loanh quanh mãi chúng tôi mới đi được vào rừng
 d) Rừng khộp với nắng vàng, lá vàng, con mang vàng
 e) Rừng như một thế giới thần bí
- HS làm vở bài tập.
- 1 em lên bảng làm..
- Chữa bài, nhận xét
Bài 2: Dựa vào bài thơ Trước cổng trời, em hãy chọn những hình ảnh thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào đoạn văn tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên Trước cổng trời.
	Qua màn sương khói huyền ảo, ta thấy được cả một không gian mênh mông, bất tận với(a), với..(b)rực rỡ sắc màu, với (c) vàng như mật. Bên dònh suối mát trong uốn lượn dưới chân núi,(d) sao mà thong dong, hiền hoà đến thế. Xa xa, tiếng..(đ), nghe như điệu nhạc tiên khiến ta băn khoăn không biết cảnh thực hay mơ? Thế rồi nhạc ngựa rung lên suốt .(e), .(g) nhuộm xanh nắng chiều kéo ta về thực tại.Ta laị bồi hồi nhớ những người Tày, người Dáy, người Giao chăm chỉ gặt lúa, trồng rau, tìm măng, hái nấm.
( muôn vàn hoa cỏ, ngút ngàn cây trái, đàn dê soi đáy suối, thác réo ngân nga, những vạt áo chàm, những vạt nương lúa chín, triền rừng hoang dã)
- HS thảo luận	
- HS làm vở bài tập.
- 1 em lên bảng làm..
- Chấm bài, chữa chung ở bảng
* Đọc diễn cảm đoạn văn.
 Bài 3:.. Những con sóng vẫn thi nhau vỗ về, vuốt ve biển. Sóng rì rào thì thầm kể chuyện giàu đẹp của biển. Biển hiền hoà quá! Biển rộng quá! Biển làm em nghĩ đến
lòng mẹ cũng bao la, cũng dịu hiền.
Viết những từ ngữ tả biển, tả sóng biển vào bảng.
 Từ ngữ để tả
a) Biển
b) Sóng
 - Cả lớp làm vào vở, 1 em làm vào bảng nhóm.
- Chữa bài nhận xét. .
 3. Tổng kết, dặn dò: Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
Tiếng việt*: Ôn luyện
I, Mục tiêu :Củng cố, hệ thống hoá vốn từ ngữ thuộc chủ đề Thiên nhiên.
- Học sinh biết vận dụng những từ ngữ đã học để đặt câu viết thành một đoạn văn ngắn nói về chủ đề.
- Giáo dục học sinh ý thức học tốt bộ môn.
II.Chuẩn bị : Phấn màu.
III.Hoạt động dạy học :
* Hướng dẫn học sinh làm bài.
Bài tập 1 : 
Tìm các thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong đó có những từ chỉ các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên.
Trời nắng chóng trưa, trời mưa chóng tối.
Muốn ăn chiêm tháng năm thì trông trăng rằm tháng tám.
Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.
Ráng mỡ gà, ai có nhà phải chống.
Bài tập 2 : 
Tìm các từ miêu tả klhông gian
a) Tả chiều rộng : bao la, bát ngát, thênh thang, mênh mông
b) Tả chiều dài (xa) : xa tít, xa tít tắp, tít mù khơi
	 dài dằng dặc, lê thê
c) Tả chiều cao : chót vót, vòi vọi, vời vợi
d) Tả chiều sâu : thăm thẳm, hun hút, hoăm hoắm
Bài tập 3 : 
Đặt câu với mỗi loại từ chọn tìm được ở bài tập 2.
a) Từ chọn : bát ngát.
Đặt câu : Cánh dồng lúa quê em rộng mênh mông bát ngát.
b) Từ chọn : dài dằng dặc,
Đặt câu : Con đường từ nhà lên nương dài dằng dặc.
c) Từ chọn : vời vợi
Đặt câu: Bầu trời cao vời vợi.
d) Từ chọn : hun hút 
Đặt câu : Hang sâu hun hút.
3.Dặn dò :
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị cho bài sau được tốt hơn.
 -------------------------------------------------------------
Tiếng việt*: Ôn luyện- Thuyết trình, tranh luận
I.Mục tiêu :
- Học sinh được luyện tập về thuyết trình, tranh luận. 
- Biết đưa ra dẫn chứng để tranh luận, trình bày ý kiến của mình một cách rõ ràng, mạch lạc, dễ nghe để thuyết phục mọi người.
- Giáo dục học sinh có ý thức học tốt bộ môn.
II.Chuẩn bị : Phấn màu.
III.Hoạt động dạy học :
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1 : 
 Trình bày ý kiến của em nhằm thuyết phục bố mẹ để bố mẹ cho em đi học võ thuật.
- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập và trình bày kết quả.
- Ví dụ : 
Bố mẹ ạ võ thuật không chỉ là một môn thể thao giúp cho người khoẻ mạnh. Mà học võ thuật còn giúp cho chúng ta tránh được những nguy hiểm đến tính mạng con mgười. Võ thuật bây giờ là môn thể thao được rất nhiều người biết đến như : bố mẹ thấy đấy nhiều vận động viên võ thuật ở nước ta đã mang vinh quang về cho đất nước. Còn ở các nước tiên tiến tất cả trẻ em đều được học võ.
Bài tập 2 (SBTTV5 tập 1 trang 52)
- GV nhắc nhở học sinh làm bài theo yêu cầu của bài tập.
- Học sinh làm bài, GV quan ssát nhắc nhở thêm cho các em.
- Học sinh trình bày bài, cả lớp và GV nhận xét, tuyên dương.
- Ví dụ:
Các bạn ạ, ngày 20 – 11 là ngày Nhà giáo Việt Nam, các tiết mục văn nghệ của lớp ta mà các bạn đưa ra rất hay, tiết mục nào cũng có cái hay của nó. Tiết mục nào chúng mình cũng đều phải luyện tập rất vất vả. Nhưng các bạn thử nghĩ xem chúng ta vừa học, vừa tập văn nghệ mất rất nhiều thời gian. Do vậy sẽ ảnh hưởng đến học tập của chúng mình. Vì vậy mình có ý kiến là chúng mình tập tiết mục này vừa đơn giản, hay lại rất đúng với chủ đề về ngày Nhà giáo. Mình ngĩ rằng chắc tiết mục này cô giáo rất vui lòng cô còn khen chúng mình cho mà xem.
3.Dặn dò : GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà hoàn chỉnh bài tập số 2 
Toán*: Ôn luyện 
I, Mục tiêu:- Củng cố viét số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
 - Vận dụng tốt vào giải toán.
II. Lên lớp:
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập 
Bài 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
a) 3m2 62dm2 = m2
4m2 3dm2 = .m2
37dm2 = .m2
- Cả lớp làm vở.
- 2 em lên bảng làm.
- Chữa bài, nhận xét.
b)1dm2 = .m2
56dm2 = .m2
8dm2 = .m2
Bài tập 2: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm
8cm2 15mm2 = . cm2	
17cm2 3mm2 = . cm2
- Cả lớp làm vở.
- 2 em lên bảng làm.
- Chữa bài, nhận xét
13dm2 7cm2 = . dm2 
9dm2 23cm2 = . dm2
Bài tập 3 : Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm
5000m2 = . ha	
1ha =  km2	
6ha =  m2
- Cả lớp làm vở.
- 2 em lên bảng làm.
- Chữa bài, củng cố.
2472m2 = . ha
23ha = . km2
752ha = . m2
 Tiết2:	
Bài tập 4: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
4,35m2 = 435dm2
2,34m2 =  dm2
3,73m =  dm2
653,08m2 = . dm2
- Cả lớp làm vở.
- 2 em lên bảng làm.
- Chữa bài, củng cố.
6,53km2 =  ha
3,5ha = . m2
457,05km2 = ..ha
48ha = ..m2
Bài 5: 
Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi là 0,144 km và chiều rộng bằng chiều dài. Tính diện tích thửa ruộng bằng ha?
- Đọc bài toán.
- Cho biết gi? Tìm gì? 
- 1 em lên bảng giải
- Chấm bài, chữa chung ở bảng.
Bài 6: Khoanh vào chữ trước câu trả lời đúng: số thích hợp để viết vào chỗ chấm của 5 ha 500 m2 = .ha là:
Thảo luận nhóm
- Trình bày
- Nhận xét.
Giải: 0,144km = 14m
Nửa chu vi thửa ruộng là:
 144 : 2 = 72(m)
Tổng số phần bằng nhau là: 
 5 + 7 = 12 
Chiều rộng thửa ruộng là
 72 : 12 5 = 30 (m)
Chiều dài thửa ruộng là:
 30 + 12 = 42 (m)
Diện tích thửa ruộng là:
 30 42 = 1260 (m2)
Đổi 1260 m2 = 0,126 ha
 Đáp số: 0,126 ha 
A. 5,500 B. 5,05 C. 5,005 D. 5,0005
3.Củng cố dặn dò : 
Giáo viên nhận xét giờ học.
Dặn học sinh về nhà ôn lại bài. 
 ----------------------------------------------------------------------
Tiếng việt*: Ôn luyện
I, Mục tiêu: 
- Củng cố và nâng cao thêm cho học sinh những kiến thức đã học về đại từ chỉ ngôi.
- Rèn cho học sinh nắm chắc thế nào là đại từ chỉ ngôi.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II. Lên lớp:
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập: 
Bài 1: 
Tìm đại từ i trong đoạn văn sau và cho biết cách dùng đại từ xưng hô trong đoạn văn đối thoại đó là cho em biết thái độ của Rùa và Thỏ đối với nhau ra sao?
“Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy. Một con thỏ trông thấy mỉa mai Rùa:
- Đồ chậm như sên! Mày mà cũng đòi tập chạy à?
 Rùa đáp:
- Anh đừng giễu tôi. Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn?
Thỏ vểnh tai lên tự đắc :
- Được, được! Mày dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mày một nửa đường đó!”
(Các đại từ xưng hô trong đoạn văn : Ta, mày, anh, tôi.
Thái độ của Thỏ và Rùa đối với nhau trong đoạn văn : Kiêu ngạo, coi thường Rùa)
- Cả lớp làm vở.
- Trình bày, nhận xét.
- Thảo luận tìm tác dụng cách dùng đại từ trong đoạn văn trên.
Bài 2: 
Hãy tìm những đại từ và đại từ để điền vào chỗ trống trong doạn văn sau sao cho đúng :
a) Chợt con gà trống ở phía nhà bếp nổi gáy, biết đó là con gà của nhà anh Bốn Linh. Tiếng .. dõng dạc nhất xóm,  nhón chân bước từng bước oai vệ, ưỡn ngực ra đằng trước. Bị chó vện đuổi,  bỏ chạy.”
b) “Một chú khỉ con cứ nhảy qua, nhảy lại lia lịa, chờn vờn trèo lên đống bí ngô. Thấy  đi qua, nhe răng khẹc khẹc, ngó  rồi quay lại nhìn người chủ, dường như muốn bảo hỏi dùm tại sao lại không thả mối dây xích cổ ra để được tự do đi chơi như 
- Cả lớp làm vở.
- Trình bày, nhận xét.
Bài 3: Điền vào chỗ trống cho đủ ý cần ghi nhớ về đại từ.
Đại từ là từ dùng để .. hay để thay thế, động từ, tính từ hoặc (cum động từ, cụm tính từ, cụm danh từ) trong câu cho khỏi.. các từ ngữ ấy.
- Cả lớp làm vở. - Trình bày, nhận xét.
3.Củng cố dặn dò : - Giáo viên nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị cho bài sau
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 9Lop 5Buoi 2.doc