Giáo án lớp 2 - Năm học: 2012 - 2013 - Tuần 14

Giáo án lớp 2 - Năm học: 2012 - 2013 - Tuần 14

A. Mục tiêu;

- Đọc trơn toàn bài. Nghỉ hơi hợp lý sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.

- Biết ngắt nghĩ hơi đúng chỗ , biết đọc rõ lời nhân vật trong bài .

- Hiểu ND: đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Anh chị em trong nhà phải đoàn kết, thương yêu nhau. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa)

- Giáo dục học sinh phải biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh.

B. Chuẩn bị:

- Tranh minh hoạ bài đọc, sgk

C. Phương pháp:

- Luyện đọc, quan sát, gợi mở.

D. Hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 31 trang Người đăng huong21 Lượt xem 774Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 2 - Năm học: 2012 - 2013 - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16 tháng 11 năm 2012
Ngày dạy: 19 tháng 11 năm 2012
Tập đọc (Tiết 40, 41)
CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA
A. Mục tiêu;
- Đọc trơn toàn bài. Nghỉ hơi hợp lý sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.
- Biết ngắt nghĩ hơi đúng chỗ , biết đọc rõ lời nhân vật trong bài .
- Hiểu ND: đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Anh chị em trong nhà phải đoàn kết, thương yêu nhau. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa)
- Giáo dục học sinh phải biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh.
B. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ bài đọc, sgk
C. Phương pháp:
- Luyện đọc, quan sát, gợi mở..
D. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
I. Ổn định. (1’) 
II. Kiểm tra bài cũ. (4’) 
- Gọi 2 HS lên bảng đọc bài Bông hoa niềm vui và trả lời câu hỏi 
- Nhận xét, ghi điểm
III. Dạy bài mới. (30') 
1. Giới thiệu chủ điểm mới và bài học:
- HS xem tranh minh hoạ chủ điểm Anh em. GV giới thiệu : Truyện ngụ ngôn mở đầu chủ điểm sẽ cho các em một lời khuyên rất bổ ích về quan hệ anh em. Các em hãy đọc truyện để biết lời khuyên đó như thế nào.
2. Luyện đọc :
2.1. GV đọc mẫu: lời kể chậm rãi, lời giảng giải của người cha ôn tồn, nhấn giọng các từ ngữ chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh, có đoàn kết mới có sức mạnh .
- HS1: đọc đoạn 1, 2 và trả lời câu hỏi: Mới sáng tinh mơ. Chi đã vào vườn hoa làm gì? Vì sao Chi không dám tự hái bông hoa niềm vui ?
- HS2 : đọc đoạn 3, 4 và TLCH : Khi biết vì sao Chi cần bông hoa, cô giáo nói thế nào? Theo em, bạn Chi có những đức tính gì đáng quý ?
- Quan sát tranh minh họa.
- Theo dõi.
- Theo dõi
2.2 Hướng dẫn hs luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
a) Đọc từng câu: 
- Luyện tập phát âm từ khó: lúc nhỏ, lớn lên, lần lượt, hợp lại, buồn phiền, túi tiền, bẻ gãy, thong thả, đoàn kết.
b) Đọc từng đoạn trước lớp
- Hướng dẫn cách đọc câu dài .
Một hôm,/ ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn /rồi gọi các con,/cả trai/ gái, /dâu/ rể lại và bảo://
 Ai bẻ gãy được bó đũa này thì thưởng cho túi tiền //.
Người cha bèn cỡi bó đũa ra,/ rồi thong thả / bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng //
Như thế là các con đều thấy rằng / chia lẻ ra thì yếu / hợp lại thì mạnh.//
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
d. Thi đọc giữa các nhóm.
e. Lớp đồng thanh .
Tiết 2:
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài. (12’)
Câu 1: Câu chuyện bó đũa có những nhân vật nào ?
- Thấy các con không thương yêu nhau, ông cụ làm gì?
Câu 2 : tại sao bốn người con không ai bẻ gãy được bó đũa ?
Câu 3: Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào?
Câu 4: Một chiếc đũa được ngầm so sánh với gì? 
- Cả bó đũa được ngầm so sánh với gì ?
Chia lẻ nghĩa là tách rời từng cái, hợp lại là để nguyên cả bó như thế 
Câu 5. Người cha muốn khuyên các con điều gì?
2.4. Luyện đọc lại .( 12’)
- Hướng dẫn các nhóm thi đọc truyện theo vai.
- Cùng HS nhận xét.
IV. Củng cố, (4’)
- Người cha đã dùng câu chuyện rất nhẹ nhàng dễ hiểu về bó đũa để khuyên các con mình phải biết yêu thương đoàn kết với nhau 
- Yêu cầu hs đặt tên khác cho bài
V. Dặn dò:(1’) Về nhà xem trước y/c của tiết Kể chuyện.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu 
- Học sinh đọc cá nhân đồng thanh
- HS luyện đọc câu dài.
- HS tiếp nối đọc từng đoạn trong bài.
- HS luyện đọc.
- Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
- Các nhóm thi đọc
- Đọc đồng thanh
- Có 5 nhân vật : ông cụ và bốn người con.
 - Ông cụ rất buồn phiền, bèn tìm cách dạy bảo con : ông đặt một túi tiền, một bó đũa lên bàn, gọi các con lại và nói sẽ thưởng túi tiền cho ai bẻ được bó đũa.
- Vì họ cầm cả bó đũa mà bẻ 
- Người cha cởi bó đũa ra thong thả bẻ gãy từng chiếc
- Một chiếc đũa ngầm được so sánh với từng người con / sự mất đoàn kết.
- Với 4 người con/ Với sự thương yêu đùm bọc nhau/ Với sự đoàn kết.sự đoàn kết .
- Anh em phải đoàn kết ,thương yêu , đùm bọc lẫn nhau .đoàn kết mới tạo nên sức mạnh. Chia rẽ thì sẽ yếu .
- Các nhóm thực hiện theo yêu cầu .
- Đoàn kết là sức mạnh/ Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết .
TOÁN (Tiết 66)
55 - 8, 56 -7, 37 - 8, 68 - 9.
A. Mục tiêu:
	- Giúp HS biết cách thực hiện các phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 dạng 55-8, 56-8, 37-8, 68-9 . 
- Biết tìm số hạng chưa biết của một tổng.
BT cần làm: 1 (cột 1, 2, 3); 2 (a, b)
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác
B. Chuẩn bị:
- Hình vẽ bài tập 3. Bảng phụ.
C. Phương pháp: minh họa, gợi mở, động não, thực hành luyện tập..
D. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
I. Ổn định. (1’) 
II. Kiểm tra bài cũ. (4’) 
- Gọi 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính.
- Gọi một số học sinh đọc bảng trừ 11, 12, 13, 14, 15
- Nhận xét.- ghi điểm
III. Dạy- học bài mới: (27') 
1. Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ cùng học cách thực hiện các phép trừ có nhớ dạng 55- 8, 37- 8, 56 - 8, 68 - 9, áp dụng để giải các bài tập có liên quan.
- Đặt và tính:
HS1: ; ; HS2:; 
2. Tổ chức cho HS thực hiện các phép trừ 55 - 8, 56 - 7, 37 - 8, 68 - 9
- Nêu lần lượt từng phép tính, yêu cầu HS đặt tính thực hiện phép tính và nêu cách làm.
- Cho học sinh nhắc lại cách thực hiện
3. Luyện tập- thực hành:
Bài1: Yêu cầu HS tự làm bài vàovở.
- Gọi HS nối tiếp nhau nêu kết quả các phép tính .
- Nhận xét.
Bài 2: Yêu cầu HS nêu cách tìm số hạng chưa biết trong một tổng.
- Yêu cầu HS làm vào vở 
- Gọi 2 HS lên bảng.
- Nhận xét.
Bài 3:
- Yêu cầu HS quan sát mẫu và cho biết mẫu gồm những hình gì ghép lại với nhau.
- Gọi HS lên bảng chỉ hình tam giác và hình chữ nhật trong mẫu.
- Yêu cầu HS tự vẽ.
IV. Củng cố:(3)’
V. Dặn dò: (2)’ 
- Khi đặt tính theo cột dọc ta phải chú ý điều gì?
- Thực hiện tính theo cột dọc bắt đầu từ đâu?Về nhà chuẩn bị bài sau:
: 65 - 38, 46 - 17, 57 - 28, 78 - 29.
- 5 không trừ được 8, lấy 15 trừ 8 bằng 7, viết 7, nhớ 1
- 5 trừ 1 bằng 4, viết 4.
- Thực hiện các phép tính theo yêu cầu và nêu cách làm
- 6 không trừ được 8, lấy 16 trừ 7 bằng 9, viết97, nhớ 1
- 5 trừ 1 bằng 4, viết 4.
- 7 không trừ được 8, lấy 17 trừ 8 bằng 9, viết 9, nhớ 1
- 3 trừ 1 bằng 2, viết 2.
- 8 không trừ được 9, lấy 18 trừ 9 bằng 9, viết 9, nhớ 1
- 6 trừ 1 bằng 5, viết 5.
Bài 1 : Tính
a) ; ; ; ; 
b) ; ; ; ; 
c) ; ; ; 
Bài 2 : Tìm x
a) x + 9 = 27 b) 7 + x = 35
 x = 27 - 9 x = 35 - 7
 x = 18 x = 28
- Mẫu hình tam giác và chữ nhật ghép lại với nhau.
- Chú ý sao cho đơn vị thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục.
- Từ trái sang phải.
Ngày soạn: 16 tháng 11 năm 2012
Ngày dạy: 20 tháng 11 năm 2012
TOÁN (Tiết 67)
65 - 38, 46 - 17, 57 - 28, 78 - 29.
A. Mục tiêu:
	- Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 dạng: 65-38, 46-17. 57-28, 78 - 29.
	- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng trên.
	*. BT cần làm: 1 (cột 1, 2, 3); 2 (cột 1); 3
 - Giáo dục: Học sinh tính cẩn thận chính xác.
B. Chuẩn bị:
	- Bảng phụ, sgk
C .Phương pháp: Giải thich – minh họa, gợi mở, động não, thực hành luyện tập..
D. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1. Ổn định. (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ. (4’) 
- Gọi 2 HS lên bảng:
- Gọi một số học sinh đọc bảng trừ 15, 16, 17, 18
- Nhận xét ghi điểm.
3. Dạy- học bài mới: (27') 
3.1. Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ cùng học cách thực hiện phép tính trừ có nhớ dạng 65 - 35, 46 - 17, 57 - 28, 78 - 29.
- HS lên bảng đặt tính rồi tính
HS1: ; ; HS2: ; 
3.2. Tổ chức cho HS thực hiện các phép trừ của bài học.
- Hướng dẫn HS thực hiện phép trừ 65 - 38 
- Yêu cầu học sinh nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính.
- Thực hiện tương tự với các phép trừ còn lại.
- Yêu cầu học sinh đọc các phép trừ vừa thực hiện.
4. Luyện tập- thực hành:
Bài 1: 
 - Yêu cầu học sinh làm vào vở, sau đó đổi bài kiểm tra chéo - báo cáo kết quả 
- Nhận xét
Bài 2: Gọi HS đọc bài toán
- Gọi 1HS lên bảng.
- Cho lớp làm vào vở.
- Cùng học sinh nhận xét
4. Củng cố (2’) 
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1’) 
Chuẩn bị bài: Luyện tập. 
- 5 không trừ được 8, lấy 15 trừ 8 bằng 7, viết 7, nhớ 1.
- 1thêm 1 bằng 2; 6 trừ 2 bằng 4, viết 4.
- 6 không trừ được 7, lấy 16 trừ 7 bằng 9, viết 9, nhớ 1.
- 1 thêm 1 bằng 2; 4 trừ 2 bằng 2, viết 2.
- 7 không trừ được 8, lấy 17 trừ 8 bằng 9, viết 9, nhớ 1.
- 2 thêm 1 bằng 3; 5 trừ 3 bằng 2, viết 2.
- 8 không trừ được 9, lấy 18 trừ 9 bằng 9, viết 9, nhớ 1.
- 2 thêm 1 bằng 3; 7 trừ 3 bằng 4, viết 4.
- Một số em đọc
Bài 1 : Tính
a) ; ; ; ; 
b) ; ; ; ; 
c) ; ; ; 
- Đọc đề và giải bài toán
Bài giải:
Tuổi của mẹ là:
65 - 27 = 38 (tuổi)
 Đáp số: 38 tuổi.
CHÍNH TẢ (Tiết 27)
CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA
I. Mục tiêu:
	- Nghe viết chính xác bài CT, trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời nói nhân vật.
	- Làm được bài tập 2 (a, b, c) 
	- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, tính cẩn thận
II Chuẩn bị:
	 - Bảng phụ viết nội dung bài tập 2, sgk, vở chính tả.
III Phương pháp:
Phân tích, vấn đáp, thực hành luyện tập
IV. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1. KTBC: (4’) 
- Gọi học sinh viết bảng con 2 em lên bảng viết các từ: niềng niễng, nhộn nhạo, quẫy toé nước.
- Nhận xét
2. Dạy bài mới :(27') 
2.1Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu bài học
- 2 em lên bảng viết các từ: niềng niễng, nhộn nhạo, quẫy toé nước.
- Lớp viết bảng con
. Hướng dẫn nghe viết
-. Hướng dẫn chuẩn bị :
- GV đọc mẫu bài viết 
- Yêu cầu hs nhận xét.
+ Tìm lời người cha trong bài chính tả ?
- Lời người cha ghi sau dấu câu gì?
Luyện viết bảng con tiếng khó: đều, chia lẻ, yếu, đoàn kết, sức mạnh .
2.4. GV đọc cho hs viết 
2.5 Hướng dẫn hs chấm, chữa bài.
- Chấm bài, nhận xét.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2 (b,c)
- Cho 2 học sinh làm trên giấy khổ to - lớp làm vào giấy nháp.
- Cùng học sinh nhận xét bài trên bảng, chốt lại lời giải đúng:
+ b). mải miết, hiểu biết, chim sẻ, điểm 10
+ c) Chuột nhắt, nhắc nhở, đặt trên, thắc mắc
Bài 3 : Gọi hs đọc đề bài 3 b, c
- Thực hiện như BT 2
4. Củng cố: (4’)
- Nhận xét bài chính tả, nhận xét tiết học 
5. Dặn dò: (1’) Tìm thêm những từ có âm đầu l/n hoặc vần i/iê, ăt/ăc
- Theo dõi
- 1 hs đọc lại
- “Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng ... sức mạnh” 
- Ghi sau dấu 2 chấm, gạch ngang đầu dòng
- Hs viết bảng con
- Viết bài vào vở
- 2 học sinh làm trên giấy khổ to - lớp làm vào giấy nháp
- 2 học sinh làm trên giấy khổ to dán bài 
trên bảng.
- Cùng GV nhận xét bài trên bảng.
- Đọc yêu cầu và nội dung bài tập
Lời giải:
b. hiền - tiền- chín
c. dắt - bắc - cắt
KỂ CHUYỆN (Tiết 14)
CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA
I. Mục tiêu:
- Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh kể lại được từng đoạn của chuyện.
- học sinh khá giỏi kể được toàn bộ câu chuyện.
- Giáo dục: Anh em trong gia đình cần quan tâm thương  ... c thức ăn, em cần phải làm gì ?
- Giáo viên nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Nhớ thực hiện và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện
- Các nhóm quan sát hình vẽ trong SGK trang 30, thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Thứ gây ngộ độc là bắp ngô. Vì bắp ngô đã bị ôi thiu, nhiều ruồi bọ đậu vào.
- Thứ gây ngộ độc là lọ thuốc. Vì em bé tưởng thuốc là kẹo em bé ăn nhiều nên bị ngộ độc.
- Thứ gây ngộ độc là thuốc trừ sâu vì cô này có thể nhầm lọ thuốc trừ sâu với nước mắm cho vào nấu.
- Bởi vì em bé, bé nhất nhà, chưa biết đọc chữ nên không phân biệt được mọi thứ, dễ lầm lẫn.
- Hs quan sát tranh và thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày
- Cậu bé đang vứt những bắp ngô bị ôi thiu đi để mọi người trong nhà không ai ăn nhầm, tránh ngộ độc.
- Cô bé đang lất lọ thuốc lên cao để em minh không tương là kẹo ngọt, lấy ăn bị ngộ độc.
- Anh này đang cất riêng thuốc trừ sâu, dầu hoả, nước mắm để tránh lẫn lộn khi sử dụng.
- Ăn rau quả mua về phải rửa sạch, gọt vỏ.
- Ăn rau sống phải rửa sạch, ngâm nước muối.
- Các nhóm thảo luận sau đó lên trình diễn.
- Hs nhận xét bổ sung cách giải quyết tình huống của nhóm bạn.
- Khi bản thân bị ngộ độc, phải tìm mọi cách gọi người lớn và nói mình đã ăn thứ gì?
- Khi người thân bị ngộ độc phải gọi ngay cấp cứu hoặc người lớn, thông báo cho nhân viên y tế biết người thân bị ngộ độc bởi thứ gì.
ĐẠO ĐỨC
GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP SẠCH ĐẸP (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được ích lợi của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Nêu được những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Hiểu: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là trách nhiệm của HS.
- Biết nhắc nhở bạn bè giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Biết làm một số công việc cụ thể để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Có thái độ đồng tình với các việc làm đúng để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
SDNLTK&HQ: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là góp phần giữ gìn môi trường của trường, của lớp, môi trường xung quanh, đảm bảo một môi trường trong lành, giảm thiểu các chi phí về năng lượng cho các hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
- GDHS có ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp
II. CHUẨN BỊ:
- Bài hát “Em yêu trường em”. “Đi học”. Tranh, Phiếu, tiểu phẩm.
III. PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận, vấn đáp, thực hành
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: 1’
2. Bài cũ: 3’ 
- Em thấy vườn trường, sân trường mình như thế nào? 
-Sau khi quan sát em thấy lớp em như thế nào?
 Nhận xét đánh giá
3. Bài mới: 26’
a. Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu, ghi đề
Hoạt động 1 : Đóng vai xử lí tình huống
GV phát phếu thảo luận, yêu cầu các nhóm thảo luận tìm cách xử lí các tình huống trong phiếu.
Tình huống 1 : Nhóm 1.
Giờ chơi ba bạn Ngọc, Lan, Huệ rủ nhau ra cổng trường ăn kem. Sau khi ăn xong các bạn vứt giấy đựng và que kem ngay giữa sân trường.
Tình huống 2 : Nhóm 2
- Hôm nay là ngày trực nhật của Mai. Bạn đã đến lớp từ sớm, và quét dọn lau bàn ghế sạch sẽ.
Tình huống 3 : Nhóm 3.
+ Nam vẽ đẹp từng được giải thưởng, muốn các bạn biết tài nên đã vẽ bức tranh lên tường.
Tình huống 4 :Nhóm 4.
+ Hà và Hưng được phân công chăm sóc vườn hoa trước lớp, hai bạn thích lắm chiêù nào cũng dành ít phút để chăm sóc cây.
Liên hệ bản thân: Em đã làm gì để trường lớp sạch đẹp?
Kết luận : Cần phải thực hiện đúng các quy định về vệ sinh trường lớp để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
Hoạt động 2: Thực hành làm sạch đẹp lớp học
 Tổ chức cho HS quan sát lớp, nhận xét lớp có sạch, đẹp không.
Hoạt động 3: Trò chơi “Tìm đôi”
GV nêu luật chơi: Mỗi em bốc 1 phiếu ngẫu nhiên, mỗi phiếu là 1 câu hỏi. Sau khi bốc phiếu, mỗi bạn đọc nội dung và đi tìm bạn có phiếu giống mình làm thành một đôi. Đôi nào tìm được nhau nhanh, đôi đó thắng cuộc.
 Nhận xét, đánh gia tuyên dương đôi tìm nhanh nhất.
Kết luận : Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là quyền và bổn phận của mỗi học sinh, đểcác em được sinh hoạt, học tập trong một môi trường trong lành:
Trường em em quý em yêu
Giữ cho sạch đẹp sớm chiều không quên.
4. Củng cố : 4’ 
- Em sẽ làm gì để thể hiện việc giữ gìn trường lớp ? 
SDNLTK&HQ: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là góp phần giữ gìn môi trường của trường, của lớp, môi trường xung quanh, đảm bảo một môi trường trong lành, giảm thiểu các chi phí về năng lượng cho các hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, trường lớp sạch đẹp.
5. Dặn dò: 1’
- VN học bài. Chuẩn bị bài : Thực hành.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi 
- HS nhắc lại 
- Các nhóm HS thảo luận và đưa ra cách xử lí tình huống.
- Các bạn nữ làm như thế là không đúng. Các bạn nên vứt rác vào thùng không vứt bừa bãi làm bẩn sân trường.
- Mai làm như thế là đúng. Quét hết rác bẩn sẽ làm cho lớp sạch đẹp, thoáng mát.
- Nam làm như vậy là sai, vẽ bẩn tường, mất vẻ đẹp của trường.
- Hai bạn làm đúng vì chăm sóc cây , hoa nơ,û đẹp trường đẹp lớp.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS tự liên hệ (làm được,chưa làm được) giải thích vì sao?
- HS quan sát.
- Thực hành xếp dọn lại lớp học cho sạch đẹp.
- Quan sát lớp sau khi thu dọn và phát biểu cảm tưởng. Đại diện 1 em phát biểu.
- 10 em tham gia chơi. 
- Nhận xét.
- Vài em đọc lại.
- 2em neâu.
Bài 1:	BỆNH CÚM A (Chương trình lồng ghép)
PHÒNG CHỐNG BỆNH CÚM A
I.MỤC TIÊU : Sau bài học HS có thể:
- Nắm được một số tác hại và biểu hiện của bệnh cúm A.
- Biết phải làm gì khi bản thân và những người xung quanh có biểu hiện viêm đường hô hấp cấp. 
- Nêu được cách phòng chống bệnh cúm A và có ý thức phòng chống bệnh cúm A một cách tích cực.
II.CHUẨN BỊ
- Tranh ảnh liên quan đến bệnh cúm A. 
III. PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận, vấn đáp
IV. CAÙC HOAÏT ÑOÄNG DAÏY HOÏC :
Hoạt động của giáo viên
Hoaït ñoäng của học sinh
1. OÅn ñònh :1’
2. Baøi cuõ : 3’ Kiểm tra sự chuẩn bị sưu tầm một số tranh ảnh thông tin có liên quan đến bệnh cúm A của HS.
3. Baøi môùi :27’
a. Giôùi thieäu baøi : Trong những ngày gần đâycác em đã nghe rất nhiều các thông tin về cúm A và dịch cúm gia cầm.Vậy cúm A là gì ? tác hại của bệnh cúm A ra sao ? Tiết học này các em sẽ tìm hiểu.
b.Hoạt động 1: Thu thập thông tin
 Yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 và nêu một số thông tin mà mình tìm hiểu được qua các phương tiện đại chúng về dịch cúm A.
- Hãy nêu bất cứ một thông tin nào em biết về bệnh cúm A và dịch cúm gia cầm đang xảy ra ở nhiều địa phương trên cả nước mà em biết ?
 Gv nhận xét
Hoạt động 2: Biểu hiện của bệnh cúm A
- Nêu nguyên nhân gây nên bệnh cúm A từ gà sang người?
- Theo em người bị bệnh cúm A thường có biểu hiện thế nào?
Gv : Biểu hiện của bệnh cúm A rất giống các bệnh thông thường mà các em hay mắc phải ví dụ bệnh cảm lạnh, sốt siêu vi, viêm đường hô hấp.
- Theo em thời gian ủ bệnh là bao nhiêu ngày?
- Khi thấy cơ thể có những biểu hiện trên em phải làm gì ?
Hoạt động 3: Tác hại của bệnh cúm A 
Gv chia nhóm nhóm sau đó yêu cầu các nhóm thảo luận 
- Hãy nêu tác hại của bệnh cúm A?
Gv nhận xét và cung cấp thêm một số thông tin để HS thấy tác hại to lớn của bệnh cúm A.
Hoạt động 4: Cách phòng chống bệnh cúm A Yêu cầu lớp thảo luận câu hỏi
- Em và gia đình em cần làm gì để phòng chống dược bệnh cúm A, heo tai xanh ?
Gv nhận xét và bổ sung
4. Cuûng coá : 3’
- Nêu tác hại của bệnh cúm A, bệnh heo tai xanh ?
- Bản thân em có thể làm gì để phòng bệnh cúm A ? Gia đình em có thể làm gì để phòng bệnh cúm A ?
5. Daën doø : 1’ 
- VN xem lại bài và sưu tầm các thông tin về các biểu hiện của bệnh cúm A.
- Nhaän xeùt tieát hoïc.
- HS báo cáo và để tranh ảnh trước mặt.
- Hs nghe và nhắc lại.
- HS thảo luận nhóm và nêu.
- Dịch cúm Avà dịch cúm gia cầm, heo tai xanh đang xảy ra ở rất nhiều địa phương nhất là các tỉnh ở Quảng Ngãi, An Khê, Gia Lai,...dịch phát triển rất mạnh về mùa đông, xuân. Khi bị bệnh gia cầm chết hàng loạt và rất nhanh lây lan cho người tiếp xúc...
- Do lây nhiễm từ gà sang người
- Biểu hiện của bệnh cúm A là sổ mũi đau đầu, sốt ho đau ngực khó thở, viêm đường hô hấp cấp. 
- Từ 3 đến 5 ngày kể từ khi tiếp xúc với vi rút gây bệnh.
- Trong thời gian này cơ thể có cảm giác mệt mỏi chán ăn. Nếu thử máu số lượng bạch cầu thấp và chụp phổi thấy thay đổi nhanh chóng đây là những biểu hiện quan trọng của bệnh.
- Cần báo ngay cho cha mẹ thầy cô...để được đưa đến cơ sở y tế khám chữa bệnh kịp thời.
- Bệnh lây lan rất nhanh làm cho gà vịt gia cầm chết hàng loạt....vùng lây lan rất lớn từ tỉnh này sang tỉnh khác gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi. Ngoài ra bệnh còn lây lan sang người tiếp xúc hay sử dụng nhất là đối với trẻ em nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong
- HS thảo luận và nêu: 
- Không ăn thịt trứng và gia cầm đã bị nhiễm bệnh .Các gia cầm khi bị nhiễm bệnh cần đem thiêu hủy. Hạn chế tiếp xúc với người đang bị viêm đường hô hấp. Không chơi đùa ở gần nơi nuôi gia súc gia cầm. Không khạc nhổ bừa bãi, không dùng chung đồ dùng cá nhân.
- Giữ vệ sinh mũi, họng thường xuyên nhỏ nước muối loãng hay nước tỏi.
- Cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡngđặc biệt là các rau quả tươi để tăng sức đề kháng, cần giữ ấm cơ thể.
- HS nêu và nghe
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ (Tiết 14)
SINH HOẠT LỚP
I/ Mục tiêu : 
- Đánh giá, nhận xét hoạt động tuần 14
- Nêu phương hướng, nhiệm vụ tuần 15
II/ Nội dung sinh hoạt: 35 phút
1. Đánh giá hoạt động tuần qua
 	a) Hạnh kiểm : 
- Đa số các em đều ngoan, lễ phép; kính thầy yêu bạn; có tinh thần tương trợ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Tham gia tốt các hoạt động của lớp, của trường. Thực hiện tốt nội quy nề nếp.
- Tham gia tốt hoạt động Sao nhi.
b) Học tập: 
- Đã hoàn thành chương trình tuần 14
- Đa số học sinh chăm chỉ có ý thức trong học tập, tự giác học và làm bài tập trước khi đến lớp; hăng hái phát biểu xây dựng bài.
*. Hạn chế: Một số em vẫn còn quên sách vở, đồ dùng; trình bày vở chưa đẹp .
c) Văn thể mỹ: 
- Thực hiện tốt nội quy trường, lớp.
- Có ý thức giữ gìn trường lớp sạch, đẹp 
- Có ý thức giữ giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng.
- Tập thể dục giữa giờ nghiêm túc.
- Thực hiện tốt việc đồng phục khi đến trường.
- Đã tham gia tốt tiết mục văn nghệ chào mừng ngày 20/11.
	2. Phương hướng, nhiệm vụ tuần tới
	- Chấn chỉnh những thiếu sót tồn tại trong tuần qua
- Thực hiện chương trình tuần 15
- Thi đua dạy tốt, học tốt chào mừng ngày NGVN 20/11
- Duy trì tốt nề nếp sinh hoạt, học tập .
- Thực hiện nghiêm túc nội quy trường, lớp.
- Tăng cường rèn chữ, giữ vở sạch đẹp.
	- Thực hiện tốt an toàn giao thông và an ninh học đường.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 14.doc