Lịch sử
CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở VĨNH PHÚC
I. MỤC TIÊU:
Học sinh biết về:
- Ách áp bức bóc lột của Nhật - Pháp gây ra ở Việt Nam - Nạn đói năm 1945 qua lời kể của giáo viên.
- Các phong trào đấu tranh của nhân dân Vĩnh Phúc, quá trình giành chính quyền ở Vĩnh Phúc đặc biệt là ở Phúc Yên và Vĩnh Yên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Ảnh tư liệu về tình cảnh nhân dân ta dưới ách thống trị của Nhật - Pháp.
Lịch sử Cách mạng tháng tám năm 1945 ở vĩnh phúc I. Mục tiêu: Học sinh biết về: - ách áp bức bóc lột của Nhật - Pháp gây ra ở Việt Nam - Nạn đói năm 1945 qua lời kể của giáo viên. - Các phong trào đấu tranh của nhân dân Vĩnh Phúc, quá trình giành chính quyền ở Vĩnh Phúc đặc biệt là ở Phúc Yên và Vĩnh Yên. II. Đồ dùng dạy học: - ảnh tư liệu về tình cảnh nhân dân ta dưới ách thống trị của Nhật - Pháp. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: (3-5’) ? ý nghĩa của Việc xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình ? B.Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài.(1-2’) 2. Hướng dẫn hs hoạt động(28-30’) a. Tình cảnh nhân dân ta dưới ách thống trị của Nhật - Pháp - Giáo viên cho hs quan sát ảnh tư liệu và giới thiệu cho hs về ách áp bức bóc lột của Nhật - Pháp gây ra ở Việt Nam - Nạn đói năm 1945 ? b) Khởi nghĩa giành chính quyền ở Vĩnh Phúc. ? Khởi nghĩa giành chính quyền ở Vĩnh Phúc diễn ra như thế nào? - Giáo viên nhận xét, bổ sung. - Giáo viên nhận xét, bổ sung. - Giáo viên nhận xét, bổ sung. ? Thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Vĩnh Phúc có ý nghĩa lịch sử gì? - Giáo viên nhận xét, bổ sung. - Học sinh quan sát , theo dõi. - Học sinh đọc tài liệu- thảo luận, trình bày. - Phong trào phá thóc Nhật chia cho dân nghèo diễn ra ở Tân Phong, Văn Lãng ( Bình Xuyên); Song Vân( Lập Thạch); Làng Vườn( Tam Dương). - Các phong trào đấu tranh vũ trang diễn ra khắp nơi trong tỉnh như : Tự vệ Nam Lý, Đôn Nhân, Lập Thạch, Đa Phúc, Yên Lạc chống địch mạnh mẽ.. . - Khi thời cơ đến nhân dân các huyện trong tỉnh đã đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền : Lập Thạch( 17 /8 ); Phúc Yên(19/ 8); Vĩnh Tường (21/ 8) Yên Lạc ( 22/8) và Bình Xuyên, Tam Dương (24 / 8). - Trong vòng một tuần nhân dân Vĩnh Phúc giành được chính quyền về tay nhân dân. + Thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Vĩnh Phúc cho thấy lòng yêu nước và tinh thần cách mạng của nhân dân tỉnh ta, góp phần to lớn cùng nhân dân cả nước làm nên cuộc Cách mạng giành độc lập dân tộc, đưa dân ta thoát khỏi kiếp nô lệ, ách thống trị của thực dân Phong kiến, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa- nay là nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam. 3. Củng cố- dặn dò(1-2’) Nhận xét giờ học – nhắc hs về nhà học bài. Địa lí Tỉnh Vĩnh phúc I. Mục đích: Qua bài học, học sinh: - Nắm được vị trí của địa phương nơi mình đang sinh sống trên bản đồ Tỉnh Vĩnh Phúc. - Thấy được sự phát triển về mọi mặt của tỉnh Vĩnh Phúc . II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ địa lí của tỉnh Vĩnh Phúc. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn hs hoạt động. a. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ. - Giáo viên cho học sinh quan sát bản đồ Tỉnh Vĩnh Phúc ? Cho biết tỉnh Vĩnh Phúc giáp với những tỉnh nào? ? Nêu tên thành phố, thị xã và các huyện của Vĩnh Phúc? Giáo viên cho học sinh lên chỉ bản đồ về vị trí huyện Lập Thạch. ? Trong các đơn vị hành chính trong tỉnh đơn vị nào có diện tích lớn nhất? đơn vị nào có S nhỏ nhất? b. Đặc điểm tự nhiên. Gv giới thiệu cho hs về đặc điểm tự nhiên của Tỉnh. Địa hình: Là khu vực chuyển tiếp giữa miền núi và vùng đồng bằng. Sông ngòi và đầm hồ: có 2 sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Lô, ngoài ra còn có sông Phó Đáy, sông Cà Lồ, sông Phan, sông Bá Hạ Có nhiều đầm hồ như đầm Vạc ( Vĩnh yên); đầm Dưng(VĩnhTường); hồ Đại Lải, hồ Xạ Hương, hồ Làng Hà c. Đặc điểm dân cư Kể tên một số dân tộc trong tỉnh mà em biết? d. Hoạt động kinh tế ? Kinh tế Vĩnh Phúc có sự thay đổi như thế nào? e. Giao thông vận tải ? Vì sao nói Vĩnh Phúc thuận lợi cho giao thông và phát triển kinh tế? - Học sinh quan sát bản đồ, trao đổi, trả lời: - Vĩnh Phúc là tỉnh có cả đồng bằng và vùng đồi núi, thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, Vĩnh Phúc giáp với Thủ đô Hà Nội, tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, TháI Nguyên. - Vĩnh Phúc gồm 9 đơn vị hành chính là: Thành phố Vĩnh Yên, Thị xã Phúc Yên, Huyện Lập Thạch, Vĩnh Tường, Sông Lô, Tam Đảo, Tam Dương, Bình Xuyên, Yên Lạc với tổng diện tích toàn tỉnh 1231,76km2. - Học sinh lên chỉ. - Hs dựa vào bảng số liệu thống kê trả lời. Lớp nhận xét bổ sung. - Hs theo dõi. - Hs theo dõi. Đa số là người Kinh, ngoài ra còn có các dân tộc thiểu số như Sán Dìu, Dao, Sán Chay, Cao Lan. Hs theo dõi, quan sát một số trang phục của đồng bào dân tộc ít người trong tỉnh. Hs trao đổi, trả lời. VP trước kia chủ yếu là ngành nông nghiệp. Hiện nay công nghiệp, thương mại, du lịch GTVT đang phát triển mạnh., vươn lên đứng thứ 9 trong các tỉnh thành trong cả nước về thu ngân sách.. - Hs trả lời. VP có quốc lộ 2, tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, hệ thống đường thủy sông Hồng, sông Lô thuận lợi cho giao thông và sự phát triển kinh tế của tỉnh. 3. Củng cố- dặn dò: - Nhận xét giờ học. Nhắc hs về nhà học bài.
Tài liệu đính kèm: