Giáo án Lịch sử lớp 5 - Tiết 8: Xô viết Nghệ - Tĩnh

Giáo án Lịch sử lớp 5 - Tiết 8: Xô viết Nghệ - Tĩnh

XÔ VIẾT NGHỆ - TĨNH

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS nêu được:

- Xô Viết Nghệ-Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1930-1931.

- Kể được cuộc biểu tình ngày 12/ 9/1930 ở Nghệ An

- Nhân dân một số địa phương ở Nghệ-Tĩnh đã đấu tranh giành quyền làm chủ thôn xã, xây dựng cuộc sống mới, văn minh, tiến bộ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bản đồ hành chính Việt Nam.

- Các hình minh hoạ trong SGK.

- Phiếu học tập cho HS .

 

doc 4 trang Người đăng hang30 Lượt xem 597Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử lớp 5 - Tiết 8: Xô viết Nghệ - Tĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SỬ
Tiết 8: XÔ VIẾT NGHỆ - TĨNH
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS nêu được:
- Xô Viết Nghệ-Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1930-1931.
- Kể được cuộc biểu tình ngày 12/ 9/1930 ở Nghệ An
- Nhân dân một số địa phương ở Nghệ-Tĩnh đã đấu tranh giành quyền làm chủ thôn xã, xây dựng cuộc sống mới, văn minh, tiến bộ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Các hình minh hoạ trong SGK.
- Phiếu học tập cho HS .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 3 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS
2. Bài mới:
Giới thiệu bài mới:
- GV cho HS quan sát hình minh hoạ 1, tr17, SGK và hỏi: hãy mô tả những gì em thấy trong hình. 
 - GV giới thiệu: khí thế hừng hực mà chúng ta vừa cảm nhận được trong tranh chính là khí thế của phong trào Xô Viết Nghệ-Tĩnh, phong trào cách mạng lớn nhất những năm 1930-1931 ở nước ta do Đảng lãnh đạo. 
Hoạt động 1:Làm việc cả lớp.
Mục tiêu: Giúp HS biết về cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 và tinh thần cách mạng của nhân dân Nghệ-Tĩnh trong những năm 1930-1931. 
Cách tiến hành:
- 2 HS lên bảng và lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
+HSK Nêu những nét chính về hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? 
+HSG: Nêu ý nghĩa của việc Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời?
- 1 số HS nêu trước lớp.
- GV treo bản đồ hành chính Việt Nam, yêu cầu HS tìm và chỉ vị trí 2 tỉnh Ngệ An, Hà Tĩnh. 
- GV giới thiệu: đây chính là nơi diễn ra đỉnh cao của phong trào cách mạng Việt Nam những năm 1930-1931. Nghệ-Tĩnh là tên viết tắt của 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Tại đây, ngày 12-9-1930 đã diễn ra cuộc biểu tình lớn, đi đầu cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta.
- GV nêu yêu cầu: dựa vào tranh minh hoạ và nội dung SGK, em hãy thuật lại cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 ở Nghệ An.
- GV gọi HS trình bày trước lớp.
- GV hỏi: cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 đã cho thấy tinh thần đấu tranh của nhân dân Nghệ An-Hà Tĩnh như thế nào? 
- GV kết luận: Đảng ta vừa ra đời đã đưa phong trào cách mạng bùng lên ở 1 số địa phương. Trong đó phong trào Xô viết Nghệ-Tĩnh lầ đỉnh cao. Phong trào này làm nên những đổi mới ở làng quê Nghệ-Tĩnh những năm 1930-1931, hãy cùng tìm hiểu điều này.
- 1 HS lên bảng chỉ, cả lớp theo dõi.
- HS lắng nghe.
- HS làm việc theo cặp, 2 HS ngồi cạnh nhau cùng đọc SGK và thuậ lại cho nhau nghe
- 3 HS trình bày trước lớp, HS cả lớp theo dõi bổ sung ý kiến.
- HS nêu: Nhân dân có tinh thần đấu tranh cao, quyết tâm đánh đuổi thực dân Pháp và bè lũ tay sai. Cho dù chúng đã đàn áp dã man, dùng máy bay ném bom, nhiều người bị chết, người bị thương nhưng không thể lung lạc ý chí chiến đấu của nhân dân.
- HS lắng nghe.
Hoat động 2:Làm việc cả lớp.
Mục tiêu: giúp HS hiểu về những chuyển biến mới ở những nơi nhân dân Nghệ-Tĩnh giành được chính quyền cách mạng .
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ 2 tr 18, SGK và hỏi: hãy nêu nội dung của hình minh hoạ 2.
- GV hỏi: khi sống dưới ách đô hộ của thực dân Pháp người nông dân có ruộng đất không? Họ phải cày ruộng cho ai?
- GV nêu: thế nhưng vào những năm 1930-1931, ở những nơi nhân dân giành chính quyền cách mạng, ruộng đất của địa chủ bị tịch thu chia cho nông dân. Ngoài điểm mới này, chính quyền Xô Viết Nghệ-Tĩnh còn tạo cho làng quê 1 số nơi ở Nghệ-Tĩnh những điểm mới gì?
- GV nêu yêu cầu: hãy đọc SGK và ghi lại những điểm mới. 
- GV gọi HS nhận xét, bổ sung ý kiến cho bạn làm bài trên bảng lớp.
- GV hỏi: khi được sống dưới chính quyền Xô viết, người dân có cảm nghĩ gì?
- GV trình bày: trước thành công của phong trào Xô Viết Nghệ-Tĩnh bọn đế quốc, phong kiến vô cùng hoảng sợ, đàn áp phong trào hết sức dã man. Chúng điều thêm lính về đàn áp, triệt hạ làng xóm. Hàng nghìn Đảng viên cộng sản và chiến sĩ yêu nước bị tù đày hoặc bị giết chết. Đến giữa năm 1931, phong trào lắng xuống. Mặc dù vậy phong trào Xô viết Nghệ-Tĩnh đã taoj 1 dấu ấn to lớn trong lịch sử cách mạng Việt Nam và có ý nghĩa hết sức to lớn.
- 1 HS nêu: minh hoạ người nông dân Hà Tĩnh được cày trên thửa ruộng do chính quyền Xô viết chia
- HS: sống dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, người nông dân không có ruộng, họ phải cày thuê, cuốc mướn cho địa chủ, thực dân hay bỏ làng đi làm việc khác. 
- HS làm việc cá nhân, tự đọc và thực hiện yêu cầu, 1 HS ghi lại những điểm mới lên bảng lớp.
- Cả lớp bổ sung ý kiến.
- HS nêu: ai cũng cảm thấy phấn khởi, thoát khỏi ách nô lệ và trở thành người chủ thôn xóm.
- HS lắng nghe.
Hoat động 3:Làm việc cá nhân.
Mục tiêu: giúp HS hiểu được ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ-Tĩnh. 
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS cả lớp cùng trao đổi và nêu ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ-Tĩnh.(câu gợi ý: phong trào Xô Viết Nghệ-Tĩnh nói lên điều gì vể tinh thần chiến đấu và khả năng làm cách mạng của nhân dân ta? Phong trào có tác động gì đối với phong trào cả nước?) 
- GV kết luận: phong trào Xô Viết Nghệ-Tĩnh cho thấy tinh thần dũng cảm của nhân dân ta, sự thành công bước đầu cho thấy nhân dân ta hoàn toàn có thể làm cách mạng thành công; phong trào Xô Viết Nghệ-Tĩnh đã khích lệ, cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- 2 HS ngồi cạnh trao đổi với nhau và nêu ý kiến.
- 1 HS nêu ý kiến trước lớp, lớp theo dõi bổ sung ý kiến.
2. Củng cố –dặn dò:
- GV giới thiệu: phong trào Xô Viết Nghệ-Tĩnh là phong trào đấu tranh lớn nhất của nhân dân ta trong những năm 1930-1931 dưới sự lanhx đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. Đã có nhiều áng thơ hay, viết về phong trào này. GV đọc 1 đoạn thơ
- HS lắng nghe, sau đó nêu cảm nghĩ về đoạn thơ. 
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.: Cách mạng mùa thu
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:

Tài liệu đính kèm:

  • docLS 8.doc