I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Biết cách đính khuy hai lỗ.
- Đính được khuy hai lỗ đúng quy trình , kĩ thuật và chắc chắn.
2. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
3. Phẩm chất: Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ và kiên trì cho học sinh.
TUẦN 1 BÀI : ĐÍNH KHUY HAI LỖ (T1) Thời gian thực hiện :.......................................................... I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Biết cách đính khuy hai lỗ. - Đính được khuy hai lỗ đúng quy trình , kĩ thuật và chắc chắn. 2. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác 3. Phẩm chất: Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ và kiên trì cho học sinh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Mẫu đính khuy hai lỗ . - Một số sản phẩm may mặc được đính khuy hai lỗ . - Vật liệu và dụng cụ cần thiết . III. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: 1. Hoạt động mở đầu. * Giới thiệu bài : Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học . * Bài mới : 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới. Quan sát , nhận xét mẫu * Mục tiêu : Giúp HS nắm đặc điểm của mẫu * Phương pháp: trực quan, thuyết trình, kĩ thuật nêu ý kiến cá nhân * Tiến hành: - Giới thiệu mẫu đính khuy hai lỗ , hướng dẫn HS quan sát mẫu kết hợp quan sát hình 1b ; đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu nhận xét về đường chỉ đính khuy , khoảng cách giữa các khuy đính trên sản phẩm . - Tổ chức cho HS quan sát khuy đính trên sản phẩm may mặc như áo , vỏ gối đặt câu hỏi để HS nêu nhận xét về khoảng cách giữa các khuy , so sánh vị trí của các khuy và lỗ khuyết trên hai nẹp áo . - Rút ra nhận xét về đặc điểm hình dạng , kích thước , màu sắc của khuy hai lỗ - Chốt ý : Khuy được làm bằng nhiều vật liệu như nhựa , trai , gỗ với nhiều màu sắc , hình dạng , kích thước khác nhau . Khuy được đính vào vải bằng các đường khâu qua 2 lỗ khuy để nối khuy với vải . Trên 2 nẹp áo , vị trí của khuy ngang bằng với vị trí của lỗ khuyết . Khuy được cài qua khuyết để gài 2 nẹp của sản phẩm vào nhau . - Hs nhắc lại 3. Hoạt động Luyện tập, thực hành. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật . * Mục tiêu : Giúp HS nắm cách đính khuy hai lỗ . * Phương pháp: Làm việc với SGK, trực quan, thực hành * Tiến hành: - Đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu tên các bước trong quy trình đính khuy . - Đọc lướt các nội dung mục II SGK . - Đặt câu hỏi để HS nêu cách vạch dấu các điểm đính khuy hai lỗ . - Đọc nội dung mục I và quan sát hình 2 . - Đặt câu hỏi để HS nêu cách chuẩn bị đính khuy trong mục 2a và hình 3 . - Vài em lên bảng thực hiện các thao tác trong bước 1 . - Sử dụng khuy có kích thước lớn , hướng dẫn cách chuẩn bị đính khuy . Lưu ý HS xâu chỉ đôi và không quá dài - Dùng khuy to và kim khâu len để hướng dẫn cách đính khuy theo hình 4 - Đọc mục 2b và quan sát hình 4 để nêu cách đính khuy . - Hướng dẫn lần khâu đính thứ nhất ; các lần khâu đính còn lại , gọi HS lên thực hiện thao tác . - Quan sát hình 5 , 6 . - Đặt câu hỏi để HS nêu cách quấn chỉ quanh chân khuy . - Trả lời câu hỏi SGK . - Hướng dẫn nhanh lần thứ hai các bước đính khuy . - Vài em nhắc lại và thực hiện các thao tác đính khuy hai lỗ . - Tổ chức cho HS thực hành gấp nẹp , khâu lược nẹp , vạch dấu các điểm đính khuy . 4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm. * Mục tiêu: nhằm củng cố lại kiến thức của học sinh * Phương pháp, kĩ thuật: Giao nhiệm vụ. - Nhận xét tiết học - Nêu lại ghi nhớ SGK . - Giáo dục HS tính cẩn thận - Xem trước bài sau (tiết 2) TUẦN 2 BÀI: ĐÍNH KHUY HAI LỖ (t2) Thời gian thực hiện :.......................................................... I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT. 1. Kiến thức: - Biết cách đính khuy hai lỗ . - Đính được khuy hai lỗ đúng quy trình , kĩ thuật . 2. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác 3. Phẩm chất: - Giáo dục tính cẩn thận . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Mẫu đính khuy hai lỗ. Một số sản phẩm may mặc được đính khuy hai lỗ . Vật liệu và dụng cụ cần thiết . - Bộ đồ dùng khâu thêu lớp 5. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. 1.Hoạt động Mở đầu. Hs thực hành * Mục tiêu : Giúp HS đính được khuy hai lỗ * Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thực hành. * Cách tiến hành: - Gv gọi Hs nhắc lại cách đính khuy hai lỗ . Nhận xét và nhắc lại một số điểm cần lưu ý khi đính khuy hai lỗ . - Kiểm tra kết quả thực hành ở tiết 1và sự chuẩn bị dụng cụ,vật liệu thực hành của HS . - Nêu yêu cầu và thời gian thực hành : Mỗi em đính 2 khuy . - Hs đọc yêu cầu cần đạt của sản phẩm ở cuối bài để theo đó thực hiện cho đúng - Quan sát , uốn nắn cho những HS thực hiện chưa đúng thao tác kĩ thuật hoặc những em còn lúng túng - Hs thực hành đính khuy hai lỗ 2. Hoạt động Luyện tập, thực hành. Đánh giá sản phẩm * Mục tiêu: : Giúp HS đánh giá được sản phẩm của mình và của bạn . * Phương pháp, kĩ thuật: Hoàn tất một nhiệm vụ. * Cách tiến hành: - Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm - Dựa vào đó đánh giá sản phẩm - Nêu các yêu cầu của sản phẩm - Cử 2, 3 em đánh giá sản phẩm của bạn theo các yêu cầu đã nêu - Đánh giá , nhận xét kết quả thực hành của HS theo 2 mức : A và B ; những em xuất sắc là A+ . 3. Hoạt đông Vận dụng, trải nghiệm * Mục tiêu: giúp Hs củng cố lại bài * Phương pháp, kĩ thuật: Trình bày một phút * Cách tiến hành - Nêu lại ghi nhớ SGK . - Giáo dục HS tính cẩn thận . - Nhận xét tiết học . - Xem trước bài sau ( tiết 3 ) . TUẦN 3 BÀI: THÊU DẤU NHÂN ( T1) Thời gian thực hiện :............................................................. I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Biết cách thêu dấu nhân 2. Kĩ năng: Thêu được mũi thêu dấu nhân. Các mũi thêu tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất năm dấu nhân. Đương thêu có thể bị dúm. 3. Phẩm chất: Yêu thích sản phẩm làm được. 4. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng: - Giáo viên: + Mẫu thêu dấu nhân. + Một số sản phẩm thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân. + Bộ khâu thêu lớp 5. - Học sinh: Bộ khâu thêu lớp 5. 2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành luyện tập - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động - Cho HS hát - Đánh giá đính khuy hai lỗ - Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng - HS hát - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: * Mục tiêu: Biết cách thêu dấu nhân * Cách tiến hành: a) Quan sát- nhận xét mẫu: - Giáo viên giới thiệu một số mẫu thêu dấu nhân. - Em hãy nêu ứng dụng của thêu dấu nhân. b) Hướng dẫn thao tác kĩ thuật. - Cho Học sinh đọc mục II sgk 20, 21. - Nêu quy trình thêu dấu nhân ? - Giáo viên bao quát chốt lại. - Cho Học sinh đọc ghi nhớ sgk (23) - GV làm mẫu và hướng dẫn HS thao tác thêu theo quy trình thêu. - Gọi học sinh lên làm thử. - Giáo viên giao việc cho học sinh. - Học sinh quan sát- nhận xét. - Thêu dấu nhân là cách thêu để tạo thành các mũi thêu giống nh giống nhân nối nhau liên tiếp. - Thêu trên các sản phẩm may mặc như: váy, áo, vỏ gối, khăn ăn, khăn trải bàn, - Học sinh đọc. 1. Vạch dấu đường thêu dấu nhân. 2. Thêu dấu nhân theo đường vạch dấu. a) Bắt đầu thêu. b) Thêu mũi thứ nhất. c) Thêu mũi thứ hai. - 2 đến 3 học sinh nối tiếp nhau đọc. - Học sinh theo dõi. - Học sinh làm: + vạch dấu đường thêu. + căng vải vào khung. + thêu. - Học sinh thực hành theo quy trình. 3. Hoạt động ứng dụng:(3 phút) - Hệ thống nội dung. - HS hệ thống 4. Hoạt động sáng tạo: (2 phút) - HS về nhà thực hành thêu dấu nhân. *Dặn dò: Về xem bài và chuẩn bị ddht cho tiết sau. - Nghe và thực hiện TUẦN 4 BÀI: THÊU DẤU NHÂN (Tiết 2) Thời gian thực hiện :............................................................ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết cách thêu dấu nhân - Thêu được mũi thêu dấu nhân. Các mũi thêu tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất năm dấu nhân. Đường thêu có thể bị dúm. - Yêu thích sản phẩm làm được. - Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. - Phẩm chất: Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ và kiên trì cho học sinh. Yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - Giáo viên: + Mẫu thêu dấu nhân + Một mảnh vải trắng hay màu 10cm x 15cm + Chỉ thêu, kim, bút chì, thước kẻ, kéo - Học sinh: Bộ đồ dùng khâu, thêu 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động Giáo viên Hoạt động Học sinh 1 .Hoạt động mở đầu: (3’) - Cho HS hát - Đánh giá thêu dấu nhân ở tiết 1. - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS hát - Lắng nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (15 phút) * Mục tiêu: Biết cách thêu dấu nhân * Cách tiến hành: Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu - Giới thiệu mẫu - Yêu cầu HS thảo luận nhóm nêu nhận xét về đặc điểm của đường thêu - HD học sinh quan sát mẫu thêu dấu nhân - Giới thiệu sản phẩm thêu được bằng dấu nhân - Gọi HS nêu ứng dụng Hoạt động 2: HD thao tác kĩ thuật - HD đọc mục II SGK và nêu các bước thêu - Yêu cầu đọc mục1 và quan sát hình 2 và nêu cách vạch dấu đường thêu - HD đọc mục 21 và quan sát hình 3 SGK - Gọi đọc mục 2b, 2c và quan sát hình 4a, 4b, 4c, 4d - Quan sát - HS thảo luận nhóm nhận xét - Quan sát, so sánh - Quan sát - Trả lời - 1 HS đọc - HS quan sát - HS thực hiện - Quan sát, nhận xét - HS nhắc lại 3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (15 phút) * Mục tiêu: Thêu được mũi thêu dấu nhân. Các mũi thêu tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất năm dấu nhân. Đường thêu có thể bị dúm. * Cách tiến hành: - HD các thao tác thêu mũi 1, 2 - Quan sát, uốn nắn - HD quan sát hình 5 và nêu các kết thúc đường thêu - Yêu cầu HS nhắc lại cách thêu - Tổ chức cho HS thêu trên vải - Hoàn thành sản phẩm - HS thực hiện các mũi tiếp theo - Thực hành - HS quan sát - HS nhắc lại - HS thực hành - HS hoàn thành sản phẩm 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (4 phút) - Nhận xét sản phẩm của HS. - Nêu lại các bước thêu dấu nhân. - HS nghe - HS nêu lại - Vận dụng thêu dấu nhân, thêu một sản phẩm mà em yêu thích. - HS nghe và thực hiện TUẦN 5 BÀI: MỘT SỐ DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ ĂN UỐNG TRONG GIA ĐÌNH Thời gian thực hiện :................................................................. I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường tronh gia đình. - Biết giữ vệ sinh an toàn trong quá trình sử dụng dụng cụ nấu ăn, ăn uống. Biết chọn loại bếp nấu ăn tiết kiệm năng lư ... và công dụng của điện thoại ở nhà. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động 1: Khởi động - Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, kích thích sự tò mò, tìm hiểu kĩ hơn về các tính năng, công dụng và cách sử dụng điện thoại hiệu quả, an toàn. - Nội dung: Nhận biết và xử lí một số tình huống sử dụng điện thoại trong gia đình. - Sản phẩm: Ý tưởng, giải pháp của HS cho tình huống. - GV nêu tình huống: Ba mẹ đi làm ăn ở xa. HKI vừa qua Nam đạt kết quả tốt, em muốn khoe với ba mẹ. Theo em, Nam có cách nào để kể cho ba mẹ nghe kết quả học tập của mình? - HS lắng nghe tình huống, vận dụng hiểu biết bản thân để đưa ra các giải pháp cho tình huống. - GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm đôi và gợi ý để HS trao đổi. - HS đưa ra các cách liên lạc có thể thực hiện được và tìm ra cách hiệu quả nhất đó là sử dụng điện thoại. + Em có biết các tính năng của điện thoại, cách sử dụng nó như thế nào cho hiệu quả? - GV dẫn dắt vào bài : Sử dụng điện thoại. - HS trả lời tự do. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 2. Hoạt động 2: Tác dụng và các bộ phận cơ bản của điện thoại - Mục tiêu: + Trình bày được tác dụng của điện thoại. + Nhận biết được các bộ phận cơ bản của điện thoại. - Nội dung: Quan sát hình ảnh và nhận xét tác dụng của điện thoại, các bộ phận cơ bản của điện thoại. - Sản phẩm: Bản ghi chép của từng cá nhân và bản báo cáo kết quả làm việc và thảo luận nhóm. - Kĩ thuật : Khăn trải bàn - GV cho HS thảo luận nhóm 4: + NV 1: Liệt kê tất cả những tác dụng của điện thoại mà em biết. - Nhóm thảo luận. - GV: Chốt lại một số tác dụng chính của điện thoại (lưu ý điện thoại cố định và di động), ngoài ra các tác dụng khác phụ trợ theo như: nghe nhạc, lướt wed, quay phim,.. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả và nhận xét. Thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu về các bộ phận cơ bản của điện thoại. - GV treo ở bảng lớp ảnh của một chiếc điện thoại và tên của các bộ phận tương ứng, yêu cầu các em phát biểu nối tên với các bộ phận tương ứng. (Có thể chọn điện thoại đơn giản tùy điều kiện) - HS thực hiện nhiệm vụ và phát biểu. - 1 HS lên bảng thực hiện dán kết quả. - GV nhận xét chốt lại và mở rộng thêm các tính năng và sự đa dạng về cấu tạo, hình dáng của điện thoại. - HS lắng nghe và ghi nhớ kiến thức. 3. Hoạt động 3: Một số biểu tượng và các chức năng hoạt động của điện thoại - Mục tiêu: Nhận biết được những biểu tượng và các chức năng hoạt động của điện thoại. - Nội dung: Hoàn thiện phiếu học tập về các biểu tượng và tính năng. - Sản phẩm: Câu trả lời trong phiếu học tập. Một số biểu tượng cơ bản trên điện thoại - Cho HS làm việc theo nhóm 4 với phiếu học tập. - Đại diện HS báo cáo kết quả.Lớp nhận xét. - GV chốt lại và nhận xét. + Tìm số điện thoại trong danh bạ thì ấn vào biểu tượng nào? + Muốn nhắn tin thì vào biểu tượng nào? TUẦN 33 SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI (t2) Ngày dạy: ...../...../2022 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Trình bày được tác dụng của điện thoại; nhận biết được các bộ phận cơ bản của điện thoại; nhận biết các biểu tượng thể hiện trạng thái và chức năng hoạt động của điện thoại. - Ghi nhớ được các số điện thoại của người thân và các số điện thoại khẩn cấp khi cần thiết. - Sử dụng điện thoại an toàn, tiết kiệm, hiệu quả và phù hợp với quy tắc giao tiếp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Clip tình huống sử dụng điện thoại (nếu có). - Mô hình điện thoại. - Danh mục số điện thoại của phụ huynh học sinh. - HS: Quan sát tìm hiểu trước tính năng và công dụng của điện thoại ở nhà. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Tiết 2 4. Hoạt động 4: Tìm hiểu số điện thoại người thân và số khẩn cấp - Mục tiêu: Ghi nhớ được các số điện thoại người thân và số điện thoại khẩn cấp - Sản phẩm: Danh sách ghi số điện thoại mà HS nhớ. - Yêu cầu HS ghi nhanh các số điện thoại người thân mà các em nhớ được vào giấy - HS ghi nhanh. - GV kiểm tra xem HS nào nhớ được nhiều số, HS nào ko nhớ 1 số nào. + Tại sao chúng ta cần nhớ được ít nhất 1 số điện thoại của người thân trong gia đình? - HS suy nghĩ và trả lời. - GV nhấn mạnh vai trò của số điện thoại người thân và cung cấp vài số điện thoại khẩn cấp: + 111: Tổng đài điện thoại bảo vệ trẻ em. + 112: Trợ giúp và tìm kiếm cứu nạn trên VN. + 113: Cảnh sát an ninh trật tự. + 114: Chữa cháy. + 115: Cấp cứu. + Đường dây nóng ngành Y tế: 1900-9095 + Đường dây nóng phòng chống Covid 19: 1900-3228. (Lưu ý HS về từng trường hợp cần thiết) - HS ghi nhớ số ĐT và trường hợp sử dụng chúng. 5. Hoạt động 5: Thực hành - Mục tiêu: Sử dụng điện thoại an toàn, tiết kiệm, - Nội dung: Thực hành đóng vai thực hiện tình huống. - Sản phẩm: Cách giao tiếp điện thoại theo tình huống. - GV chia lớp thành các nhóm (tùy lớp) - HS chia nhóm. - Cho nhóm HS bốc thăm 1 trong 2 tình huống: 1. Em thấy 1 nhà dân bị cháy. 2. Em nhìn thấy 1 người bị thương nặng. - Thảo luận và sắm vai theo tình huống - Cho HS thực hiện. - Lớp nhận xét. 6. Hoạt động 6: Vận dụng - Mục tiêu: Sử dụng điện thoại an toàn, tiết kiệm, hiệu quả. - Nội dung: Cùng người thân thực hành sử dụng điện thoại. - GV đưa ra 2 tình huống: TH1: Khi có 1 số ĐT lạ gọi đến, em cần trả lời thế nào cho phù hợp? TH2: Khi nhìn thấy em của mình vừa chơi game vừa sạc pin, em sẽ làm gì? - GV chốt lại, giáo dục HS . - HS lắng nghe và phát biểu ý kiến. Lớp nhận xét. TUẦN 34 Sử dụng tủ lạnh (T1) Thời gian thực hiện: 16/7/2022 - 17/7/2022 I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT -Trình bày được tác dụng của tủ lạnh, nhận biết được các bộ phận của tủ lạnh, nhận biết được các chức năng trạng thái của tủ lạnh. - Nhận biết, phân biệt các bộ phận của tủ lạnh. - Sử dụng tủ lạnh an toàn, tiết kiệm, hiệu quả phù hợp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV : Tranh ảnh minh họa HS: Vở III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Bài cũ: Em hãy nêu số điện thoại của bố ( hoặc mẹ em)? Tại sao chúng ta cần nhớ được ít nhất 1 số điện thoại của người thân trong gia đình? - 2HS trả lời. Vì khi có chuyện cần thiết chúng ta cần gọi cho người thân. -Lớp nhận xét,bổ sung. 2. Đặt tủ lạnh 1.Vì sao đặt tủ lạnh ở nơi thoáng mát, không ẩm Nhiệt độ xung quanh vị trí tủ lạnh ảnh hưởng đến khả năng tản nhiệt và mức tiêu hao điện năng. Do đó, người dùng nên đặt tủ lạnh ở nơi thông thoáng, hạn chế đặt vào những góc nhà chật hẹp. Để đảm bảo thoát nhiệt, lưng và hai vách bên hông tủ lạnh phải cách tường ít nhất 10cm, vì hệ thống dây cáp làm lạnh đằng sau tủ cần có không khí mát để làm nguội, nếu không tủ lạnh rất tốn điện và nhanh xuống cấp. Cần đặt tủ lạnh nơi thông thoáng Đồng thời, vị trí đặt tủ lạnh cần tránh các nguồn nhiệt, không đặt tủ lạnh cạnh bếp từ, bếp gas hoặc cửa sổ có mặt trời chiếu sáng trực tiếp. 2. Vì sao phải kiểm tra cửa của tủ lạnh? Sau một thời gian dài, các ron cao su ở cửa sau có thể bị hỏng, làm tủ thoát khí lạnh nhiều. Mẹo để kiểm tra: kẹp một tờ tiền vào khe tủ, nếu dễ dàng kéo tiền đi học theo khe hở thì bạn cần thay thế ron cao su. 3.Tại sao phải hạn chế tắt hoặc bật tủ lạnh? Mỗi lần khởi động lại, tủ lạnh cần một lượng điện năng khá lớn. Vì vậy, không nên bật/tắt tủ lạnh thường xuyên, không cắm chui tủ lạnh cùng ổ cắm với bất kỳ thiết bị khác. Nếu không sử dụng tủ lạnh trong thời gian dài cần ngắt nguồn điện, nhưng nên dọn sạch thực phẩm trong tủ và dùng vật phủ che bụi phủ lên trên. 4. Vì sao lại hạn chế đóng/mở cửa tủ lạnh? Mỗi lần mở cửa tủ, khí lạnh thoát hơi nhiều, đòi hỏi tủ lạnh phải tốn nhiều điện hơn để làm lạnh từ đầu. Vì vậy nên đừng mở tủ lạnh quá lâu và nhớ đóng tủ thật sát. Nên hạn chế đóng/mở tủ lạnh giảm sự hư hỏng của ron cao su và giảm thất thoát khí lạnh .Củng cố - Dặn dò : -GV nhận xét, biểu dương HS. TUẦN 35 Sử dụng tủ lạnh Ngày dạy: ../../.. I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT -Trình bày được tác dụng của tủ lạnh, nhận biết được các bộ phận của tủ lạnh, nhận biết được các chức năng trạng thái của tủ lạnh. - Nhận biết, phân biệt các bộ phận của tủ lạnh. - Sử dụng tủ lạnh an toàn, tiết kiệm, hiệu quả phù hợp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV : Tranh ảnh minh họa HS: Vở III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Bài cũ: Em hãy nêu số vị trí đặt tủ lạnh trong nhà em? - 2HS trả lời. -Lớp nhận xét,bổ sung. 5. Tại sao không nên để tủ lạnh quá trống hoặc để quá nhiều đồ ăn thức uống? Tủ lạnh chứa đầy đồ ăn thức uống sẽ làm lạnh nhanh hơn tủ lạnh trống. Nếu bạn không có nhiều đồ chứa trong tủ lạnh, có thể cho vào tủ vài chai nước. Tuy nhiên nếu dự trữ thực phẩm quá nhiều sẽ ngăn chăn sự lưu thông khí lạnh, dẫn đến làm lạnh kém hiệu quả hơn. 6. Làm cách bảo quản thức ăn trong tủ lạnh luôn tươi ngon? Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp trong tủ lạnh cần phù hợp với thời tiết, không nên để nhiệt độ cố định trong suốt thời gian dài. Nhiệt độ ở mức 5 tiêu hao rất nhiều năng lượng. Những ngày nóng, bạn nên tăng nhiệt độ ở mức 4. Ngược lại, những ngày lạnh bạn có thể điều chỉnh độ lạnh xuống mức 3. 7. Làm thế nào để cất giữ thực phẩm trong tủ lạnh một cách khoa học? Một cách sử dụng tủ lạnh hiệu quả các bà nội trợ cần chú ý cất giữ các thứ bên trong thật ngăn nắp, tạo khe hở hợp lý để luồng khí lạnh lưu thông dễ dàng, hạn chế tiêu thụ điện. Không nên cho thực phẩm đang còn nóng vào tủ lạnh ngay, hãy để nguội hẳn. Cách bố trí thực phẩm ở các ngăn: - Ngăn đông đá: Lưu trữ thực phẩm tươi sống (thịt, cá, hải sản), làm viên đá mát lạnh, kem hoặc sữa chua. - Ngăn mát tủ lạnh: Cánh cửa tủ (chỉ để thực phẩm khô hoặc các loại gia vị, sốt), kệ trên cùng (thức ăn thừa, đồ uống hoặc các thực phẩm ăn liền vào ngăn tủ), những kệ dưới (đặt trứng, sữa, các loại thịt hoặc hải sản muốn dùng nhanh hay rã đông), hộc tủ (được thiết kế giúp duy trì ẩm độ thích hợp cho các loại rau, củ, quả). Sắp xếp thức ăn gọn gàng, ngăn nắp tránh gặp các trường hợp hư hỏng ngoài ý muốn 8. Vệ sinh tủ lạnh như thế nào cho sạch sẽ? Cách sử dụng tủ lạnh hiệu quả đơn giản cần được thực hiện thường xuyên là vệ sinh tủ lạnh để hạn chế sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn. Chúng ta cần vệ sinh 1 - 2 lần trong tháng hoặc bất cứ khi nào các ngăn bám bẩn. Lưu ý lau sạch phần viền cao su ở cửa đóng mở giúp cửa đóng kín hơn, tránh hơi lạnh thoát ra ngoài làm tiêu hao điện năng. Cách khử mùi hôi tủ lạnh hiệu quả nhất Đồng thời mỗi năm 1 lần, người dùng cần cho thợ điện lạnh chuyên nghiệp kiểm tra lượng gas làm lạnh của máy, nếu thiếu gas phải bổ sung kịp thời, nếu không, đây chính là nguyên nhân gây tiêu tốn điện năng. .Củng cố - Dặn dò : -GV nhận xét, biểu dương HS.
Tài liệu đính kèm: