Giáo án Lớp 3 - Tuần 21

Giáo án Lớp 3 - Tuần 21

A. TẬP ĐỌC

1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Chú ý các từ ngữ: đốn củi, vỏ trứng, triều đình, lẩm nhẩm, mỉm cười, nhàn rỗi,

2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu :

- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới được chú giải trong bài.

 

doc 33 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1454Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : Thứ . ngày  .tháng . năm.
GIÁO ÁN
MÔN : TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
BÀI : ÔNG TỔ NGHỀ THÊU
I.MỤC TIÊU :
A. TẬP ĐỌC
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý các từ ngữ: đốn củi, vỏ trứng, triều đình, lẩm nhẩm, mỉm cười, nhàn rỗi,
2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu :
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới được chú giải trong bài. 
- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo; chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu của người Trung Quốc và dạy lại cho dân ta.
B. KỂ CHUYỆN
1.Rèn kĩ năng nói: 
- Biết khái quát, đặt đúng tên cho từng đoạn của câu chuyện. Kể lại được một đoạn của câu chuyện, lời kể tự nhiên, giọng kể phù hợp với nội dung truyện.
2.Rèn kĩ năng nghe:
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
- Một sản phẩm thêu, bức ảnh chụp cái lọng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
TẬP ĐỌC
A – ỔN ĐỊNH :
B – BÀI CŨ : 
- 2HS đọc bài Trên đường mòn Hồ Chí Minh và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
C – BÀI MỚI :
1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc:
 Trong tuần 21, 22, các em sẽ học chủ điểm “ Sáng tạo “ với những bài học ca ngợi sự lao động, óc sáng tạo của con người; về trí thức và các hoạt động của trí thức. Bài mở đầu chủ điểm giải thích nguồn gốc nghề thêu của nước ta, ca ngợi sự ham học, trí thông minh của Trần Quốc Khái, ông tổ nghề thêu của người Việt Nam.
- GV cho HS xem một mẫu thêu, giúp các em thấy đây là một nghề rất tinh xảo đòi hỏi người làm nghề này phải rất chăm chỉ, tỉ mỉ, kiên nhẫn và có óc thẩm mĩ.
2. Luyện đọc :
a. GV đọc diễn cảm toàn bài:
b.GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
 * Đọc từng câu: 
- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng câu cho đến hết bài.
* Đọc từng đoạn : 
- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc các đoạn trong bài.
- GV giúp HS hiểu nghĩa của các từ mới xuất hiện trong từng đoạn. 
- GV yêu cầu HS đặt câu với các từ : nhập tâm, bình an vô sự để nắm chắc thêm nghĩa. 
 * Đọc từng đoạn trong nhóm.
 * Đọc ĐT.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
a.GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi:
- Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào?
- Nhờ chăm chỉ học hành Trần Quốc Khái đã thành đạt như thế nào?
- Cả lớp vàGV nhận xét.
b. GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
- Khi Trần Quốc Khái đi sứ Trung Quốc, vua Trung Quốc đã nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam?
- Cả lớp và GV nhận xét.
c.GV yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn 3, 4 và trả lời câu hỏi:
- Ở trên lầu cao, Trần Quốc Khái đã làm gì để sống?
- Trần Quốc Khái đã làm gì để không bỏ phí thời gian?
- Trần Quốc Khái đã làm gì để xuống đất bình an vô sự
- Cả lớp vàGV nhận xét.
d. GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 5 và trả lời câu hỏi:
- Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu?
- Nội dung câu chuyện nói điều gì?
- Cả lớp vàGV nhận xét.
4. Luyện đọc lại:
- GV đọc đoạn 3 và hướng dẫn HS luyện đọc.
- GV tổ chức cho HS thi đọc lại đoạn 3.
- Cả lớp và GV nhận xét.
KỂ CHUYỆN
1.GV nêu nhiệm vụ: Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện Oâng tổ nghề thêu. Sau đó, tập kể một đoạn của câu chuyện.
2.Hướng dẫn HS kể chuyện:
a.Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện:
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu và mẫu.
- GV lưu ý HS đặt tên ngắn gọn, thể hiện đúng nội dung.
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp.
- GV mời HS phát biểu.
- Cả lớp và GV nhận xét.
b.Kể lại một đoạn của câu chuyện:
- GV mời HS chọn một đoạn để kể lại.
- GV mời HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*** Củng cố, dặn dò:
- GV hỏi: Qua câu chuyện này, em hiểu điều gì?
- GV nhận xét tiết học.
- Khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. 
-HS hát.
-HS quan sát.
-HS theo dõi.
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS thực hiện.
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS đọc.
-HS thực hiện.
-HS phát biểu.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
TUẦN : Thứ . ngày . tháng . năm .
GIÁO ÁN
MÔN : CHÍNH TẢ
BÀI : ÔNG TỔ NGHỀ THÊU
I.MỤC TIÊU :
Rèn kĩ năng viết chính tả:
- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng , đẹp đoạn 1 trong truyện Oâng tổ nghề thêu. 
- Làm đúng các bài tập điền các âm, dấu thanh dễ lẫn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A - ỔN ĐỊNH :
B –BÀI CŨ :
- 3HS viết bảng, cả lớp viết nháp các từ : gầy guộc, lem luốc, tuốt lúa, suốt ngày.
C - BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.Hướng dẫn nghe - viết:
a.Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc bài chính tả.
- GV mời HS đọc bài chính tả.
- GV yêu cầu HS đọc thầm và viết nháp những từ ngữ dễ viết sai.
b.HS viết bài vào vở:
- GV đọc thong thả từng câu cho HS viết.
- GV theo dõi, uốn nắn.
c.Chấm, chữa bài:
- GV tổ chức cho HS tự chữa lỗi.
- GV chấm bài.( 5- 7 bài)
- GV nhận xét.
3.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
*Bài tập 2:
- GV nêu yêu cầu của BT2a.
- GV yêu cầu làm bài vào VBT.
- GV yêu cầu HS đọc kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS sửa bài vào VBT.
4.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS về nhà viết lại các chữ viết sai cho đúng.
-HS hát.
-HS theo dõi.
-HS đọc.
-HS viết nháp.
-HS viết.
- HS chữa lỗi.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
TUẦN : Thứ . ngày . tháng  .năm .
GIÁO ÁN
MÔN : TẬP ĐỌC
BÀI : BÀN TAY CÔ GIÁO
I.MỤC TIÊU :
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý các từ ngữ : cong cong, thoắt cái, toả, dập dềnh, rì rào, 
- Biết đọc bài thơ với giọng ngạc nhiên, khâm phục.
2.Rèn kĩ năng đọc – hiểu:
- Nắm dược nghĩa và biết cách dùng từ mới: phô.
- Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi bàn tay kì diệu của cô giáo. Cô đã tạo ra biết bao điều lạ từ đôi bàn tay khéo léo.
3.Học thuộc lòng bài thơ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-ỔN ĐỊNH :
B-BÀI CŨ:
- 3 HS kể lại kể lại câu chuyện Oâng tổ nghề thêu. 
C-BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài:
 Hôm nay, các em sẽ học bài thơ Bàn tay cô giáo. Với bài thơ này các em sẽ hiểu bàn tay cô giáo rất khéo léo, đã tạo nên biết bao điều lạ.
2.Luyện đọc:
a.GV đọc diễn cảm bài thơ.
b.GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩatừ: 
 *Đọc từng dòng thơ:
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau hai dòng thơ. 
 *Đọc từng khổ:
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp từng khổ thơ.
- GV giúp HS nắm được các từ chú giải cuối bài.
 *Đọc từng khổ trong nhóm.
 *Đọc ĐT.
3.Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- GV yêu cầu HS đọc thầm từng khổ thơ và trả lời câu hỏi:
 + Từ mỗi tờ giấy, cô giáo đã làm ra những gì?
- GV yêu cầu HS đọc thầm bài thơ, suy nghĩ, tưởng tượng để tả bức tranh gấp và cắt dán giấy của cô giáo.
- GV mời HS phát biểu.
- GV yêu cầu HS đọc thầm 2 dòng thơ cuối và trả lời câu hỏi: 
 + Em hiểu hai dòng thơ cuối bài như thế nào? 
- Cả lớp và GV nhận xét.
- GV chốt: bàn tay cô giáo khéo léo, mềm mại, như có phép màu nhiệm. Bàn tay cô đã mang lại niềm vui và bao điều kì lạ cho các em HS. Các em đang say sưa theo dõi cô gấp giấy, cắt dán giấy để tạo nên cả một quang cảnh biển thật đẹp lúc bình minh.
4.Học thuộc lòng bài thơ:
- GV đọc lại bài thơ.
- GV yêu cầu HS đọc lại bài thơ.
- GV hướng dẫn HS HTL từng khổ, cả bài thơ.
- GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng.
- Cả lớp và GV nhận xét.
5.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS tiếp tục HTL bài thơ, chuẩn bị bài cho tiết Chính tả tới.
-HS hát.
-HS theo dõi.
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS phát biểu.
-HS thực hiện.
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS đọc.
TUẦN : Thứ . ngày  .tháng . năm .
GIÁO ÁN
MÔN : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
BÀI : NHÂN HOÁ. ÔN TẬP CÁCH ĐẶT 
 	VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: Ở ĐÂU?
I.MỤC TIÊU :
- Tiếp tục học về nhân hoá: nắm được 3 cách nhân hoá.
- Oân luyện cách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu?.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng phụ viết BT3.
- Phiếu khổ to viết BT1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A - ỔN ĐỊNH:
B –BÀI CŨ:
- HS làm BT1 và đặt dấu phẩy vào một đoạn văn.
C - BÀI MỚI :
1.Giới thiệu bài:
 Ở tuần 19, các em đã học về phép nhân hó. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ tiếp tục học về phép nhân hó. Giờ học còn giúp các em tiếp tục ôn luyện về cách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu ?.
2.Hướng dẫn HS làm bài tập:
a.Bài tập 1: 
- GV đọc diễn cảm bài thơ Oâng trời bật lửa.
- GV mời HS đọc lại bài thơ. 
b.Bài tập 2: 
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài và gợi ý.
- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm bài thơ để tìm những sự vật được nhân hoá.
- GV yêu cầu HS đọc lại gợi ý và trả lời: Các sự vật được nhân hoá bằng những cách nào?
- GV mời HS phát biểu.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. 
- GV yêu cầu HS làm bài vào VBT.
c.Bài tập 3: 
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài. 
- GV yêu cầu HS làm bài vào VBT. 
- GV mời HS phát biểu.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS làm bài vào VBT.
d.Bài tập 4: 
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài. 
- GV yêu cầu HS dựa vào bài Ở lại với chiến khu, trả lời lần lượt các câu hỏi. 
- GV y ...  quả.
 Bài 2:
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- GV yêu cầu HS làm bài và đọc kết quả.
3.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- HS làm bài tập trong VBT.
-HS hát.
-HS theo dõi.
-
HS thực hiện.
-HS thực hiện.
TUẦN : Thứ . ngày . tháng . năm .
GIÁO ÁN
MÔN : ÂM NHẠC
BÀI : CÙNG MÚA HÁT DƯỚI TRĂNG
I.MỤC TIÊU :
- HS biết bài hát Cùng múa hát dưới trăng là bài hát nhịp 3/8, tính chất vui tươi, nhịp nhàng, nhảy múa.
- Hát đúng giai điệu, lời ca, biết thể hiện các tiếng có luyến. 
- Giáo dục tình bạn bè thân ái.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
- Tranh minh hoạ bài hát.
- Nhạc cụ.
- Máy nghe và băng nhạc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-ỔN ĐỊNH :
B- BÀI CŨ :
C-BÀI MỚI :
1.Hoạt động 1: Dạy hát bài Cùng múa hát dưới trăng
- GV giới thiệu bài.
- GV cho HS nghe mẫu.
- GV hướng dẫn HS đọc lời ca
- GV dạy hát từng câu.
- GV lưu ý HS những tiếng hát luyến 2, 3 âm.
2. Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ
- HS hát đung đưa theo nhịp 3/8.
- GV hướng dẫn HS hát gõ đệm theo phách.
3.Củng cốâ, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS chuẩn bị bài tiếp theo.
-HS theo dõi.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
TUẦN : Thứ . ngày . tháng  .năm .
GIÁO ÁN
MÔN : THỦ CÔNG
BÀI : ĐAN NONG MỐT
I.MỤC TIÊU :
- HS biết cách đan nong mốt.
- Đan được nong mốt đúng quy trình kĩ thuật.
- Yêu thích các sản phẩm đan nan.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Mẫu tấm đan nong mốt.
- Quy trình đan nong mốt.
- Các nan đan mẫu.
- Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
TIẾT 2
A-ỔN ĐỊNH :
B- BÀI CŨ :
C-BÀI MỚI :
***Hoạt động 3: HS thực hành đan nong mốt.
- GV yêu cầu HS nhắc lại quy trình đan nong mốt.
- GV nhận xét, hệ thống lại các bước đan nong mốt.
*Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan
*Bước 2: Đan nong mốt bằng giấy, bìa
*Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan
- GV tổ chức cho HS thực hành.
- GV tổ chức cho HS trang trí, trưng bày và nhận xét sản phẩm. 
- GV đánh giá sản phẩm của HS.
D- NHẬN XÉT – DẶN DÒ:
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng đan nan của HS.
- HS chuẩn bị bài cho tiết học sau.
-HS nhắc lại.
-HS thực hành.
-HS thực hiện.
TUẦN : Thứ . ngày . tháng  .năm .
GIÁO ÁN
MÔN : TỰ NHIÊN XÃ HỘI
BÀI : THÂN CÂY
I.MỤC TIÊU :
Sau bài học, HS biết:
- Nhận dạng và kể được tên một số cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò; thân gỗ, thân thảo.
- Phân loại một số cây theo cách mọc của thân và theo cấu tạo của thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Các hình trong SGK trang 78, 79.
- Phiếu bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A – ỔN ĐỊNH :
B – BÀI CŨ :
C – BÀI MỚI :
- GV giới thiệu bài: Trong tiết học Tự nhiên xã hội hôm nay, các em sẽ học bài Thân cây.
- GV viết tên bài lên bảng.
1.Hoạt động 1: LÀM VIỆC VỚI SGK THEO NHÓM
a.Mục tiêu: Nhận dạng và kể được tên một số cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò; thân gỗ, thân thảo.
b.Cách tiến hành:
*Bước 1: Làm việc theo cặp
- GV yêu cầu HS quan sát hình trang 78, 79 và trả lời theo gợi ý.
* Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV mời HS lên trình bày kết quả làm việc.
- GV đặt câu hỏi: Cây su hào có gì đặc biệt?
- GV kết luận: Các cây thường có thân mọc đứng; một số cây có thân leo, thân bò. Có loại cây thân gỗ, thân thảo. Cây su hào có thân phình to thành củ.
2.Hoạt động 2: CHƠI TRÒ CHƠI BINGO
a.Mục tiêu: Phân loại một số cây theo cách mọc của thân và theo cấu tạo của thân.
b.Cách tiến hành:
* Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn cách chơi
- GV chia nhóm và gắn hai bảng câm theo mẫu, phát bộ phiếu rời.
- GV yêu cầu các nhóm chuẩn bị.
* Bước 2: Chơi trò chơi
- GV làm trọng tài.
* Bước 3: Đánh giá
- Cả lớp và GV nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS chuẩn bị bài tiếp theo.
-HS hát.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS trả lời.
-HS thực hiện.
-HS chơi.
TUẦN : Thứ . ngày . tháng  .năm .
GIÁO ÁN
MÔN : TỰ NHIÊN XÃ HỘI
BÀI : THÂN CÂY ( TT )
I.MỤC TIÊU :
Sau bài học, HS biết:
- Nêu được chức năng của thân cây.
- Kể ra một số ích lợi của một số thân cây.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Các hình trong SGK trang 80, 81.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A – ỔN ĐỊNH :
B – BÀI CŨ :
C – BÀI MỚI :
- GV giới thiệu bài: Trong tiết học Tự nhiên xã hội hôm nay, các em sẽ học bài Thân cây ( tt ).
- GV viết tên bài lên bảng.
1.Hoạt động 1: THẢO LUẬN CẢ LỚP
a.Mục tiêu: Nêu được chức năng của thân cây trong đời sống của cây.
b.Cách tiến hành:
- GV mời HS báo cáo kết quả chuẩn bị.
- GV giúp HS hiểu: Khi một ngọn cây bị ngắt, tuy chưa bị lìa khỏi thân nhưng vẫn bị héo là do không nhận đủ nhựa cây để duy trì sự sống. Điều đó chứng tỏ trong nhựa cây có chứa các chất dinh dưỡng để nuôi cây. Một trong những chức năng quan trọng của thân cây là vận chuyển nhựa từ rễ lên lá và từ lá đi khắp các bộ phận của cây để nuôi cây.
2.Hoạt động 2: LÀM VIỆC THEO NHÓM
a.Mục tiêu: Kể ra được những ích lợi của một số thân cây đối với đời sống của người và động vật.
b.Cách tiến hành:
* Bước 1: 
- GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát tranh 4, 5, 6, 7, 8 trang 81 và dựa vào các gợi ý nói về ích lợi của thân cây đối với đời sống của con người và động vật.
* Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV mời các nhóm trình bày kết quả.
- GV kết luận: Thân cây được dùng làm thức ăn cho người và động vật hoặc để làm nhà, đóng đồ dùng, ...
3.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS chuẩn bị bài tiếp theo.
-HS hát.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
TUẦN : Thứ . ngày ..tháng . năm .
GIÁO ÁN
MÔN : ĐẠO ĐỨC
BÀI : TÔN TRỌNG KHÁCH NƯỚC NGOÀI
I.MỤC TIÊU :
HS hiểu:
- Như thế nào là tôn trọng khách nước ngoài. 
- Vì sao cần tôn trọng khách nước ngoài.
- Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt màu da, quốc tịch,  ; quyền được giữ gìn bản sắc dân tộc.
HS biết cư xử lịch sự khi gặp gỡ với khách nước ngoài.
HS có thái độ tôn trọng khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- VBT.
- Tranh ảnh dùng cho hoạt động 1, tiết 1.
- Phiếu học tập cho hoạt động 3, tiết 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
TIẾT 1
- GV giới thiệu bài: Ngày càng có nhiều khách từ các nước khác nhau đến làm việc hoặc du lịch, tìm hiểu về đất nước và con người Việt Nam. Vậy chúng ta phải tiếp đón và cư xử với họ như thế nào?.
1.Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
a.Mục tiêu: HS biết được một số biểu hiện tôn trọng đối với khách nước ngoài.
b.Cách tiến hành: 
- GV chia nhóm và quan sát các tranh và thảo luận, nhận xét về cử chỉ, thái độ, nét mặt của các bạn nhỏ trong tranh khi gặp gỡ, tiếp xức với khách nước ngoài.
- GV mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả công việc.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- GV kết luận: Các bức tranh vẽ các bạn nhỏ đang gặp gỡ, trò chuyện với khách nước ngoài. Thái độ cử chỉ của các bạn rất vui vẻ, tự nhiên, tự tin. Điều đó biểu lộ lòng tự trọng, mến khách của người Việt Nam. Chúng ta cần tôn trọng khách nước ngoài.
2.Hoạt động 2: Phân tích truyện 
a.Mục tiêu: HS biết các hành vi thể hiện tình cảm thân thiện, mến khách của thiếu nhi Việt Nam với khách nước ngoài. HS biết thêm một số biểu hiện của lòng tôn trọng, mến khách và ý nghĩa của việc làm đó.
b.Cách tiến hành:
- GV đọc truyện Cậu bé tốt bụng.
- GV chia nhóm và yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi.
- GV kết luận:
 + Khi gặp khách nước ngoài em có thể chào, cười thân thiện, chỉ đường nếu họ nhờ giúp đỡ. 
 + Các em nên giúp đỡ khách nước ngoài những việc làm phù hợp khi cần thiết. 
 + Việc đó thể hiện sự tôn trọng, lòng mến khách của các em, giúp khách nước ngoài thêm hiểu biết và có tình cảm với đất nước Việt Nam.
3.Hoạt động 3: Nhận xét hành vi
a.Mục tiêu: HS biết nhận xét những hành vi nên làm khi tiếp xúc với người nước ngoài và hiểu quyền được giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc mình.
b.Cách tiến hành:
- GV chia nhóm, phát phiếu học tập và yêu cầu HS thảo luận nhận xét việc làm của các bạn trong các tình huống và giải thích lí do.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận.
- GV mời đại diện các nhóm lên trình bày.
- GV kết luận: Ở TH1 chê bai trang phục và ngôn ngữ của dân tộc khác là một điều không nên. Mỗi dân tộc đều có quyền giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc mình. Tiếng nói, trang phục, văn hoá,  của các dân tộc đều cần được tôn trọng như nhau. Ơû TH2 trẻ em Việt Nam cần cởi mở, tự tin khi tiếp xúc với người nước ngoài để họ thêm hiểu biết về đất nước mình, thấy được lòng hiếu khách, sự thân thiện, an toàn trên đất nước chúng ta.
*** Hướng dẫn thực hành:
 Sưu tầm những câu chuyện, tranh vẽ nói về việc:
- Cư xử niềm nở, lịch sự, tôn trọng khách nước ngoài.
- Sẵn sàng giúp đỡ khách nước ngoài khi cần thiết.
- Thực hiện cư xử niềm nở, lịch sự, tôn trọng khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài.
4.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS làm bài tập trong VBT.
-HS thảo luận nhóm.
-HS thực hiện.
-HS thảo luận.
-HS thảo luận.
-Các nhóm trình bày.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an L3-T21.doc