Giáo án Kĩ thuật trọn bộ

Giáo án Kĩ thuật trọn bộ

Kĩ thuật

Đính khuy hai lỗ

I. Mục đích -yêu cầu :

 - HS cần phải :

 + Biết cách đính khuy hai lỗ.

 + Đình được khuy hai lỗ đúng quy trình, đúng kĩ thuật.

 + Rèn luyện tính cẩn thận.

II. Đồ dùng dạy học :

 - Mẫu đính khuy jai lỗ.

 - Một số sản phẩm may mặc được đính khuy hai lỗ.

 - Vật liêu và dụng cụ cần thiết :

 + Một số khuy hai lỗ được làm bằng các vật liệu khác nhau ( như vỏ trai, nhựa, gỗ ) với nhiều màu sắc, hình dạng, kích cỡ khác nhau.

 + 2-3 chiếc khuy hai lỗ có kích thước lớn ( có trong bộ dụng cụ khâu, thêu lớp 5 của GV).

 

doc 86 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1089Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Kĩ thuật trọn bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tuần 1	Thứ.--ngày---tháng---năm 2006
Kĩ thuật
Đính khuy hai lỗ
I. Mục đích -yêu cầu :
	- HS cần phải :
	+ Biết cách đính khuy hai lỗ.
	+ Đình được khuy hai lỗ đúng quy trình, đúng kĩ thuật.
	+ Rèn luyện tính cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học :
	- Mẫu đính khuy jai lỗ.
	- Một số sản phẩm may mặc được đính khuy hai lỗ.
	- Vật liêu và dụng cụ cần thiết :
	+ Một số khuy hai lỗ được làm bằng các vật liệu khác nhau ( như vỏ trai, nhựa, gỗ) với nhiều màu sắc, hình dạng, kích cỡ khác nhau.
	+ 2-3 chiếc khuy hai lỗ có kích thước lớn ( có trong bộ dụng cụ khâu, thêu lớp 5 của GV).
	+ Một số mảnh vải có kích thước 20 cm x 30 cm.
	+ Chỉ khâu, len hoặc sợi.
	+Kim khâu, len,sợi.
	+ Kim khâu len và kim khâu thường.
	+ Phấn vạch, thước, kéo.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Phương pháp
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
 - GV kiểm tra đồ cùng học tập của HS.
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : Cho HS quan sát cái áo có đính khuy. 
- Các em thấy áo này có bao nhiêu cúc ?
- Để gắn các cúc, ta có móc vào bộ phận nào của áo ?
- Hôm nay, cô hướng dẫn các em biết cách đính khuy hai lỗi.
b. Hoạt động 1 : Quan sát, đính khuy hai lỗ
- GV cho HS mang theo những khuy áo mà sưu tầm được cho cả nhóm quan sát.
- GV xuất hiện câu hỏi lên bảng, để các nhóm thảo luận.
+ Hình dạng các khuy này như thế nào ?
+ Kích thước các khuy ra sao ?
+ Màu sắc các khuy có gì nổi bật ?
 -Cả lớp, GV cùng nhận xét.
- GV cho HS qua sát hình 1b trong SGK và vật thật để trả lời câu hỏi:
+ Khoảng cách giữa các khuy trên áo như thế nào ?
+ Vị trí giữa các khuy và lỗ khuyết trên hai nẹp áo là bao nhiêu ?
- Cả lớp, GV cùng nhận xét.
- GV tóm ý : Khuy ( hay còn gọi là cúc hoặc nút ) được làm bằng nhiều vật liệu khác nhau như nhựa, trai, gỗ, với nhiều màu sắc, kích thước, hình dạng khác nhau. Khuy được đính vào vải bằng các đường khâu qua 2 lỗ khuy để nối khuy với vải ( dưới khuy). Trên hai nẹp áo, vị trí giữa các khuy ngang bằng với vị trí của lỗ khuyết. Khuy được cài qua khuyết để cài 2 nẹp của sản phẩm vào nhau.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
- Cho 1 HS đọc to cacù nội dung II trong SGK.
- Hãy nêu tên các bước trong quy trình đính khuy ?
- Cho HS đọc mục 1 và quan sát hình 2 
- Nêu cách vạch dấu các điểm đính khuy hai lỗ ?
- Cho HS lên bảng thực hiện thao tác ở bước 1
- Cho HS đọc mục 2a và hình 3. 
- GV sử dụng khuy có kích thước lớn làm mẫu.
- GV vừa làm vừa hướng dẫn.
- GV cho HS đọc mục 2b và quan sát hình 4
+ Hãy nêu cách đính khuy ?
- GV dùng kim to để hướng dẫn HS.
GV :Khi đính khuy, mũi kim phải đâm xuyên qua lỗ khuy và phần vải dưới lỗ khuy. Mỗi khuy phải đính từ 3 - 4 ần cho chắc.
- GV hướng dẫn khâu lần 1 : Ta lên kim qua lỗ thứ nhất, xuống kim qua lỗ thứ hai.
- Cho HS lên bảng khâu tiếp.
- Cho HS quan sát hình 5, 6
+ Sau khi khâu xong, các em sẽ quấn chỉ quanh chân kim như thế nào ?
- Nêu quá trình kết thúc đính khuy ?
- GV nhận xét và hướng dẫn HS thực hiện thao tác quấn chỉ quanh chân khuy.
- Hướng dẫn HS lần 2
- Gọi 1 -2 HS nhắc lại và thực hiện thao tác đính khuy hai lỗ.
- Cho HS lấy dụng cụ, GV cho HS thực hiện gấp nẹp, khâu lược nẹp, vạch dấu có điểm đính khuy.
4. Củng cố - dặn dò :
 - Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị : cúc, vải, kéo, chỉ, kim để tiết sau thực hành.
 Hát
- HS giơ lên các dụng cụ mà GV yêu cầu.
+ 4 cúc, 5 cúc.
+ nẹp áo.
- Các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả.
 - Cả lớp thảo luận, đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- 1 HS đọc
+ HS trả lời.
- 1 HS đọc
- HS trả lời
- 2 HS thực hiện
- 1 HS đọc, cả lớp quan sát
- HS nghe
- 1 HS đọc
- HS trả lời
- Cả lớp quan sát
- 3 HS lên khâu tiếp.
- HS quan sát hình
- HS trả lời
- 1 HS trả lời
- HS quan sát
- 2 HS nêu.
- HS thực hành
Hỏi đáp + trực quan
Trực quan + hỏi đáp + thảo luận.
Hỏi đáp + thực hành + quan sát.
___________________________________________________________________________
 Thứ ---ngày---tháng---năm 2006
Kĩ thuật
Tiết 2 + 3
HOẠT ĐỘNG 3 : HS thực hành ( 50 phút).
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Phương pháp
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu các bước quy trình đính khuy hai lỗ ?
- GV nhận xét và nhắc lại một số điểm cần lưu ý khi đính khuy.
- GV kiểm tra kết quả thực hành ở tiết 1 (vạch dấu các điểm đính khuy ) và sự chuẩn bị dụng cụ, vật liệu thực hành đính khuy hai lỗ của HS.
- Mỗi HS đính 2 khuy trong thời gian khoảng 50 phút.
- GV ghi lên bảng những yêu cầu cần đạt ở cuối bài để HS dựa vào đó thực hiện.
- Tổ chức cho HS thực hành theo nhóm đôi.
- GV quan sát toàn lớp để :
+ Hỗ trợ, uốn nắn những HS còn lúng túng hoàn thành sản phẩm.
+ Động viên, gợi ý cho những em có khả năng nên thực hiện trang trí xung quanh đường viền của mép vải cho đẹp.
Hoạt động 4 : Đánh giá kết quả học tập của HS ( 5 phút ).
- GV chỉ định 1/3 số HS trình bày sản phẩm.
- Nhắc các em ghi tên vào sản phẩm.
- Phân chia vị trí trưng bày sản phẩm của HS.
- Gọi 2 HS lên nhận xét và đánh giá sản phẩm của bạn .
- Nhận xét, đánh giá sản phẩm.
Dựa vào :
+ Tiêu chuẩn đã nêu ra ở HĐ 3.
+Nhận xét` của HS.
- Nhắc nhở HS thu dọn, vệ sinh nơi thực hành của mình để chuẩn bị cho môn học sau.
4. Củng cố - dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà đọc trước nội dung bài 2 và cuẩn bị đồ dùng cho bài “ Đính khuy 4 lỗ”. 
Hát
-2 HS nêu
- thực hành theo nhóm.
Thự hành theo nội dung đã học ở lớp 4.
- HS ghi tên vào sản phẩm của mình.
- Trưng bày sản phẩm.
- 1 -2 HS nhận xét về sản phẩm của bạn.
- Nghe GV đánh giá nhận xét
- Thu dọn , vệ sinh nơi thực hành.
Hỏi đáp
Kiểm tra
Thực hành + nhóm
___________________________________________________________________________
	Tuần 2	Thứ ---ngày---tháng---năm 200
Kĩ thuật
Đính khuy bốn lỗ
I. Mục đích - yêu cầu :
	- HS cần phải :
	+ Biết cách đính khuy bốn lỗ theo hai cách.
	+ Đình được khuy bôn lỗ đúng quy định, đúng kĩ thuật.
	+ Rèn luyện tính cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học :
	- Mẫu đính khuy bốn lỗ được đính theo hai cách.
	- Một số sản phẩm may mặc có đính khuy bốn lỗ.
	- Vật liệu và dụng cụ cần thiết :
	+ Một số khuy bốn lỗ được làm bằng các vật liệu khác nhau ( như vỏ sò, nhựa, trai, gỗ..) với nhiều màu sắc, kích cỡ, hình dáng khác nhau.
	+ Một mảnh vải có kích thước 20 cm x 30 cm.
	+ 2 -3 chiếc khuy bốn lỗ có kích thước lớn.
	+ Chỉ khâu len hoặc sợi.
	+ Kim khâu len, kim khâu cỡ nhỏ, phấn vạch, thước, kéo.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Phương pháp
1.Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
 - Kiểm tra đồ dùng dạy học. 
 - Nhận xét các tiết trước.
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : Cho HS quan sát chiếc áo đính khuy 4 lỗ. Những cái cúc này được đính bằng khuy 4 lỗ. Hôm nay cô sẽ hướng dẫn cách đính khuy 4 lỗ.
b. Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét mẫu :
- GV cho HS xem các sản phẩm của khuy 4 lỗ, kết hợp hình 1a ( SGK ) để nêu nhận xét của khuy 4 lỗ và trả lời câu hỏi :
- Em đã học kết khuy 2 lỗ, vậy các em hãy quan sát mẫu cũng như hình trong SGK để so sanh đặc điểm hình dạng của khuy bốn lỗ so với khuy 2 lỗ có gì khác nhau ?
- Quan sát hình 1b, em có nhận xét gì về đường khâu trên khuy 4 lỗ ?
- Hãy nêu tác dụng của việc đính khuy 4 lỗ ?
- GV tóm ý : 
+ Khuy bốn lỗ có nhiều màu sắc, hình dạng và kích thước khác nhau giống khuy hai lỗ, chỉ khác là có bốn lỗ ở giữa mặt khuy.
+ Khuy bốn lỗ được đính vào vải bằng các đường khâu qua bốn lỗ khuy để nối khuy với vải ( dưới khuy ). Các đường chỉ khuy tạo thành 2 đường song song hoặc chéo nhau ở giữa mặt khuy. Phía dưới khuy bốn lỗ cũng có các vòng quấn quanh chân khuy giống như đính khuy hai lỗ.
c. Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
- GV nêu yêu cầu : Khuy bốn lỗ gần giống khuy hai lỗ, chỉ khác là có 4 lỗ trên mặt khuy. Vậy, cách đính khuy bốn lỗ có giống như cách đính khuy hai lỗ không ?
- Cho HS đọc nội dung mục II trong SGK
- GV : Cách đính khuy bốn lỗ gần giống như cách đính khuy hai lỗ, chỉ khác là đường khâu nhiều gấp đôi.
- Cho HS lấy đồ dùng và thực hiện thao tác vạch dấu các điểm đính khuy.
- Cho 2 HS nêu cách lấy điểm đính khuy và lên bảng thực hiện.
- Cho HS đọc nội dung 2 trong SGK để trả lời câu hỏi.
- Thực hiện thao tác cho HS xem.
- Yêu cầu HS thực hiện cho cả lớp xem.
- Cho cả lớp quan sát và nhận xét.
- GV nhận xét, uốn nắn những em chậm, lúng túng.
- Cho HS quan sát hình 3, hãy nêu cách đính khuy bốn lỗ theo cách tạo 2 đường chéo ?
- GV thực hiện trên bảng lớp, cho HS quan sát.
- Vài em lên thực hiện.
- Cả lớp nhận xét
- GV nhận xét, chỉnh sửa cho những em yếu, chậm.
 Hoạt động 3 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật đính khuy :
- GV treo tranh quy trình lên .
- Cho HS quan sát tranh và nêu lại quy trình đính khuy bốn lỗ.
- GV nhận xét, tóm tắt các bước : vạch dấu các điểm, đính khuy vào các điểm vạch dấu, đính khuy, quấn chỉ.
- Cho HS đọc mục ghi nhớ để kết luận nội dung đính khuy.
- GV kiểm tra sự chuẩm bị của HS.
- Cho HS khâu trên vải.
- GV quan sát toàn lớp :
+ Nhắc nhở, uốn nắn những HS còn lúng túng.
+ Khuyến kích, khen ngợi những HS thực hành tốt.
4. Củng cố -dặn dò :
- Cho HS nêu lại nội dung ghi nhớ
- Chuẩn bị : vải, kim, chỉ ,kéo để thực hành tiết sau.
HS quan sát mẫu và trả lời câu hỏi
- HS trả lời
- Có ... g đèn sẽ không sáng nữa, vì dòng điện không tới bóng đèn.
e. Hướng dẫn tháo các chi tiết và thiết bị điện, xếp gọn vào hộp
- GV nêu thứ tự các bước
- Cho 1 HS trả lời
- GV tóm ý :
+ Tắt công tắc
+ Tháo các dây dẫn điện
+ Tháo các thiết bị điện
+ Xếp gọn các chio tiết và thếit bị điện vào hộp đúng vị trí.
- GV hướng dẫn HS tháo mạch điện theo các bước trên.
4. Củng cố - dặn dò :
- GV nhận xét tiết học
- Chuẩn bị : Thực hành lắp mạch điện đơn giản.
 Hát
- Vài HS nêu
- HS nghe, xác định nhiệm vụ
- 16 tấm ghép .
- HS quan sát trên bảng
- HS theo dõi
+ Cầu chì, 3công tắc, 2bóng đèn điện, dây dẫn, pin, tấm đế.
+ Cầu chì nối vào cực dương của pin và nối tiếp với công tắc. Công tắc chính nốivào điểm chung của hai công tắc. Công tắc 1 nối tiếp với bóng đèn 1, công tắc 2 nối tiếp bóng đèn 2. điểm chung của 2 bóng đèn nối với cực âm của pin
- 1 HS đọc
- 1 HS đọc
- HS quan sát
- HS thực hiện
- HS khác bổ sung.
- 1 HS đọc
- HS quan sát
- HS lên bảng thực hiện
- HS lên bảng thực hiện
- Thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS nghe, ghi nhớ.
- HS thực hiện
 Hỏi đáp
Giảng giải
Trực quan + quan sát + hỏi đáp
Thực hành + hỏi đáp
Thảo luận nhóm
Thực hành + quan sát
 ___________________________________________________________________________
Thứ ngàythángnăm 200
Kĩ thuật
Lắp mạch điện song song ( tiết 2 )
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Phương pháp
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
 - Kiểm tra dụng cụ học tập các nhóm. 
 3. Bài mới :
 - Cho các nhóm tiến hành làm việc.
 - Ghi lên bảng tiêu chuẩn đánh giá.
 Hoạt động 3 : HS thực hành lắp mạch điện song song
@ Học sinh chọn chi tiết và thiết bị điện :
Chọn đúng và đầy đủ như SGK.
GV kiểm tra HS chọn các chi tiết 
 @ Lắp sơ đồ mạch điện :
Nhắc nhở HS quan sát kĩ các hình 1 .Quan sát, theo dõi HS thực hành để động viên các em có khả năng hoàn thành tốt sản phẩm còn HS kém thì giúp đỡ, uốn nắn.
 @ Lắp mạch điện :
Gọi HS đọc phần ghi nhớ
Cho HS quan sát kĩ hình
- GV theo dõi, uốn nắn
Hoạt động 4 : Đánh giá kết quả học tập của HS
Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo tổ.
Phân chia vị trí trưng bày của các tổ.
Hướng dẫn HS tự đánh giá sản phẩm của bạn và của mình theo tiêu chuẩn đã nêu ở hoạt động 2
Nhận xét và đánh giá sản phẩm theo 2 mức ( hoàn thành, chưa hoàn thành )
HS tháo rời các chi tiết và sắp xếp vào hộp.
Nhắc nhở HS thu dọn, vệ sinh nơi thực hành để chuẩn bị học môn khác.
4. Củng cố - dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Mô hình điện 
 Hát
- HS để dụng cụ trên bàn
- Xếp các chi tiết vào nắp hộp
- Nắm được tiêu chuẩn đánh giá.
- Thảo luận nhóm tìm ra cách lắp.
- Thực hành lắp theo nhóm.
- 2 HS đọc
- Quan sát kĩ các hình mẫu mình chọn.
- Cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Các tổ trưng bày sản phẩm.
- Tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn theo hướng dẫn của GV.
- Nghe GV nhận xét và đánh giá.
- Tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
- Thu dọn, vệ sinh nơi thực hành.
Hỏi đáp
Thực hành
___________________________________________________________________________
Thứ .ngàythángnăm 200
Kĩ thuật
Lắp mạch có thiết bị dùng điện
I. Mục đích -yêu cầu :
	- HS cần phải :
	+ Ghép được sơ đồ và lắp được mạch có nam châm điện và mạch có động cơ điệno7.
 +Biết được những ứng dụng của nam châm điện và động cơ điện trong thực tế.
	+ Rèn luyện tính cẩn thận khi ghép sơ đồ và lắp mạch điện song song.
	+ Có ý thức an toàn điện
II. Đồ dùng dạy học :
	- Sơ đồ mạch điện có nam châm được lắp sẵn
	- Mạch điện có nam châm đã lắp sẵn
	- Bộ lắp ghép mô hình điện.
	III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Phương pháp
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
 - Cho HS nhắc lại quy trình lắp mạch điện song song.
- Cho HS nhận xét lẫn nhau.
- GV nhận xét chung, cho điểm.
3. Bài mới :
 a. Giới thiệu bài : Lắp mạch có thiết bị dùng điện qua bài nam châm điện . Nam châm điện được ứng dụng vào chuông điện, dùng để hút sắt hoặc sản xuất các thiết bị tự ngắt điện.
b. Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét mẫu 
- GV cho HS quan sát sơ đồ mạch có nam châm điện và nêu vị trí các thiết bị điện trong sơ đồ mạch điện : Pin -cầu chì- công tắc cuộn dây có lõi thép
- Để lắp được sơ đồ mạch điện có nam châm, em cần phải dùng bao nhiêu tấm ghép ? Đó là những tấm nào ?
- GV tóm ý , ghi lên bảng
- GV cho HS quan sát mạch điện có nam châm điện. Sau đó đóng mạch điện , đặt con bướm lên thép cho HS quan sát hiện tượng xảy ra?
- GV cho HS quan sát mạch điện có nam châm điện. Sau đó ngắt mạch điện , đặt con bướm lên thép cho HS quan sát hiện tượng xảy ra ?
- Mạch điện nối tiếp gồm có những chi tiết và thiết bị nào ?
- Em có nhận xét gì về cách lắp mạch điện song song ?
- GV nhận xét, bổ sung.
c. Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
 * Mạch có nam châm điện
 @ Chọn các chi tiết và các thiết bị điện :
- Cho HS đọc mục nội dung 1 SGK
- Gọi 1 HS đọc tên các chi tiết và thiết bị điện cần chọn
- GV nhận xét, bổ sung.
b. Ghépsơ đồ mạch điện 
- Cho HS quan sát hình 1
- Gọi HS lên bảng ghép các tấm ghép sơ đồ
- Gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, uốn nắn.
d. Lắp mạch điện 
- Gọi 1 HS đọc nội dung bước 1 của mục 2
- Cho HS quan sát hình 2
- Gọi 1 HS lên bảng lắp ghép các thiết bị điện lên tấm đế.
- Toàn lớp quan sát, bổ sung.
- GV nhận xét chung.
- Gọi 1 HS dùng dây dẫn điện nối mạch điện
- GV uốn nắn thao tác của GV.
- Cho HS quan sát hiện tượng xảy ra và nêu câu hỏi
+ Tại sao con bướm bị hút vào lõi thép ?
- GV mở công tắc và cho HS quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi cuối trang 107
- GV nhận xét, bổ sung
* Mạch điện có động cơ :
 - Cho HS quan sát hình 3
 - Hãy so sánh mạch có nam chân điện với mạch có động cơ điện ?
- GV nhận xét, bổ sung.
- Gọi HS lên lắp sơ đồ mạch có động cơ điện ?
- Gọi HS lên bảng lắp.
- GV nhận xét, bổ sung.
e. Hướng dẫn tháo các chi tiết và thiết bị điện, xếp gọn vào hộp
- GV nêu thứ tự các bước
- Cho 1 HS trả lời
- GV tóm ý :
+ Tắt công tắc
+ Tháo các dây dẫn điện
+ Tháo các thiết bị điện
+ Xếp gọn các chio tiết và thếit bị điện vào hộp đúng vị trí.
- GV hướng dẫn HS tháo mạch điện theo các bước trên.
4. Củng cố - dặn dò :
- GV nhận xét tiết học
- Chuẩn bị : Thực hành lắp mạch điện đơn giản.
 Hát
- Vài HS nêu
- HS nghe, xác định nhiệm vụ
- 12 tấm ghép .
- HS quan sát trên bảng
- con bướm bị thỏi thép hút chặt.
- Con bướm không bị thỏi thép hút nữa.
+ Cầu chì, công tắc, cuộn dây có lõi thép, dây dẫn, pin, tấm đế.
+ Cầu chì nối vào cực dương của pin và nối tiếp với công tắc. Công tắc nối tiếp với cuộn dây thép có lõi, cuộn dây thép có lõi nối với cực âm của pin
- 1 HS đọc
- 1 HS đọc
- HS quan sát
- HS thực hiện
- HS khác bổ sung.
- 1 HS đọc
- HS quan sát
- HS lên bảng thực hiện
- HS lên bảng thực hiện
+ Khi có dòng điện chạy qua ống dây có lõi thép, lõi thép trở thành nam châm điện, con bướm bị hút vào lõi sắt.
- Thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát
- HS trả lới
HS lên thực hiện
Cả lớp quan sát, nhận xét.
- HS nghe, ghi nhớ.
- HS thực hiện
 Hỏi đáp
Giảng giải
Trực quan + quan sát + hỏi đáp
Thực hành + hỏi đáp
Thảo luận nhóm
Thực hành + quan sát
Thứ ngàythángnăm 200
Kĩ thuật
Lắp mạch có thiết bị dùng điện ( tiết 2,3 )
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Phương pháp
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
 - Kiểm tra dụng cụ học tập các nhóm. 
 3. Bài mới :
 - Cho lớp làm 2 nhóm, mỗi nhóm tiến hành lắp mạch có nam châm điện và nhóm 2 lắp mạch điện có động cơ điện .
 - Ghi lên bảng tiêu chuẩn đánh giá.
 Hoạt động 3 : HS thực hành lắp mạch có nam châm
@ Học sinh chọn chi tiết và thiết bị điện :
Chọn đúng và đầy đủ như SGK.
GV kiểm tra HS chọn các chi tiết 
 @ Lắp ghép sơ đồ mạch điện :
Nhắc nhở HS quan sát kĩ các hình 1 .Quan sát, theo dõi HS thực hành để động viên các em có khả năng hoàn thành tốt sản phẩm còn HS kém thì giúp đỡ, uốn nắn.
 @ Lắp mạch điện :
Gọi HS đọc phần ghi nhớ
Cho HS quan sát kĩ hình
- GV theo dõi, uốn nắn
Hoạt động 4 : Đánh giá kết quả học tập của HS
Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo tổ.
Phân chia vị trí trưng bày của các tổ.
Hướng dẫn HS tự đánh giá sản phẩm của bạn và của mình theo tiêu chuẩn đã nêu ở hoạt động 2
- Nhận xét và đánh giá sản phẩm theo 2 mức ( hoàn thành, chưa hoàn thành )
HS tháo rời các chi tiết và sắp xếp vào hộp.
Nhắc nhở HS thu dọn, vệ sinh nơi thực hành để chuẩn bị học môn khác.
4. Củng cố - dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
 Hát
- HS để dụng cụ trên bàn
- Xếp các chi tiết vào nắp hộp
- Nắm được tiêu chuẩn đánh giá.
- Thảo luận nhóm tìm ra cách lắp.
- Thực hành lắp theo nhóm.
- HS lắp ghép mạch điện
- 2 HS đọc
- Quan sát kĩ các hình mẫu mình chọn.
- Cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Các tổ trưng bày sản phẩm.
- Tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn theo hướng dẫn của GV.
- Nghe GV nhận xét và đánh giá.
- Tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
- Thu dọn, vệ sinh nơi thực hành.
Hỏi đáp
Thực hành

Tài liệu đính kèm:

  • docKITHUAT LOP 5.doc