Môn: Lịch sử
Bài: Ôn tập: Hai mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược
I. Mục tiêu:
- Nắm được những mốc thời gian, những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến năm 1945:
+ Năm 1858: thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta.
+ Nửa cuối thế kỉ XIX: Phong trào chống Pháp của Trương Định và phong trào Cần vương.
+ Đầu thế kỉ XX: Phong trào Đông du của Phan Bội Châu.
+ Ngày 3/2/1930: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
+ Ngày 19/08/1945: Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội.
+ Ngày 02/09/1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập> Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.
Môn: Lịch sử Bài: Ôn tập: Hai mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược I. Mục tiêu: - Nắm được những mốc thời gian, những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến năm 1945: + Năm 1858: thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta. + Nửa cuối thế kỉ XIX: Phong trào chống Pháp của Trương Định và phong trào Cần vương. + Đầu thế kỉ XX: Phong trào Đông du của Phan Bội Châu. + Ngày 3/2/1930: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. + Ngày 19/08/1945: Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội. + Ngày 02/09/1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập> Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. II. Chuẩn bị: Phiếu học tập hoạt động 1: Hãy diền vào chỗ chấm () thời gian xảy ra sự kiện lịch sử: + Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta: (//) + Cuộc phản công ở kinh thành Huế: (//) + Phong trào Cần Vương: (//). + Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước: (//) + Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam: (//) + Phong trào xô viết Nghệ - Tĩnh: (//) + Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội: (//) Bảng thống kê các sự kiện lịch sử: Thời gian Tên sự kiện Ý nghĩa lịch sử Ngày 03/02/1930 ....................................... ... ...................................... .. Tháng 08/1945 ... .. .. Ngày 02/09/1945 .. .. - Phương pháp: Thảo luận, quan sát, đàm thoại, giảng giải, thực hành. - Dụng cụ học tập: SGK. III. Các hoạt động dạy – học: Các bước Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Ổn định: 2. KT bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động 1: Hoạt động 2: Hoạt động 3: 4. Củng cố: 5. Dặn dò: + Nêu ý nghĩa lịch sử của ngày 2-9-1945? - Nhận xét cho điểm. - Giới thiệu bài trực tiếp. Ôn tập về thời gian xảy ra các sự kiện: - Tổ chức thảo luận nhóm. - Phát phiếu bài tập cho các nhóm. - Đính bảng phụ ghi sẵn nội dung đúng thời gian diễn ra các sự kiện lịch sử lên bảng nhận xét, tuyên dương. Ôn tập các cuộc khởi nghĩa và thời gian diễn ra: - Làm việc cả lớp. + Từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược, nhân dân ta đã đứng lên cầm súng chống Pháp. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa do ai lãnh đạo? Ở đâu? + Phong trào Cần Vương diễn ra trong thời gian nào? + Phong trào Cần Vương gồm những cuộc khởi nghĩa lớn nào? + Từ năm 1958 đến cuối thế kỉ XIX, nhân dân ta từ Nam ra Bắc liên tiếp đứng lên khởi nghĩa chống Pháp nhưng có giành được thắng lợi không? Vì sao? + Sang đầu thế kỉ XX nhân dân ta lại tiếp tục đấu tranh chống Pháp tiêu biểu là những phong trào yêu nước nào? + Cách làm của cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Hoàng Hoa Thám là gì? + Chính vì thấy rõ điều đó mà chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành đã quyết chí ra đi để làm gì? Vào ngày tháng năm nào? - Nhận xét, chốt ý. Ôn tập thời gian diễn ra các sự kiện và ý nghĩa lịch sử: - Tổ chức thảo luận nhóm. - Phát phiếu thảo luận cho các nhóm. - Đính bảng phụ ghi sẵn nội dung đúng thời gian, tên các sự kiện và ý nghĩa lịch sử lên bảng nhận xét, tuyên dương. - Gọi HS nhắc lại thời gian diễn ra các sự kiện lịch sử ở hoạt động 1. - Giáo dục, liên hệ thực tiễn. - Nhận xét tiết học. - Về nhà xem lại bài và chuẩn bị tiết học sau. - Hát. - 02 HS tiếp nối nhau nêu ý nghĩa lịch sử trước lớp. - Lớp nhận xét. - Lắng nghe. - Thảo luận nhóm 6 HS. - Đại diện nhóm lên nhận phiếu, tiến hành thảo luận hoàn thành nội dung phiếu bài tập. - Đại diện nhóm đính phiếu thảo luận lên bảng và trình bày. - Lớp nhận xét, bổ sung. - Làm việc cá nhân, tiếp nối nhau phát biểu ý kiến trước lớp. + Do Trương Định lãnh đạo ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì. + Nửa cuối thế kỉ XIX. + Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê, + Các phong trào đều thất bại vì chưa có con đường cứu nước đúng đắn. + Phong trào yêu nước của cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hoàng Hoa Thám. + Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đánh Pháp; Phan Châu Trinh yêu cầu người Pháp làm cho nước ta giàu có, văn minh; Hoàng Hoa Thám trực tiếp đấu tranh chống Pháp nhưng vì lẻ loi nên phong trào của cụ đã bị thất bại. + Chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi để tìm con đường cứu nước – tìm con đường đi khác hẳn với các bậc tiền bối vào ngày 05-06-1911. - Lắng nghe. - Thảo luận nhóm 6 HS. - Đại diện nhóm lên nhận phiếu và thảo luận hoàn thành nội dung phiếu bài tập. Phiếu thảo luận: Thời gian Tên sự kiện Ý nghĩa lịch sử Ngày 3/2/1930 Tháng 8/1945 Ngày 2/9/1945 - Đại diện nhóm đính phiếu lên bảng và trình bày. - Lớp nhận xét, bổ sung. - 02 HS tiếp nối nhau nhắc lại trước lớp.
Tài liệu đính kèm: