Giáo án Lịch sử lớp 5

Giáo án Lịch sử lớp 5

I. MỤC TIÊU:

Học xong bài này, HS biết:

- Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược Nam Kì

- Với lòng yêu nước, Trương Định đã không tuân theo lệnh vua, kiên quyết ở lại cùng nhân dân chống quân Pháp xâm lược.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Hình trong SGK phóng to (nếu có thể)

- Bản đồ Hành chính Việt Nam

- Phiếu học tập của HS

 

doc 45 trang Người đăng huong21 Lượt xem 766Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hơn tám mươi năm chống thực dân pháp
 xâm lược và đô hộ (1858 - 1945)
Bài 1: 
Bình tây đại nguyên soái trương định
I. Mục tiêu:
Học xong bài này, HS biết:
- Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược Nam Kì
- Với lòng yêu nước, Trương Định đã không tuân theo lệnh vua, kiên quyết ở lại cùng nhân dân chống quân Pháp xâm lược.
II. Đồ dùng dạy học
- Hình trong SGK phóng to (nếu có thể)
- Bản đồ Hành chính Việt Nam
- Phiếu học tập của HS
III. - Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
* Hoạt động 1: (làm việc cả lớp)
- GV giới thiệu bài và kết hợp dùng bản đồ để chỉ địa danh Đà Nẵng, 3 tỉnh miền Đông và 3 tỉnh miền Tây Nam Kì
+ Sáng 1 - 9 - 1858, thực dân Pháp chính thức nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Tại đây, quân Pháp đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của quân và dân ta nên chúng không thực hiện được kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh. 
+ Năm sau thực dân Pháp phải chuyển hướng, đánh vào Gia Định. Nhân dân Nam Kì khắp nơi đứng lên chống Pháp xâm lược, đáng chú ý nhất là phong trào kháng chiến của nhân dân dưới sự chỉ huy của Trương Định.
- GV giao nhiệm vụ học tập cho HS:
+ Khi nhận được lệnh của triều đình có điều gì làm cho Trương Định phải băn khoăn, suy nghĩ? 
+ Trước những băn khoăn đó, nghĩa quân và dân chúng đã làm gì?
+ Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân?
* Hoạt động 2: (Làm việc theo nhóm)
Có thể yêu cầu HS làm việc với phiếu học tập, chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm giải quyết một ý
Gợi ý trả lời:
ý 1: Năm 1862, giữa lúc phong trào kháng chiến của nhân dân ta đang dâng cao, thực dân Pháp gặp nhiều khó khăn và lúng túng, thì triều đình nhà Nguyễn với tư tưởng cầu hoà, vội vã kí hiệp ước, trong đó có điều khoản: Nhường 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hoà) cho thực dân Pháp. Triều đình nhà Nguyễn cũng dùng nhiều biện pháp nhằm chấm dứt phong trào chống Pháp ở 3 tỉnh miền Đông. Để tách Trương Định ra khỏi phong trào đấu tranh của nhân dân, triều đình đã thăng chức cho ông làm Lãnh binh An Giang (1 trong 3 tỉnh miền Tây Nam Kì là Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) và yêu cầu ông phải đi nhận chức ngay. Trong SGK đã nêu rõ băn khoăn, suy nghĩ của Trương Định khi nhận được lệnh của vua ban xuống. Giữa lệnh vua và lòng dân, Trương Định chưa biết hành động như thế nào cho phải lẽ. Cần lưu ý rằng: dưới chế độ phong kiến, không tuân lệnh vua là phạm tội lớn nhất (tội khi quân, phản nghịch), sẽ bị trừng trị.
ý 2: Nghĩa quân và nhân dân suy tôn Trương Định làm “Bình Tây Đại Nguyên soái” 
ý 3: Cảm kích trước tấm lòng của nghĩa quân và dân chúng, Trương Định đã không tuân lệnh vua, ở lại cùng nhân dân chống giặc Pháp
* Hoạt động 3 (Làm việc cả lớp)
GV cho đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của mình. 
* Hoạt động 4: (Làm việc cả lớp)
GV nhấn mạnh những kiến thức cần nắm được theo 3 ý đã nêu; sau đó, đặt vấn đề thảo luận chung cả lớp: 
- Em có suy nghĩ như thế nào trước việc Trương Định không tuân lệnh triều đình, quyết tâm ở lại cùng nhân dân chống Pháp? 
- Em biết gì thêm về Trương Định? 
- Em có biết đường phố, trường học nào mang tên Trương Định?
IV. Thông tin tham khảo
- Trương Định sinh năm 1820, ở Bình Sơn (nay thuộc huyện Sơn Tịnh), Quảng Ngãi, là con của Lãnh binh Trương Cầm. Trương Định theo cha vào Nam giữa thời Thiệu Trị (1841 - 1847). Khi Trương Cầm làm Lãnh binh Gia Định, Trương Định đã chiêu mộ dân nghèo khai hoang lập đồn điền, được phong chức Quản cơ, nên còn được gọi là Quản Định.
- Giữa lúc phong trào kháng chiến của nhân dân dâng cao, Pháp đang lúng túng trước thất bại ở Mê-Hi-Cô và trong cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc, Việt Nam, thì triều đình nhà Nguyễn lại vội vã kí hoà ước, nhường b3 tỉnh miền Đông Nam Kì cho thực dân Pháp. Chính thực dân Pháp cũng phải thừa nhận: “May mắn thay, đang lúc phải đón đợi lấy một tình thế xấu, thì triều đình nhà Nguyễn lại yêu cầu kí hoà ước”.
- Trong khi Trương Định đang chuẩn bị kế hoạch chiếm lại căn cứ Tân Hoà (Gò Công), thì ngày 20 - 8 -1864, giặc Pháp đã cho tên phản bội Huỳnh Công Tấn - Trước kia đã từng dưới quyền Trương Định - đem quân lính vây đánh bất ngờ. Trong cuộc chiến đấu quyết liệt, Trương Định bị thương nặng, ông đã rút gươm tự sát, khi đó ông mới 44 tuổi. Nghe tin Trương Định mất, Nguyễn Đình Chiểu vô cùng cảm kích, đã viết một bài văn tế Trương Định và 12 bài thơ về người anh hùng đã khuất
bài 2:
Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước
I. Mục tiêu:
Học xong bài này, HS biết
- Những đề nghị chủ yếu để canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ
- Nhân dân đánh giá về lòng yếu nước của Nguyễn Trường Tộ như thế nào?
II.Đồ dùng dạy học
Hình trong SGK
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
* Hoạt động 1: (làm việc cả lớp)
- GV giới thiệu bài mới nhằm nêu được :
+ Bối cảnh nước ta sau thế kỉ XIX
+ Một số người có tinh thần yêu nước, muốn làm cho đất nước giàu mạnh để tránh hoạ xâm lăng (trong đó có Nguyễn Trường Tộ)
- GV nêu nhiệm vụ học tập của HS
+ Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ là gì?
+ Những đề nghị đó được triều đình thực hiện không? Vì sao?
+ Nêu cảm nghĩ của em về Nguyễn Trường Tộ
* Hoạt đông 2: (Làm việc theo nhóm)
GV tổ chức cho HS thảo luận, trả lời các câu hỏi trên
Gợi ý trả lời
ý 1:
+ Mở rộng quan hệ ngoại giao buôn bán với nhiều nước
+ Thuê chuyên gia nước ngoài giúp ta phát triển kinh tế
+ Mở trường dạy cách đóng tàu, đúc súng, sử dụng máy móc,...
ý 2: 
+ Triều đình bàn luận không thống nhất, vua Tự Đức cho rằng không cần nghe theo Nguyễn Trường Tộ
+ Vì vua quan nhà Nguyễn bảo thủ
ý 3: 
+ Nguyễn Trường Tộ có lòng yêu nước, muốn canh tân hát triển đất nước
+ Khâm phục tinh thần yêu nước cuả Nguyễn Trường Tộ
* Hoạt động 3: (làm việc cả lớp)
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- GV có thể trình bày thêm về lí do triều đình không muốn canh tân đất nước
Gợi ý:
Vua quan nhà Nguyễn lạc hậu, không thể hiện được những thay đổi ở các nước trên thế giới. Ngay cả những sự việc như: đèn treo ngược. không có dầu vẫn sáng (đèn điện); xe đạp 2 bánh chuyển động rất nhanh mà không bị đổ,... vua quan nhà Nguyễn vẫn không tin điều đó là sự thật. Triều đình nhà Nguyễn bảo thủ, không muốn có sự thay đổi. Vua Tự Đức cho rằng: Không cần nghe theo Nguyễn Trường Tộ, những phương pháp cũ đã đủ để điều kiển quốc gia rồi.
* Hoạt động 4: (làm việc cả lớp)
- GV có thể nêu câu hỏi: Tại sao Nguyễn Trường Tộ lại được đời sau kính trọng?
- GV tổ chức thảo luận để HS nhận thức được: Trước hoạ xâm lăng bên cạnh những người Việt Nam yêu nứơc cầm vũ khí lên chống Pháp như: Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân,... còn có những người đề nghị canh tân đất nước, mong muốn dân giàu, nước mạnh như Nguyễn Trường Tộ.
IV. Thông tin tham khảo:
- Người đời sau trách vua Tự Đức trong suốt 36 năm ngự trị ngai vàng (1848 - 1883) chỉ biết tập trung vào xướng hoạ thơ văn, không am hiểu tình hình quốc tế:
“ Trong nước chỉ mơ thơ Lí, Đỗ
Ngoài vòng nào biết chuyện Anh, Nga”
- Người Pháp nói về vua Tự Đức:
	Vị vua này có thể làm được gì, một khi ông ta sống thu mình trong cung cấm, chỉ tiếp xúc với các thân vương và một vài đại thần, chỉ ra ngoài khi đi săn bắn, để tế Trời, hay thăm các lăng mộ tổ tiên? Trên đường đi của ông ta, trẻ em đều phải tránh xa, người lờn thì quỳ xuống đất, mặt cúi gằm; ông ta chỉ nhìn, chỉ nghe qua Hội Đòng cơ mật của ông ta. Ông có thể quan tâm tới các việc của quốc gia, nhưng chính do cách sống như vậy mà ông ta bị đặt trong tình trạng không có khả năng cai trị thực tế.
	- Đánh giá về Nguyễn Trường Tộ
	Dù rằng những đề nghị cải cách lúc ấy chưa từng toàn diện hoặc mới phỏng theo những điều tai nghe mắt thấy ở các nước phương Tây, nhưng đều xuất phát từ lòng mong mỏi được phụng sự tổ quốc, muốn tìm biện pháp giải nguy cho đân tộc. Nhiều kiến nghị của Nguyễn trường Tộ không phải là không có cơ sở để thực hiện, nhưng đều bị triều đình cư tuyệt. Tự Đức phê “Nguyễn Trường Tộ quá tin vào những lời y đề nghị... Tại sao lại thúc giục nhiều đến thế, khi mà các phương pháp cũ của trãm đã dủ để điều khiển quốc gia rồi ?”
Lịch sử : Cuộc phản công kinh thành huế
I. Mục tiêu:
Học xong bài này HS biết:
- Cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại yêu nước tổ chức, đã mở đầu cho phong trào Cần Vương (1885 - 1896)
- Trân trọng, tự hào về truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc.
II. Đồ dùng học tập
- Lược đồ kinh thành Huế năm 1885
- Bản đồ hành chính Việt Nam
- Hình trong SGK
- Phiếu học tập của HS
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
* Hoạt động 1: (làm việc cả lớp)
	- GV trình bày một số nét chính về triều đình nước ta sa u khi triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp hiệp ước Pa - tơ - nốt (1884), công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn đất nước ta. tuy triều đình đầu hàng nhưng nhân dân ta không chịu khuất phục. Lúc này các quan lại trí thức nhà Nguyễn đã phân hoá thành 2 phái: phái chủ chiến và phái chủ hoà
- GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
+ Phân biệt điểm khác nhau về chủ trương của phái chủ chiến và phái chủ hoà trong triều đình nhà Nguyễn
+ Tôn Thất Thuyết đã làm gì để chống thực dân Pháp?
+ Tường thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế
+ ý nghĩa của cuộc phản công ở kinh thành Huế
* Hoạt động 2: (làm việc theo nhóm)
- GV tổ chức cho HS thảo luận về các nhiệm vụ học tập
- Gợi ý trả lời
+ Phái chủ hoà chủ trương với Pháp; phái chủ chiến chủ trương chống Pháp
+ Tôn Thất Thuyết lập căn cứ kháng chiến
+ Tường thuật lại cuộc diễn biến theo các ý: thời gian, hành động của Pháp, tinh thầnh quyết tâm chống Pháp của phái củ chiến
+ Điều này thể hiện lòng yêu nước của một bộ phận quan lại trong triều đình Nguyễn, khích lệ nhân dân đấu tranh chông Pháp
* Hoạt động 3: (làm việc cả lớp)
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- GV nhấn mạnh thêm:
+ Tôn Thất Thuyết quyết địng đưa Hàm Nghi và đoàn tuỳ tùng lên vùng rừng núi Quảng Trị (trong xã hội phong kiến, việc đưa vua và đoang tuỳ tùng ra khỏi kinh thành là một sự kiện hết sức quan trọng).
+ Tại căn cứ kháng chiến, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi thảo chiếu “Cần Vương”, kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua đánh Pháp
+ Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu; giới thiệu hình ảnh một số nhân vật lịch sử (kết hợ sử dụng bản đồ)
* Hoạt động 4: (làm việc cả lớp)
- GV nhấn mạnh những kiến thức cơ bản của bài
- GV đặt câu hỏi: Em biết gì thêm về phong trào Cần Vương?
Hoặc: Em biết ở đâu có đườ ... mang tính chiến lược: đế Quốc Mĩ phải rút khỏi miền Nam Việt Nam.
* Hoạt động 4 (làm việc cả lớp)(5')
- GV nhắc lại câu thơ chúc tết năm 1969 của Bác Hồ:
“Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mĩ cút, đánh cho nguỵ nhào”
Từ đó lưu ý: Hiệp định Pa-ri đã đánh dấu một thắng lợi lịch sử có ý nghĩa chiến lược: chúng ta đã “đánh cho Mĩ cút”, để sau đó 2 năm, vào mùa xuân năm 1975 lại “đánh cho nguỵ nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Nam, hoàn thành thống nhất đất nước.
Lịch sử : (Tiết 28)
tiến vào dinh độc lập
i – mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Chiến dịch Hồ Chí Minh, chiến dịch cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, đỉnh cao của cuộc Tổng tiến công giải phóng miền Nam bắt đầu ngày 26 – 4 – 1975 và kết thúc bằng sự kiện quân ta đánh chiếm dinh độc lập.
- Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, chấm dứt 21 năm chiến đấu, hi sinh của dân tộc ta, mở ra thời kỳ mới: miền Nam được giải phóng, đất nước được thống nhất.
II- đồ dùng dạy học:
- Lược đồ để chỉ các địa danh ở miền Nam được giải phóng năm 1975.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
* Hoạt động 1 (làm việc cả lớp) (5')
GV nêu các ý sau để vào bài học:
+ Sau Hiệp địn Pa-ri, trên chiến trường miền Nam, thế và lực của ta ngày càng hơn hẳng kẻ thù. Đầu năm 1975, khi thời cơ xuất hiện, Đảng ta quyết định tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, bắt đầu từ ngày 4-3-1975.
+ Sau 30 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, quân dân ta đã giải phóng cho toàn bộ Tây Nguyên và cả dải đất miền Trung (kết hợp sử dụng lược đồ).
+ 17 giờ ngày 26-4-1975, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử nhằm giải phóng Sài Gòn bắt đầu.
- GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
+ Thuật lại sự kiện tiêu biểu của chiến dịch giải phóng Sài Gòn.
+ Nêu ý nghĩa lịch sử của ngày 30-4-1975.
* Hoạt động 2 (Làm việc cả lớp) (12')
- GV nêu câu hỏi: Sự kiện quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập diễn ra như thế nào?
- GN nên tường thuật sự kiện này và nêu câu hỏi cho HS: Sự kiện quân ta tiến vào Dinh Độc Lập thể hiện điều gì?
- HS dựa vào SGK, tường thuật cảnh xe tăng quân ta tiến vào Dinh Độc Lập.
- HS đọc SGK và diễn tả lại cảnh cuối cùng khi nội các Dương Văn Minh đầu hàng.
* Hoạt động 3 (làm việc theo nhóm) (8')
- HS tìm hiểu về ý nghĩa lịch sử của chiến thắng ngày 30-4-1975.
- GV nêu câu hỏi cho các nhóm HS thảo luận và rút ra kết luận:
+ Là một trong những chiến thắng hiểm hách nhất trong lịch sử dân tộc (như Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên Phủ).
+ Đánh tan quân xâm lược và quân đội Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, chấm dứt 21 năm chiến tranh.
+ Từ đây, hai miền, Bắc được thống nhất.
* Hoạt động 4 (làm việc cả lớp) (5')
- GV nêu lạinhiệm vụ giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Nhấn mạnh ý nghĩa của cuộc kháng chiến Mĩ cứu nước.
- HS kể về con người, sự việc trong đại thắng mùa xuân 1975 (gắn với quê hương).
xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước
(từ 1975 đến nay)
Lịch sử (Tiết 29)
hoàn thành thống nhất đất nước
i – mục tiêu:
Học xong bài này, HS biết:
- Những nét chính về cuộc bầu cử và kì họp đầu tiên của Quốc hội khoá VI (Quốc hội thống nhất), năm 1976.
- Sự kiện này đánh dấu đất nước ta sau 30 năm lại được thống nhất về mặt nhà nước.
II- đồ dùng dạy học:
- ảnh tư liệu về cuộc bầu cử và kì họp Quốc hội khoáVI, năm 1976.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
* Hoạt động 1 (làm việc cả lớp) (6')
- HS nhắc lại bài cũ: Sự kiện ngày 30-4-1975 và ý nghĩa lịch sử của ngày đó.
- GV trình bày: Từ trưa 30-4-1975, miền Nam đã được giải phóng, đất nước ta được thống nhất về lãnh thổ. Nhưng chúng ta chưa có một nhà nước chung do nhân dân cả nước bầu ra. Nhiệm vụ đặt ra là phải thống nhất về mặt nhà nước, tức là phải lập ra Quốc hội chung trong cả nước.
- GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
+ Cuộc bầu cử Quốc hội thống nhất (Quốc hội khoá VI) diễn ra như thế nào?
+ Những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên Quốc hội khoá VI.
+ ý nghĩa của cuộc bầu cử và kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá VI.
* Hoạt động 2 (Làm việc theo nhóm) (7')
- GV nêu thông tin về cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước ta (6-1-1946), từ đó nhấn mạnh ý nghĩa của lần bầu cử Quốc hội khoá VI.
- Nêu rõ không khí tưng bừng của cuộc bầu cử Quốc hội khoá VI.
* Hoạt động 3 (làm việc theo nhóm) (6')
Tìm hiểu những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên Quốc hội khoá VI, năm 1976.
Các nhóm trao đổi, tranh luận đi tới thống nhất các ý: tên nước, quy định Quốc kì, Quốc ca, Quốc huy, chọn Thủ đô, đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định, bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Chính phủ.
* Hoạt động 4 (làm việc cả lớp) (7')
- HS thảo luận làm rõ ý: những quyết định của kì họp đầu tiên Quốc hội khoá VI thể hiện điều gì? (sự thống nhất đất nước).
- GV nhấn mạnh: Việc bầu Quốc hội thống nhất và kì họp đầu tiên của Quốc hội thống nhất có ý nghĩa lịch sử trọng đại. Từ đây nước ta có bộ máy Nhà nước chung thống nhất, tạo điều kiện để cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội.
* Hoạt động 5 (làm việc cả lớp) (5')
- GV nhấn mạnh ý nghĩa lịch sử của Quốc hội khoá VI.
- HS nêu cảm nghĩ về cuộc bầu cử Quốc hội khoá VI và kì họp đầu tiên của Quốc hội thống nhất.
Lịch sử :(Tiết 30)
xây dựng nhà máy thuỷ điện hoà bình
i – mục tiêu:
Học xong bài này, HS biết:
- Việc xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình nhằm đáp ứng yêu cầu của cách mạng lúc đó.
- Nhà máy Thủy điện Hoà Bình là sự kết quả của sự lao động sáng tạo, quên mình của cán bộ, công nhân hai nước Việt - Xô.
- Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là một trong những thành tựu nổi bật của công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta trong 20 năm sau khi đất nước thống nhất.
II- đồ dùng dạy học:
- ảnh tư liệu về Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình.
- Bản đồ Hành chính Việt Nam (để xác định địa danh Hoà Bình)
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
* Hoạt động 1 (làm việc cả lớp) (5')
- GV giới thiệu bài:
+ Nêu đặc điểm của đất nước ta sau năm 1975 là: Cả nước cùng bước vào công cuộc xây dựng CNXH. Trong quá trình đó, mọi hoạt động sản xuất và đời sống rất cần điện. Một trong những công trình xây dựng vĩ đại kéo dài suốt 15 năm là công trình xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình.
- GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
+ Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình được xây dựng năm nào? ở đâu? Trong thời gian bao lâu?
+ Trên công trường xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, công nhân Việt Nam và chuyên gia Liên Xô đã làm việc với tinh thần như thế nào?
+ Những đóng góp của Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình đối với đất nước ta.
* Hoạt động 2 (Làm việc theo nhóm) (7')
- HS thảo luận các ý:
+ Nhà máy được chính thức khởi công xây dựng tổng thể vào ngày 6-11-1979 (ngày 7-11 là ngày kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga).
Lưu ý: Sở dĩ phải dùng từ “chính thức” bởi vì từ năm 1971 đã có những hoạt động đầu tiên, ngày càng tăng tiến, chuẩn bị cho việc xây dựng nhà máy. Đó là hàng loạt công trình được chuẩn bọ: kho tàng, bến bãi, đường sá, các nhà máy sản xuất vật liệu, các cơ sở sửa chữa máy móc. Đặc biệt là xây dựng các khu chung cư lớn bao gồm nhà ở, cửa hàng, trường học, bệnh viện cho 35000 công nhân xây dựng và gia đình họ.
+ Nhà máy được xây dựng trên sông Đà, tại thị xã Hoà Bình (yêu cầu HS chỉ trên bản đồ).
+ Sau 15 năm thì hoàn thành (từ năm 1979 đến năm 1994), nhưng có thể nói là sau 23 năm, từ năm 1971 đến năm 1994, tức là lâu dài hơn cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
* Hoạt động 3 (làm việc theo nhóm và cả lớp) (7')
- HS đọc SGK, làm việc theo nhóm.
- Thảo luận chung cả lớp về nhiệm cụ học tập, đi tới các ý sau:
+ Suốt ngày đêm có 35000 người và hàng nghìn xe cơ giới làm việc hối hả trong những điều kiện khó khăn, thiếu thốn (trong đó có 800 kĩ sư, công nhân bậc cao của Liên Xô).
+ Tinh thần thi đua lao động, sự hi sinh quên mình của những người công nhân xây dựng.
- GV nhấn mạnh: Sự hi sinh tuổi xuân, cống hiến sức trẻ và tài năng cho đất nước của hàng nghìn cán bộ công nhân hai nước, trong đó có 168 người đã hi sinh vì dòng điện mà chúng ta đang dùng hôm nay. Ngày nay, đến thăm Nhà máy Thủy điện Hoà Bình, chúng ta sẽ thấy đài tưởng niệm, tưởng nhớ đến 168 người, trong đó có 11 công dân Liên Xô, đã hi sinh trên công trường xây dựng.
* Hoạt động 4 (làm việc cá nhân và cả lớp) (6')
- HS đọc SGK, nêu ý chính vào phiếu học tập.
- Thảo luận, đi tới các ý sau:
+ Hạn chế lũ lụt cho đồng bằng Bắc Bộ (chỉ bản đồ, nếu có thời gian, trình bày về những cơn khủng khiếp ở đồng bằng Bắc Bộ).
+ Cung cấp điện từ Bắc vào Nam, từ rừng núi đến đồng bằng, nông thôn đến thành phố, phục vụ cho sản xuất và đời sống.
+ Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là công trình tiêu biểu đầu tiên, thể hiện thành quả của công cuộc xây dựng CNXH.
* Hoạt động 5 (làm việc cả lớp) (5')
- GV nhấn mạnh ý: Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là thành tựu nổi bật trong 20 năm, sau khi thống nhất đất nước.
- HS nêu cảm nghĩ sau khi học bài này (lưu ý tinh thần lao động của kĩ sư, công nhân).
- HS nêu một số nhà máy thuỷ điện lớn của dất nước đã và đang được xây dựng.
Lịch sử : (Tiết 33)
ôn tập 
lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ xix đến nay
i – mục tiêu:
Học xong bài này, HS biết:
- Nội dung chính của thời kì lịch sử nước ta từ năm 1858 đến nay.
- ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám 1945 và đại thắng mùa xuân năm 1975.
II- đồ dùng dạy học:
- Bản đồ Hành chính Việt Nam (để chỉ đạ danh liên quan đến các sự kiện được ôn tập).
- Tranh, ảnh, tư liệu liên quan tới kiến thức các bài.
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
* Hoạt động 1 (làm việc cả lớp) 
- GV dùng bảng phụ, HS nêu ra bốn thời kì lịch sử đã học:
+ Từ năm 1858 đến năm 1945.
+ Từ năm 1945 đến năm 1954.
+ Từ năm 1954 đến năm 1975.
+ Từ năm 1975 đến nay.
- GV chốt lại yêu cầu HS nắm được những mốc quan trọng.
* Hoạt động 2 (Làm việc theo nhóm)
- Chia lớp thành 4 nhóm học tậo. Mỗi nhóm nghiên cứu, ôn tập một thời kì, theo 4 nội dung:
+ Nội dung chính của thời kì.
+ Các niên đại quan trọng.
+ Các sự kiện lịch sử chính.
+ Các nhân vật tiêu biểu.
(GV sử dụng kết quả các bài ôn tập 11, 18, 29)
Sau đó tổ chức học chung cả lớp:
- Các nhóm báo cáo kết quả học tập trước lớp. Các nhóm khác và cá nhân nêu ý kiến, thảo luận. GV bổ sung.
* Hoạt động 3 (làm việc theo nhóm và cả lớp)
- GV nêu ngắn gọn: Từ sau năm 1975, cả nước cùng bước vào công cuộc xây dựng CNXH. Từ năm 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã tiến hành công cuộc đổi mới và thu được nhiều thành tựu quan trọng, đưa nước ta bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
 Lịch sử (Tiết 34)
	Ôn tập cuối kì II
I. Mục tiêu:
Ôn tập củng cố

Tài liệu đính kèm:

  • docLICH SU 5.doc