Giáo án Lịch sử tuần 8: Xô viết-Nghệ Tĩnh

Giáo án Lịch sử tuần 8: Xô viết-Nghệ Tĩnh

Xô viết-Nghệ Tĩnh

 I. Mục đích yêu cầu:

 1. Kiến thức: -Kể lại được cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 ở Nghệ An:

-Ngày 12-9-1930, hàng vạn nông dân các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn với cờ đỏ, búa liềm và các khẩu hiệu cách mạng kéo về thành phố Vinh. Thực dân Pháp cho binh lính đàn áp, chúng cho máy bay ném bom đoàn biểu tình. Phong trào đấu tranh tiếp tục lan rộng ở Nghệ Tĩnh

2. Kĩ năng: -Biết một số biểu hiện về xây dựng cuộc sống mới ở thôn xã:

-Trong những năm 1930-1931, ở nhiều vùng nông thôn Nghệ Tĩnh, nhân dân dành được quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống mới.

-Ruộng đất của địa chủ bị tịch thu để chia cho nông dân, các thứ thuế vô lí bị xoá bỏ

3. Thái độ: -Giáo dục học sinh tinh thần yêu mến phong trào Xô viết-Nghệ Tĩnh.

 

doc 3 trang Người đăng nkhien Lượt xem 2965Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử tuần 8: Xô viết-Nghệ Tĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUAÀN 8
 Ngaøy soaïn: 2-10-2011	Ngaøy daïy: Thöù ba ngaøy 4-10-2011
 Tuaàn 8	 Moân: Lịch sử
 Tieát 8 Baøi: Xô viết-Nghệ Tĩnh
 I. Mục đích yêu cầu:
 1. Kiến thức: -Kể lại được cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 ở Nghệ An:
-Ngày 12-9-1930, hàng vạn nông dân các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn với cờ đỏ, búa liềm và các khẩu hiệu cách mạng kéo về thành phố Vinh. Thực dân Pháp cho binh lính đàn áp, chúng cho máy bay ném bom đoàn biểu tình. Phong trào đấu tranh tiếp tục lan rộng ở Nghệ Tĩnh
2. Kĩ năng: -Biết một số biểu hiện về xây dựng cuộc sống mới ở thôn xã:
-Trong những năm 1930-1931, ở nhiều vùng nông thôn Nghệ Tĩnh, nhân dân dành được quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống mới.
-Ruộng đất của địa chủ bị tịch thu để chia cho nông dân, các thứ thuế vô lí bị xoá bỏ
3. Thái độ: -Giáo dục học sinh tinh thần yêu mến phong trào Xô viết-Nghệ Tĩnh. 
II.Chuẩn bị:
- GV: Hình ảnh phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh trong SGK/16
	Bản đồ Nghệ An - Hà Tĩnh hoặc bản đồ Việt Nam 
- 	Trò : Xem trước bài, tìm hiểu thêm lịch sử của phong trào XVNT.
 III.Các hoạt động:
 1. Ổn định: - Hát 
 2. Bài cũ:
- Đảng CSVN ra đời
 a) Đảng CSVN được thành lập như thế nào?
 b) Đảng CSVN ra đời vào thời gian nào? Do ai chủ trì?
 c) Ý nghĩa lịch sử của sự kiện thành lập Đảng CSVN?
 3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
+ Giới thiệu bài mới: 
“Xô Viết Nghệ Tĩnh”
® Giáo viên ghi tựa bài bảng lớp
* Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu cuộc biểu tình ngày 12/9/1930
- Hoạt động cá nhân
Phương pháp: Hỏi đáp, trực quan 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc SGK đoạn “Từ tháng 5 ... hàng trăm người bị thương”
- Học sinh đọc SGK + chú ý nhớ các số liệu ngày tháng xảy ra cuộc biểu tình (khoảng 3 - 4 em)
- Giáo viên tổ chức thi đua “Ai mà tài thế?” 
Hãy trình này lại cuộc biểu tình ở Hưng Yên (Nghệ An)?
- Học sinh trình bày theo trí nhớ (3-4 em)
- HS nào trình bày tốt được thưởng (Học sinh cần nhấn mạnh: 12/9 là ngày kỉ niệm Xô Viết Nghệ Tĩnh)
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương
Ÿ Giáo viên chốt + giới thiệu hình ảnh phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh: Ngày 12/9/1930, hàng vạn nông dân huyện Hưng Yên (Nghệ An) kéo về thị xã Vinh, vừa đi vừa hô to khẩu hiệu chống đế quốc...Thực dân Pháp cho binh lính đàn áp nhưng không ngăn được nên đã cho máy bay ném bom vào đoàn người, làm hàng trăm người bị thương, 200 người chết. Từ đó, ngày 12/9 là ngày kỉ niệm Xô Viết Nghệ Tĩnh. 
® Ghi bảng: ngày 12/9 là ngày kỉ niệm Xô Viết Nghệ Tĩnh.
- Học sinh đọc lại (2 - 3 em)
- Giáo viên nhắc lại những sự kiện tiếp theo trong năm 1930: Suốt tháng 9 và tháng 10/1930 nông dân tiếp tục nổi dậy đánh phá các huyện lị, đồn điền, nàh ga, công sở... Những kẻ đứng đầu các thôn xã bỏ trốn hoặc đầu hàng. Nhân dân cử người ra lãnh đạo. Lần đầu tiên, nhân dân có chính quyền của mình.
® Giáo viên chốt ý:
Từ khi nhân dân ta có chính quyền, có người lãnh đạo thì đời sống trong các thôn xã như thế nào, các em bước sang hoạt động 2.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu những chuyển biến mới trong các thôn xã
- Hoạt động nhóm, lớp 
Phương pháp: T.luận, giảng giải 
- Giáo viên tiến hành chia lớp thành 4 nhóm (hoặc 6 nhóm)
- HS họp thành 4 nhóm 
- Giáo viên đính sẵn nội dung thảo luận dưới các tên nhóm: Hưng Nguyên, Nghệ An, Hà Tĩnh, Vinh.
- 4 nhóm trưởng lên nhận câu hỏi và chọn tên nhóm + nhận phiếu học tập 
- Câu hỏi thảo luận
a) Trong thời kì 1930 - 1931, ở các thôn xã của Nghệ Tĩnh đã diễn ra điều gì mới?
b) Sau khi nắm chính quyền, đời sống tinh thần của nhân dân diễn ra như thế nào?
c) Bọn phong kiến và đế quốc có thái độ như thế nào?
d) Hãy nêu kết quả của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh?
® Giáo viên phát lệnh thảo luận 
- Các nhóm thảo luận ® nhóm trưởng trình bày kết quả lên bảng lớp. 
® Giáo viên nhận xét từng nhóm 
® Các nhóm bổ sung, nhận xét
® Giáo viên nhận xét ® trình bày thêm: 
Bọn đế quốc, phong kiến hoảng sợ, đàn áp phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh hết sức dã man. Chúng điều thêm lính về đóng đồn bốt, triệt hạ làng xóm. Hàng ngàn Đảng viên cộng sản và chiến sĩ yêu nước bị tù đày hoặc bị giết. 
c) Bọn đế quốc, phong kiến dùng mọi thủ đoạn dã man để đàn áp. 
d) Đến giữa năm 1931, phong trào bị dập tắt. 
® Giáo viên nhận xét + chốt
- Học sinh đọc lại 
4. Củng cố: Trình bày những hiểu biết khác của em về phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh? 
5. Dặn dò: - Học bài 
 - Chuẩn bịbài tiết sau
 -Nhận xét tiết học 
Ñieàu chænh boå sung
öööö

Tài liệu đính kèm:

  • docLICH SU TUAN 8.doc