Giáo án Lịch sử lớp 5 - Tiết 19 đến tiết 33

Giáo án Lịch sử lớp 5 - Tiết 19 đến tiết 33

Bài dạy : CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (7-5-1954).

I. Mục tiêu:

- Tường thuật sơ lược diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ, ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ.

 - Biết tinh thần chiến đấu anh dũng cfủa bộ đội ta trong chiến dịch: Tiêu biểu là anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai

- Nêu sơ lược diễn biến và ý nghĩa chiến dịch Điện Biên Phủ.

- Giáo dục lòng yêu nước, tự hào tinh thần chiến đấu của nhân dân ta.

II. Chuẩn bị:

+ GV: Bản đồ hành chính VN. Lược đồ phóng to. Tư liệu về chiến dịch ĐBP, PHT

+ HS: Chuẩn bị bài. Tư liệu về chiến dịch.

 

doc 33 trang Người đăng hang30 Lượt xem 610Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử lớp 5 - Tiết 19 đến tiết 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 19
Tiết : 19
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn : Lịch sử
 Ngày dạy :
 Ngày soạn :
Bài dạy : CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (7-5-1954).
I. Mục tiêu:
- Tường thuật sơ lược diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ, ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ.
 - Biết tinh thần chiến đấu anh dũng cfủa bộ đội ta trong chiến dịch: Tiêu biểu là anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai
- Nêu sơ lược diễn biến và ý nghĩa chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Giáo dục lòng yêu nước, tự hào tinh thần chiến đấu của nhân dân ta.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Bản đồ hành chính VN. Lược đồ phóng to. Tư liệu về chiến dịch ĐBP, PHT
+ HS: Chuẩn bị bài. Tư liệu về chiến dịch.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới.
Hãy nêu sự kiện xảy ra sau năm 1950?
Giáo viên nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu bài mới: 
Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954).
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Tạo biểu tượng của chiến dịch Điện Biên Phủ.
Mục tiêu: Học sinh nắm sơ lược diễn biến, ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ.
Phương pháp: Thảo luận, giảng giải.
Giáo viên nêu tình thế của Pháp từ sau thất bại ở chiến dịch Biên giới đến năm 1953. (Giáo viên chỉ trên bản đồ địa điểm Điện Biên Phủ)
Nội dung thảo luận:
Điện Biên Phủ thuộc tình nào? Ở đâu? Có địa hình như thế nào?
Tại sao Pháp gọi đây là “Pháo đài khổng lồ không thể công phá”.
Mục đích của thực dân Pháp khi xây dựng pháo đài Điện Biên Phủ?
® Giáo viên nhận xét ® chuyển ý.
Thảo luận nhóm bàn.
Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu và kết thúc khi nào?
Nêu diễn biến sơ lược về chiến dịch Điện Biên Phủ?
® Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu theo các ý.
v	Hoạt động 2: Làm bài tập.
Mục tiêu: Rèn kỹ năng nắm sự kiện lịch sử.
Phương pháp: Thực hành , thảo luận.
Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập theo nhóm.
v	Hoạt động 3: Củng cố. 
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức.
Phương pháp: Vấn đáp, động não.
Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ?
® Giáo viên nhận xét + tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Học bài.
Chuẩn bị: “Ôn tập: 9 năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc.”
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh nêu.
Hoạt động lớp, nhóm.
Học sinh đọc SGK và thảo luận nhóm đôi.
Thuộc tỉnh Lai Châu, đó là 1 thung lũng được bao quanh bởi rừng núi.
Pháp tập trung xây dựng tại đây 1 tập đoàn cứ điểm với đầy đủ trang bị vũ khí hiện đại.
Thu hút lực lượng quân sự của ta tới đây để tiêu diệt, đồng thời coi đây là các chốt để án ngữ ở Bắc Đông Dương.
Học sinh thảo luận theo nhóm bàn.
® 1 vài nhóm nêu (có chỉ lược đồ).
® Các nhóm nhận xét + bổ sung.
Hoạt động cá nhân.
Học sinh nêu.
Học sinh nêu.
Học sinh lập lại (3 lần).
:.................. 
Tuần : 20
Tiết : 20
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn : Lịch sử
 Ngày dạy :
 Ngày soạn :
Bài dạy : ÔN TẬP: CHÍN NĂM KHÁNG CHIẾN BẢO VỆ
ĐỘC LẬP DÂN TỘC (1945-1954)
I. Mục tiêu:
- Biết sau cách mạng tháng tám nhân dân ta phải đương đầu 3 thứ giặc “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”.
- Thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất trong chín năm kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược:
- Nêu được các sự kiện tiêu biểu trong giai đoạn 1945 – 1954, rèn kỹ năng tổng kết theo niên đại các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn lịch sử này.
- Giáo dục học sinh lòng tự hào dân tộc, yêu quý và giữ gìn quê hương.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Bản đồ hành chính Việt Nam, phiếu học tập.
+ HS: Chuẩn bị bài.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954).
Nêu diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ?
Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ?
® Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu bài mới: Ôn tập.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Ôn tập.
Mục tiêu: Củng cố kiến thức có liên quan trong giai đoạn 1945 – 1954.
Phương pháp: Luyện tập, hỏi đáp.
Phát phiếu học tập có nội dung sau:
Giáo viên nêu câu hỏi để học sinh nhớ lại các sự kiện lịch sử trong giai đoạn 1945 – 1954.
® Điền vào bảng trên.
+ 19/ 12 năm 1946, Trung ương Đảng và Bác Hồ đã quyết định điều gì?
Gọi học sinh đọc câu hỏi 2, 3 SGK?
Giáo viên nhận xét.
v	Hoạt động 2: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức.
Phương pháp: Động não.
Trò chơi “Ai đúng – Ai sai?”.
Giáo viên đọc nội dung câu hỏi.
Giáo viên nhận xét + Tuyên dương đội thắng.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Học bài.
Chuẩn bị: “Nước bị chia cắt”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Hoạt động lớp, cá nhân.
Học sinh trả lời và điền vào bảng trên.
Dự kiến:
Học sinh đọc ® Học sinh trả lời.
Mỗi dãy 4 em.
2 đội đưa bảng Đ – S.
:.................. 
Tuần : 21
Tiết : 21
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn : Lịch sử
 Ngày dạy :
 Ngày soạn :
Bài dạy : NƯỚC NHÀ BỊ CHIA CẮT.
I. Mục tiêu:
 - Biết đôi nét về tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954,
+ Miền Bắc được giải phóng tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội.
+ Mĩ diệm âm mưu chia cát lâu dài nước ta, tàn sát nhân dân miền Nam nhân dân ta cầm vũ khí vùng lên chống Mĩ – Diệm: thực hiện chính sách “tố cộng” , thẳng tay giết hại chiến sĩ cách mạng và những người dân vô tội.
 - Chỉ giới tuyến quân sự tạm thời trên bảng đồ 
- Học sinh hiểu được tình hình nước nhà sau khi Mỹ phá vỡ Hiệp định Giơ-ne-vơ
 - Yêu nước, tự hào dân tộc.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Bản đồ hành chính Việt Nam, tranh ảnh tư liệu.
+ HS: Chuẩn bị bài, tranh ảnh tư liệu.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Ôn tập.Nêu câu hỏi 
® Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu bài mới: 
Nước nhà bị chia cắt.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Tình hình nước ta sau chiến thắng Điện Biên Phủ.
Mục tiêu: Học sinh nắm tình hình đất nước.
Phương pháp: Hỏi đáp, thảo luận.
Hãy nêu các điều khoản chính của Hiệp định Giơ-ne-vơ?
Giáo viên nhận xét và chốt ý: 	Hoạt động 2: Nguyện vọng chính của nhân dân không được thực hiện.
Mục tiêu: Biết nguyên nhân nguyện vong của nhân dân lại không được thực hiện?
Phương pháp: Hỏi đáp.
® Giáo viên nhận xét + chốt.
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức.
Phương pháp: Động não, hỏi đáp.
Hãy nêu những dẫn chứng tội ác của Mỹ_Ngụy đối với đồng bào miền Nam.
Tại sao gợi sông Bên Hải, cầu Hiền Lương là giới tuyến của nỗi đau chia cắt?
Thi đua nêu câu ca dao, bài hát về sông Bến Hải, cầu Hiền Lương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Học bài.
Chuẩn bị: “Bến Tre Đồng Khởi”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
-HS trả lời
Hoạt động nhóm đôi.
Học sinh thảo luận nhóm đôi.
® Nêu nội dung chính của Hiệp định:
Sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi, thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ, đất nước ta bị chia cắt với vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Sau 2 năm, đất nước sẽ thống nhất, gia đình sẽ sum họp.
Không thực hiện được. Vì đế quốc Mỹ ra sức phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ.
Mỹ dần thay chân Pháp xâm lược miền Nam, đưa Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống, lập ra chính phủ thân Mỹ, tiêu diệt lực lượng cách mạng.
Học sinh trả lời.
Học sinh nêu.
Học sinh nêu.
Hoạt động lớp.
Học sinh nêu.
Tuần : 22
Tiết : 22
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn : Lịch sử
 Ngày dạy :
 Ngày soạn :
Bài dạy : BẾN TRE ĐỒNG KHỞI.
I. Mục tiêu:
- Biết cuối năm 1959- đ6ù năm 1960, phong trào “ Đồng Khởi” nổ ra vàthắng lợi nhiều vùng nông thôn miên Nam ( Bến Tre là nơi tiêu biểu của phong trào “Đồng Khởi”)
- Rèn kĩ năng thuật lại phong trào Đồng Khởi.
- Yêu nước, tự hào dân tộc.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Ảnh SGK, bản đồ hành chính Nam Bộ.
+ HS: Xem nội dung bài.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Nước nhà bị chia cắt.
Vì sao đất nước ta bị chia cắt?
Âm mưu phá hoạt hiệp định Giơ-ne-vơ của Mĩ – Diệm như thế nào?
Giáo viên nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu bài mới: 
Bến Tre Đồng Khởi.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Tạo biểu tượng về phong trào đồng khởi Bến Tre.
Phương pháp: Thảo luận, giảng giải
Giáo viên cho học sinh đọc SGK, đoạn “Từ đầu  đồng chí miền Nam.”
Giáo viên tổ chức học sinh trao đổi theo nhóm đôi về nguyên nhân bùng nổ phong trào Đồng Khởi.
Giáo viên nhận xét và xác định vị trí Bến Tre trên bản đồ. 
® nêu rõ: Bến Tre là điển hình của phong trào Đồng Khởi.
Tổ chức hoạt động nhóm bàn tường thuật lại cuộc khởi nghĩa ở Bến Tre.
® Giáo viên nhận xét.
v	Hoạt động 2: Ý nghĩa của phong trào Đồng Khởi.
Mục tiêu: Học sinh nắm ý nghĩa của phong trào Đồng khởi.
Phương pháp: Hỏi đáp.
Hãy nêu ý nghĩa của phong trào Đồng Khởi?
® Giáo viên nhận xét + chốt.
Phong trào đồng khởi đã mở ra thời kì mới: nhân dân miền Nam cầm vũ khí chiến đấu chống quân thù.
® Rút ra ghi nhớ.
v	Hoạt động 3: Củng cố. 
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức.
Phương pháp: Động não, hỏi đáp.
Vì sao nhân dân ta đứng lên đồng khởi?
Ý nghĩa lịch sử của phong trào Đồng Khởi?
5. Tổng kết - dặn dò: 
Học bài.
Chuẩn bị: “Nhà máy cơ khí Hà Nội – con chim đầu đàn của ngành cơ khí Việt Nam”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh trả lời.
Hoạt động nhóm đôi.
Học sinh đọc.
Học sinh trao đổi theo nhóm.
® 1 số nhóm phát biểu.
Học sinh thảo  ... ọc 
Hát 
2 học sinh 
Hoạt động nhóm.
Học sinh thảo luận nhóm 4.
(đọc sách giáo khoa ® gạch dưới các ý chính)
- Dự kiến:
- nhà máy được chính thức khởi công xây dựng tổng thể vào ngày 6/11/1979.
- Nhà máy được xây dựng trên sông Đà, tại thị xã Hoà bình.
- sau 15 năm thì hoàn thành( từ 1979 ®1994)
- Học sinh chỉ bản đồ.
 Hoạt động nhóm đôi
- Học sinh đọc SGK, thảo luận nhóm đôi, gạch dưới các ý chính.
Dự kiến
- Suốt ngày đêm có 3500 người và hàng ngàn xe cơ giới làm việc hối hả trong những điều kiện khó khăn, thiếu thốn.
- Thuật lại cuộc thi đua” cao độ 81 hay là chết!” nói lên sự hy sinh quên mình của những người xây dựng.
- Học sinh làm việc cá nhân, gạch dưới các ý cần trả lời.
- Học sinh nêu
:.................. 
Ngày Soạn
Ngày dạy LỊCH SỬ ĐIẠ PHƯƠNG: 
Tuần : 31
Tiết : 31
	MỘT SỐ LỄ HỘI CỦA TỈNH Trà Vinh
I. MỤC TIÊU: Sau bài học HS biết được :
 - 1số lễ hội của tỉnh và ý nghĩa của từng lễ hội đó.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - GV và HS sưu tầm tư liệu, hình ảnh về 1 số lễ hội của tỉnh Trà Vinh
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A/KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV gọi 3 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung chính của bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
B/BÀI MỚI:
1/Giới thiệu bài :
2/Tìm hiểu nội dung
Hoạt động 2
MỘT SỐ LỄ HỘI CỦA TỈNH Trà Vinh:
- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm để giới thiệu cho nhau nghe về các lễ hội mà các em sưu tầm được.
- HS làm việc theo nhóm 
- GV gọi đại diện nhóm lên giới thiệu trước lớp.
- Đại diện nhóm giới thiệu trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm làm tốt.
Hoạt động 3
CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
GV tổ chức cho HS thi kể chuyện về lễ hội tiêu biểu của tỉnh Trà Vinh
Tuyên dương các HS kể tốt.
Dặn HS về nhà học bài và lập bảng kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu của nước ta từ năm 1958 đến nay.
Nhận xét tiết học.
Tuần 32: 
Ngày Soạn
Ngày dạy LỊCH SỬ ĐIẠ PHƯƠNG: 
	MỘT SỐ NHÂN VẬT LỊCH SỬ CỦA TỈNH Trà Vinh
I. MỤC TIÊU: Sau bài học HS biết được :
 - 1 số nhân vật , di tích lịch sử của tỉnh Trà Vinh
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - GV và HS sưu tầm tư liệu, hình ảnh về 1 số nhân vật lịch sử, của tỉnh Trà Vinh
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A/KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV gọi 3 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung chính của bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
B/BÀI MỚI:
1/Giới thiệu bài :
2/Tìm hiểu nội dung
Hoạt động 1
MỘT SỐ NHÂN VẬT LỊCH SỬ:
- GV yêu cầu các nhóm trưởng của các nhóm tổ báo cáo kết quả sưu tầm của nhóm .
- GV cho HS các nhóm kể cho nhau nghe về các nhân vật lịch sử mà các em sưu tầm được.
- GV gọi HS kể trước lớp .
- Các nhóm trưởng lần lượt báo cáo.
- HS trong nhóm lể cho nhau nghe...
- 4 -5 HS kể trước lớp.
* GV có thể kể thêm 1 số nhân vật lịch sử cho lớp nghe.
GV tổ chức cho HS thi kể chuyện về nhân vật lịch sử tiêu biểu của tỉnh Trà Vinh
Tuyên dương các HS kể tốt.
Dặn HS về nhà học bài và lập bảng kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu của nước ta từ năm 1958 đến nay.
Nhận xét tiết học.
Tuần 33
Tiết 33
Ngày soạn:
Ngày dạy	ÔN TẬP : LỊCH SỬ NƯỚC TA 
	TỪ GIỮA THẾ KỈ XIX ĐẾN NAY
I. MỤC TIÊU: Sau bài học HS nêu được :
 - Nội dung chính của thời kì lịch sử nước ta từ năm 1858 đến nay.
 -Ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 và Đại thắng mùa xuân năm 1975.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
GV và HS chuẩn bị bảng thống kê lịch sử dân tộc ta từ 1858 đến nay.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A/KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV gọi 3 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Để xây dựng Nhà máy Thủy điện Hoà Bình, cán bộ công nhân hai nước Việt Nam, Liên Xô đã lao động như thế nào?
+ Nêu vai trò của Nhà máy Thủy điện Hoà Bình đối với công tuộc xây dựng đất nước?
+ Em biết thêm những Nhà máy Thủy điện nào đã và đang được xây dựng ở nước ta? (Thác Bà, Trị An, Y-a-li, Sơn La)
B/BÀI MỚI:
1/Giới thiệu bài :
2/Tìm hiểu nội dung
Hoạt động 1
THỐNG KÊ CÁC SỰ KIỆN LỊCH SỬ TIÊU BIỂU TỪ 1945-1975
- GV treo bảng thống kê đã hoàn chỉnh nhưng che kín các nội dung.
- HS đọc lại bảng thống kê mình đã làm ở nhà theo yêu cầu của tiết trước.
* Lưu ý: Trong bài 11, HS đã lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858-1945.
- GV chọn 1 HS giỏi điều khiển các bạn trong lớp đàm thoại để cùng xây dựng bảng thống kê, sau đó hướng dẫn HS này cách đặt câu hỏi cho các bạn để cùng lập bảng thống kê. Ví dụ:
+ Từ 1945 đến nay, lịch sử nước ta chia làm mấy giai đoạn?
+ Thời gian của mỗi giai đoạn?
+ Mỗi giai đoạn có sự kiện lịch sử tiêu biểu nào? Sự kiện đó xảy ra vào thời gian nào?
- HS cả lớp làm việc dưới sự điều khiển của bạn lớp trưởng (hoặc HS giỏi).
+ HS điều khiển nêu câu hỏi.
+ HS cả lớp trả lời, bổ sung ý kiến.
+ HS điều khiển kết luật đúng/sai, nếu đúng thì mở bảng thống kê cho các bạn đọc lại, nếu sai yêu cầu các bạn khác nêu lại.
+ HS nhờ GV làm trọng tài khi không giải quyết được vấn đề.
- GV theo dõi và làm trọng tài cho HS khi cần thiết.
- GV tổ chức cho HS chọn 5 sự kiện có ý nghĩa lớn trong lịch sử của dân tộc ta từ 1945 đến nay.
- HS cả lớp nêu ý kiến trao đổi và thống nhất các sự kiện.
Hoạt động 2
THI KỂ CHUYỆN LỊCH SỬ
- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau nêu tên các trận đánh lớn của lịch sử từ 1945 đến 1975, kể tên các nhân vật lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn này. (GV ghi nhanh ý kiến của HS lên bảng thành hai phần Trận đánh lớn/ Nhân vật lịch sử tiêu biểu)
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến, mỗi HS chỉ cần nêu tên một trận đánh hoặc 1 nhân vật lịch sử.
+ Các trận đánh lớn.
+ Các nhân vật lịch sử tiêu biểu.
- GV tổ chức cho HS thi kể về các trận đánh, các nhân vật lịch sử trên.
- HS xung phong lên kể trước lớp, sau đó HS cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
- GV tổng kết cuộc thi, tuyên dương những HS kể tốt, kể hay.
TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài học trong SGK.
GV nêu ngắn gọn các sự kiện tiêu biểu từ năm 1858 -1975.
- Nhận xét tiết học
Tuần 34:
Tiết 34
Ngày soạn:
Ngày dạy	ÔN TẬP HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU: Sau bài học HS nêu được :
 - Nội dung chính của thời kì lịch sử nước ta từ năm 1954 đến nay.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
GV và HS chuẩn bị bảng thống kê lịch sử dân tộc ta từ 1954 đến nay.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A/KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV gọi 3 HS lên bảng nêu tên một số nhân vật lịch sử và một số lễ hội tiêu biểu của tỉnh BR-VT, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
B/BÀI MỚI:
1/Giới thiệu bài :
2/Tìm hiểu nội dung
Hoạt động 1
THỐNG KÊ CÁC SỰ KIỆN LỊCH SỬ TIÊU BIỂU TỪ 1954-1975
- GV treo bảng thống kê đã hoàn chỉnh nhưng che kín các nội dung.
- HS đọc lại bảng thống kê mình đã làm ở nhà theo yêu cầu của tiết trước.
* Lưu ý: Trong bài 11, HS đã lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1854-1975.
- GV chọn 1 HS giỏi điều khiển các bạn trong lớp đàm thoại để cùng xây dựng bảng thống kê, sau đó hướng dẫn HS này cách đặt câu hỏi cho các bạn để cùng lập bảng thống kê. Ví dụ:
+ Từ 1954 đến nay, lịch sử nước ta chia làm mấy giai đoạn?
+ Thời gian của mỗi giai đoạn?
+ Mỗi giai đoạn có sự kiện lịch sử tiêu biểu nào? Sự kiện đó xảy ra vào thời gian nào?
- HS cả lớp làm việc dưới sự điều khiển của bạn lớp trưởng (hoặc HS giỏi).
+ HS điều khiển nêu câu hỏi.
+ HS cả lớp trả lời, bổ sung ý kiến.
+ HS điều khiển kết luật đúng/sai, nếu đúng thì mở bảng thống kê cho các bạn đọc lại, nếu sai yêu cầu các bạn khác nêu lại.
+ HS nhờ GV làm trọng tài khi không giải quyết được vấn đề.
- GV theo dõi và làm trọng tài cho HS khi cần thiết.
- GV tổ chức cho HS chọn 5 sự kiện có ý nghĩa lớn trong lịch sử của dân tộc ta từ 1954 đến nay.
- HS cả lớp nêu ý kiến trao đổi và thống nhất các sự kiện.
Hoạt động 2
THI KỂ CHUYỆN LỊCH SỬ
- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau nêu tên các trận đánh lớn của lịch sử từ 1954 đến 1975, kể tên các nhân vật lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn này. (GV ghi nhanh ý kiến của HS lên bảng thành hai phần Trận đánh lớn/ Nhân vật lịch sử tiêu biểu)
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến, mỗi HS chỉ cần nêu tên một trận đánh hoặc 1 nhân vật lịch sử.
+ Các trận đánh lớn.
+ Các nhân vật lịch sử tiêu biểu.
- GV tổ chức cho HS thi kể về các trận đánh, các nhân vật lịch sử trên.
- HS xung phong lên kể trước lớp, sau đó HS cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
- GV tổng kết cuộc thi, tuyên dương những HS kể tốt, kể hay.
TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH
GV nêu ngắn gọn:Từ sau năm 1975, cả nước cùng bước vào công cuộc xây dựng CNXH. Từ 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo cuả Đảng ,nhân dân ta tiến hành công cuôc đổi mới và thu được những thành tựu quan trọng , đưa nước ta bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Về ôn bài, chuẩn bị thi HK2.
- Nhận xét tiết học
Tuần : 35
Tiết : 35
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn : Lịch sử
 Ngày dạy :
Bài dạy : KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ II
:.................. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
.........	
	.
HIỆU TRƯỞNG Khối trưởng Người soạn

Tài liệu đính kèm:

  • docLICH SU CKTKN.doc