Tiết 21 NƯỚC NHÀ BỊ CHIA CẮT.
I. Mục tiêu:
- Biết đôi nét về tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1945:
+ Miền Bắc được giải phóng, tiến hành xây dụng chủ nghĩa x hội.
+ Mĩ – Diệm âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, tàn sát nhân dân miềm Nam, nhân dân ta phải cầm vũ khí đứng lên chống Mĩ – Diệm : thực hiện chính sách “ tố cộng”, “ diệt cộng”, thẳng tay giết hại những chiến sĩ cách mạng và những người dân vô tội.
- Chỉ giới tiến quân sự tạm thời trên bản đồ.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Bản đồ hành chính Việt Nam, tranh ảnh tư liệu.
+ HS: Chuẩn bị bài, tranh ảnh tư liệu.
III. Các hoạt động:
TUẦN 21 Lịch sử Ngày dạy: / / Tiết 21 NƯỚC NHÀ BỊ CHIA CẮT. I. Mục tiêu: - Biết đôi nét về tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1945: + Miền Bắc được giải phóng, tiến hành xây dụng chủ nghĩa x hội. + Mĩ – Diệm âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, tàn sát nhân dân miềm Nam, nhân dân ta phải cầm vũ khí đứng lên chống Mĩ – Diệm : thực hiện chính sách “ tố cộng”, “ diệt cộng”, thẳng tay giết hại những chiến sĩ cách mạng và những người dân vô tội. - Chỉ giới tiến quân sự tạm thời trên bản đồ. II. Chuẩn bị: + GV: Bản đồ hành chính Việt Nam, tranh ảnh tư liệu. + HS: Chuẩn bị bài, tranh ảnh tư liệu. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Ôn tập. Kể 5 sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn 1945 – 1954? Sau cách mạng tháng 8/ 1945, cách mạng nước ta như thế nào? ® Nhận xét bài cũ. 3. Giới thiệu bài mới: Nước nhà bị chia cắt. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Tình hình nước ta sau chiến thắng Điện Biên Phủ. Hãy nêu các điều khoản chính của Hiệp định Giơ-ne-vơ? Giáo viên nhận xét và chốt ý: sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi, thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ, đất nước ta bị chia cắt với vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời. v Hoạt động 2: Nguyện vọng chính của nhân dân không được thực hiện. Nêu nguyện vọng chính đáng của nhân dân? Nguyện vọng đó có được thực hiện không? Vì sao? Âm mưu phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ củ Mỹ_Diệm như thế nào? Giáo viên nhận xét + chốt: Mỹ_Diệm ra sức phá hoại Hiệp định bằng hành động dã man làm cho máu của đồng bào miền Nam ngày ngày vẫn chãy. Trước tình hình đó, con đường duy nhất của nhân dân ta là đứng lên cầm súng đánh giặc. Nếu không cầm súng đánh giặc thì nhân dân và đất nước sẽ ra sao? Cầm súng đứng lên chống giặc thì điều gì sẽ xảy ra? Sự lựa chọn của nhân dân ta thể hiện điều gì? ® Giáo viên nhận xét + chốt. v Hoạt động 3: Củng cố. Hãy nêu những dẫn chứng tội ác của Mỹ_Ngụy đối với đồng bào miền Nam. Tại sao gợi sông Bên Hải, cầu Hiền Lương là giới tuyến của nỗi đau chia cắt? Thi đua nêu câu ca dao, bài hát về sông Bến Hải, cầu Hiền Lương. 5. Tổng kết - dặn dò: Học bài. Chuẩn bị: “Bến Tre Đồng Khởi”. Nhận xét tiết học Hát - HS nêu Học sinh thảo luận nhóm đôi. ® Nội dung chính của Hiệp định: Chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam và Đông Dương. Quy định vĩ tuyến 17 (Sông Bến hải) làm giới tuyến quân sự tạm thời. Quân ta sẽ tập kết ra Bắc. Quân Pháp rút khỏi miền Bắc, chuyển vào Nam. Trong 2 năm, quân Pháp phải rút khỏi Việt Nam. Đến tháng 7/ 1956, tiến hành tổng tuyển cử, thống nhất đất nước. Sau 2 năm, đất nước sẽ thống nhất, gia đình sẽ sum họp. Không thực hiện được. Vì đế quốc Mỹ ra sức phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ. Mỹ dần thay chân Pháp xâm lược miền Nam, đưa Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống, lập ra chính phủ thân Mỹ, tiêu diệt lực lượng cách mạng. Học sinh trả lời. Học sinh nêu. Học sinh nêu. Hoạt động lớp. Học sinh nêu. Học sinh nêu. 2 dãy thi đua. TUẦN 22 Lịch sử Ngày dạy: / / Tiết: 22 BẾN TRE ĐỒNG KHỞI I- Mục tiêu : - Biết cuối năm 1959-đầu năm 1960, phong trào "Đồng khởi" nổ ra và thắng lợi ở nhiều vùng nông thôn miền Nam (Bến Tre là nơi tiêu biểu của phong trào "Đồng Khởi"). - Sử dụng bản đồ, tranh ảnh để trình bày sự kiện. II- Chuẩn bị: - GV:bản đồ hành chính Việt Nam, phiếu học tập của HS, các hình minh hoạ sgk - HS:Tự xem lại các bài đã học. III- Các hoạt động dạy học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- Ổn định tổ chức 2- Bài cũ : - 3 HS lên bảng trả lời các câu hỏi bài cũ ,GV nhận xét. 3- Bài mới : HĐ1: Hoàn cảnh bùng nổ phong trào “Đồng khởi” Bến Tre : -GV yêu cầu HS làm việc cá nhân tự đọc sgk và trả lời: + Phong trào“Đồng khởi” ở Bến Tre nổ ra trong hoàn cảnh nào? - GV cho HS trình bày. - GV nhận xét và hỏi tiếp: + Phong trào bùng nổ vào thời gian nào? Tiêu biểu nhất là ở đâu? - GV chốt lại. HĐ 2:Phong trào“Đồng khởi”của nhân dân tỉnh Bến Tre: -GV chia lớp thành 6 nhóm, HS thảo luận nhóm: + Thuật lại sự kiện ngày 17 -1 -1960 +Sự kiện này ảnh hưởng gì đến các huyện khác ở Bến Tre? Kết quả của phong trào“Đồng khởi” ở Bến Tre. + Phong trào“Đồng khởi” Bến Tre có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam như thế nào? + Ý nghĩa của phong trào“Đồng khởi” Bến Tre. -GV cho đại diện nhóm báo cáo, lớp nhận xét, bổ sung. -GV nhận xét kết quả làm việc của các nhóm. -GV tổng kết nội dung bài học. 3-Củng cố, Dặn dò : HS: Phát biểu cảm nghĩ về phong trào”Đồng khởi” của nhân dân Bến Tre GV: Nhận xét tiết học. Về nhà: HS xem lại bài, chuẩn bị bài sau. - - HS đọc sgk, làm việc cá nhân. - - HS trình bày, bổ sung. . - HS trả lời. - HS lắng nghe. - - HS làm việc theo nhóm ghi ra phiếu nội dung trả lời . - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. -HS lắng nghe. TUẦN 23 Lịch sử Ngày dạy: / / Tiết: 23 NHÀ MÁY HIỆN ĐẠI ĐẦU TIÊN CỦA NƯỚC TA I- Mục tiêu :Giúp HS - Biết hoàn cảnh ra đời của Nhà máy Cơ khí Hà Nội: tháng 12 năm 1955 với sự giúp đỡ của Liên Xô, nhà máy được khởi công xây dựng và tháng 4/1958 thì hoàn thành. - Biết những đóng góp của Nhà máy Cơ khí Hà Nội trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước: góp phần trang bị máy móc cho sản xuất ở miền Bắc, vũ khí cho bộ đội. -Ham học hỏi, hiểu biết về lịch sử dân tộc. II- Chuẩn bị: - GV:Bản đồ thủ đô Hà Nội, hình minh hoạ sgk, phiếu học tập của học sinh. - HS:Tự xem lại các bài đã học. III- Các hoạt động dạy học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- Ổn định tổ chức 2- Bài cũ : - 3 HS lên bảng trả lời các câu hỏi bài Bến Tre đồng khởi.GV nhận xét. 3- Bài mới : HĐ1:Nhiệm vụ của miền Bắc sau năm 1954 và hoàn cảnh ra đời của nhà máy cơ khí Hà Nội : -Yêu cầu HS làm việc cá nhân tự đọc sgk và trả lời: +Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, Đảng và Chính phủ xác định nhiệm vụ của miền Bắc là gì? +Tại sao Đảng và Chính phủ lại quyết định xây dựng 1 nhà máy cơ khí hiện đại? +Đó là nhà máy nào? - GV cho HS trình bày. - GV nhận xét, kết luận. HĐ2:Quá trình xây dựng và những đóng góp của nhà máy cơ khí Hà Nội: -GV chia lớp thành các nhóm, phát phiếu thảo luận, yc HS đọc sgk, thảo luận và hoàn thành phiếu: + Điền thông tin thích hợp vào chỗ trống +Nhà máy cơ khí Hà Nội đã có đóng góp gì vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước? -GV gọi nhóm làm phiếu lớn dán lên bảng, các nhóm khác đối chiếu và nhận xét. -GV kết luận về phiếu làm đúng. +Kể lại quá trình xây dựng nhà máy cơ khí Hà Nội. +Việc Bác Hồ 9 lần về thăm nhà máy cơ khí Hà Nội nói lên điều gì? -GV chốt lại, cho HS đọc phần ghi nhớ sgk 3-Củng cố, Dặn dò : HS: Giới thiệu các thông tin mình sưu tầm được về nhà máy cơ khí Hà Nội. GV: Nhận xét tiết học. Về nhà: HS xem lại bài, chuẩn bị bài sau. - - HS đọc sgk, làm việc cá nhân. - - HS trình bày, bổ sung. . - HS trả lời. - HS lắng nghe. - - HS làm việc theo nhóm điền vào chỗ trống trong phiếu học tập. - HS theo dõi, nhận xét kết quả nhóm bạn, kiểm tra bài nhóm mình. -HS lắng nghe. -1 HS kể. -HS nêu. -HS lắng nghe, đọc phần ghi nhớ. TUẦN 24 Lịch sử Ngày dạy: / / Tiết 24 ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN I. MỤC TIÊU: Biết đường Trường Sơn với việc chi viện sức người, vũ khí, lương thực, của miền Bắc cho cách mạng miền Nam, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam: - Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam, ngày 19/5/1959, Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn (đường Hồ Chí Minh). - Qua đường Trường Sơn, miền Bắc đã chi viện sức người, sức của cho miền Nam, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam. -Tự hào về con đường Trường Sơn huyền thoại của dân tộc ta. II. CHUẨN BI: Các hình minh hoạ trong SGK. Bản đồ hành chính Việt Nam. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định: 2. KT bài cũ: Gọi 2HS kiểm tra câu hỏi 1, 2 tr. 46 của bài trước. 3. Bài mới: * GV giới thiệu bài: nêu mục tiêu bài học và ghi đề bài. HĐ1:Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn. -Treo bản đồ hành chính Việt Nam, GV xác định phạm vi hệ thống đường Trường Sơn. +Đường Trường Sơn có vị trí thế nào với hai miền Bắc -Nam của nước ta? +Vì sao Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn? +Tại sao ta lại chọn mở đường qua dãy núi Trường Sơn -Gọi HS trình bày ý kiến trước lớp. GV nhận xét và giảng. HĐ2: Những tâm gương anh dũng trên đường Trường Sơn. -GV cho HS tìm hiểu về những tấm gương tiêu biểu của bộ đội và thanh niên xung phong trên đường Trường Sơn. -Y/c đọc SGK, đoạn nói về anh Nguyễn Viết Sinh. Y/c HS kể thêm về bộ đội lái xe, thanh niên xung phong mà các em sưu tầm được. -Tổ chức HS thi kể câu chuyện của anh Nguyễn Viết Sinh, thi trình bày thông tin, tranh ảnh sưu tầm được. -GV nhận xét và kết luận. HĐ3: Tầm quan trọng của đường Trường Sơn. -Y/c cả lớp suy nghĩ trả lời: +Tuyến đường Trường Sơn có vai trò như thế nào trong sự nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc ta? +So sánh hai bức ảnh trong SGK, nhận xét về đường Trường Sơn qua 2 thời kì lịch sử? -GV nhận xét nhấn mạnh và chốt lại. 4. Củng cố - dặn dò: -GV cung cấp thêm cho HS một số thông tin về đường Trường Sơn. -GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học bài, sưu tầm các tranh ảnh, thông tin tư liệu về chiến dịch Mậu Thân 1968. -HS quan sát. +Đường Trường Sơn là đường nối đến hai miền Bắc-Nam của nước ta. +Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho kháng chiến. +Vì đường đi giữa rừng khó bị địch phát hiện. -Từng HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến. -HS làm việc theo nhóm theo hướng dẫn của GV. +Lần lượt từng HS dựa vào SGK và tập kể lại câu chuyện của anh Ng.V. Sinh. +Cả nhóm tập hợp thông tin, dán hoặc viết vào giấy. -2HS thi kể trước lớp. -Lần lượt từng nhóm trình bày trước lớp. -Lắng nghe. -HS trao đổi với nhau,1HS nêu ý kiến trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét và thống nhất ý kiến -Lắng nghe. TUẦN 25 Lịch sử Ngày dạy: / / Tiết: 25 SẤM SÉT ĐÊM GIAO THỪA. I- Mục tiêu :Giúp HS Biết cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân (1968), tiêu biểu là cuộc chiến đấu ở Sứ quán Mĩ tại Sài Gòn: - Tết Mậu Thân 1968, quân và dân miền Nam đồng loạt tổng tiến công và nổi dậy ở khắp các thành phố và