Giáo án Lớp 2 - Tuần 34 năm 2011

Giáo án Lớp 2 - Tuần 34 năm 2011

. MỤC TIÊU

- Nêu những nguyên nhân dẫn đến môi trường không khí và nước bị ô nhiễm

- Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước.

KNS*: - Kĩ năng phân tích, xử lí các thông tin và kinh nghiệm bản thân để nhận ra những nguyên nhân môi trường không khí và nước bị ô nhiễm.

 - Kĩ năng phê phán, bình luận phù hợp khi thấy tình huống môi trường không khí và nước bị hủy hoại.

 

doc 28 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 820Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 34 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34: Thứ hai ngày 09 tháng 5 năm 2011
Khoa học ( tiết 67 ) : TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG 
KHÔNG KHÍ VÀ NƯỚC
I. MỤC TIÊU
- Nêu những nguyên nhân dẫn đến môi trường không khí và nước bị ô nhiễm
- Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước.
KNS*: - Kĩ năng phân tích, xử lí các thông tin và kinh nghiệm bản thân để nhận ra những nguyên nhân môi trường không khí và nước bị ô nhiễm.
	 - Kĩ năng phê phán, bình luận phù hợp khi thấy tình huống môi trường không khí và nước bị hủy hoại.
	 - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm với bản thân và tuyên truyền tới người thân, cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường không khí và nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Phiếu học tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ( 35 phút ) .
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
GV hỏi HS: Nguyên nhân dẫn đến môi trường đất trồng ngày càng bị thu hẹp và suy thoái.
2. Dạy bài mới:
 Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
- GV giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm các công việc sau:
- Quan sát các hình trang 138 SGK và thảo luận câu hỏi: Nêu nguyên nhân dẫn đến việc làm ô nhiễm không khí và nước.
- Quan sát các hình trang 139 SGK và thảo luận câu hỏi:
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu tàu biển bị đắm hoặc những đường ống dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ ?
+ Tại sao một số cây trong hình 5 trang 139 SGK bị trụi lá ? Nêu mối liên quan giữa ô nhiễm môi trường không khí với ô nhiễm môi trường đất và nước.
Bước 2: 
GV yêu cầu đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
*GV kết luận:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí và nước, trong đó phải kể đến sự phát triển của các ngành công nghiệp khai thác tài nguyên và sản xuất ra của cải vật chất.
 Hoạt động 2: Thảo luận
- Liên hệ thực tế về những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường không khí và nước ở địa phương.
- Nêu được tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước .
GV yêu cầu đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- GV dặn HS về nhà tiếp tục sưu tầm các thông tin, tranh ảnh về các biện pháp bảo vệ môi trường; chuẩn bị trước bài “Một số biện pháp bảo vệ môi trường”.
 HS trình bày: 
- HS laéng nghe.
- Làm việc theo nhóm 4.
- Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung:
- Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: Khí thải, tiếng ồn do sự hoạt động của nhà máy và các phương tiện giao thông gây ra.
- Nguyên nhân gây ô nhiễm nước:
+ Nước thải từ các thành phố, nhà máy và các đồng ruộng bị phun thuốc trừ sâu, bón phân hóa học chảy ra sông, biển,
+ Sự đi lại của tàu thuyeàn trên sông, biển, thải ra khí độc, dầu nhớt,
- Tàu biển bị đắm hoặc những đường ống dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ dẫn đến hiện tượng biển bị ô nhiễm làm chết những động vật, thực vật sống ở biển và chết cả những loài chim kiếm ăn ở biển.
- Trong không khí chứa nhiều khí thải độc hại của các nhà máy, khu công nghiệp. Khi trời mưa cuốn theo những chất độc hại đó xuống làm ô nhiễm môi trường đất và môi trường nước, khiến cho cây cối ở những vùng đó bị trụi lá và chết.
- HS lắng nghe.
- Các nhóm HS thảo luận .
- Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung: 
* Những việc gây ô nhiễm không khí như đun than tổ ong gây khói, công việc sản xuất tiểu thủ công, các nhà máy ở địa phương, Những việc làm gây ô nhiễm nước như vứt rác xuống ao, hồ,; cho nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nước thải nhà máy chảy trực tiếp ra sông, hồ,
 ..
Tập đọc ( tieát 67 ) : LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG 
I. MUÏC TIEÂU: 
 - Biết đọc trôi trảy, diễn cảm bài văn,đọc đúng các tên riêng nước ngoài
 - Hiểu nội dung : Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sựu hiếu học của Rê-mi. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
 - Bảng phụ viết đoạn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC ( 40 phút ) .
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
 GV yêu cầu 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Sang năm con lên bảy và trả lời câu hỏi: 
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài, ghi mục bài lên bảng .
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: 
a)Luyện đọc: 
+ Một HS giỏi đọc toàn bài.
+ Một HS đọc xuất xứ của trích đoạn truyện sau bài đọc. GV giới thiệu 2 tập truyện Không gia đình của tác giả người Pháp Héc-to Ma-lô - một tác phẩm được trẻ em và người lớn trên toàn thế giới yêu thích.
+ Một HS đọc phần chú thích và giải nghĩa sau bài: ngày một ngày hai, tấn tới, đắc chí, sao nhãng.
- GV ghi bảng các tên riêng nước ngoài: Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi, cho HS cả lớp nhìn bảng đọc đồng thanh - đọc khẽ.
- GV yêu cầu từng tốp 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài (2 lượt):
+ Đoạn 1: từ đầu đến Không phải ngày một ngày hai mà đọc được.
+ Đoạn 2: tiếp theo đến Con chó có lẽ hiểu nên đắc chí vẫy vẫy cái đuôi.
+ Đoạn 3: phần còn lại.
GV kết hợp sửa lỗi phát âm và cách đọc cho HS.
- GV cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV gọi một, hai HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm bài văn - giọng kể nhẹ nhàng, cảm xúc; lời cụ Vi-ta-li khi ôn tồn, điềm đạm; khi nghiêm khắc (lúc khen con chó với ý chê trách Rê-mi), lúc nhân từ, cảm động (khi hỏi Rê-mi có thích học không và nhận được lời đáp của cậu); lời đáp của Rê-mi dịu dàng, đầy cảm xúc.
b) Tìm hiểu bài:
GV hỏi: 
- Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh như thế nào ? 
- Lớp học của Rê-mi có gì ngộ nghĩnh ? 
- Kết quả học tập của Ca-pi và Rê-mi khác nhau thế nào ? 
- Tìm những chi tiết cho thấy Rê-mi là một cậu bé rất hiếu học. 
- Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em ? 
c) Luyện đọc lại:
- GV hướng dẫn 3 HS tiếp nối nhau luyện đọc diễn cảm 3 đoạn truyện.
- GV chọn và hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm đoạn 
3. Củng cố, dặn dò:
- GV yêu cầu HS nhắc lại ý nghĩa của truyện.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tìm đọc toàn truyện Không gia đình.
2 HS trình bày:
- 1 HS giỏi đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Cả lớp nhìn bảng đọc đồng thanh - đọc khẽ.
- Các tốp HS tiếp nối nhau đọc.
+ Lượt 1: luyện phát âm từ khó.
+ Lượt 2: giải nghĩa từ
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 - 2 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS lắng nghe và chú ý giọng đọc của GV.
 + Rê-mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm sống.
+ Lớp học rất đặc biệt: Học trò là Rê-mi và chú chó Ca-pi. Sách là những miếng gỗ mỏng khắc chữ được cắt từ mảnh gỗ nhặt được trên đường. Lớp học ở trên đường đi.
+ Ca-pi không biết đọc, chỉ biết lấy ra những chữ mà thầy giáo đọc lên. Nhưng Ca-pi có trí nhớ tốt hơn Rê-mi, những gì đã vào đầu thì nó không bao giờ quên.
+ Rê-mi lúc đầu học tấn tới hơn Ca-pi nhưng có lúc quên mặt chữ, đọc sai, bị thầy chê. Từ đó, Rê-mi quyết chí học. Kết quả, Rê-mi biết đọc chữ, chuyển sang học nhạc, trong hki Ca-pi chỉ biết “viết” tên mình bằng cách rút những chữ gỗ.
- HS thảo luận nhóm 4: 
Ÿ Lúc nào trong túi Rê-mi cũng đầy những miếng gỗ dẹp, chẳng bao lâu Rê-mi đã thuộc tất cả các chữ cái.
Ÿ Bị thầy chê trách, “Ca-pi sẽ biết đọc trước Rê-mi”, từ đó, Rê-mi không dám sao nhãng một phút nào nên ít lâu sau đã đọc được.
Ÿ Khi thầy hỏi có thích học hát không, Rê-mi trả lời: Đấy là điều con thích nhất
- 3 HS đọc tiếp nối.
- Cả lớp luyện đọc.
- Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sựu hiếu học của Rê-mi 
_____________________________________________
TOÁN ( tiết 166: ) LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU:
 - Biết giải bài toán về chuyển động đều.
 - Bài tập cần làm : Bài 1, bài 2.HSKG làm các bài còn lại.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC ( 40 phút ) .
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
-Cho HS nêu quy tắc và công thc tính vn tc, quãng đưng, thi gian.
2. Bài mới:
*Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
Bài 1: GV yêu cầu HS vận dụng được công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian để giải bài toán. GV cho HS tự làm bài. Sau đó, GV chữa bài.
 Bài 2:
 -Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-Bài toán này thuộc dạng toán nào?
-GV hướng dẫn HS làm bài.
-Cho HS làm bài vào nháp, một HS làm vào bảng nhóm. HS treo bảng nhóm.
-Cả lớp và GV nhận xét.
* Bài 3: GV hướng dẫn HS đây là dạng toán “chuyển động ngược chiều”. GV gợi ý để HS biết “Tổng vận tốc của hai ô tô bằng độ dài quãng đường AB chia cho thời gian đi để gặp nhau”. Sau đó, dựa vào bài toán “Tìm hai số biết tổng và tỉ số của hai số đó” để tính vận tốc của ô tô đi từ A và ô tô đi từ B. GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
3.Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.
- HS nêu
- HS lắng nghe.
- HS lên làm bảng, cả lớp làm vào vở.:
Bài giải
a) 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
Vận tốc của ô tô là:
120 : 2,5 = 48 (km/ giờ)
b) Nửa giờ = 0,5 giờ.
Quãng đường từ nhà Bình đến bến xe là:
15 x 0,5 = 7,5 (km)
c)Thời gian người đó đi bộ là:
6 : 5 = 1,2 (giờ) hay 1 giờ 12 phút.
Đáp số: a) 48 km/giờ; b) 7,5 km; 
 c) 1 giờ 12 phút 
- 1 HS nêu yêu cầu. 
- 1 HS trình bày .Cả lớp nhận xét 
- Làm vở: 
Bài giải
Vận tốc của ô tô là:
90 : 1,5 = 60 (km/giờ)
Vận tốc của xe máy là:
60 : 2 = 30 (km/giờ)
Thời gian xe máy đi quãng đường AB là:
90 : 30 = 3 (giờ)
 Vậy ô tô đến B trước xe máy một khoảng thời gian là: 
3 – 1,5 = 1,5 (giờ)
Đáp số: 1,5 giờ
- Làm vở:
Bài giải
Tổng vận tốc hai ô tô là:
180 : 2 = 90 (km/giờ)
Vận tốc ô tô đi từ B là:
90 : (2 + 3) x 3 = 54 (km/giờ)
Vận tốc ô tô đi từ A là:
90 – 54 = 36 (km/giờ)
Đáp số: 54 km/giờ; 36 km/giờ
Đạo đức ( tiết 32 ) : Dành cho địa phương
 Bài : Phòng chống Tệ nạn xã hội
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là Phòng chống Tệ nạn xã hội. Biểu hiện xấu của Tệ nạn xã hội cần phòng tránh.
2. Kỹ năng: Phòng chống và tránh xa Tệ nạn xã hội.
3. Thái độ: Có phong cách sống lành mạnh.
II. CHUẨN BỊ:
	Tranh ảnh về tệ nạn xã hội, tranh ảnh có nội dung lành mạnh .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU ( 35 phút ) .
Hoạt động của thầy
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ :
+ Vì sao ta phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ?
- Nhận xét HS trả lời.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài , ghi mục bài lên bảng , 1 HS nhắc lại .
 3.2. Hướng dẫn HS hoạt động:
 * Hoạt động 1:
* Thế nào là tệ nạn xã hội:
 - Yêu cầu HS nêu ví dụ về Tệ nạn xã hội.
+ Tệ nạn xã hội là những hành vi xấu đã lan rộng trong xã hội .
 + Để tránh tệ nạn ma tuý em phải làm gì?
* Hoạt động 2:
 * Ảnh hưởng của tệ nạn xã hội.
- Yêu cầu HS nêu tác hại của tệ nạn xã hội.
* Hoạt động 3:
 * Phòng tránh tệ nạn xã hội:
- Yêu  ... HS: Để lắp được xe ben, theo em cần phải lắp mấy bộ phận ? Hãy kể tên các bộ phận đó. 
B. Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
 Trong tiết học trước, các em đã được hướng dẫn các thao tác kĩ thuật lắp xe ben. Hôm nay, các em sẽ thực hành.
2/ Hoạt động 1: HS thực hành lắp xe ben
a) Chọn chi tiết
- GV yêu cầu HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp.
b) Lắp từng bộ phận
- GV gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK để toàn lớp nắm vững quy trình lắp xe ben.
- GV yêu cầu HS phải quan sát kĩ các hình và đọc nội dung từng bước lắp trong SGK.
- GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm HS lắp sai và còn lúng túng.
c) Lắp ráp xe ben (H.1 – SGK)
- GV cho HS lắp ráp xe ben theo các bước trong SGK. 
3/ Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm hoặc chỉ định một số em.
- GV nêu lại những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III (SGK).
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
- GV nhắc HS tháo các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp.
4/ Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét sự chuẩn bị của HS .
- GV nhắc HS về nhà thực hành lắp xe ben cho tốt.
HS trả lời: Cần lắp 5 bộ phận: khung sàn xe và các giá đỡ; sàn ca bin và các thanh đỡ; hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau; trục bánh xe trước; ca bin.
- HS lắng nghe.
- HS chọn và xếp chi tiết theo yêu cầu.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS quan sát hình và đọc nội dung trong SGK.
- HS tiến hành lắp.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS tháo các chi tiết và xếp vào hộp.
_____________________________________________
TẬP LÀM VĂN ( tiết 68 ) : TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
 I. Mục tiêu :
 - Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả người .
 - Biết và sửa được lỗi trong bài; viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn. 
 - Nghe, học tập những bài văn hay .
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Bảng phụ ghi 3 đề bài của tiết Kiểm tra viết (Tả người); một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý cần chữa chung trước lớp.
- Vở bài tập Tiếng Việt 5, tập hai (nếu có) hoặc phiếu để HS thống kê các lỗi trong bài làm của mình theo từng loại (lỗi chính tả - dùng từ - đặt câu - diễn đạt - ý) và sửa lỗi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU ( 40 phút ) .
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Nhận xét kết quả bài viết của HS:
GV mở bảng phụ đã viết 3 đề bài của tiết Kiểm tra viết (Tả người); một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý
a) Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp
- Những ưu điểm chính:
- Những thiếu sót, hạn chế. 
b) Thông báo điểm số cụ thể 
3. Hướng dẫn HS chữa bài:
GV trả bài cho từng HS.
a) Hướng dẫn HS chữa lỗi chung
- GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết trên bảng phụ.
- GV gọi một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi.
b) Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài
- GV yêu cầu HS đọc lời nhận xét của GV, phát hiện thêm lỗi trong bài làm và sửa lỗi. Đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát việc sửa lỗi.
- GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
c) Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay
- GV đọc những đoạn văn, bài văn hay có ý riêng, sáng tạo của HS.
d) HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn
- GV cho HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn vừa viết. GV chấm điểm những đoạn văn viết hay.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết trả bài.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau .
- HS nhìn bảng.
-HS chú ý lắng nghe phần nhận xét của GV để học tập những điều hay và rút kinh nghiệm cho bản thân.
- Cả lớp tự chữa lỗi trên nháp.
- HS đọc và sửa lỗi theo nhóm 2.
- HS lắng nghe.
- HS chọn và viết lại đoạn văn.
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn vừa viết.
____________________________________________
TOÁN ( tiết 170 ) : LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu :
- Biết thực hiện phép nhân, phép chia; biết vận dụng để tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
 - Giải đúng các bài tập ở SGK .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ ghi BT3
 - Bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. Kiểm tra bài cũ: (3phút) Cho HS nêu 3 dạng toán về tỉ số phần trăm.
2. Dạy bài mới:
 Bài 1: GV cho HS làm bài ở cột 1.
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- Mời 1 HS nêu cách làm.
- Cho HS làm bài vào bảng con.
- GV nhận xét.
Bài 2: GV cho HS làm bài ở cột 1.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm vào vở
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 3: GV cho HS tự nêu tóm tắt bài toán rồi giải. Sau đó.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm vào vở
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
* Bài 4: - GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho làm vào vở
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: về xem lại các bài tập đã làm.
- HS nêu
- 1 HS đọc.
- HS làm bảng:
a) 23905; 
b) ; 
c) 4,7; 
d) 3 giờ 15 phút; 1 phút 13 giây.
- Làm vở:
a) x = 50
b) x = 10
c) x = 1,4
d) x = 4
- Làm vở:
Bài giải
Số ki-lô-gam đường cửa hàng đó đã bán trong ngày đầu là:
2400 : 100 x 35 = 840 (kg)
Số ki-lô-gam đường cửa hàng đó đã bán trong ngày thứ hai là:
2400 : 100 x 40 = 960 (kg)
Số ki-lô-gam đường cửa hàng đó đã bán trong hai ngày đầu là:
840 + 960 = 1800 (kg)
Số ki-lô-gam đường cửa hàng đó đã bán trong ngày thứ ba là:
2400 - 1800 = 600 (kg)
Đáp số: 600 kg
- HS thảo luận nhóm cặp.
Bài giải
Vì tiền lãi bằng 20% tiền vốn, nên tiền vốn là 100% và 1800000 đồng bao gồm:
100% + 20% = 120%
Tiền vốn để mua số hoa quả đó là:
1800000 : 120 x 100 = 1500000 (đồng)
Đáp số: 1500000 đồng
____________________________________________
LUYỆN TỪ VÀ CÂU ( tiết 68 ) : ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU ( DẤU GẠCH NGANG)
I. Mục tiêu : - Biết tác dụng của dấu gạch ngang .
- Lập được bảng tổng kết về tác dụng của dấu gạch ngang(BT1); tìm được các dấu gạch ngang và nêu được tác dụng của chúng(BT2). 
- GDHS sử dụng dấu câu chính xác khi viết .
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 - Hình và thông tin trang 140, 141 SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC ( 40 phút ) .
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
GV yêu cầu hai, ba HS đọc đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về nhân vật Út Vịnh - tiết LTVC trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1
- GV cho một HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài.
- GV mời 1 – 2 HS giỏi nói nội dung cần ghi nhớ về dấu gạch ngang.
- GV mở bảng phụ đã viết nội dung cần ghi nhớ; 1 – 2 HS nhìn bảng đọc lại 3 tác dụng của dấu gạch ngang.
- GV yêu cầu HS đọc từng câu, đoạn văn, làm bài vào VBT. GV phát riêng bút dạ và phiếu kẻ bảng tổng kết cho 3 – 4 HS; nhắc HS chú ý xếp câu có dấu gạch ngang vào ô thích hợp sao cho nói đúng tác dụng của dấu gạch ngang trong câu đó.
- GV cho HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét nhanh.
- GV mời những HS làm bài trên giấy dán bài lên bảng lớp, trình bày kết quả. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2
- GV cho một HS đọc nội dung BT2. 
- GV hướng dẫn cho HS hiểu 2 yêu cầu của bài tập:
+ Tìm dấu gạch ngang trong mẩu chuyện Cái bếp lò.
+ Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong từng trường hợp.
- GV mời 1 HS đọc đoạn văn có sử dụng dấu gạch ngang trong mẩu chuyện Cái bếp lò.
- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm mẩu chuyện Cái bếp lò, suy nghĩ, làm bài vào vở; xác định tác dụng của dấu gạch ngang dùng trong từng trường hợp bằng cách đánh số thứ tự 1, 2 hoặc 3.
- GV dán lên bảng tờ phiếu: mời 1 HS lên bảng, chỉ từng dấu gạch ngang, nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong từng trường hợp. 
- GV nhận xét nhanh, chốt lại lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV yêu cầu HS nói lại 3 tác dụng của dấu gạch ngang. - GV nhận xét tiết học.
- 2, 3 HS thực hiện yêu cầu.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- 1, 2 HS giỏi trình bày.
- 1, 2 HS đọc lại: 
Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu:
1. Chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
2. Phần chú thích trong câu.
3. Các ý trong một đoạn liệt kê.
- HS làm vở.
- HS phát biểu ý kiến:
1) Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
à Đoạn a
- Tất nhiên rồi.
- Mặt trăng cũng như vật, mọi thứ đều như vậy
2) Đánh dấu phần chú thích trong câu.
à Đoạn a
- Mặt trăng cũng như vật, mọi thứ đều như vậy - Giọng công chú nhỏ dần, nhỏ dần. (g chú thích đồng thời miêu tả giọng công chú nhỏ dần, nhỏ dần).
Đoạn b
Bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái vua Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao.
(chú thích Mị Nương là con gái vua Hùng thứ 18).
3) Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
à Đoạn c
Thiếu nhi tham gia công tác xã hội:
- Tham gia tuyên truyền, cổ động
- Tham gia Tết trồng cây, làm vệ sinh
- Chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ ; giúp đỡ
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm và làm bài vào vở.
- 1 HS trình bày:
+ Tác dụng (2) (đánh dấu phần chú thích trong câu): Trong truyện. chỉ có 2 chỗ dấu gạch ngang được dùng với tác dụng (2)
Chào bác – Em bé nói với tôi. (g chú thích lời chào ấy là của em bé, em chào “tôi”).
Cháu đi đâu vậy ? – Tôi hỏi em. (g chú thích lời hỏi đó là lời “tôi”).
+ Tác dụng (1) (đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại): Trong tất cả các trường hợp còn lại, dấu gạch ngang được sử dụng với tác dụng (1).
+ Tác dụng (3) (đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê): không có trường hợp nào.
- HS lắng nghe.
 .
Sinh hoạt lớp: tuần 34
I. Mục tiêu :
- Giúp HS nhận thấy những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần để có hướng phấn đấu ở tuần sau. HS nắm được nội dung công việc tuần tới.
- HS sinh hoạt nghiêm túc, tự giác.
- Có ý thức tổ chức kỉ luật.
II-Đánh giá nhận xét tuần 33:
1. GV nhận xét tình hình tuần 34:
* Nề nếp: HS đi học chuyên cần, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn, khẩn trương. HS có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. 
- Sinh hoạt 15 phút đầu giờ nghiêm túc.
 * Học tập : Đa số các em học và chuẩn bị bài đầy đủ trước khi tới lớp. Một số em chuẩn bị tốt .Bên cạnh đó vẫn còn một số em lười học bài, hay quên sách vở .
* Các hoạt động khác : Tham gia các hoạt động của nhà trường đầy đủ. 
2-Kế hoạch tuần 35:
- Tiếp tục duy trì tốt nề nếp. Đi học chuyên cần, đúng giờ.
- Học và làm bài đầy đủ khi tới lớp, chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. 
- Tiếp tục thi đua học tốt giành nhiều hoa điểm 10 .Tích cực ôn tập chuẩn bị thi .
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch đẹp.
- Tiếp tục đóng góp các khoản tiền qui định của nhà trường.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 34 soan ki.doc