Giáo án Lớp 2 - Tuần 11

Giáo án Lớp 2 - Tuần 11

I. MỤC TIÊU:

Kiến thức:

Ôn tập kiến thức, kĩ năng HS qua sản phẩm là một trong những hình gấp đã học

Kỹ năng:

Gấp được một trong những sản phẩm đã học

Hình gấp phải thực hiện đúng qui định, cân đối các nếp gấp thẳng phẳng

Thái độ:

HS hứng thú, yêu thích môn gấp thuyền.

 

doc 47 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1538Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 11	Thủ công
ÔN TẬP CHƯƠNG 1- KĨ THUẬT GẤP HÌNH
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
Ôn tập ù kiến thức, kĩ năng HS qua sản phẩm là một trong những hình gấp đã học
Kỹ năng: 
Gấp được một trong những sản phẩm đã học
Hình gấp phải thực hiện đúng qui định, cân đối các nếp gấp thẳng phẳng
Thái độ: 
HS hứng thú, yêu thích môn gấp thuyền.
NHẬN XÉT CHỨNG CỨ
II. CHUẨN BỊ:
GV: 
Mẫu: Tên lửa, máy bay phản lực, máy bay đuôi rời, thuyền phẳng đáy không mui, thuyền phẳng đáy có mui
HS: 
Giấy thủ công, keo, bút màu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
Khởi động: (1’) Hát
Bài mới: Kiểm tra
GV nêu mục đích yêu cầu
Gấp một trong các hình đã học. Hình gấp phải đúng qui định các nếp gấp phải thẳng phẳng.
GV cho HS nhắc lại các bước gấp và quan sát mẫu các hình: Tên lửa, máy bay đuôi rời máy bay phản lực, thuyền phẳng đáy có mui, thuyền phẳng đáy không mui
Tổ chức cho HS làm bài kiểm tra
3. Đánh giá: 
Hoàn thành:
Chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu thực hành
Gấp hình đúng qui định
Hình gấp cân đối, nếp gấp thẳng phẳng
Chưa hoàn thành:
Gấp chưa đúng qui định
Nếp gấp không thẳng, phẳng hình gấp không đúng hoặc không làm ra sản phẩm
4 Tổng kết – Dặn dò: (1’)
Nhận xét tiết học
Về nhà: Gấp cắt dán hình tròn
HS lắng nghe
HS quan sát mẫu nhắc lại
HS làm bài
TIẾT 41 + 42	Tập đọc
BÀ CHÁU (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
Hiểu ý nghĩa của các từ mới và những từ quan trọng: rau cháo nuôi nhau,đầm ấm, màu nhiện
Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi tình cảm bà cháu quí giá hơn vàng bạc, châu báu.
Kỹ năng: 
Đọc trơn toàn bài
Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý sau các dấu câu, giữa các cụm từ
Biết đọc phân biệt lời kể với lời các nhân vật (Cô tiên, hai cháu)
Thái độ: 
Biết yêu quí tình cảm trong gia đình
II. CHUẨN BỊ:
GV: - Tranh minh họa, băng giấy ghi sẳn câu cần luyện đọc, SGK.
HS: - SGK 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Khởi động: (1’) Hát
Kiểm tra bài cũ: “Thương ông (4’) 
Yêu cầu HS đọc thuộc 1 khổ thơ và trả lời câu hỏi
GV nhận xét ghi điểm
Bài mới: “Bà cháu” (tiết 1)
Hôm này chúng ta cùng đọc bài có tựa là “Bà cháu” của tác giả Trần Hoài Dương. Bài nói về tình yêu bà rất cảm động của hai bạn nhỏ. Đối với hai bạn nhỏ này thì tình bà cháu quí hơn vàng bạc châu báu, và quí hơn mọi thứ. Bây giờ cô cùng các em đọc bài này nhé để biết thêm về điều đó.
- GV ghi bảng tựa bài
Hoạt động 1: Đọc mẫu (3’) 
Phương pháp: Quan sát tranh, đàm thoại
GV đọc mẫu toàn bài
- GV phân biệt lời kể với lời các nhân vật:
Giọng người kể: chậm rãi, tình cảm
Giọng cô tiên: dịu dàng
Giọng các cháu: kiên quyết
- GV yêu cầu 1 HS đọc lại
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ (20’) 
Phương pháp: Quan sát tranh, đàm thoại, thực hành, thi đua
+ Hướng dẫn HS đọc đúng các từ ngữ khó:
GV yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau từng câu cho đến hết bài.
Tìm từ ngữ khó đọc trong bài: rau cháo, đầm ấm, cô tiên, gieo, giàu sang, nảy mầm, đơm hoa, chiếc quạt, màu nhiệm, móm mém.
GV viết bảng
GV đọc mẫu
+ Đọc từng đoạn trước lớp và kết hợp giải nghĩa từ:
Yêu 1 HS đọc đoạn 1
Trong đoạn 1 có từ nào khó hiểu?
Hỏi: em hiểu “đầm ấm” là gì?
GV giải nghĩa từ “rau cháo nuôi nhau”:cuộc sống rấtà khó khăn gạo chỉ đủ để nấu cháo chứ không đủ dể nấu cơm
Yêu cầu HS đọc đoạn 2, 3
Yêu cầu 1 HS đọc đoạn 4
Hỏi: thế nào là “màu nhiệm”?
Hỏi: thế nào là” hiếu thảo”
+ Hướng dẫn HS luyện đọc câu dài:
- GV gắn câu dài, đọc mẫu
Hướng dẫn đọc
- Nhấn giọng từ “vất vả, lúc nào cũng đầm ấm, nảy mầm, ra lá, đơm hoa, bao nhiêu là trái vàng trái bạc”
Gọi HS đọc lại các câu
Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp nối tiếp (2’)
Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm (3’)
Tổ chức thi đọc tiếp sức theo đoạn (5’)
Cô nhận xét, tuyên dương
Cho cả lớp đọc đồng thanh đoạn 4
Nhận xét – Dặn dò: (1’)
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị câu hỏi tìm hiểu bài để sang tiết 2 
Hát
1HS đọc thuộc khổ 1+TLCH
Chân ông đau thế nào?
1HS đọc thuộc khổ 2+TLCH
Tìm câu thơ cho thấy nhờ Việt chân ông khỏi đau
1HS đọc thuộc khổ thơ mình thích+TLCH
Theo em: ông có thật khỏi đau nhờ Việt?
HS nhắc lại
HS theo dõi
1 HS đọc bài, lớp mở SGK, đọc thầm theo
HS đọc nối tiếp
HS nêu và phân tích âm vần khó đọc,bạn đọc lại
HS đọc
1 HS đọc
Đầm ấm
HS nêu: chú giải
1 HS đọc đoạn 2
1 HS đọc đoạn 3
1 HS đọc đoạn 4
HS nêu: chú giải
HS trả lời
Luyện đọc các câu: “Bà cháu rau cháo nuôi nhau, / tuy vất vả/ nhưng cảnh nhà lúc nào cũng đầm ấm.
Hạt đào vừa gieo xuống đã nảy mầm,/ ra lá,/ đơm hoa,/ hết bao nhiêu là trái vàng trái bạc.”
Bà hiện ra,/ móm mém,/ hiền từ,/ dang tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng.”
HS đọc
HS đọc
HS luyện đọc trong nhóm 
HS thi đọc theo dãy, dại diện 2 dãy đọc
HS nhận xét
Cả lớp đọc
Giáo viên
Học sinh
1. Khởi động: (1’) Hát
2. Bài mới “Bà cháu (Tiết 2)”
Hoạt động 1: (16’) Hướng dẫn tìm hiểu bài
Gọi HS khá đọc đoạn 1
Trước khi gặp cô tiên ba bà cháu sống như thế nào?
Cô tiên cho hạt đào và nói gì?
Gọi HS đọc đoạn 2
Sau khi bà mất hai anh em sống ra sao?
Gọi HS đọc đoạn 3
Thái độ của hai anh em thế nào sau khi trở nên giàu có?
Vì sao hai anh em đã giàu có mà không thấy vui sướng?
Gọi HS đọc đoạn 4
Câu chuyện kết thúc thế nào?
Ị Hai anh em rất yêu bà. Đối với họ thì vàng bạc châu báu cũng không quí bằng tình cảm bà cháu
GV treo tranh 
GV giáo dục: Phải yêu thương bà như hai bạn nhỏ trong bài
Hoạt động 2: (9’) Luyện đọc lại
GV hướng dẫn HS đọc theo vai:
Lời người dẫn chuyện đọc thế nào?
Giọng cô tiên?
Giọng các cháu?
Tổ chức HS đọc toàn bài theo phân vai
Nhận xét nhóm đọc hay nhất
Hoạt động 3: (1’) Củng cố
Gọi 1 HS đọc toàn bài diễn cảm
Qua câu chuyện này em hiểu điều gì?
Nhận xét – Dặn dò: (1’)
Nhận xét tiết học
Yêu cầu HS đọc lại bài kỹ để có ý kể lại câu chuyện cho mạch lạc dựa theo các yêu cầu kể trong SGK.
Hát
HS nhắc lại
1 HS đọc đoạn 1
Ba bà cháu rau cháo nuôi nhau, tuy vất vả nhưng đầm ấm
Gieo hạt đào bên mộ bà
HS đọc đoạn 2
Giàu sang sung sướng
HS đọc đoạn 3
Ngày càng buồn bã
Vì nhớ bà
HS đọc đoạn 4
Bà trở về với hai đứa cháu hiếu thảo
HS quan sát
 - Đọc chậm rãi
Đọc dịu dàng
Đọc kiên quyết
4 HS phân vai đọc( 2 lượt)
TIẾT 51	Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
Củng cố cách tìm số hạng chưa biết trong 1 tổng.
Bảng trừ có nhớ
Kỹ năng: 
HS thuộc và nêu nhanh công thức của bảng trừ có nhớ ( 11 trừ đi một số) vận dụng tính nhẩm, thực hiện phép trừ, giải tóan
Thái độ: 
Tính cẩn thận, chính xác, khoa học
II. CHUẨN BỊ:
GV: - Bảng phụ, SGK
HS: - SGK, BTT
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
Ổn định: (1’)
Bài cũ: (4’) “51 - 15”
- Ghi bảng
 51 –13 62 - 14 53 – 14 37 - 18 
- Nêu cách tính
Nhận xét, tuyên dương
Bài mới: “Luyện tập”
 “Các em sẽ củng cố về cách tìm số hạng chưa biết và trừ có nhớ trong bài luyện tập này”
GV ghi tựa
Hoạt động 1: Tính (10’)
Phương pháp: thực hành
	* Bài 1/53: Tính nhẩm:
 11 – 5 =  11 – 8 =  11 – 6 =  11 – 9 = 
11 – 7 =  11 – 2 =  11 – 4 =  11 – 3 = 
 GV sửa bài và nhận xét
* Bài 2/53: 
Nêu yêu cầu của bài 2
 31- 19 81 – 62 51 – 34 41 – 25 61 – 6
GV sửa bài và nhận xét
Hoạt động 2: Tìm số hạng chưa biết (10’)
Phương pháp: Đàm thoại
	* Bài 4/53: Tìm x
x + 29 = 41
34 + x = 81 
x + 55 = 61
GV sửa bài, nhận xét
	* Bài 3/53
Bài toán cho biết gì?
Yêu cầu HS đặt tiếp câu hỏi cho bài toán?
GV sửa bài
Hoạt động 3: Điền dấu (5’)
Phương pháp: Đàm thoại
	* Bài 5/53: 
 9 . . . 8 = 17 11 . . . 8 = 3
 11 . . . 9 = 2 6 . . . 8 = 14
 18 . . . 8 = 10 8 . . . 6 = 14
Tổ chức thi đua 2 dãy
GV sửa bài và nhận xét
Dặn dò: (1’)
Xem lại bài
Chuẩn bị “12 trừ đi một sốá: 12 – 8 ”
Hát
2 HS lên bảng thực hiện, lớp làm vào bảng con 
- HS nêu
- HS nhắc
HS làm VBT
Đặt tính rồi tính
HS làm VBT, nêu cách đặt tính, cách tính
HS làm VBT
2 HS đọc đề
Có 51 kg mận
Bán 36 kg
Hỏi còn bao nhiêu kilôgam mận?
HS làm VBT
2 dãy thi đua điền dấu +, -
 TIẾT 21 Chính tả
BÀ CHÁU
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
Nắm nội dung đoạn viết được trích trong bài “Bà cháu”
Nắm được luật chính tả g/gh
Nắm nghĩa để phân biệt x/s, ươn/ương.
Kỹ năng: 
Chép lại chính xác, trình bày đúng 1 đoạn trong bài.
Làm đúng các bài tập phân biệt g/gh, s/x, ươn/ương.
Thái độ: 
Giáo dục tính cẩn thận
II. CHUẨN BỊ:
GV: - Bảng phụ ghi nội dung bài viết, giấy ghi nội dung bài 1.
HS: - Vở, bảng con
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: (4’) “Ông và cháu”
GV nhận xét bài viết của HS
Đọc cho HS viết: vật, hoan hô, khỏe, rạng sáng
Bài mới: “Bà cháu”
GV đọc đoạn viết ở bảng phụ và hỏi HS: đoạn viết được trích trong bài nào?
“Vậy hôm nay cô sẽ hướng dẫn cho các em viết tập chép 1 đoạn trong bài: Bà cháu”
Hoạt động 1: (20’) Hướng dẫn tập chép
Phương pháp: Hỏi đáp, thực hành
Yêu cầu HS đọc lại đoạn viết.
Hướng dẫn HS nhận xét:
+ Tìm lời nói của hai anh em trong bài chính tả.
+ Lời nói ấy được viết với dấu câu nào?
+ Nêu những chữ viết hoa ?
+ Vì sao lại được viết hoa?
+ Đầu đoạn phải viết như thế nào?
Yêu cầu HS nêu từ khó viết.
GV gạch chân từ khó viết.
GV đọc từ khó và lưu ý chữ đầu vần dễ lẫn.
Hướng dẫn chép vào vở.
+ Nêu tư thế viết
GV nhắc  ... Làm đúng các bài tập phân biệt : g / gh, s / x, ươn / ương.
Kỹ năng :
Rèn HS trình bày bài chính tả đúng quy định. Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí. 
Thái độ :
Giáo dục tính cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
GV: - Bảng phụ viết bài chính tả và nội dung bài tập.
HS: - Vở bài tập, bảng con, vở.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định : (1’)
2. Bài cũ : Bà cháu (4’)
Đọc 1 số chữ HS viết sai nhiều : màu nhiệm, ruộng vườn, móm mém, dang tay.
Nhận xét vở viết, tổng kết điểm bài viết trước.
3. Bài mới : Cây xoài của ông em.
Tiết chính tả hôm nay các em sẽ nghe viết đoạn đầu bài : Cây xoài của ông em và làm 1 số bài tập phân biệt g / gh, s / x, ươn / ương. à ghi tựa.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn nghe viết ( 20’)
Phương pháp: Quan sát, hỏi đáp, thực hành.
GV đọc toàn bài một lần.
Tìm hiểu nội dung đoạn viết :
+ Cây xoài cát có gì đẹp ?
Yêu cầu HS gạch dưới các tiếng khó viết.
GV ghi bảng từ khó viết : cây xoài, trồng, xoài cát, lẫm chẫm, cuối à GV hướng dẫn HS viết từ khó.
Đọc từng từ khó viết.
Hướng dẫn HS trình bày vở.
Đọc bài cho HS viết.
Hướng dẫn sửa lỗi, chấm điểm.
Ị Kết luận : Lưu ý kỹ những phần khó viết có trong bài để tránh sai nhiều lỗi chính tả.
Hoạt động 2 : Làm bài tập ( 7’)
Phương pháp: Thực hành.
	* Bài 1:
Gọi 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
Hướng dẫn lớp sửa bài.
Ị Kết luận: gh được dùng trước những nguyên âm i, e, ê. 
Hoạt động 3 : Củng cố (4’)
Phương pháp: Trò chơi.
GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm tờ giấy bià cứng ghi nội dung bài tập 3. Các nhóm chuyền nhau làm theo yêu cầu bài. Nhóm nào làm đúng và nhanh thì thắng.
à GV nhận xét, tuyên dương.
4. Dặn dò : (1’)
Viết lại những lỗi sai (1 từ viết 1 dòng), làm bài 3 vào vở.
Chuẩn bị : Sự tích cây vú sữa.
Nhận xét tiết học.
_ Hát.
_ HS viết bảng con.
_ 1 HS đọc lại, lớp đọc thầm.
_ Cuối đông, hoa nở trắng cành. Đầu hè, quả sai lúc lỉu. Từng chùm quả to đu đưa theo gió.
_ HS tìm và trả lời.
_ HS viết bảng con.
_ HS đọc tư thế ngồi.
_ HS viết bài.
_ Sửa lỗi chéo vở.
_ HS đọc yêu cầu.
_ HS làm bài, nhận xét.
_ 1 HS đọc lại bài làm
_ Mỗi dãy nhận 1 băng giấy điền vào chỗ trống à đính lên bảng. 
_ Đại diện nhóm đọc bài làm của mình, nhóm khác nhận xét.
TIẾT 22	Thể dục
TIẾT 22
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức : 
	_ Tiếp tục ôn đi đều. Củng cố trò chơi bỏ khăn.
	2. Kỹ năng : 
	_ Yêu cầu thực hiệnđộng tác tương đối chính xác, đều và đẹp.
	_ Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
	3. Thái độ: 
	_ Trật tự không xô đẩy, chơi một cách chủ động.
NHẬN XÉT CHỨNG CỨ :
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
_ Sân trường rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ, an toàn.
_ Còi, khăn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nội dung
Định lượng
Tổ chức luyện tập
	1. Phần mở đầu :
_ GV tập hợp lớp phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
_ Đứng tại chỗ, vỗ tay, hát.
_ Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp.
_ Trò chơi : Có chúng em.
	2. Phần cơ bản:
_ Điểm số 1 – 2, 1 – 2 ,và điểm số từ 1 đến hết theo đội hình hàng dọc 
( hàng ngang ).
_ Đi đều.
_ Trò chơi : Bỏ khăn.
	3. Phần kết thúc :
_ Chạy nhẹ nhàng.
_ Đi và hít thở sâu.
_ Nhảy thả lỏng : 5 – 6 lần.
_ GV cùng HS hệ thống bài.
_ Gv nhận xét, giao bài tập về nhà.
5’
1’
1’
2’
1’
22’
8’
8’
6’
5’
1’
1’
1’
1’
1’
_ Theo đội hình hàng ngang.
_ Theo đội hình hàng dọc. 
_ Theo đội hình vòng tròn.
_ Ở mỗi cách và mỗi đội hình điểm số 2 lần. Tập xen kẽ, lần 1 : Điểm số 1 – 2, 1 – 2 đến hết, sau đó điểm số từ 1 đến hết theo từng tổ. Lần 2 : Điểm số như trên nhưng lần lượt theo cả lớp dưới hình thức thi điểm số theo tổ (cả 2 cách điểm số nêu trên ). 
_ Do cán sự lớp điều khiển.
_ GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi và cho HS chơi. 
_ Theo đội hình vòng tròn.
_ Về nhà tập đi đều và tập chơi trò chơi Bỏ khăn.
TIẾT 11	Tập làm văn
CHIA BUỒN, AN ỦI
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức :
HS biết kể nói lời chia buồn, an ủi.
Viết được bưu thiếp thăm hỏi.
Kỹ năng :
Rèn kỹ năng nói lời chia buồn, an ủi rành mạch rõ ràng. Biết tận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
Thái độ :
Có thái độ quan tâm, ân cần.
II. CHUẨN BỊ:
GV:
Tranh minh họa bài tập 2.
HS: 
Vở bài tập, mỗi HS có 1 tờ giấy trang trí sẵn dạng bưu thiếp.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: Kể về người thân (4’)
GV yêu cầu 3 HS đọc lại bài viết về người thân của mình.
à Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới : Chia buồn, an ủi.
Trong cuộc sống đôi khi chúng ta gặp phải những chuyện không may. Vậy trước những chuyện không may đó chúng ta nên nói những gì ? Bài học hôm nay sẽ giải đáp câu hỏi đó à Ghi tựa.
 Hoạt động 1: Rèn nghe và nói ( 12’ )
Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận nhóm
	* Bài 1: (miệng)
Mời 2 HS làm mẫu trước lớp.
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi. Sau đó trình bày.
GV theo dõi, giúp đỡ.
Nhận xét.
à Khi nói lời thăm hỏi, em cần thể hiện sự quan tâm ân cần.
	* Bài 2:
GV treo tranh, nêu yêu cầu và nói lời theo yêu cầu theo nội dung yêu cầu của tranh.
à Khi nói lời an ủi, em nên có thái độ chân tình, quan tâm.
Ị Kết luận: Khi nói lời chia buồn, an ủi chúng ta nên có thái độ phù hợp với hoàn cảnh.
Hoạt động 2 : Viết bức thư ngắn “Bưu thiếp” (13’)
Phương pháp : Thực hành.
	* Bài 3: (Viết)
GV nêu yêu cầu bài 3 và yêu cầu HS viết bưu thiếp theo nội dung của bài 3.
GV yêu cầu HS đọc nội dung bưu thiếp của mình lên. Lớp lắng nghe, nhận xét .
Ị Kết luận: Viết bưu thiếp lời văn cần ngắn gọn, từ chính xác, nội dung phù hợp, thể hiện tình cảm chân thành.
Hoạt động 3 : Củng cố (4’) 
Phương pháp : Hỏi đáp.
Khi nói lời chia buồn, an ủi chúng ta có thái độ như thế nào ?
Khi viết bưu thiếp, chúng ta nên viết như thế nào ?
GV nêu thêm 1 số tình huống yêu cầu HS nói lời chia buồn ( an ủi ).
à GV nhận xét.
4. Dặn dò: (4’)
Về nhà hoàn thành bài viết.
Chuẩn bị : Gọi điện.
Nhận xét tiết học. 
_ Hát
_ 3 HS đọc bài viết của mình.
_ 1 HS đọc.
_ 2 HS lên làm mẫu.
_ HS thảo luận nhóm đôi à trình bày.
_ Nhận xét
_ 1 HS đọc.
_ HS nói lời chia buồn, an ủi theo yêu cầu.
_ HS viết bưu thiếp.
_ HS đọc bài viết, cả lớp nghe, nhận xét.
_ HS trả lời.
TIẾT 55 	Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Củng cố và rèn kỹ năng thực hiện phép trừ dạng 12 trừ đi một số.
Củng cố và rèn kỹ năng cộng trừ có nhớ dạng tính viết. 
Kỹ năng:
Củng cố về kỹ năng tìm một số hạng chưa biết khi biết tổng và số hạng kia, kỹ năng giải toán có lời văn liên quan đến tìm số hạng khi biết tổng và số hạng kia.
Thái độ: 
Tính toán nhanh, chính xác các bài toán có lời văn.
II. CHUẨN BỊ:
GV: - Phiếu luyện tập, bảng phụ.
HS: - VBT.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: 52 – 28 (4’)
GV yêu cầu 4 HS sửa bài 2, 3 / 54.
* Bài 2 :
 72 82 92 
_ 27 _ 38 _ 55 
 45 44 37
	* Bài 4 :
 Số cây đội 1 trồng được :
	92 – 38 = 54 (cây)
	Đáp số : 54 cây.
Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới : Luyện tập.
Hôm nay chúng ta sẽ củng cố kỹ năng thực hiện phép tính trừ có nhớ dưới dạng tính viết và giải toán có lời văn à Ghi tựa.
Hoạt động 1 : Tính (17’)
Phương pháp: Thực hành, thi đua.
	* Bài 1:
Yêu cầu HS tự làm sau đó nêu miệng.
à Nhận xét, tuyên dương.
	* Bài 2:
Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và tính.
Yêu cầu HS làm bài vào vở, HS nào làm xong thì lên làm vào bảng con.
* Bài 3:
Muốn tìm một số hạng trong một tổng ta làm như thế nào ?
Yêu cầu HS làm bài vào vở, nhóm cử đại diện lên làm (một dãy 1 HS).
Hoạt động 2 : Giải toán (7’) 
Phương pháp: Thực hành.
	* Bài 4:
Bài toán cho gì ? 
Bài toán hỏi gì ?
Muốn đặt lời giải, ta dựa vào đâu ?
Đơn vị của bài là gì ?
Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên làm ở bảng phụ.
à Nhận xét. 
Hoạt động 3 : Củng cố (4’)
Phương pháp: Trò chơi.
GV đính hình và nội dung của bài lên bảng, yêu cầu HS chọn số thích hợp trong bộ số của mình và giơ lên.
Nhận xét, tuyên dương.
4. Dặn dò : ( 1’)
Về làm bài 3, 4 / 55.
Chuẩn bị : Tìm số bị trừ.
Nhận xét tiết học.
_ Hát.
_ 4 HS lên bảng làm theo yêu cầu của GV.
_ HS làm bài và nêu miệng kết quả.
_ HS đọc yêu cầu
_ HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
 82 62 42 22 72
_ 47 _ 33 _ 25 _ 8 _ 29 
 35 29 17 14 43
_ HS đọc yêu cầu bài.
_ Muốn tìm số hạng trong một tổng, ta lấy tổng trừ đi số hạng còn lại.
_ 3 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
a) x + 16 = 32	
	x = 32 – 16
	x = 16
b) x + 27 = 52
	x = 52 – 27
	x = 25
c) 36 + x = 42
	x = 42 – 36
	x = 6
_ HS đọc đề và gạch chân theo yêu cầu.
_ Có 92 con vịt, 65 con vịt ở dưới ao.
_ Có bao nhiêu con vịt trên bờ.
_ Câu hỏi của bài.
_ Con vịt.
_ HS thực hiện.
	Giải
 Số con vịt trên bờ là :
	92 – 65 = 27 (con)
	Đáp số : 27 con vịt
HOẠT LỚP( TUẦN 11)
I/ MỤC TIÊU:
Đánh giá được ưu tồn trong tuần
Có kế hoạch phù hợp cho tuần tới
II/ NỘI DUNG:
Đánh gía các hoạt động của tuần:
GV cho BCS + HS toàn lớp tự đánh giá kết quả đạt được và những tồn tại cần khắc phục.
GV nhận xét chung.
Kế hoạch:
Duy trì nề nếp sẵn có
Học bài và làm bài trước khi đến lớp
Truy bài đầu giờ
Phát huy phong trào tự học của lớp
Rèn chữ viết thường xuyên
Sinh hoạt văn nghệ
****************************************************************************
TỔ KHỐI
CHUYÊN MÔN
NGUYỄN THỊ HIỀN

Tài liệu đính kèm:

  • docGA2 T 11.doc