Giáo án Lịch sử 5 tuần 4: Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

Giáo án Lịch sử 5 tuần 4: Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

TUẦN: 4 Lịch sử: 5

XÃ HỘI VIỆT NAM CUỐI THẾ KỈ XIX

ĐẦU THẾ KỈ XX

I.Mục tiêu:

 - Biết được vài điểm mới về tình hình kinh tế – xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX.

Kinh tế: Xuất hện nhà máy hầm mỏ, đồn điền, đường ô tô, đường sắt.

Xã hội: xuất hiện nhiều từng lớp mới: chủ xưởng, chủ nhà buôn lớn

 -Bước đầu nhận biết về mối quan hệ giữa kinh tế và xã hội.

Biết được nguyên nhân sự biến đối kinh tế - XH nước ta: do chinh sách tăng cường khai thác thuộc địa của thực dân pháp.

II.Đồ dùng dạy học:

 

doc 8 trang Người đăng nkhien Lượt xem 2313Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 5 tuần 4: Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 4	Lịch sử: 5
Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX
đầu thế kỉ XX
I.Mục tiêu:
 - Biết được vài điểm mới về tình hình kinh tế – xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Kinh tế: Xuất hện nhà máy hầm mỏ, đồn điền, đường ô tô, đường sắt.
Xã hội: xuất hiện nhiều từng lớp mới: chủ xưởng, chủ nhà buôn lớn
 -Bước đầu nhận biết về mối quan hệ giữa kinh tế và xã hội.
Biết được nguyên nhân sự biến đối kinh tế - XH nước ta: do chinh sách tăng cường khai thác thuộc địa của thực dân pháp.
II.Đồ dùng dạy học: 
 - Bản đồ hành chính Việt Nam .
III.Các hoạt động dạy học: 
 1.Kiểm tra bài cũ:
 2.Bài mới:
 2.1/ Giới thiệu bài:
 2.2/Các hoạt động:
Hoạt động dạy
 *Hoạt động 1:(làm việc cả lớp)
- Nêu nhiệm vụ học tập :
+Những biểu hiện về sự thay đổi trong nền kinh tế Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
+Những biểu hiện về sự thay đổi trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
+Đời sống của công nhân , nông dân Việt Nam trong thời kì này ?
 * Hoạt động 2: Hoạt động nhóm.
- Chia lớp thành 4 nhóm.
- Phát phiếu phiếu giao việc cho các nhóm. Nội dung phiếu thảo luận:
+Trước khi TDP xâm lược, nền kinh tế Việt Nam có những ngành KT nào là chủ yếu? Sau khiTDP xâm lược ,những ngành KT nào mới ra đời? Ai sẽ được hưởng các nguồn lợi do sự phát triển kinh tế?
+Trước đây, XH Việt Nam có những giai cấp nào? Đến đầu thế kỷ XX, xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp nào?Đời sống của công nhân và nông dân ra sao?
- Hoàn thiện phần trả lời của HSôNG
*.Hoạt động 3(làm việccả lớp )
- Tổng họp các ý kiến của học sinh , nhấn mạnh những biến đổi về kinh tế , XH ở nước ta
Hoạt động học
- Xuất hiện nhiều ngành kinh tế mới.
- Các giai cấp, tầng lớp mới ra đời.
-Vô cùng cực khổ.
- Các nhóm thảo luận ghi kết quả vào phiếu theo các nội dung câu hỏi.
- Đai diện các nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ SGK –Trang 11
3.Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học
-------------------------------------------
Lịch sử: lớp 4
Nước Âu Lạc
A- Mục tiêu: Học xong bài này HS biết:
Nắm được một cách sơ lược cuộc kháng chiến chống Triều Đà của nhân dân Âu Lạc
 Triều Đà nhiều lần kéo quân sang xâm lược Âu Lạc. Thời kì đầu do đoàn kết, có vũ khí lợi hại nên dành được nhiều thắng lợi. Nhươnh về sau An Dương Vương chủ quan nên các cuộc kháng chiến đều thất bại.
- Nước Âu Lạc là sự nối tiếp của nước Văn Lang
 - Thời gian tồn tại của nước Âu Lạc, tên Vua, nơi kinh đô đóng
 - Sự phát triển về quân sự của nước Âu Lạc
 - Nguyên nhân thắng lợi và thất bại của nước Âu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà
B- Đồ dùng dạy học: - Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
 	 - Hình trong SGK phóng to ; Phiếu HTập của HS
C- Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Tổ chức:
II- Kiểm tra: Nêu tục lệ của người Lạc Việt ở địa phương em
 - Nhận xét và đánh giá
III- Dạy bài mới:
+ HĐ1: Làm việc cá nhận
 - Cho HS đọc SGK và làm bài tập điền vào ô trống:
 - Sống cùng trên 1 địa bàn
 - Đều biết chế tạo đồ đồng
 - Đều biết rèn sắt
 - Đều trồng luá và chăn nuôi
 - Tục lệ có nhiều điểm giống nhau
 - GV nhận xét và kết luận
+ HĐ2: Làm việc cả lớp
 - GV treo lược đồ hình 1
 - Gọi HS x/ định nơi đ/ đô nước Âu Lạc
 - So sánh sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Âu Lạc?
 - Nêu tác dụng của nỏ và thành Cổ Loa
+ HĐ3: Làm việc cả lớp
 - Cho HS đọc SGK và kể lại cuộc kháng chiến chống quân Triệu Đà của ND ta
 - Vì sao cuộc xâm lược của quân Triệu Đà bị thất bại
 - Vì sao năm 179 TCN nước Âu Lạc lại rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc
 - GV nhận xét và rút ra kết luận
 - Hát
 - Vài em trả lời
 - HS nhận xét
 - HS đọc SGK
 - HS tiến hành đánh dấu vào ô trống
 - 1 vài em báo cáo kết quả
 - Nhận xét và bổ sung
 - 1 số HS lên chỉ vị trí nơi đóng đô của nước Âu Lạc
 - HS trả lời
 - HS trả lời
 - HS thực hành kể
 - HS trả lời
 -Nhận xét và bổ sung
IV- Hoạt động nối tiếp: 
- Đọc ghi nhớ SGK
- Hệ thống bài và nhận xét giờ
--------------------------------------
Khoa học: lớp 5
Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già
I.Mục tiêu: Sau bài học HS biết:
 - Nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ tuổi vị thành niên, đến tuổi già.
 - Xác định bản thân HS đang ở vào giai đoạn nào cùa cuộc đời
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Thông tin và hình trang 16, 17 SGK:
 - Sưu tầm tranh ảnh của người lớn ở các lứa tuổi khác nhau và làm các nghề khác nhau.
III.Các hoạt động dạy- học:
 1.Kiểm tra bài cũ: - Tại sao nói tuổi dạy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời mỗi con người?
 2.Bài mới: 
Hoạt động dạy
2.1/ Hoạt đông 1: làm viêc với SGK.
 - Yêu cầu HS đọc các thông tin SGK 
SGK và thảo luận theo nhóm 4. nội thảo luận: 
- Nêu đặc điểm nổi bật của giai đoạn từng lứa tuổi.
- Cả lớp nhận sét bổ sung.
2.2/ Hoạt động 2: Trò chơi: “Ai. Họ đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời” ?
* Cách tiến hành: 
- Cùng HS sưu tầm: cắt trên báo khoảng 12 -16 tranh, ảnh nam, nữ ở các lứa tuổi
(giới hạn từ tuổi vị thành niên đến tuổi già), làm các việc khác nhau trong xã hội.
- Chia lớp thành 4 nhóm từ 3- 4 hình. Yêu cầu các em xác định xem những người trong ảnh đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời và nêu đặc điểm của giai đoạn đó.
Làm việc cả lớp.
- Yêu cầu cả lớp thảo luận các câu hỏi
+ Bạn đang ở vào giai đoạn nào trong cuộc đời.
+ Biết được chúng ta đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời có lợi gì?
* Kết luận: SGV( trang 39).
Hoạt động học
- 2 HS lên bảng trả lời
 HS thảo luận theo hướng dẫn của giáo viên. Ghi kết quả thảo luận vào giấy.
- Các nhóm dán nội dung thảo luận lên bảng cử đại diện trình bày.
-Hoạt động nhóm 4- Theo hướng dẫn của GV
- Các nhóm lần lượt cử người lên trình bày( mỗi HS chỉ giới thiệu 1 hình).
-Các nhóm khác có thể hỏi hoặc nêu ý kiến khác( nếu có) về hình ảnh mà nhóm bạn giới thiệu
 3.Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học
------------------------------
Khoa học: lớp 4
Bài 7: Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn
A. Mục tiêu: Sau bài học học sinh có thể:
Biết phân loại thức ăn theo nhóm chất dinh dưỡng.
Biết được để có sức khỏe tốt phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thương xuyên thay đối món.
 - Giải thích được lý do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường thay đổi món
 - Nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế trên bảng thức ăn
B. Đồ dùng dạy học:
 - Hình trang 16, 17-SGK; sưu tầm các đồ chơi
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Tổ chức:
II. Kiểm tra: Nêu vai trò của vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ và nước?
III. Dạy bài mới:
HĐ1: Thảo luận về sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn 
* Mục tiêu: Giải thích lý do cần ăn phối hợp...
* Cách tiến hành:
B1: Thảo luận theo nhóm
 - Hướng dẫn thảo luận câu hỏi: Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn...
B2: Làm việc cả lớp
 - Gọi HS trả lời. Nhận xét và kết luận
HĐ2: Làm việc với SGK tìm hiểu tháp dinh dưỡng cân đối
* Mục tiêu: Nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ...
* Cách tiến hành:
B1: Làm việc cá nhân
 - Cho HS mở SGK và nghiên cứu
B2: Làm việc theo cặp
 - Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi: Cần ăn đủ. Ăn vừa phải. Ăn có mức độ. Ăn ít. Ăn hạn chế
B3: Làm việc cả lớp
 - Tổ chức cho lớp báo cáo kết quả
 - GV nhận xét và kết luận
HĐ3: Trò chơi đi chợ
* Mục tiêu: Biết lựa chọn thức ăn cho từng bữa một cách phù hợp và có lợi cho SKhoẻ
* Cách tiến hành:
B1: GV hướng dẫn cách chơi 
 - Hướng dẫn HS chơi hai cách 
B2: HS thực hành chơi
B3: HS giới thiệu sản phẩm mình đã chọn
 - Nhận xét và bổ sung
 - Hát
 - 2 HS trả lời
 - Nhận xét và bổ sung
 - HS chia nhóm và thảo luận
 - HS trả lời
 - Không một loại thức ăn nào có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng nên chúng ta cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn...
 - HS mở SGK và quan sát
 - Tự nghiên cứu tháp dinh dưỡng
 - HS thảo luận và trả lời
 - Thức ăn chứa chất bột đường, vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ cần được ăn đầy đủ. Thức ăn chứa nhiều chất đạm cần được ăn vừa phải
 - Thức ăn nhiều chất béo nên ăn có mục độ. - - Không nên ăn nhiều đường và hạn chế ăn muối
 - HS lắng nghe
 - Thực hiện chơi: Trò chơi đi chợ
 - Một vài em giới thiệu sản phẩm
 - Nhận xét và bổ sung
IV. Hoạt động nối tiếp:
Hệ thống bài và nhận xét giờ học
- Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?
- Về học bài và thực hiện tốt bài học.
-------------------------------------------
Tuần 4
 Địa lý: lớp 5 Sông ngòi
I.Mục tiêu: Học xong bài này, HS:
+ Nêu được một số đặc điểm và vai trò của sông ngòi Việt Nam
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
+ Sông ngòi có lượng nước chảy thay đổi theo mùa. Và có nhiều phù sa.
+ Biết được vai trò của sông ngòi đối với đời sống và sản xuất.Bồi đắp phù sa, cung cấp nước, tôm cá,nguồn thủy điện.
+ Xác lập được mỗi quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu với sông ngòi, nước sông lên, xuống theo mùa. Mùa mưa có lũ lớn,mùa khô nước sông hạ thấp
+ Chỉ được trên bản đồ chỉ được trên bản đồ khí hậu Bắc- Nam (dãy bạch mã )
+ Giải thích tại sao sông ở miền trung thường ngắn và dốc
+ Biết được ánh hướng nước lên xuống theo mùa tới đời sống sản xuấn của nhân dân ta.
II.Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ địa lý tự nhiên VN.
III.Các hoạt động dạy- học:
 1.Kiểm tra bài cũ:- Nêu sự khác nhau giữa 2 miền khí hậu Bắc và Nam?
 2.Bài mới:
 2.1/Giới thiệu bài:
 2.2/Nội dung:
Hoạt động dạy
 * Hoạt động 1. (Làm việc theo cặp)
- Nước ta nhiều sông hay ít sông so với các nước mà em biết?
- Kể tên và chỉ trên hình một vị trí một số sông ở VN.
- Nhận xét về số sông ngòi ở Miền Trung?
- Miền Bắc và miền Nam có những sông lớn nào?
- Sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
*Kết luận: Mạng lưới sông ngòi của nước ta dày đặc...
Hoạt động 2: (Làm việc theo nhóm7)
Câu hỏi thảo luận:
-Mùa mưa và mùa khô sông ngòi nước ta có đặc điểm gì? Có những ảnh hưởng gì tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta?
-Màu nước của con sông ở địa phương em vào mùa lũ và mùa cạn có khác nhau không? Tại sao?
2.3/Vai trò của sông ngòi:
*Hoạt động 3: ( Làm việc cả lớp )
-Nêu vai trò của sông ngòi? 
- Mời HS lên bảng chỉ bản đồ địa lý tự nhiên VN về vị trí 2 đồng bằng lớn và những con sông lớn bồi đắp lên chúng.
- Kết luận 
Hoạt động học
-HS thảo luận nhóm 2
-HS trả lời các câu hỏi trước lớp.
-Sông ở miền Trung thường nhỏ, ngắn, dốc.
-Miền Bắc có các sông lớn: sông Hồng, sôngĐà, sông Thái Bình.
-Miền Nam có các sông lớn: sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai.
-HS thảo luận nhóm.
-Đại diện các nhóm HS trình bày kết quả thảo luận.
-HS khác bổ sung.
+Bồi đắp nên nhiều đòng bằng.
+Cung cấp nước cho đồng ruộng và sinh hoạt.
+Là nguồn điện và là đường giao thông.
+Cung cấp nhiều tôm cá.
 3.Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học 
Địa lý : Lớp4
Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn
A- Mục tiêu: 
 - Nêu được một số HĐ sản xuất chú yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn
 - Trồng trọt: Cây lúa, ngô,chè,trồng rau và cây ăn quảtrên nương rẫy và ruộng bậc thang 
 - Làm nghề thủ công: dệt thêu, rèn,đúc
 - Khai thác khoảng sản,a-pa-tít, đồng, chì, kẽm
 - khai thác lâm sản: gỗ, mây,nứa 
- Sử dụng tranh ảnh để nhận biết một số hoạt độnấnản xuất của người dân: làm ruộng bậc thang, nghề thủ công truyền thống, khai thác khoảng sản.
Nhận biết được khó khăn giao thông mền núi:đường nhiều dốc cao, quanh co, thường bị sụt, lở vào mùa mưa.
Xác lập được mỗi quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và hoạt động sản xuất. Do địa hình dốc người dân phải xẻ núi làm ruộng bậc thang, miền núi có nhiều khoảng sản nên ở Hoàng Liên Sơn phát triển khai thác khoảng sản.
B- Đồ dùng dạy học: 
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam
- Tranh ảnh phục vụ bài học
C-hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ Kiểm tra: Trình bày đặc điểm tiêu biểu về dân cư, sinh hoạt, lễ hội của dtộc HLS
B/Dạy bài mới:
1. Trồng trọt trên đất dốc 
+ HĐ1: Làm việc cả lớp
Cho HS đọc SGK và trả lời:
+Người dân ở HLS trồng cây gì? ở đâu?
+Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu?
+Tại sao phải làm ruộng bậc thang?
+Người dân ở HLS trồng gì ở ruộng bậc...?
2. Nghề thủ công truyền thống
+ HĐ2: Làm việc theo nhóm
B1: Dựa vào tranh ảnh thảo luận và TLCH
+ Kể tên sản phẩm thủ công nổi tiếng? 
+ Nhận xét về màu sắc hàng thổ cẩm?
+ Hàng thổ cẩm được dùng để làm gì?
B2: Đại diện các nhóm trả lời
 - GV sửa chữa cho HS
3. Khai thác khoáng sản
+ HĐ3: Làm việc cá nhân
B1: Cho quan sát H3 và đọc SGK để TLCH
 - Kể tên 1 số khoáng sản ở HLS
 - Dãy HLS hiện nay có khoáng sản nào được khai thác nhiều
 - Mô tả quy trình sản xuất ra phân lân
 - Tại sao phải bảo vệ, giữ gìn và khai thác khoáng sản hợp lý
 - Người dân miền núi còn khai thác gì?
B2: Gọi HS trả lời câu hỏi trên
 - Nhận xét và bổ sung
 - Hát
 - 2 HS trả lời
 - Nhận xét và bổ sung
- HS đọc sách và trả lời
 - Họ trồng lúa, ngô, chè,...
 - Ruộng bậc thang làm ở sườn núi
 - Để giúp cho việc giữ nước và chống sói mòn
 - Trồng: Lúa, ngô,...
 - Là: Dệt, may, thêu hàng thổ cẩm
 - Hàng thổ cẩm có hoa văn độc đáo, màu sắc sặc sỡ, bền đẹp
- Các nhóm trình bày phần thảo luận 
 - Nhận xét và bổ sung
- Có: A-pa-tít, trì, kẽm,...A-pa-tít được khai thác nhiều nhất
 - HS mô tả quy trình ( SGV-64 )
 - Khai thác hợp lý vì khoáng sản dùng làm nguyêu liệu cho nhiều ngành công nghiệp
 - Khai thác gỗ, mây, nứa và các lâm sản quý
- HS trả lời
C- Hoạt động nối tiếp 
1. Củng cố:: - Hệ thống bài và nhận xét giờ học.
 2 Dặn dò:- Học bài, sưu tầm tranh ảnh vềvùng trung du Bắc Bộ.
------------------------------------
Khoa học: lớp 5
( tiết 8) Vệ sinh ở tuổi dậy thì
I.Mục tiêu: Sau bài học HS có khả năng:
 - Nêu những việc nên làm để giữ vệ sinh, bảo vệ sức khỏe tuổi dậy thì.
Thực hiện vệ sinh ở tuổi dậy thì
 - Xác định những việc nên và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì.
II.Các hoạt động dạy-học:
 1.Kiểm tra bài cũ: - HS nhắc lại ND của bài học trước
 2.Bài mới:2.1/ Giới thiệu bài:
 2.2/Các hoạt động:
Hoạt đôngdạy
 *Hoạt động 1: Động não
-Tuổi dậy thì, chúnh ta cần làm gì để giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ, thơm tho và tránh bị mụn trứng cá?
- Ghi lại những ý kiến của HS
- Yêu cầu HS nêu tác dụng của từng việc làm trên.
- Kết luận: (SGV-41)
* HĐ2: Làm việc với phiếu học tập.
- Chia lớp thành các nhóm nam và nữ:
( Nội dung phiếu như SGV-41,42)
- Chữa bài tập theo nhóm nam,nữ riêng.
*HĐ 3: Quan sát tranh và thảo luận.
+Chỉ và nói ND từng hình.
+Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để BV sức khoẻ về thể chất và 
tinh thần ở tuổi dậy thì?
- Kết luận: (SGV-44)
*Trò chơi Tập làm diễn giả.
- Giao nhiệm vụ và hướng dẫn.
- Khen ngợi các HS đã trình bày rồi hỏi HS khác: Các em đã rút ra được điều gì qua phần trình bày của các bạn? 
Hoạt động học
-HS trả lời
-HS nêu những tác dung của từng việc làm vệ sinh.
HS thảo luận nhóm
+Nam nhận phiếu “VS cơ quan sinh dục nam”
+Nữ nhận phiếu “VS cơ quan sinh dục nữ”
- Cho HS thảo luận nhóm:
- HS trình bày 
 3.Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học.
--------------------------------------
Khoa học: Lớp 4
Bài 8: Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật
Và đạm thực vật
A. Mục tiêu: 
 - Biết được cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật để cung cấp đầy đủ chất chocơ thể
 - Nêu ích lợi của việc ăn cá, đạm của cá dễ tiêu hơn đạm của gia súc, gia cầm
B. Đồ dùng dạy học
 - Hình 18, 19-SGK; phiếu học tập
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra: Tại sao nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món
 - GV nhận xét và đánh giá
2. Dạy bài mới:
HĐ1: Trò chơi thi kể tên các món ăn chứa nhiều chất đạm
* Mục tiêu: Lập được d/ sách tên các món ăn
B1: Tổ chức 
 - GV chia lớp thành 2 đội
B2: Cách chơi và luật chơi
 - Cùng trong một thời gian là 10 phút thi kể 
B3: Thực hiện
 - GV bấm đồng hồ và theo dõi
HĐ2: Tìm hiểu lý do cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật
* Mục tiêu: Kể tên món ăn vừa cung cấp đạm động vật và đạm thực vật. Giải thích tại sao...
B1: Thảo luận cả lớp
 - Cho HS đọc danh sách các món ăn và hướng dẫn thảo luận
B2: Làm việc với phiếu học tập theo nhóm
 - GV chia nhóm và phát phiếu
B3: Thảo luận cả lớp
 - Trình bày cách giải thích của nhóm
 - GV nhận xét và kết luận
- Thi kể tên món ăn vừa cung cấp đạm động vật và đạm thực vật
 - Hát
 - 2 HS trả lời
 - Nhận xét và bổ sung
 - Tổ trưởng 2 đội lên rút thăm đội nào được nói trước
 - 2 đội thi kể tên món ăn chứa nhiều chất đạm
( Gà, cá, đậu, tôm, cua, mực, lươn, ...,vừng lạc)
Nhận xét và bổ sung
- Một vài em đọc lại danh sách các món ăn chứa nhiều chất đạm vừa tìm được ở HĐ1
 - HS chia nhóm 
 - Nhận phiếu và thảo luận
 - Đạm động vật có nhiều chất bổ dưỡng quý nhưng thường khó tiêu. Đạm thực vật dễ tiêu nhưng thiếu một số chất bổ dưỡng. Vì vậy cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật
Đạm động vật thì có cá là dễ tiêu nên ta cần ăn
 HS nhận xét và bổ sung
- HS trả lời
 - Nhận xét và kết luận
 3. Củng cố: Dặn dò - Trong nhóm đạm động vật tại sao chúng ta nên ăn cá?
 - Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?
 - Hệ thống bài và nhận xét giờ học
 - Về nhà học bài và thực hành và chuẩn bị cho bài sau

Tài liệu đính kèm:

  • docKH SD LOP 45 CKTKN tuan 4.doc