thị xã. - Cuộc chiến đấu tại Sứ quán Mĩ diễn ra quyết liệt và là sự kiện tiêu biểu của cuộc Tổng tiến công. -Ham học hỏi, hiểu biết về lịch sử dân tộc. II- Chuẩn bị: - GV:bản đồ hành chính Việt Nam, hình minh hoạ trong sgk. - HS:Phiếu học tập. III- Các hoạt động dạy học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- Ổn định tổ chức 2- Bài cũ : 4’ - 3 HS lần lượt trả lời câu hỏi của bài: Đường Trường Sơn. 3- Bài mới * Giới thiệu bài: Nêu tên bài học a)- Diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968: -GV chia lớp thành các nhóm, HS làm việc theo nhóm trên phiếu học tập: + Tết Mậu Thân 1968 đã diễn ra sự kiện gì ở nước ta. +Thuật lại cuộc tấn công của quân giải phóng vào Sài Gòn. -Cho HS trình bày kết quả thảo luận. -GV nhận xét, kết luận. b)- Kết quả, ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968: -GV cho HS trao đổi và trả lời các câu hỏi sau: + Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã tác động ntn đến Mĩ và chính quyền Sài Gòn? + Nêu ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968. -GV chốt lại. - GV tổng kết bài học: Trong giờ phút giao thừa thiêng liêng xuân Mậu Thân 1968 khi Bác Hồ vừa đọc lời chúc mừng năm mới, cả Sài Gòn, cả miền Nam đồng loạt trút lửa xuống đầu thù, Trận công phávào Toà Đại sứ Mĩ là một đòn sấm sét tiêu biểu của sự kiện Mậu Thân 1968. 3-Củng cố, Dặn dò GV: Nhận xét tiết học. Về nhà: HS xem lại bài, chuẩn bị bài sau. - HS làm việc theo nhóm. -Cả nhóm thảo luận làm vào phiếu học tập. -Lần lượt từng nhóm trình bày, nhận xét. - HS trả lời. -HS lắng nghe, đọc phần ghi nhớ. TUẦN 26 Lịch sử Ngày dạy: / / Tiết: 26 CHIẾN THẮNG “ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG”. I- Mục tiêu :Giúp HS - Biết cuối năm 1972, Mĩ dùng máy bay B52 ném bom hòng huỷ diệt hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc, âm mưu khuất phục nhân dân ta. - Quân và dân ta đã lập nên chiến thắng oanh liệt "Điện Biên Phủ trên không". -Ham học hỏi, hiểu biết về lịch sử dân tộc. II- Chuẩn bị: - GV:bản đồ thàmh phố Hà Nội, hình minh hoạ trong sgk. - HS:Phiếu học tập. III- Các hoạt động dạy học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1- Ổn định tổ chức 2- Bài cũ : - 3 HS lần lượt trả lời câu hỏi của bài: Đường Trường Sơn. 3- Bài mới : * Giới thiệu bài: Nêu tên bài học a)- Âm mưu của đế quốc Mĩ trong việc dùng B52 bắn phá Hà Nội: -GV Yc HS làm việc cá nhân,đọc sgk và trả lời các câu hỏi: + Nêu tình hình của trên mặt trận chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. +Nêu những điều em biết về máy bay B52. +Đế quốc Mỹ âm mưu gì trong việc dùng máy bay B52. -Cho HS trình bày. -GV nhận xét, kết luận. b)- Hà Nội 12 ngày đêm quyết chiến: -GV cho HS thảo luận nhóm: + Cuộc chiến đấu chống máy bay Mỹ phá hoại năm 1972 của quân và dân Hà Nội bắt đầu và kết thúc vào ngày nào? +Hãy kể lại trận chiến đấu đêm 26-12 năm 1972 trên bầu trời Hà Nội. + Kết quả của cuộc chiến đấu. -GV cho HS báo cáo kết quả. -GV chốt lại. c)-Ý nghĩa của chiến thắng 12 ngày đêm chống máy bay Mỹ phá hoại: -GV cho HS thảo luận để tìm hiểu ý nghĩa của cuộc chiến đấu: +Vì sao nói chiến thắng 12 ngày đêm chống máy bay Mỹ phá hoại của nhân dân miền Bắc là chiến thắng Điện Biên Phủ trên không? -GV nêu ý nghĩa. 3-Củng cố, Dặn dò : GV:Cho HS phát biểu cảm nghĩ về bức ảnh máy bay Mỹ bị bắn rơi ở ngoại thành Hà Nội. GV tổng kết bài. Nhận xét tiết học. Về nhà: HS xem lại bài, chuẩn bị bài sau. - HS đọc sgk, trả lời vào phiếu học tập. -Mỗi vấn đề 1 HS phát biểu, HS khác bổ sung. -HS thảo luận nhóm 4, ghi ý kiến vào phiếu học tập. -Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét. -HS thảo luận trả lời.
Tài liệu đính kèm: