Giáo án lớp 4, học kì I - Tuần 13

Giáo án lớp 4, học kì I - Tuần 13

I. Mục tiêu:

- Biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.

- BT cần làm: 1; 3.

II. Đồ dùng dạy học:- Bảng lớp, bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy học:

1. Ổn định tổ chức: Hát

2. Kiểm tra bài cũ:

+ Muốn nhân với số có 2 chữ số ta làm thế nào? Lấy ví dụ minh hoạ?

 

doc 49 trang Người đăng huong21 Lượt xem 655Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 4, học kì I - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Thứ hai, ngày 3 tháng 12 năm 2012
NHẬN XÉT ĐẦU TUẦN
 -------------------- ------------------ 
TOÁN:
GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM
SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11
I. Mục tiêu:
- Biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
- BT cần làm: 1; 3.
II. Đồ dùng dạy học:- Bảng lớp, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Muốn nhân với số có 2 chữ số ta làm thế nào? Lấy ví dụ minh hoạ?
3 Bài mới.
GV
HS
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
a. Trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10 : 27
 x 11
 27
 27
 297
b.Trường hợp tổng hai chữ số lớn hơn hoặc bằng 10: 
 48 
 x 11 
 48
 48
 528
c. Thực hành: 
* Bài 1: Cho học sinh làm bài vào nháp, nêu KQ.
* Bài 3:
 - Hướng dần HS tìm hiểu bài và giải.
Bài 4: Nêu Yêu cầu.
- 1 HS chữa BT 5( T70)
- HS nhận xét KQ 297 với thừa số 27 rút ra kết luận : Viết 9 (là tổng của 2 và 7 ) vào giữa 2 và 7.
KL: 4 + 8 = 12
 - Viết 2 xen kẽ 4 và 8 được 428
 - Thêm 1 vào 4 của 428 được 528
* Trường hợp tổng của 2 số bằng 10 làm tương tự như trên.
a.34 x 11 = 374 
b.11 x 95 = 1045
c. 82 x 11 = 902
 Bài giải:
Số HS của khối lớp 4 có là:
11 x 17 = 187 ( học sinh )
Số HS của khối lớp 5 có là:
11 x 15 = 165 ( học sinh )
Số học sinh của cả hai khối lớp là:
187 + 165 = 352 ( học sinh ) 
	Đáp số : 352 học sinh
 - Các nhóm trao đổi, rút ra câu đúng.
-> Câu đúng: b
4. Củng cố:
- Nêu cách nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11.
	- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
	 - Về nhà chuẩnbị bài 62.
 TẬP ĐỌC
NGUỜI TÌM ĐUỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I/ MỤC TIÊU: 
	- Đọc đúng tên riêng nước ngoài( Xi-ôn-cốp-xki); biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện.
	-Hiểu nội dung: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi- ôn- cốp- xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.( trả lời được các câu hỏi trong SGK)
* GDKNS:
	- Xác định giá trị ( Nhận biết được sự kiên trì, nhẫn nại của mỗi người khi thực hiện ước mơ của mình.)
	- Tự nhận thức bản thân (Biết đánh giá ưu nhược điểm bản thân để có hành động đúng)
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 -Chân dung nhà bác học Xi-ô-cốp-xki.
 -Tranh ảnh, vẽ khinh khí cầu, con tàu vũ trụ.
1II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định:
2. KTBC:
-Gọi 2 HS lên bảng tiếp nối nhau đọc bài Vẽ trứng và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
-Nhận xét và cho điểm HS .
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
-Các em có biết nhà bác học đầu tiên tìm đường lên khoảng không vũ trụ tên là gì không?
-Cho HS quan sát tranh minh hoạ chân dung Xi-ô-côp-xki và giới thiệu đây là nhà bác học Xi-ô-côp-xki người Nga (1857-1935), ông là một trong những người đầu tiên tìm đường lên khoảng không vũ trụ,
Xi-ô-côp-xki đã vất vả, gian khổ như thế nào để tìm được đường lên các vì sao, các em cùng học bài để biết điều đó.
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 Luyện đọc:
+ GV HD HS chia đoạn ( 4 đoạn)
+Đ 1: Từ nhỏ  đến vẫn bay được.
+Đ 2:Để tìm điều  đến tiết kiệm thôi.
+Đ 3: Đúng là  đến các vì sao
+Đ 4: Hơn bốn mươi năm  đến chinh phục.
GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS 
-Gọi HS đọc chú giải
- GV đọc mẫu, (toàn bài đọc với giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi, khâm phục.)
 Tìm hiểu bài:
* Thảo luận nhóm
-YC HS đọc đ1, trao đổi trong nhóm trả lời câu hỏi.
+ Xi-ô-côp-xki mơ ước điều gì?
+Khi còn nhỏ , ông đã làm gì để có thể bay được?
+ Theo em hình ảnh nào đã gợi ước muốn tìm cách bay trong không trung của Xi-ô-côp-xki?
+ Đoạn 1 cho em biết điều gì?
5656-YC HS đọc đoạn 2,3 trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Để tìm hiểu điều bí mật đó, Xi-ô-côp-xki đã làm gì?
+Ông kiên trì thực hiện ước mơ của mình như thế nào?
-Nguyên nhân chính giúp ông thành công là gì?
-Yêu cầu HS đọc đoạn 4, trao đổi nội dung và trả lời.
Ý chính của đoạn 4 là gì?
* KT động não
+En hãy đặt tên khác cho truyện.
-Câu truyện nói lên điều gì?
 * GDKNS: Chúng ta làm bất cứ việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại, toàn tâm, toàn ý thì mới thành công.
 * Đọc diễn cảm:
-YC 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi để tim ra cách đọc hay.
-Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
-Yêu cầu HS luyện đọc.
-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
* KT trình bày ý kiến cá nhân.
-Nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS 
4. Củng cố :
-Hỏi: Câu truyện giúp em hiểu điều gì?
* KT đặt câu hỏi
-Em học được điều gì qua cách làm việc của nhà bác học Xi-ô-côp-xki?
5. Dặn dò:
-Dặn HS về nhà học bài & chuẩn bị bài Văn hay chữ tốt .
-Nhận xét tiết học.
Hát
-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
-HS nối tiếp trả lời
-Quan sát và lắng nghe.
+ 4 HS đọc tiếp nối từng đoạn (3 lượt đọc)
-1 hs đọc
HS luyện đọc theo cặp
HS thi đọc theo cặp.
Một học sinh đọc toàn bài.
HS lắng nghe.
-HS đọc thầm và trao đổi TLCH
+ Mơ ước được bay lên bầu trời.
+Khi còn nhỏ, ông dại dột nhảy qua cửa sổ để bay theo những cánh chim
+Hình ảnh quả bóng không có cánh mà vẫn bay được đã gợi cho Xi-ô-côp-xki tìm cách bay vào không trung.
Ý đoạn 1:Mơ ước của Xi-ô-côp-xki.
-HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.
+ Để tìm hiểu bí mật đó, Xi-ô-côp-xki đã đọc không biết bao nhiêu là sách, ông hì hục làm thí nghiệm có khi đến hàng trăm lần.
+Để thực hiện ước mơ của mình ông đã sống kham khổ, ông đã chỉ ăn bánh mì suông để dành tiền mua sách vở và dụng cụ thí nghiệm. Sa Hoàng không ủng hộ phát minh bằng khinh khí cầu bay bằng kim loại của ông, nhưng ông không nản chí. Ông đã kiên trì nghiên cứu và thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng, trở thành phương tiện bay tới các vì sao từ chiếc pháo thăng thiên.
Ý 2,3: Xi-ô-côp-xki thành công vì ông có ước mơ đẹp: chinh phục các vì sao và ông đã quyết tâm thực hiện ước mơ đó.
-1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi.
Ý 4 Sự thành công của Xi-ô-côp-xki.
+Tiếp nối nhau phát biểu.
*Ước mơ của Xi-ô-côp-xki.
*Người chinh phục các vì sao.
*Ông tổ của ngành du hành vũ trụ.
*Quyết tâm chinh phục bầu trời.
Nội dung chính : Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi- ôn- cốp- xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc và tìm cách đọc (như đã hướng dẫn).
-1 HS đọc thành tiếng.
-HS luyện đọc theo cặp.
-HS thi đọc diễn cảm.
-HS nhận xét về giọng đọc của bạn
Nhờ kiên trì nhẫn nại XI-ôn-cốp-xki đã thành công trong việc nghiên cứu và thực hiện được ước mơ của mình.
+Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại.
-Lắng nghe
 ĐẠO ĐỨC
HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ (TIẾT2)
I.MỤC TIÊU:
- Hiểu được: con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.
- Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
* HS khá, giỏi: 
+ Hiểu được: Con cháu có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.
* GDKNS:
 - Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của ông bà , cha mẹ. 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -SGK Đạo đức lớp 4
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.Ổn định:
 2.KTBC : (tiết: 1)
- Vì sao chúng ta phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ?
- Theo em , việc làm thế nào là hiếu thảo với ông bà cha mẹ ? 
 -Em đã hiếu thảo với ông bà cha mẹ như thế nào?
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài:
-Em đã hiếu thảo với ông bà cha mẹ như thế nào?
- Để xem các em ứng xử và quan tâm đến ông bà, cha mẹ như thế nào chúng ta tiếp tục tìm hiểu tiết 2 của bài.
b.Phát triển bài : 
 *Hoạt động 1: Đóng vai bài tập3- SGK/19
* KN lắng nghe lời dạy bảo của ông bà , cha mẹ.
- GV chia 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm
- Nhóm 1,3 : Thảo luận, đóng vai theo tình huống tranh 1.
- Nhóm 2,4 : Thảo luận và đóng vai theo tình huống tranh 2.
 -GV phỏng vấn HS đóng vai cháu về cách ứng xử, HS đóng vai ông bà về cảm xúc khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của con cháu.
 -GV kết luận:
 Con cháu hiếu thảo cần phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, nhất là khi ông bà già yếu, ốm đau.
*Hoạt động 2: GV nêu yêu cầu bài tập 4
*Thảo luận nhóm
-Ông bà, cha mẹ đã sinh thành và nuôi dạy ta nên người, là con cháu em nên làm gì để có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?( Dành cho HS khá, giỏi)
-GV khen những HS đã biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ và nhắc nhở các HS khác học tập theo bạn.
*Hoạt động 3: Trình bày, giới thiệu các sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được (Bài tập 5 và 6- SGK/20)
* Trình bày ý kiến cá nhân
* GV kết luận chung:
 +Ông bà, cha mẹ đã có công sinh thành, nuôi dạy chúng ta nên người.
 +Con cháu phải có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
4.Củng cố : 
- Gọi 2HS nhắc lại ghi nhớ
* KT đặt câu hỏi
- Hằng ngày em sẽ làm gì để bày tỏ lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ?
* GDKNS: Ông bà , cha mẹ luôn dạy bảo chúng ta những điều hay , lẽ phải . Vì vậy chúng ta phải nghe lời dạy bảo của ông bà , cha mẹ thì chúng ta mới trở thành con người tốt . 
5. Dặn dò:
- Về xem lại bài và chuẩn bị bài tiết sau.
- NX tiết học.
HS hát 
 -2 HS nối nhau trả lời .
 - HS khác theo dõi nhận xét.
HS nhắc lại tựa bài
-HS nối tiếp phát biểu: Vâng lời ông bà cha mẹ, biết giúp đỡ ông bà, cha mẹ, 
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Cả lớp nhận xét 
-Lắng nghe
-HS thảo luận theo nhóm bàn.
-HS trình bày cả lớp chia sẻ.
-Để đền đáp ông lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành nuôi dạy mình nên người. Vì vậy mình phải biết quan tâm tới ông bà cha mẹ, chăm sóc lúc ông bà, cha mẹ khi bị mệt,ốm đau. Làm giúp ông ba, cha mẹ những công việc phù hợp với sức mình,...
-Hs lắng nghe
-HS trình bày trước lớp các tác phẩm hoặc tư liệu mình sưu tầm được mình sưu tầm được.
-HS đọc ghi nhớ
- Em sẽ quan tâm giúp đỡ ông bà cha mẹ: phụ giúp việc nhà, chăm sóc ông bà, cha mẹ khi bị ốm, 
-HS lắng nghe
Thứ ba ngày 4 tháng 12 năm 2012
CHÍNH TẢ
NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I. MỤC TIÊU: 
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn trong bài: Người tìm đường lên các vì sao. 
- Làm đúng BT 2a, 3a.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 -Bảng phụ 
 III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.Ổn định
2.KTBC:
-HS viết bảng lớp. Cả lớp viết vàobảng con..
vườn tược , thịnh vượng, vay mượn, mương nước. Nhận xét .
3. Bài mới:
 a.Hoạt dộng 1: Giới thiệu bài:
 b .Hoạt động 2. Hướng dẫn viết chính tả:
GV đọc mẫu
-Hỏi: +Đoạn văn viết về ai?
-Em biết gì về nhà bác học Xi-ôn -cốp-xki?
 * Hướng dẫn viết chữ khó:
-Yêu cầu các HS tìm các từ khó dễ lẫn khi viết c ... t, đồ vật, cây cối, được nhân hoá.
-Hành động, lời nói, suy nghĩcủa nhân vật nói lên tính cách nhân vật.
-Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu góp phần nói lên tính cách, thân phận của nhân vật.
-Cốt chuyện thường có 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc.
-Có 2 kiểu mở bài (trực tiếp hay gián tiếp). Có hai kiểu mở bài (mở rộng và không mở rộng)
-HS tham gia thi kể.
-Hỏi và trả lời về nội dung chuyện.
-HS nêu
-Lắng nghe
KHOA HỌC
NGUYÊN NHÂN LÀM NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
I/ MỤC TIÊU:
-Nêu được một số nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước: 
+ Xả rác, phân, nước thải bừa bãi,
+ Sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu.
+ Khói bụi và khí thảy từ nhà máy, xe cộ,
+ Vở đường ống dẫn dầu,
- Nêu được tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khