I - MỤC TIÊU :
-Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.
-Rèn kĩ năng làm toán.
- BT cần làm: 1, 2 ( cột 1 ), 3.
-Biết vận dụng kiến thức toán học vào cuộc sống.
II – CHUẨN BỊ :
-GV:Kẻ bảng phụ bài tập 1.Phiếu học tập.
-HS: Sách , vở.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
TUẦN 12 10 Thứ hai ngày 26 tháng 11 năm 2012 CHÀO CỜ TOÁN NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG I - MỤC TIÊU : -Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số. -Rèn kĩ năng làm toán. - BT cần làm: 1, 2 ( cột 1 ), 3. -Biết vận dụng kiến thức toán học vào cuộc sống. II – CHUẨN BỊ : -GV:Kẻ bảng phụ bài tập 1.Phiếu học tập. -HS: Sách , vở. III.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU: HĐ của thầy HĐ của trò 1. Giới thiệu bài - GT bằng biểu thức GV ghi lên bảng. 2. Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức: - Tính: 4 x ( 3 + 5 ) và 4 x 3 + 4 x 5. 4 x ( 3 + 5 ) = 4 x 8 = 32 4 x 3 + 4 x 5 = 12 + 20 = 32 - So sánh giá trị của 2 biểu thức ? 3. Nhân một số với một tổng. 4 x ( 3 + 5 ) = 4 x 3 + 4 x 5 - Nhận xét gì về 2 vế của biểu thức ? VT: nhân một số với một tổng VP: tổng giữa các tích của số đó với từng số hạng của tổng. HS phát biểu - Kết luận : * Khi nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng só hạng của tổng, rồi cộng các kết quả với nhau. - Viết dưới dạng biểu thức ? a x ( b + c ) = a x b + a x c. 4. Thực hành : Bài 1 ( 66 ) GV treo bảng, HS đọc yêu cầu GV cùng hs làm mẫu: GV cùng lớp nhận xét chữa bài. HS tự làm vào nháp, 2 hs lên bảng. - Nếu a = 3 ; b = 4 ; c = 5 - Nếu a = 6 ; b = 2 ; c = 3 a x (b + c) = 3x(4+5)= 27 a x b + a x c = 3 x 4+ 3 x 5 = 27 a x (b + c) = 6 x (2+3) = 30 a x b + a x c = 6 x 2 + 6 x 3 = 30 Bài 2 ( 66 ) Đọc yêu cầu HS đọc - Yêu cầu hs tự làm bài vào vở: Cả lớp GV làm rõ mẫu câu b. HS làm theo mẫu. 4 HS lên bảng: a. 36 x ( 7 + 3 ) = 36 x 7 + 36 x 3 = 252 + 108 = 360 207 x ( 2 + 6 ) = 207 x 2 + 207 x 6 = 414 + 1242 = 1 656. b. 5 x 38 + 5 x 62 = 190 + 310 = 500. 135 x 8 + 135 x 2 = 1080 + 270 = 1350 ( Cách 2 GV chữa cho hs ) - Gv cùng lớp nx chữa bài. Bài 3 ( 67 ) Đọc yêu cầu 1, 2 HS đọc - 2 HS lên bảng tính? Lớp làm nháp, nx chữa bài. GV nhận xét, yêu cầu HS rút ra kết luận nhân 1 tổng với 1 số. (3 +5 )x4 = 8 x 4 = 32 3x4 + 5x4 = 12 + 20 = 32 2, 3 HS nêu. Bài 4 ( 67 ) Có thể giảm. 2 HS đọc yêu cầu: GV cùng HS làm mẫu : Yêu cầu hs tính nhẩm, nêu kết quả: - Gv nx, chốt đúng. 4- Củng cố : - Khi nhân một số với một tổng, ta có thể làm thế nào? - Giáo dục các em cẩn thận khi làm bài. 5. Dặn dò: - Chuẩn bị bài: Một số nhân với một hiệu. - Nhận xét tiết học. Cả lớp làm theo mẫu. kq :a, 286 b, 2343 3535 12423. Nhắc lại cách nhân một số với một tổng. TẬP ĐỌC “VUA TÀU THỦY” BẠCH THÁI BƯỞI. I - MỤC TIÊU: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn. - Hiểu ND: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng. ( trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK ). HS khá, giỏi trả lời được CH3 (SGK) -Kính trọng và yêu qúi các doanh nhân. * GDKNS: - Kĩ năng xác định giá trị ( nhận biết được sự kiên trì , lòng quyết tâm cấn thiết như thế nào đối với mỗi người.) - Kĩ năng đặt mục tiêu ( hiểu ý nghĩa của việc đặt mục tiêu phấn đấu.) II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -GV:Tranh minh hoạ nội dung bàiđọc trong SGK. -HS:Sách giáo khoa. III - CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS 1 . Ổn định: 2. Bài cũ: Có chí thì nên. -4 HS đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ trong bài Có chí thì nên và nêu ý nghĩa từng câu tục ngữ. GV nhận xét ghi điểm. Tuyên dương. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: GV cho HS quan sát tranh và hỏi Em biết gì về nhân vật trong tranh minh họa . GV : câu chuyện về Vua Tàu Thủy Bạch Thái Bưởi như thế nào các em sẽ tìm hiểu qua bài : “Vua tàu thuỷ ” Bạch Thái Bưởi. b.Luyện đọc và tìm hiểu bài: Luyện đọc: Gv chia đoạn +Đoạn 1: từ đầu đến cho ăn học +Đoạn 2: tiếp theo đến không nản chí. +Đoạn 3: tiếp theo đến . Trưng Nhị. +Đoạn 4: phần còn lại. - GV chú ý sửa sai cho HS. - HD đọc câu dài: Bạch Thái Bưởi / mở công ti vận tải đường thuỷ / vào lúc những con tàu của người Hoa / đã độc chiếm các đường sông miền Bắc. +Trên mỗi chiếc tàu, ông dán dòng chữ /” Người ta thì đi tàu ta” / và treo một cái ống / để khách nào đồng tình với ông / thì vui lòng bỏ ống tiếp ức cho chủ tàu. + Chỉ trong vòng 10 năm, Bạch Thái Bưởi đã trở thành “ Một bậc anh hùng kinh tế” / như đánh giá của các người cùng thời. +HS đọc chú thích và kết hợp giải nghĩa thêm: người cùng thời - GV đọc diễn cảm bài văn Tìm hiểu bài: -Thảo luận nhóm. *Đoạn 1, 2: - Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào? - Trước khi mở công ty Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì? - Những chi tiết nào chứng tỏ anh rất có chí ? ? Đoạn 1, 2 cho em biết gì? *Đoạn 3,4. -Bạch Thái Bưởi mở công ty vào thời điểm nào? -Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với người nước ngoài như thế nào? -Em hiểu thế nào là( một bậc anh hùng kinh tế)? (Dành cho HS khá, giỏi) -Theo em nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công? ? Ý Đoạn 3, 4: -KT đặt câu hỏi: -Theo em học sinh phải có ý chí gì ? *GDKNS: Chúng ta luôn luôn cố gắng vươn lên trong học tập, cuộc sống , kiên trì thực hiện mục tiêu đã đề ra * KT động não - Nội dung chính của bài là gì? c. Hướng dẫn đọc diễn cảm + GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn:“Bưởi mồ côikhông nản chí” - GV đọc mẫu KT trình bày ý kiến cá nhân. -GV nhận xét, ghi điểm, tuyên dương những học sinh đọc tốt. 4. Củng cố, : -KT đặt câu hỏi: -Qua bài học em thấy Bạch Thái Bưởi là người như thế nào ? Em học được những gì ở Bạch Thái Bưởi ? Giáo dục học sinh : Kính trọng và yêu qúi các doanh nhân. 5. Dặn dò: -Dặn HS về đọc lại bài. -Chuẩn bị bài sau: Vẽ trứng -Nhận xét tiết học. -Hát -HS đọc và nêu ý nghĩa từng câu tục ngữ. -HS khác nhận xét. - Đây là ông chủ công ti Bạch Thái Bưởi người được mệnh danh là Vua tàu thủy -HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài HS đọc câu dài. - HS đọc chú thích - HS luyện đọc theo cặp. - HS thi đọc theo cặp trước lớp. - Một, hai HS đọc bài. - Các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi. - Mồ côi cha từ thuở nhỏ, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong. Sau được họ Bạch nhận làm con nuôi, đổi họ Bạch, được ăn học. - Làm thư kí, buôn gỗ, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ - Lúc mất trắng tay,không còn gì nhưng anh vẫn không nản chí. Ý đoạn 1,2: Bạch Thái Bưởi là người có chí. 1 HS đọc đoạn 3,4 - Lúc các con tàu của người Hoa độc chiếm các đường sông miền Bắc. - Ông đã khơi dậy niềm tự hào của dân tộc: kêu gọi hành khách với khẩu hiệu: “Người ta phải đi tàu ta” . Khách đi tàu của ông càng đông, nhiều chủ tàu bán lại tàu cho ông. Ông mua xưởng sửa chữa tàu, thuê kĩ sư trong coi. - Là người lập nên những thành tích trong kinh doanh - Nhờ ý chí vươn lên, thất bại không nản lòng. Ý đoạn 3,4: Sự thành công của Bạch Thái Bưởi. - Cần có ý chí vươn lên trong học tập. Cố gắng kiên trì thực hiện mục tiêu đã đề ra. * Nội dung chính: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng. -HS nối tiếp nhau đọc cả bài. -HS lắng nghe. -Từng cặp HS luyện đọc - HS thi đọc diễn cảm. -Có ý chí vượt khó, vươn lên. -Ý chí vượt khó , vươn lên. ĐẠO ĐỨC: HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ CHA MẸ ( Tiết 1 ) I - MỤC TIÊU - Biết được: Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình. - Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày của gia đình. + Mục iêu riêng : * HS khá, giỏi: Hiểu được: Con cháu có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình. * GDKNS: - Kĩ năng xác định giá trị tình cảm của ông bà , cha mẹ dành cho con cháu . - Kĩ năng thể hiện tình cảm yêu thương của mình với ông bà , cha mẹ. II- ĐỒ DÙNG HỌC TẬP GV : - Bài hát “ Cho con “- Nhạc và lời : Nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu . HS : - Sách đạo đức. III – CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Thực hành kĩ năng giữa học kỳ I . - Thế nào là trung thực tong học tập . giờ ? Thế nào là tiết kiệm thời giờ ? -Kể một việc em đã làm để tiết kiệm thời Kể một số việc làm thể hiện tiết kiệm tiền của ? -GV nhận xét bổ sung . Tuyên dương. 3. Bài mới : Giới thiệu bài: GV yêu cầu HS kể về gia đình mình gồm có những ai ? Bổn phận của chúng ta phải làm gì để ông bà , cha mẹ được vui ì cô và các em sẽ tìm hiểu qua bài học : Hiếu thảo với ông bà cha mẹ(Tiết 1) Hoạt động1: Tìm hiểu truyện kể . Mục tiêu : HS hiểu nội dung truyện. * Kĩ năng xác định giá trị tình cảm của ông bà , cha mẹ dành cho con cháu . Cách tiến hành: -GV đính tranh ,kể chuyện - Thảo luận nhóm Nhóm 1 và 2 ; - Bạn Hưng được cô giáo tặng phần thưởng gì? - Khi được tặng quà Hưng đã làm gì? Nhóm 3 và 4 : -Em có nhận xét gì về việc làm của Hưng? - Theo em, bà của bạn Hưng sẽ cảm thấy thế nào trước việc làm của Hưng? Nhóm 5 và 6 : Qua câu chuyện chúng ta đã học tập được điều gì ở Hưng? * GDKNS: Biết thể hiện tình cảm yêu thương của mình với ông bà , cha mẹ. - Gv đặt câu hỏi rút ra ghi nhớ: KT động não . - Trong gia đình ai là người sinh thành và nuôi dưỡng chúng a nên người ? Vậy bổn phận của chúng ta phải làm gì để ông bà , cha mẹ được vui ? Các em có biết câu ca dao nào khuyên răn chúng ta phải biết yêu thương , hiếu thảo với ông bà cha mẹ không ? *Hoạt động 2:Thảo luận nhóm và đóng vai. Bài tập 1 (SGK). - Thảo luận nhóm . GV chia HS thành 5 nhóm . Giao việc cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống, và trình bày . KT trình bày 1 phút . GV Kết luận : - Việc làm của các bạn Loan (tình huống b), Hoài ( tình huống d), Nhâm (tình huống đ ) thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà , cha mẹ . -Việc làm của bạn Sinh ( tình huống a ) và bạn Hoàng ( tình huống c ) là chưa quan tâm đến ông bà , cha mẹ . Theo em , việc làm thế nào là hiếu thảo với ông bà cha mẹ ? Chúng ta không nên làm gì đối với ông bà cha mẹ ? GV chốt : hiếu thảo với ông bà cha mẹ là biết quan tâm tới sức khỏe , niềm vui công việc của ông bà , cha mẹ . làm việc giúp đỡ ông bà cha mẹ . *Hoạt động 3 : Làm việc cặp đôi. Bài tập 2 (SGK ) * Cách tiến hành : GV yêu cầu học sinh quan sát tranh vẽ và nhận xét về việc làm của bạn nhỏ tong tranh . KT trình bày ý kiến cá nhân. GV nhận xét tuyên dương. - Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK . 4. Củng cố: Khi ông bà , cha mẹ bị ốm , mệt chúng ta phải làm gì ? - GV hát cho HS nghe bài: Cho con của nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu. - GDKNS: Biết hiếu thảo, vâng lời ông bà cha mẹ. - Sưu tầm các truyện, t ... bắc đô hộ. Giáo lý của đạo Phật có nhiều điểm phù hợp với cách nghĩ, lối sống của nhân dân ta nên sớm được nhân dân tiếp nhận và tin theo. b. Hoạt động 2: Sự phát triển của đạo Phật dưới thời Lý. - GV chia nhóm, tổ chức cho hs thảo luận: - HS đọc sgk thảo luận nhóm 4 : - Những sự việc nào cho ta thấy dưới thời Lý, đạo Phật rất phất triển? - Đạo Phật được truyền bá rộng rãi trong cả nước, nhân dân theo đạo Phật rất đông... - Chùa mọc lên khắp nơi, ... * Kết luận: Dưới thời Lý, đạo Phật rất phát triển và được xem là quốc giáo ( là tôn giáo của quốc gia ). c. Hoạt động 3: Chùa trong đời sống sinh hoạt của nhân dân. - Chùa gắn với sinh hoạt văn hoá của nhân dân ta như thế nào? - Chùa là nơi tu hành của các nhà sư, là nơi tế lễ của đạo Phật nhưng cũng là trung tâm văn hoá của các làng xã. Nhân dân đến chùa để lễ Phật, hội họp, vui chơi,... - GV chia nhóm để hs trưng bày sản phẩm - Mỗi tổ là 1 nhóm, trưng bày và chuẩn bị nội dung thuyết minh cho sản phẩm. - Mô tả cảnh chùa Một Cột, Chùa Keo ( tranh, sgk ) - Đại diện các nhóm - GV cùng lớp, nhận xét, khen nhóm nêu tốt. * Kết luận :- Chùa là nơi tu hành của các nhà sư. - Chùa là nơi tổ chức lễ bái của các đạo Phật. - Chùa còn là trung tâm văn hoá của các làng xã. 4. Củng cố: - Đọc mục ghi nhớ. 5. Dặn dò: - Về nhà học thuộc bài, chuẩn bị bài: “Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai ( 1075- 1077 )”. Thứ sáu ngày 30 tháng 11 năm 2012 TOÁN: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: - Thực hiện được nhân với số có 2 chữ số. - Vận dụng được vào giải bài toán có phép nhân với số có 2 chữ số. - BT cần làm: 1; 2 ( cột 1,2 ); 3. II. CHUẨN BỊ: - ND bài học. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ : + Nêu tính chất giao hoán, tính chất kết hợp, nhân 1 tổng với 1 số, nhân 1 hiệu với 1 số? Viết biểu thức chữ ? 3. Bài mới: HĐ của thầy HĐ của trò 1. Giới thiệu trực tiếp vào bài thực hành. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1 ( t68 ) Đọc yêu cầu ? HS đọc + Nêu cách làm? HS nêu. - Làm bài: Cả lớp tự làm bài vào nháp, 2 hs lên bảng, lớp đổi chéo vở kiểm tra bài bạn. a- 135 x ( 20 + 3 ) = 135 x 20 + 135 x 3 = 2 700 + 405 = 3 105 427 x ( 10 + 8 ) = 427 x 10 + 427 x 8 = 4 270 + 3 416 = 7 686 b- 642 x ( 30 - 6 ) = 642 x 30 - 642 x 6 = 19260- 3852 = 15 408. 287 x ( 40 - 8 ) = 287 x 40 - 287 x 8 = =11 480 - 2 296 = 9 184. - GV cùng HS nhận xét, chữa bài. Bài 2 ( 68 ) a, Đọc yêu cầu 1,2 HS đọc - GV cùng hs làm rõ yêu cầu. 3 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở. + 134 x 4 x 5 = 134 x 20 = 2680 + 5 x 36 x 2 = 36 x 10 = 360. + 42 x 2 x 7 x 5 = 42 x 7 x 10 = 294 x 10 = 2940 GV cùng HS nhận xét chữa bài. b, GV cùng HS làm mẫu, sau cho hs tự làm. Cả lớp làm bài vầo nháp rồi nêu miệng : 137 x 3 + 137 x 97= 137 x ( 3 + 97 ) = 137 x 100 = 13 700 Bài 3 ( 68 ) ( Có thể giảm) GV cùng HS làm mẫu 1 phép tính. 217 x 11 = 217 x ( 10 + 1 ) = 217 x 10 + 217 = 2170 + 217 = 2387 - Những bài còn lại yêu cầu hs làm vào vở,lên bảng chữa bài. b. 413 x 21 = 413 x ( 20 + 1 ) = 413 x 20 + 413= 8260 + 413= 8673 c. 1234 x 31 = 1234 x ( 30 + 1 ) = 1234 x 30 + 1234= 12 340 + 1234 = 37 020 + 1234 = 38 254. - GV cùng HS chữa bài. Bài 4 ( 68 ) Đọc, tóm tắt, phân tích đề toán - Yêu cầu HS nêu cách làm bài: - HS thực hiện. - HS nêu: Tính chiều rộng, rồi tính chu vi và diện tích. Cả lớp tự làm bài vào vở BT, 1 hs lên bảng chữa bài. Bài giải Chiều rộng của sân vận động là: 180 : 2 = 90 ( m ) Chu vi của sân vận động là: ( 180 + 90 ) x 2 = 540 ( m ) Diện tích của sân vận động là: 180 x 90 = 16 200 ( m2 ) Đáp số : 540 m; 16 200 m2 - GV chấm, cùng HS chữa bài. 4. Củng cố: - Nêu cách tính thuận tiện nhất? - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò. - Về nhà xem lại các bài tập. - Chuẩn bị bài sau: Tiết 59. TẬP LÀM VĂN: KỂ CHUYỆN ( KIỂM TRA VIẾT ) I- MỤC TIÊU : -Viết được bài văn kể chuyện đúng yêu cầu đề bài, có nhân vật sự việc, cốt truyện (mở bài, diễn biến, kết thúc). -Diễn đạt thành câu, trình bày sạch sẽ; độ dài bài viết khoảng 120 chữ (khoảng 12 câu). - Biết thể hiện cảm xúc khi viết văn. II- CHUẨN BỊ: -GV: Ghi đề bài - HS: Giấy kiểm tra III.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS 1. Ổn định: 2. Bài cũ : Dựng đoạn kết bài. - Gọi 2 HS đọc bài đã làm ở tiết trước. - Nhận xét chung 3. Bài mới: *Giới thiệu bài, Kể chuyện ( Kiểm tra viết) *Đề bài: Kể lại câu chuyện em đã được nghe hoặc đựơc đọc về một người có tấm lòng nhân hậu. - Giúp HS xác định YC của đề. - Nhắc nhở HS lưu ý trọng tâm của đề. -Yêu cầu học sinh làm bài -Theo dõi bao quát lớp. - GV thu bài. 4. Củng cố : -GV đọc một bài văn hay cho cả lớp nghe. -Giáo dục các em biết thể hiện cảm xúc khi viết văn. 5. Dặn dò: -Dặn về ôn lại bài -Xem bài sau: Trả bài văn kể chuyện -Nhận xét tiết học Hát 2 HS đọc -2 Hs nhắc lại -2 hs đọc đề bài -HS lắng nghe -Hs làm suy nghĩ làm bài HS nghe. KHOA HỌC SƠ ĐỒ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN I. MỤC TIÊU: Sau bài học, hs biết: - Hệ thống hoá kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên dưới dạng sơ đồ. - Vẽ và trình bày sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. - Giải thích được hiện tượng tự nhiên mây mưa. II. CHUẨN BỊ. - Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên ( TBDH ). III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: + Mây được hình thành như thế nào ? Mưa từ đâu ra ? - GV nhận xét chung ghi điểm. 3. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: dựa vào thực tế. 2. Giảng bài: * Hoạt động 1: Hệ thống hoá kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. - Quan sát sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên sgk/ 48. Cả lớp. + Liệt kê tất cả các cảnh được vẽ trong sơ đồ ? - Các đám mây: mây trắng và mây đen. - Giọt mưa từ đám mây đen rơi xuống. - Dãy núi, từ một quả núi có dòng suối nhỏ chảy ra,dưới chân núi là xóm làng có những ngôi nhà và cây cối. - Dòng suối chảy ra sông, sông chảy ra biển. - Bên bờ sông là đồng ruộng và ngôi nhà. - Các mũi tên. - GV treo sơ đồ câm lên bảng: Vừa nói vừa dùng thẻ cài cài vào tranh câm. HS chú ý lắng nghe. + Chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơivà ngưng tụ của nứơc trong tự nhiên? 2, 3 HS lên chỉ. * Kết luận: - Nước đọng ở hồ, ao, sông, biển, không ngừng bay hơi, biến thành hơi nước. - Hơi nước bốc lên cao, gặp lạnh, ngưng tụ thành những hạt nước rất nhỏ, tạo thành các đám mây. - Các giọt nước ở trong các đám mây rơi xuống đất, tạo thành mưa... * Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. - Đọc yêu cầu SGK / 49? 1,2 HS đọc - Tổ chức cho hs vẽ: Cả lớp. - Trình bày trong nhóm: - Theo bàn. - Trước lớp. Các học sinh khác nhận xét. GV nhận xét chung. 4. Củng cố: +Trình bày sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên? - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Về nhà luyện vẽ vòng tuần hoàn của nước. - Chuẩn bị bài sau: Tiết 24. KĨ THUẬT KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT(T2+T3) I. Mục tiêu : - Biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. - Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột, các mũi khâu tương đối đều, đường khâu ít bị dúm. II. Đồ dùng: - Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng mũi khâu đột. - 1 mảnh vải trắng kích thước 20 x 30 cm, chỉ màu, kéo, kim, chỉ, thước, phấn . III. Các HĐ dạy - học : GV HS 1. Ổn định tổ chức: 2.KT bài cũ: - KT dụng cụ HS đã CB. 3. Bài mới: * HĐ1: HS thực hành khâu viền đường gấp mép vải: - Gọi HS đọc ghi nhớ - Thực hiện thao tác gấp mép vải - GV giúp đỡ HS còn lúng túng. - Nêu cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa ? HĐ2: Đánh giá sản phẩm - Nêu tiêu chuẩn đánh giá. - Quan sát, bình chọn bài đúng, đẹp. 4. Củng cố: HS nhắc lại quy trình khâu đột thưa - NX giờ học. 5. Dặn dò: - BTVN : CB đồ dùng giờ sau. - 2 HS đọc ghi nhớ - Thực hành gấp mép vải. - Gấp mép vải, khâu lược, khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. - Lật mặt vải có đường gấp mép ra phía sau. - Vạch một đường dấu ở mặt phải của vải cách mép gấp phía trên 17 mm. - Khâu mũi đột thưa ( mau) theo đường vạch dấu . - Lật vải và nút chỉ cuối đường khâu. - Rút bỏ sợi chỉ khâu lược . - Trưng bày sản phẩm. KHOA HỌC NƯỚC CẦN CHO SỰ SỐNG I. MỤC TIÊU: Sau bài học hs có khả năng: - Nêu một số ví dụ chứng tỏ nước cần cho sự sống của con người, động vật và thực vật. - Nêu được dẫn chứng về vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí. - Yêu thiên nhiên và giữ gìn nguồn nước sạch. II. CHUẨN BỊ: - Hình sgk/ 50,51. - Giấy Ao, băng, bút dạ. - GV cùng HS sưu tầm tranh ảnh và tư liệu về vai trò của nước. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: + Vẽ đơn giản và trình bày vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên? 3. Bài mới: HĐ của thầy HĐ cuả trò 1. Giới thiệu bài: 2. Giảng bài a. Hoạt động 1: Vai trò của nước đối với sự sống của con người, động vật và thực vật. - Yêu cầu nộp tranh , ảnh sưu tầm được. - Cá lớp nộp - Chia nhóm theo tổ và hs thảo luận, giao tư liệu tranh ảnh có liên quan và giấy, bút - Nhóm 1: Tìm hiểu vai trò của nước đối với cơ thể người. - Nhóm 2: Tìm hiểu vai trò của nước đối với động vật. - Nhóm 3: Tìm hiểu vai trò của nước đối với thực vật. - Trình bày: - Kết hợp mục bạn cần biết, các nhóm trình bày lần lượt từng vấn đề được giao trên giấy Ao. - Nhóm khác nx, bổ sung, trao đổi. - Cùng thảo luận về vai trò của nước đối với sự sống của sinh vật . - Cả lớp thảo luận và trình bày. b. Hoạt động 2: Vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí. + Con người còn sử dụng nước vào những việc gì khác? - HS động não và phát biểu theo suy nghĩ của mình. - Thảo luận phân loại ý kiến. VD:- Những ý kiến nói về con người sd nước trong việc làm vs thân thể, nhà cửa, môi trường... - Những ý kiến nói về con người sd nước trong việc vui chơi, giải trí. - Những ý kiến nói về con người sd nước trong sản xuất nông nghiệp. - Những ý kiến nói về con người sd nước trong sản xuất công nghiệp. - Yêu cầu hs làm rõ từng vấn đề và cho vd minh hoạ: - Nhiều HS phát biểu... - GV khuyến khích hs liên hệ thực tế 4. Củng cố: + Đọc mục bạn cần biết sgk/ 50,51. - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - VN học thuộc bài và chuẩn bị cho giờ sau: + 1 chai nước đã dùng, 1 chai nước sạch ( máy, giếng). + 2 chai không, 2 phễu, bông để lọc nước, kính lúp. ********************************************
Tài liệu đính kèm: