Giáo án Lịch sử: Hậu phương sau những năm chiến dịch biên giới

Giáo án Lịch sử: Hậu phương sau những năm chiến dịch biên giới

I.Mục tiêu:

Biết hậu phương được mở rộng và xây dựng vững mạnh :

+ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đề ra những nhiệm vụ nhằm đưa cuộc kháng chiến thắng lợi.

+ Nhân dân đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm để chuyển ra mặt trận

+Giáo dục được đẩy mạnh nhằm đào tạo cán bộ phục vụ kháng chiến.

+ Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu được tổ chức vào tháng 5- 1952 để đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước.

 

doc 4 trang Người đăng huong21 Lượt xem 842Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử: Hậu phương sau những năm chiến dịch biên giới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
Ngày dạy: 12; 16/12/2011
Lịch sử: Hậu phương sau những năm chiến dịch biên giới
I.Mục tiêu:	
Biết hậu phương được mở rộng và xây dựng vững mạnh :
+ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đề ra những nhiệm vụ nhằm đưa cuộc kháng chiến thắng lợi.
+ Nhân dân đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm để chuyển ra mặt trận
+Giáo dục được đẩy mạnh nhằm đào tạo cán bộ phục vụ kháng chiến.
+ Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu được tổ chức vào tháng 5- 1952 để đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước.
II. ĐDDH :
 - GV: Bản đồ hành chính Việt Nam. Ảnh các anh hùng tại Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc (tháng 5/1952)
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Bài cũ: (3’) Chiến thắng biên giới Thu Đông 1950. - Ta quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm mục đích gì? -Ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950?
® GV nhận xét.
2/Bài mới : Giới thiệu – ghi đề.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: (18’) Tạo biểu tượng về hậu phương ta vào những năm sau chiến dịch biên giới.
Mục tiêu: Nắm khái quát hậu phương nước ta sau chiến dịch biên giới.
- HS Hỏi đáp, thảo luận.
GV nêu tóm lược tình hình địch sau thất bại ở biên giới: quân Pháp đề ra kế hoạch nhằm xoay chuyển tình thế bằng cách tăng cường đánh phá hậu phương của ta, đẩy mạnh tiến công quân sự. Điều này cho thấy việc xây dựng hậu phương vững mạnh cũng là đẩy mạnh kháng chiến.
® GV nhận xét và chốt.
HS thảo luận theo nhóm bàn.
Đại diện 1 số nhóm báo cáo.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
Hoạt động 2: (12’) Rút ra ghi nhớ. Nắm nội dung chính của bài
- GV kết luận về vai trò của hậu phương đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 
® Rút ra ghi nhớ.
- HS lắng nghe .
3/ Củng cố dặn dò: (3’) Khắc sâu kiến thức.
- Kể tên một trong bảy anh hùng được Đại hội chọn và kể sơ nét về người anh hùng đó.
Học bài. - Chuẩn bị: “Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954)”.
- Nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm: 
Ngày dạy: 13/12/2011
Khoa học: Chất dẻo
I. Mục tiêu
-Nhận biết một số tính chất của chất dẻo.
-Nêu được một số công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.
* GDKNS : - Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin về công dụng của vật liệu.
- Kĩ năng lựa chọn vật liệu thích hợp với tình huống, yêu cầu đưa ra.
- Kĩ năng bình luận về việc sử dụng vật liệu 
+ Phương pháp : Quan sát và thảo luận theo nhóm nhỏ
II. ĐDDH :
- GV: Hình vẽ trong SGK trang 62, 63. - Đem một vài đồ dùng thông thường bằng nhựa đến lớp (thìa, bát, đĩa, áo mưa, ống nhựa, )
- HS: SGK, sưu tầm đồ dùng làm bằng chất dẻo.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Bài cũ: (3’) “ Cao su “.
Hãy nêu tính chất của cao su?
Cao su thường dùng để làm gì?
Khi sử dung đô dùng bằng cao su cần chú ý điều gì?
- GV nhận xét – cho điểm.
2/Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a. Khám phá: GV dẫn dắt vào bài
b. Kết nối :
Vật dụng ta dùng hàng ngày thường được làm bằng chất liệu gì ?
Hoạt động 1: (14’) Nói về hình dạng, độ cứng của một số sản phẩm được làm ra từ chất dẻo.
- Kĩ năng bình luận về việc sử dụng vật liệu .
* Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Yêu cầu nhóm trường điều khiển các bạn cùng quan sát một số đồ dùng bằng nhựa được đem đến lớp, kết hợp quan sát các hình trang 58 SGK để tìm hiểu về tính chất của các đồ dùng được làm bằng chất dẻo.
*Bước 2: Làm việc cả lớp. 
Giáo viên nhận xét, chốt ý.
Học sinh thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
c. Thực hành:
Hoạt động 2: (12’) : Nêu tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.
- Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin về công dụng của vật liệu .
*Bước 1: Làm việc cá nhân. 
GV yêu cầu HS đọc nội dung trong mục bạn cần biết ở trang 65/ SGK để trả lời các câu hỏi cuối bài.
*Bước 2: Làm việc cả lớp. 
GV gọi một số HS lần lượt trả lời từng câu hỏi .
GV chốt:
Học sinh đọc.
- HS lần lược trả lời 
Lớp nhận xét.
d. Vận dụng : (3’) - GV cho HS thi kể tên các đồ dùng được làm bằng chất dẻo. Trong cùng một khoảng thời gian, nhóm nào viết được tên nhiều đồ dùng bằng chất dẻo là nhóm đó thắng.
GV nhận xét. - Học ghi nhớ. - Chuẩn bị: Tơ sợi. Nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm: 
Ngày dạy: 14;16/12/2011
Địa lý : Ôn tập 
I. Mục tiêu:
-Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản.
-Chỉ trên bản dồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của nước ta.
-Biết hệ thống hoá các kiền thức đã học về dịa lí tự nhiên VN ở mức độ đơn giản: đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng.
-Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Bài cũ: (3’) “Thương mại và du lịch”. – GV nhận xét, đánh giá.
2/Bài mới : Giới thiệu – ghi đề.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: (8’) Tìm hiểu về các dân tộc và sự phân bố.
- HS Thảo luận, bút đàm, hỏi đáp
+ Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
+ Dân tộc nào có số dân đông nhất?
+ Họ sống chủ yếu ở đâu?
+ Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu?
® GV chốt: Nước ta có 54 dân tộc, dân tộc kinh chiếm đa số, sống ở đồng bằng, dân tộc ít người sống ở miền núi và cao nguyên.
- HS trả lời
- HS khác, nhận xét bổ sung
Hoạt động 2: (8’) Các hoạt động kinh tế.
Động não, bút đàm, giảng giải.
GV đưa ra hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, HS thảo luận nhóm đôi trả lời.
- Chỉ có khoảng 1/4 dân số nước ta sống ở nông thôn, vì đa số dân cư làm công nghiệp.
GV tổ chức cho học sinh sửa bảng Đ – S.
- HS thảo luận nhóm
HS sửa bài.
Hoạt động 3: (14’) Ôn tập về các thành phố lớn, cảng và trung tâm thương mại
* Bươc 1: GV phát mỗi nhóm bàn lược đồ câm yêu cầu HS thực hiện 
GV sửa bài, nhận xét.
* Bước 2: Từ lược đồ sẵn ở trên bảng GV hỏi nhanh 2 câu sau để HS trả lời.
GV chốt, nhận xét.
Thảo luận nhóm.
- HS tiến hành làm bài
- HS khác nhận xét
3/ Củng cố dặn dò: (3’) Kể tên một số tuyến đường giao thông quan trọng ở nước ta? Kể một số sản phẩm của ngành công nghiệp và thủ công nghiệp?
Dặn dò: Ôn bài. - Chuẩn bị: Châu Á. - Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm: 
Ngày dạy: 15/12/2011
Khoa học: Tơ sợi
I. Mục tiêu: 
-Nhận biết một số tính chất của tơ sợi.
-Nêu được một số công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng tơ sợi.
-Phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
*BVMT: GDHS Không đốt , vứt tơ sợi bừa bãi
*GDKNS: - Kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm.
-Kĩ năng bình luận về cách làm và các kết quả quan sát.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề.
+Phöông phaùp : - Thí ngiệm theo nhóm nhỏ
II. ĐDDH : Hình vẽ trong SGK trang 66 . - Đem đến lớp các loại tơ sợi tự nhiên và nhân tạo hoặc sản phẩm được dệt ra từ các loại tơ sợi đó, đồ dùng đựng nước, bật lửa hoặc bao diêm.
III. Các hoạt động dạy học :
1/ Bài cũ: (3’) -Chất dẻo làm ra từ vật liệu nào? Nó có tính chất gì?
2/Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a. Khám phá :
Em biết những vật dụng gì được làm bằng tơ sợi ?
Em có biết tơ sợi được sản xuất như thế nào không ?
b. Kết nối :
Hoạt động 1: (10’) Kể tên một số loại tơ sợi.
 * Bước 1: Làm việc theo nhóm.
GV cho HS quan sát, trả lời câu hỏi SGK.
 * Bước 2: Làm việc cả lớp.
→ GV nhận xét.
- GV chốt: Có nhiều loại tơ sợi khác nhau làm ra các loại sản phẩm khác nhau. Có thể chia chúng thành hai nhóm: Tơ sợi tự nhiên (có nguồn gốc từ thực vật hoặc từ động vật) và tơ sợi nhân tạo (có nguồn gốc từ chất dẻo )
- Nhóm trưởng điều khiển
- Đại diện mỗi nhóm trình bày
- Nhóm khác bổ sung.
+c. Thực hành :
Hoạt động 2: (10’) Làm thực hành phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo
-Kĩ năng bình luận về cách làm và các kết quả quan sát.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề.
+Phương pháp : - Thí ngiệm theo nhĩm nhỏ .
* Bước 1: Làm việc theo nhóm.
* Bước 2: Làm việc cả lớp.
GV chốt ý:
+ Tơ sợi tự nhiên: Khi cháy tạo thành tàn tro .
+ Tơ sợi nhân tạo: Khi cháy thì vón cục lại .
- Nhóm thực hành
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Nhóm khác nhận xét
Hoạt động 3: (6’) Nêu được đặc điểm nổi bật của sản phẩm làm ra từ một số loại tơ sợi.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề.
· Bước 1: Làm việc cá nhân.
· Bước 2: Làm việc cả lớp.
GV gọi một số HS chữa bài tập. àGV chốt.
HS trả lời.
- HS nhận xét
d. Vận dụng : (3’) – Nhắc HS vận dụng những hiểu biết đã học vào thực tế cuộc sống 
Xem lại bài + học ghi nhớ.
Chuẩn bị: “Ôn tập kiểm tra HKI”. Nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docKhoaSuDiaSoan CKTKNSBVMT tuan 16.doc