Giáo án Lịch sử tuần 5: Phan Bội Châu và phong trào Đông du

Giáo án Lịch sử tuần 5: Phan Bội Châu và phong trào Đông du

Phan Bội Châu và phong trào Đông du

I. Mục đích yêu cầu:

1.Kiến thức, kĩ năng:

+ Phan Bội Châu là một trong những nhà yêu nước tiêu biểu đầu thế kỷ

XX( giới thiệu đôi nét về cuộc đời, hoạt động của Phan Bội Châu.

+Phan Bội Châu sinh năm 1867 trong một gia đình nhà nho nghèo thuộc tỉnh

Nghệ An. Phan Bội Châu lớn lên khi đất nước bị thực dân Phápđô hộ, ôngday

dứt lo tìm con đường giải phóng dân tộc.

+Từ năm 1905-1908 ông vận động thanh niên VN sang Nhật học để trở về đánh

Pháp cứu nước. Đây là phong trào Đông Du.

2.Kĩ năng:Giáo dục học sinh yêu mến, kính trọng, biết ơn Phan Bội Châu.

 

doc 3 trang Người đăng nkhien Lượt xem 5752Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử tuần 5: Phan Bội Châu và phong trào Đông du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUAÀN 5
 Ngaøy soaïn: 11-9-2011	 Ngaøy daïy: Thöù ba ngaøy13-9-2011
 Tuaàn 5	 Moân: Lịch sử
 Tieát 5 Baøi: Phan Bội Châu và phong trào Đông du
I. Mục đích yêu cầu:
1.Kiến thức, kĩ năng:
+ Phan Bội Châu là một trong những nhà yêu nước tiêu biểu đầu thế kỷ 
XX( giới thiệu đôi nét về cuộc đời, hoạt động của Phan Bội Châu.
+Phan Bội Châu sinh năm 1867 trong một gia đình nhà nho nghèo thuộc tỉnh 
Nghệ An. Phan Bội Châu lớn lên khi đất nước bị thực dân Phápđô hộ, ôngday 
dứt lo tìm con đường giải phóng dân tộc.
+Từ năm 1905-1908 ông vận động thanh niên VN sang Nhật học để trở về đánh 
Pháp cứu nước. Đây là phong trào Đông Du. 
2.Kĩ năng:Giáo dục học sinh yêu mến, kính trọng, biết ơn Phan Bội Châu. 
II. Chuẩn bị:
- 	GV: Ảnh trong SGK - Bản đồ thế giới - Tư liệu về Phan Bội Châu và phong trào Đông Du. 
- 	HS : SGK, sưu tầm tư liệu về Phan Bội Châu. 
III. Các hoạt động:
 1. Ổn định: - Hát 
2. Bài cũ: “Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX” 
- Đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam có những chuyển biến gì về mặt kinh tế?
- Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam có những chuyển biến gì về mặt xã hội?
- Cuộc sống của tầng lớp nào, giai cấp nào không hề thay đổi?
Ÿ Giáo viên nhận xét bài cũ
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA H S
Giới thiệu bài mới:GT 
-HS nhắc
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về Phan Bội Châu 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
- Em biết gì về Phan Bội Châu?
- Phan Bội Châu hiệu là Sào Nam, sinh ngày 26/12/1867
- Trong một gia đình nhà nho nghèo, tại tỉnh Nghệ An.
Ÿ Giáo viên nhận xét + giới thiệu thêm về Phan Bội Châu (kèm hình ảnh)
- Tại sao Phan Bội Châu lại chủ trương dựa vào Nhật để đánh đuổi giặc Pháp?
- Nhật Bản trước đây là một nước phong kiến lạc hậu như Việt Nam. Trước nguy cơ mất nước, Nhật Bản đã tiến hành cải cách và trở nên cường thịnh. Phan Bội Châu cho rằng: Nhật cũng là một nước Châu Á nên hy vọng vào sự giúp đỡ của Nhật để đánh Pháp.
Ÿ Giáo viên nhận xét + chốt:
Phan Bội Châu là người có ý chí đánh đuổi Pháp và chủ trương của ông là dựa vào Nhật vì Nhật cũng là một nước Châu Á.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu phong trào Đông Du. 
- Hoạt động nhóm đôi, trả lời câu hỏi phiếu HT.
- Giáo viên giới thiệu: 1 hoạt động tiêu biểu của Phan Bội Châu là tổ chức cho thanh niên Việt Nam sang học ở Nhật, gọi là phong trào Đông Du 
- Học sinh đọc ghi nhớ. 
- Giáo viên phát phiếu học tập
- Phong trào bắt đầu lúc nào? Kết thúc năm nào?
- Bắt đầu từ 1905, chấm dứt năm 1908
- Phong trào Đông du do ai khởi xướng và lãnh đạo?
- Phan Bội Châu khởi xướng và lãnh đạo
- Mục đích?
- Cử người sang Nhật học tập nhằm đào tạo nhân tài cứu nước.
- Phong trào diễn ra như thế nào?
- 1905: 9 người sang Nhật nhờ chính phủ Nhật đào tạo
- Phan Bội Châu viết “Hải ngoại huyết thư” vận động:
+ Thanh niên yêu nước sang Nhật du học.
+ Kêu gọi đồng bào quyên tiền ủng hộ phong trào.
- 1907: hơn 200 người sang Nhật học tập, quyên góp được hơn 1 vạn đồng.
- Học sinh Việt Nam ở Nhật học những môn gì? Những môn đó để làm gì?
- Học sinh trả lời
- Ngoài giờ học, họ làm gì? Tại sao họ làm như vậy?
- Học sinh nêu
- Phong trào Đông Du kết thúc như thế nào?
Ÿ Giáo viên nhận xét - rút lại ghi nhớ 
- Học sinh đọc ghi nhớ
* Hoạt động 3: 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
- Tại sao chính phủ Nhật thỏa thuận với Pháp chống lại phong trào Đông Du?
- Học sinh 2 dãy thi đua thảo luận trả lời 
® Rút ra ý nghĩa lịch sử
- Thể hiện lòng yêu nước của nhân dân ta
- Giúp người Việt hiểu phải tự cứu sống mình 
® Giáo dục tư tưởng: yêu mến, biết ơn Phan Bội Châu 
*HSKG: Biết được vì sao phong trào Đông Du thất bại:do sự cấu kết của thực dân Pháp với chính phủ Nhật.
4.Củng cố:Nêu ghi nhớ
5.Dặn dò: Học bài chuẩn bị bài sau
Ñieàu chænh boå sung

Tài liệu đính kèm:

  • docLICH SU TUAN 5.doc