I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS biết được:
- Hậu phương được mở rộng và xây dựng vững mạnh.
- Mối liên hệ giữa tiền tuyến và hậu phương.
- Vai trò của hậu phương đối với cuộc kháng chiến chống Pháp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các hình ảnh minh hoạ trong SGK.
- HS sưu tầm tư liệu về 7 anh hùng được bầu trong Đại hội anh hùng và chiến sỹ thi đua toàn quốc lần thứ nhất.
- Phiếu học tập cho HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
LỊCH SỬ Bài 16: HẬU PHƯƠNG NHỮNG NĂM SAU CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS biết được: - Hậu phương được mở rộng và xây dựng vững mạnh. - Mối liên hệ giữa tiền tuyến và hậu phương. - Vai trò của hậu phương đối với cuộc kháng chiến chống Pháp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Các hình ảnh minh hoạ trong SGK. - HS sưu tầm tư liệu về 7 anh hùng được bầu trong Đại hội anh hùng và chiến sỹ thi đua toàn quốc lần thứ nhất. - Phiếu học tập cho HS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Kiểm tra bài cũ:Chiến dịch Biên giới thu – đông 1947 - GV gọi 4 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới: Giới thiệu bài mới: - GV giới thiệu bài: sau thất bại ở biên giới, tháng 12-1950 Pháp đã đưa ra 1 kế hoạch nhằm xoay chuyển đảo ngược tình thế giữa ta và địch đó là: đánh hậu phương của ta, đẩy mạnh tiến công quân sự. Trong tình hình đó, chúng ta càng đẩy mạnh xây dựng hậu phương vững chắc để chi viện cho tiền tuyến. Hoạt động 1:Làm việc cả lớp. Mục tiêu: Giúp HS biết về đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng(2-11951). Cách tiến hành: - 4 HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau: +HSK Tại sao ta mở chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 ? +HSG Thuật lại trận Đông khê trong chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 . +HS* Nêu ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu-đông 1950. +HSTB Cảm nghĩ về gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu. - HS lắng nghe. - GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trong SGK. - GV nêu tầm quan trọng của đại hội: là nơi tập trung trí tụê của toàn Đảng để vạch ra đường lối kháng chiến, nhiệm vụ của dân tộc ta. - GV nêu yêu cầu: hãy đọc SGK và tìm hiểu nhiệm vụ cơ bản mà đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng(2-11951) đã đề ra cho cách mạng; để thực hiện nhiệm vụ đó cần các điều kiện gì? - GV gọi 1 HS nêu ý kiến - HS quan sát. - HS đọc SGK: đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Để thực hiện nhiệm vụ cần: + Phát triển tinh thần yêu nước. + Đẩy mạnh thi đua. + Chia ruộng đất cho nông dân. - 1 HS nêu. Hoạt động 2:Làm việc nhóm. Mục tiêu: giúp HS biết về sự lớn mạnh của hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, yêu cầu HS thảo luận để tìm hiểu các vấn đề: + Sự lớn mạnh của hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới trên các mặt: kinh tế, văn hoá-giáo dục thể hiện như thế nào? + Theo em vì sau hậu phương có thể phát triển vững mạnh như vậy? + Sự lớn mạnh của hậu phương có tác động thế nào đến tiền tuyến? - GV yêu cầu các nhóm trình bày ý kiến. GV nhận xét trình bày của HS, sau đó quan sát hình minh hoạ 2,3 và nêu nội dung của từng hình. - HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4-6 HS cùng thảo luận, ghi ý kiến vào phiếu học tập. +Nhân dân đẩy mạnh sản xuất lương thực , thực phẩm để chuyển ra mặt trận; Giáo dục được đẩy mạnh nhằm đào tạo cán bộ phục vụ kháng chiến. - Đại diện các nhóm trình bày về 1 vấn đề, các nhóm khác bổ sung. - HS quan sát và nêu nội dung. Hoat động 3:Làm việc cả lớp. Mục tiêu: giúp HS biết về đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua lần thứ 1. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS cả lớp cùng thảo luận để trả lời các câu hỏi : + Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc được tổ chức khi nào? + Đại hội nhằm mục đích gì? + Kể tên các anh hùng được đại hội bầu chọn? + Kể về chiến công của 1 trong những tấm gương trên. - GV nhận xét câu trả lời của HS. - HS trao đổi, tìm câu trả lời. Mỗi HS trả lời 1 câu, các HS khác theo dõi bổ sung ý kiến: + Tổ chức vào ngày 1-51952. + Nhằm tổng kết, biểu dương những thành tích của phong trào thi đua yêu nước của các tập thể và cá nhân cho thắng lợi của cuộc kháng chiến. + 1 HS*TB trả lời. + 2 HSKG trình bày. 2. Củng cố –dặn dò: - GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài, tìm hiểu về chiến thắng Điện Biên Phủ 1954. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: