Giáo án Lớp 3 - Tuần 1

Giáo án Lớp 3 - Tuần 1

A. TẬP ĐỌC

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: bình tĩnh, xin sữa, đuổi đi, bật cười, mâm cỗ,

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

 

doc 37 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1377Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : Thứ . ngày  .tháng . năm.
GIÁO ÁN
MÔN : TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
BÀI : CẬU BÉ THÔNG MINH
I.MỤC TIÊU :
A. TẬP ĐỌC
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: bình tĩnh, xin sữa, đuổi đi, bật cười, mâm cỗ, 
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu :
- Đọc thầm nhanh hơn lớp 2.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó được chú giải cuối bài.
- Hiểu được nội dung và ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé.
B. KỂ CHUYỆN
1.Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện. 
- Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
2.Rèn kĩ năng nghe:
- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể.
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh họa bài đọc và kể chuyện trong SGK.
- Bảng viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
TẬP ĐỌC
A – ỔN ĐỊNH :
B –MỞ ĐẦU: 
- GV giới thiệu 8 chủ điểm của SGK/ TV3, tập 1. 
- GV yêu cầu cả lớp mở Mục lục SGK.
- GV gọi HS đọc tên 8 chủ điểm, GV kết hợp giải thích nội dung từng chủ điểm. 
C – BÀI MỚI :
1. Giới thiệu bài :
- GV yêu cầu HS quan sát tranh.
- GV giới thiệu: Cậu bé thông minh là câu chuyện về sự thông minh, tài trí đáng khâm phục của một bạn nhỏ.
2. Luyện đọc :
a. GV đọc toàn bài:
 + Giọng người dẫn chuyện chậm rãi ở những dòng mở đầu giới thiệu câu chuyện; thể hiện sự lo lắng trước yêu cầu oái oăm của vua “ Được lệnh vua, cả vùng lo sợ “; khoan thai, thoải mái sau mỗi lần cậu bé tài trí qua được thử thách của nhà vua.
 + Giọng cậu bé lễ phép, bình tĩnh, tự tin.
 + Giọng nhà vua oai nghiêm, có lúc vờ bực tức, quát: “ Thằng bé này láo, dám đùa với trẫm ! “.
b.GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
 * Đọc từng câu: 
- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn, đọc đến hết bài.
- GV hướng dẫn HS đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai.
* Đọc từng đoạn : 
- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài.
- GV nhắc nhở HS nghỉ hơi đúng vàđọc đoạn văn với giọng thích hợp. Chú ý đọc đúng những câu sau:
 + Ngày xưa, / có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước. // Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ / nộp một con gà trống biết đẻ trứng, / nếu không có / thì cả làng phải chịu tội. //
 + Cậu bé kia, sao dám đến đây làm ầm ĩ ?
 + Thằng bé này láo, dám đùa với trẫm ! Bố người là đàn ông thì đẻ sao được !
- GV giúp HS hiểu nghĩa của các từ mới xuất hiện trong từng đoạn. 
 *Đọc từng đoạn trong nhóm.
 *1 HS đọc lại đoạn 1.
 *1 HS đọc lại đoạn 1.
 *Cả lớp đọc ĐT đoạn 3.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
a.GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, trả lời:
- Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài?
- Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua? 
- Cả lớp vàGV nhận xét.
b. GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, trả lời:
- Cậu bé đã làm cách nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lí?
- Cả lớp và GV nhận xét.
c. GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3, trả lời:
- Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì? 
- Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy?
- Cả lớp và GV nhận xét.
d. GV yêu cầu HS đọc thầm cả bài, thảo luận nhóm và trả lời:
- Câu chuyện này nói lên điều gì?
- Cả lớp và GV nhận xét.
4. Luyện đọc lại:
- GV chọn đọc mẫu một đoạn trong bài.
- GV chia nhóm, HS tự phân vai.
- GV tổ chức cho 2 nhóm thi đọc truyện theo vai, GV nhắc HS đọc phân biệt lời ngưòi kể chuyện với lời đối thoại của nhân vật.
- Cả lớp và GV nhận xét.
KỂ CHUYỆN
1.GV nêu nhiệm vụ: Trong phần kể chuyện hôm nay, các em sẽ quan sát 3 tranh minh hoạ 3 đoạn truyện và tập kể lại từng đoạn của câu chuyện.
2.Hướng dẫn kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:
a.HS quan sát lần lượt 3 tranh minh hoạ 3 đoạn của câu chuyện, nhẩm kể chuyện.
b.GV mời 3 HS tiếp nối nhau, quan sát tranh và kể 3 đoạn của câu chuyện. Trong khi HS kể, nếu còn lúng túng GV có thể đặt câu hỏi gợi ý.
c.Cả lớp và GV nhận xét nhanh theo một số yêu cầu sau:
- Về nội dung.
- Về diễn đạt.
- Về cách thể hiện.
*** Củng cố, dặn dò:
- GV nêu câu hỏi: Trong câu chuyện, em thích ai? Vì sao?
- GV động viên, khen ngợi HS.
- Khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
-HS hát.
-HS theo dõi.
-HS thực hiện.
-HS đọc.
-HS thực hiện.
-HS theo dõi.
-HS theo dõi.
-HS đọc nối tiếp.
-HS đọc .
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS theo dõi.
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS theo dõi.
-HS thực hiện.
-HS đọc.
-HS theo dõi.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
TUẦN : Thứ . ngày . tháng . năm .
GIÁO ÁN
MÔN : CHÍNH TẢ
BÀI : CẬU BÉ THÔNG MINH
I.MỤC TIÊU :
1.Rèn kĩ năng viết chính tả:
- Chép lại chính xác đoạn văn 53 chữ trong bài Cậu bé thông minh.
- Từ đoạn viết mẫu trên bảng, GV cũng có cách trình bày một đoạn văn: chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào một ô, kết thúc câu đặt dấu chấm, lời nói của nhân vật đặt sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.
- Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: an / ang.
2.Oân bảng chữ:
- Điền đúng 10 chữ và tên của 10 chữ đó vào ô trống trong bảng.
- Thuộc lòng tên 10 chữ đầu trong bảng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng lớp viết sẵn đoạn văn HS chép, nội dung BT2b.
- Bảng phụ viết BT3.
- VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A - ỔN ĐỊNH :
B – MỞ ĐẦU :
- GV nhắc lại một số điểm cần lưu ý về yêu cầu của giờ học, việc chuẩn bị đồ dùng cho giờ học, nhằm củng cố nền nếp học tập.
C - BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài:
 Trong giờ Chính tả hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em:
- Chép lại đúng một đoạn trong bài tập đọc mới học.
- Làm bài tập phân biệt các tiếng có âm, vần dễ viết lẫn: an / ang.
- Oân lại bảng chữ và học tên các chữ do nhiều chữ cái ghép lại.
2.Hướng dẫn HS tập chép:
a.Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc đoạn chép trên bảng.
- GV mời HS đọc lại đoạn chép.
- GV hướng dẫn HS nhận xét, GV hỏi:
 + Đoạn này chép từ bài nào?
 + Tên bài viết ở vị trí nào?
 + Đoạn chép có mấy câu?
 + Cuối mỗi câu có dấu gì?
 + Chữ đầu câu viết như thế nào? 
- GV hướng dẫn HS viết bảng con: nhỏ, bảo, cỗ, xẻ
b.HS chép bài vào vở:
- GV theo dõi, uốn nắn.
c.Chấm, chữa bài:
- GV tổ chức cho HS tự chữa lỗi.
- GV chấm bài.( 5- 7 bài)
- GV nhận xét.
3.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
a.Bài tập 2:
- GV nêu yêu cầu BT2b.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV mời HS đọc bài làm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
b.Bài tập 3:
- GV mở bảng phụ, nêu yêu cầu của bài.
- GV mời HS lên làm mẫu.
- GV mời HS lên bảng làm bài, cả lớp viết vào bảng con.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- GV hướng dẫn cả lớp học thuộc thứ tự 10 chữ và tên chữ.
- Cả lớp viết bài vào vở.
4.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, nhắc nhở HS khắc phục những thiếu xót, tư thế viết, chữ viết, cách giữ vở sạch, đẹp.
- HS làm bài tập trong VBT.
-HS hát.
-HS theo dõi.
-HS theo dõi.
-HS theo dõi
-HS đọc.
-HS trả lời.
-HS viết bảng.
-HS viết
- HS chữa lỗi.
-HS theo dõi.
-HS làm bài.
-HS đọc.
-HS theo dõi.
-HS thực hiện.
-HS làm bài.
-HS học thuộc.
-HS viết vào vở.
TUẦN : Thứ . ngày . tháng  .năm .
GIÁO ÁN
MÔN : TẬP ĐỌC
BÀI : HAI BÀN TAY EM
I.MỤC TIÊU :
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy cả bài. Chú ý đọc đúng:
+ Các từ dễ phát âm sai do ảnh hưởng của phương ngữ: từ có thanh hỏi: ngủ, chải tóc, 
+ Các từ mới: siêng năng, giăng giăng, thủ thỉ, 
- Biết nghỉ ngơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
2.Rèn kĩ năng đọc – hiểu:
- Nắm được nghĩa và biết cách dùng các từ mới được chú giải ở sau bài đọc.
- Hiểu nội dung từng câu thơ và ý nghĩa của bài thơ.
- Học thuộc lòng bài thơ. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết những khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc và HTL.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-ỔN ĐỊNH :
B-BÀI CŨ:
- 3 HS tiếp nối nhau kể lại 3 đoạn câu chuyện Cậu bé thông minh và trả lời các câu hỏi về nội dung mỗi đoạn. 
C-BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài:
 Tiếp theo truyện đọc Cậu bé thông minh, hôm nay các em sẽ học một bài thơ về đôi bàn tay của em. Qua bài thơ này, các em sẽ hiểu hai bàn tay đáng quý, đáng yêu và cần thiết như thế nào đối với chúng ta.
2.Luyện đọc:
a.GV đọc bài thơ.
b.GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩatừ:
*Đọc từng dòng thơ:
- GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp, mỗi em hai dòng thơ. - GV chú ý HS các từ ngữ khó phát âm.
*Đọc từng khổ thơ:
- GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp , GVnhắc nhở HS ngắt nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc.
- GV giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong từng khổ thơ.
*Đọc từng khổ thơ trong nhóm:
*Cả lớp đọc ĐT
3.Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- GV yêu cầu HS đọc đọc thầm và trả lơ ... 
1.Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu tranh vẽ về đề tài MT để HS quan sát.
- GV giới thiệu những hoạt động bảo vệ MT trong cuộc sống.
- GV giới thiệu một số tranh của thiếu nhi về các đề tài khác nhau và gợi ý để HS nhận ra:
 + Tranh vẽ về đề tài MT.
 + Đề tài về bảo vệ MT rất phong phú và đa dạng như trồng cây, chăm sóc cây, bảo vệ rừng, chim thú, 
2. Hoạt động 1: Xem tranh
- GV yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi về tìm hiểu nội dung tranh.
- GV nhận xét.
- GV nhấn mạnh: Xem tranh, tìm hiểu tranh là tiếp xúc với cái đẹp để yêu thích cái đẹp; xem tranh cần có những nhận xét của riêng mình.
3.Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá
- Nhận xét chung tiết học.
- Khen ngợi, động viên HS.
4.Củng cố, dặn dò:
- Chuẩn bị bài cho tiết học sau.
-HS quan sát.
-HS theo dõi.
-HS theo dõi.
-HS thực hiện.
TUẦN : Thứ . ngày . tháng  .năm .
GIÁO ÁN
MÔN : THỦ CÔNG
BÀI : BỌC VỞ
I.MỤC TIÊU :
- HS biết cách cách bọc vở ( bao tập ).
- Bọc được vở bằng giấy tự chọn.
- Có ý thức giữ gìn vở sạch, đẹp.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Mẫu quyển vở được bọc bằng giấy.
- Quyển vở không được bọc, có bìa đã cũ nát.
- Tờ hoạ báo, tạp chí, giấy báo hay giấy chuyên dùng để bọc vở  có kích thước phù hợp.
- Một quyển vở chưa được bọc.
- Kéo, thủ công, bút chì.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-ỔN ĐỊNH : 
B- BÀI CŨ :
C-BÀI MỚI :
1.Hoạt động1:GV hướng dẫn HSquan sát va ønhận xét
- GV giới thiệu mẫu quyển vở đã được bọc, đặt các câu hỏi định hướng cho HS quan sát, nhận xét về màu sắc, kích thước, loại giấy sử dụng để bọc vở.
- GV mở các nếp gấp, sau đó lấy tờ giấy bọc quyển vở ra cho HS quan sát, so sánh bìa của quyển vở được bọc với bìa quyển vở không được bọc để HS thấy được tác dụng của việc bọc vở.
- GV gợi ý cho HS trả lời các câu hỏi về cách lựa chọn giấy và cách bọc vở cho đẹp.
2.Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu.
 Bước 1: Chọn và gấp giấy để bọc vở
- Chọn giấy để bọc vở.
- Gấp đôi chiều dài tờ giấy bọc vở để lấy dấu giữa. Đặt quyển vở lên tờ giấy bọc vở sao cho gáy của quyển vở nằm sát vào đường gấp đôi của tờ giấy, mép trên và mép dưới của quyển vở cách đều hai mép của tờ giấy bọc. Sau đó, dùng bút chì kẻ đường dấu trên giấy bọc theo mép phía trên và phía dưới quyển vở.
- Nhấc quyển vở ra khỏi tờ giấy bọc, gấp giấy bọc vào theo hai đường kẻ và miết nhẹ đường gấp.
- Mở tờ giấy bọc vở ra, gấp lại theo đường dấu gấp để lấy nếp gấp. 
 Bước 2: Bọc vở
- Đặt gáy quyển vở vào đúng đường dấu giữa tờ giấy bọc. Lồng mép trên của bìa quyển vở vào nếp gấp phía trên của tờ giấy bọc. Miết lại theo đường gấp. Lồng mép dưới của bìa vở vào nếp gấp phía dưới của tờ giấy bọc và miết theo đường gấp.
- Lật toàn bộ giấy vở sang phải. Gấp chéo hai góc ở cạnh trái giấy bọc rồi gấp giấy bọc vào sát mép bìa quyển vở. Sau đó, lật giấy vở sang trái và cũng làm như vậy với phần giấy bọc phía bên phải.
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách bọc vở và nhận xét.
3.Hoạt động 3: HS thực hành bọc vở
- GV tổ chức cho HS thực hành bọc vở. 
- GV theo dõi, uốn nắn HS.
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- GV đánh giá sản phẩm của HS.
D-NHẬN XÉT – DẶN DÒ :
- GV nhận xét tiết học.
- HS chuẩn bị bài “ Gấp tàu thuỷ hai ống khói“.
-HS hát.
-HS trả lời.
-HS theo dõi.
-HS nhắc lại.
-HS thực hành.
-HS trưng bày sản phẩm.
TUẦN : Thứ . ngày . tháng . năm .
GIÁO ÁN
MÔN : TOÁN 
BÀI : ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I.MỤC TIÊU :
Giúp HS:
- Oân tập củng cố cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- SGK và VBT.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-ỔN ĐỊNH : 
B- BÀI CŨ :
C-BÀI MỚI :
1.Giới thiệu bài:
 Hôm nay, chúng ta sẽ học bài Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
2.Thực hành:
 Bài 1: 
- GV yêu cầu HS tự làm.
- GV yêu cầu HS đọc kết quả.
 Bài 2: 
- GV yêu cầu HS tự làm.
- GV yêu cầu HS đọc kết quả.
 Bài 3: 
- GV yêu cầu HS tự điền dấu thích hợp vào chỗ chấm.
- GV yêu cầu HS đọc kết quả.
 Bài 4:
- GV yêu cầu HS tự làm bài và đọc kết quả.
 Bài 5: 
- GV yêu cầu HS tự làm.
- GV yêu cầu HS đọc kết quả.
3.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS làm bài tập trong VBT.
-HS hát.
-HS làm bài.
-HS sửa bài.
-HS làm bài.
-HS sửa bài.
-HS làm bài.
-HS sửa bài.
-HS làm bài và sửa bài.
-HS làm bài.
-HS sửa bài.
TUẦN : Thứ . ngày.  tháng . năm .
GIÁO ÁN
MÔN : TOÁN
BÀI : CỘNG, TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ ( KHÔNG NHỚ )	
I.MỤC TIÊU :
Giúp HS:
- Oân tập, củng cố cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số.
- Củng cố giải toán (có lời văn ) về nhiều hơn, ít hơn. 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- SGK.
- VBT.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-ỔN ĐỊNH :
B- BÀI CŨ :
C-BÀI MỚI :
1.Giới thiệu bài:
 Trong tiết toán hôm nay, các em sẽ học bài Cộng, trừ các số có ba chữ số.
2.Thực hành:
 Bài 1: 
- GV yêu cầu HS tự làm và sửa bài.
 Bài 2: 
- GV yêu cầu HS nêu cách đặt tính và tính.
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.
 Bài 3:
- GV hướng dẫn HS hiểu đề bài và ôn lại cách giải bài toán về “ ít hơn”.
- GV yêu cầu HS tự giải và đọc kết quả.
 Bài 4:
- GV hướng dẫn HS hiểu đề bài và ôn lại cách giải bài toán về “nhiều hơn”.
- GV yêu cầu HS tự giải và đọc kết quả. 
 Bài 5:
- GV yêu cầu HS lập thành các phép tính và đọc kết quả.
3.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS làm bài tập trong VBT.
-HS hát.
-HS làm bài và sửa bài.
-HS nêu cách tính.
-HS làm bài và sửa bài.
-HS theo dõi.
-HS làm bài.
-HS theo dõi.
-HS làm bài.
-HS làm bài và sửa bài.
TUẦN : Thứ . ngày . tháng . năm .
GIÁO ÁN
MÔN : TOÁN
BÀI : LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU :
Giúp HS:
- Củng cố kĩ năng tính cộng, trừ ( không nhớ ) các số có ba chữ số..
- Củng cố, ôn tập bài toán về “ Tìm x “, giải toán có lời văn và xếp ghép hình.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- SGK.
- VBT.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-ỔN ĐỊNH :
B- BÀI CŨ :
C-BÀI MỚI :
1.Giới thiệu bài:
 Hôm nay, chúng ta sẽ học bài Luyện tập.
2.Thực hành:
 Bài 1:
- GV yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính.
- GV yêu cầu HS đọc kết quả.
 Bài 2:
- GV yêu cầu HS nêu cách tìm số bị trừ và số hạng chưa biết.
- GV yêu cầu HS đọc kết quả.
 Bài 3:
- GV hướng dẫn HS cách giải và trình bày bài giải . 
- GV yêu cầu HS đọc kết quả.
 Bài 4:
- GV hướng dẫn HS cách xếp ghép hình “ con cá “.
3.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- HS làm bài tập trong VBT.
-HS hát.
.
-HS làm bài.
-HS sửa bài.
-HS làm bài.
-HS sửa bài.
-HS làm bài.
-HS sửa bài.
TUẦN : Thứ . ngày . tháng  .năm .
GIÁO ÁN
MÔN : TOÁN
BÀI : CỘNG CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ ( CÓ NHỚ MỘT LẦN )
I.MỤC TIÊU :
Giúp HS:
	- Trên cơ sở phép cộng không nhớ đã học, biết cách thực hiện phép cộng các số có ba chữ số ( có nhớ một lần sang hàng chục hoặc trăm ).
- Củng cố, ôn lại cách tính độ dài đường gấp khúc, đơn vị tiền Việt Nam.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- SGK.
- VBT.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-ỔN ĐỊNH :
B- BÀI CŨ :
C-BÀI MỚI :
1.Giới thiệu bài:
 Hôm nay, chúng ta sẽ học bài Cộng các số có ba chữ số.
a.Giới thiệu phép cộng 435 + 127:
- GV nêu phép tính 435 + 127 = ?, yêu cầu HS đặt tính dọc rồi hướng dẫn HS tính.
- Nhận xét: 5 cộng 7 bằng 12 ( qua 10 ), viết 2 ở dưới thẳng cột đơn vị và nhớ 1 chục sang hàng chục.
- Thực hiện phép tính như SGK.
b.Giới thiệu phép cộng 256 + 162:
- Thực hiện tương tự như phép tính 435 + 127.
2.Thực hành:
 Bài 1:
- GV yêu cầu HS vận dụng cách tính trên để tính.
- GV yêu cầu HS đọc kết quả.
 Bài 2:
- GV yêu cầu HS vận dụng cách tính trên để tính.
- GV yêu cầu HS đọc kết quả.
 Bài 3:
- GV yêu cầu HS tự làm và đọc kết quả.
 Bài 4:
- GV yêu cầu HS nêu lại cách tính đường gấp khúc.
- GV yêu cầu HS làm bài và đọc kết quả.
 Bài 5:
- GV yêu cầu HS tự làm và đọc kết quả.
3.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS làm bài tập trong VBT.
-HS hát.
-HS theo dõi.
-HS làm bài.
-HS sửa bài.
-HS làm bài.
-HS sưa bài.
-HS làm bài và sửa bài.
-HS nhắc lại.
-HS làm bài và sửa bài.
-HS làm bài và sửa bài.
TUẦN : Thứ . ngày . tháng . năm .
 GIÁO ÁN
MÔN : TOÁN
BÀI : LUỆN TẬP
I.MỤC TIÊU :
Giúp HS:
- Củng cố cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số ( có nhớ một lần sang hàng chục hoặc trăm ).
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- SGK.
- VBT.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-ỔN ĐỊNH :
B- BÀI CŨ :
C.BÀI MỚI :
1.Giới thiệu bài:
 Trong giờ học toán hôm nay, chúng ta sẽ học bài Luyện tập.
2.Thực hành:
 Bài 1:
- GV yêu cầu HS tự làm và đọc kết quả.
 Bài 2:
- GV yêu cầu HS tự làm và đọc kết quả.
 Bài 3:
- GV yêu cầu HS nêu thành bài toán.
- GV yêu cầu HS làm bài và đọc kết quả.
 Bài 4:
- GV yêu cầu HS tính nhẩm rồi điền kết quả vào các phép tính.
 Bài 5:
- GV yêu cầu HS vẽ con mèo theo mẫu và tô màu.
3.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS làm bài tập trong VBT.
-HS hát.
-HS làm bài và sửa bài.
-HS làm bài và sửa bài.
-HS thực hiện.
-HS làm bài và sửa bài.
-HS làm bài.
-HS thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an L3-T1.doc