Giáo án Lịch sử và địa lý - Bài: Làm quen với bản đồ (tiết 3)

Giáo án Lịch sử và địa lý - Bài: Làm quen với bản đồ (tiết 3)

LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ: LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ (Tiết 3 )

 I-Mục tiêu: Hs biết:

 -Trình tự các bước sử dụng bản đồ.

 -Xác định được 4 hướng chính trên bản đồ theo qui ước.

 -Tìm một số đối tượng địa lý dựa vào bảng chú giải của bản đồ.

 II-Đồ dùng học tập:

 -Bản đồ địa lý tự nhiên.

 -Bản đồ hành chính VN.

 

doc 2 trang Người đăng hang30 Lượt xem 521Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử và địa lý - Bài: Làm quen với bản đồ (tiết 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ:	LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ (Tiết 3 )
	I-Mục tiêu: Hs biết:
	-Trình tự các bước sử dụng bản đồ..
	-Xác định được 4 hướng chính trên bản đồ theo qui ước.
	-Tìm một số đối tượng địa lý dựa vào bảng chú giải của bản đồ.
	II-Đồ dùng học tập:
	-Bản đồ địa lý tự nhiên.
	-Bản đồ hành chính VN.
	III- Hoạt động dạy và học :
TG 
 Giáo viên 
 Học sinh
1-Bài cũ:Làm quen với bản đồ.
-Trên bản đồ người ta qui định phương hướng như thế nào?
-Em hãy nêu một số yếu tố của bản đồ?
-Nhận xét chung.
2 –Bài mới:
-Giới thiệu: Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em cách sử dụng bản đồ qua bài học Làm quen với bản đồ (t t ).
*Hoạt động 1: Cách sử dụng bản đồ:
-Bước 1:
- Gv yêu cầu hs dựa vào kiến thức đã học của bài trước, trả lời các câu hỏi sau:
+Tên bản đồ cho ta biết điều gì?
+Dựa vào bảng chú giải ở hình 3 để đọc các kí hiệu của một số đối tượng địa lý. (gv treo pa-nô lên bảng )
+Chỉ đường biên giới phần đất liền của VN với các nước láng giềng trên hình 3 và giải thích vì sao lại biết đó là biên giới quốc gia.
- Bước 2:
-Gv y/c hs nêu các bước sử dụng bản đồ?
-Gv ghi các bước sử dụng bản đồ lên bảng.
3 Luyện tập :
-Bài tập1: Hoạt động theo nhóm.
-Y/c hs đọc bài tập a, b và hoạt động nhóm 6.
-Đại diện nhóm lên trình bày.
-Các nhóm dán bảng kết quả lên bảng.
-Các nhóm khác lắng nghe và bổ sung.
-Gv hoàn thiện câu trả lời của các nhóm.
-Bài tập b ý 3:
+Y/c hs đọc tỉ lệ bản đồ. Và hoàn thành bảng vào vở.
Đối tượng địa lý
Kí hiệu thể hiện
 Sông 
 Thủ đô
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
.
-Y/c hs chỉ đường biên giới quốc gia VN trên bản đồ?
-Kể tên các nước láng giềng và biển , đảo ,quần đảo của VN?
- Kể tên một số con sông được thể hiện trên bản đồ?
+Gv chốt lại 
-Cho hs đọc lại bài học trong sgk.
4- Củng cố và dặn dò:
-Gv treo bản đồ hành chính VN lên bảng, y /c hs sau:
+Lên bảng đọc tên bản đồ và chỉ các hướng Bắc , Đông ,Nam ,Tây.
+Một hs lên chỉ vị trí của tỉnh mình đang sống trên bản đồ?
+Một vài hs nêu tên những tỉnh giáp với tỉnh của mình?
-Gv tổng kết và dặn dò:
-2 hs trả lời bài cũ.
-Lớp nhận xét .
-Hs lắng nghe.
-Lớp suy nghĩ trả lời câu hỏi.
+Tên bản đồ cho ta biết tên của khu vực và những thông tin chủ yếu của khu vực đó được thể hiện trên bản đồ.
+2 -4 hs đọc các kí hiệu của một số đối tượng địa lý ở hình trên bảng, lớp nhận xét , bổ sung.
+1 hs lên chỉ đường biên giới .
- Em biết đó là đường biên giới quốc gia vì kí hiệu đó đều được giải thích trong bảng chú giải.
-các bước sử dụng bản đồ là:
+Đọc tên bảm đồ để biết bản đồ đó thể hiện nội dung gì.
+Xem bảng chú giải để biết kí hiệu đối tượng lịch sử hoặc địa lý.
+Tìm đối tượng lịch sử hoặc địa lý trên bản đồ dựa vào kí hiệu.
-Hs nhắc lại các bước.
-Nhóm thảo luận .
-Đại diện lên trình bày trên lược đồ và dán kết 
quả làm được lênbảng.
-Lớp theo dõi và bổ sung.
-Lớp nhận xét.
-1 hs lên đọc tỉ lệ bản đồ.và ghi vào bảng đối tượng , kí hiệu .
-Lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 hs lên chỉ đường biên giới quốc gia trên bản đồ.
-Các nước láng giềng của VN là: Trung Quốc , Lào ,Cam –pu –chia.
-Vùng biển nước ta là một phần của biển Đông.
-Quần đảo của VN là :Hoàng Sa ,TrươờngSa.
-Một số đảo của VN là: Phú Quốc , Côn đảo Cát Bà.
_Sông Hồng ,sông Thái Bình, Sông Hậu ,sông Tiền.
-4 -5 hs đọc ghi nhớ.
-Hs lên thực hiện trên bản đồ ,lớp theo dõi nhận xét , bổ sung.

Tài liệu đính kèm:

  • docDia lyT2.doc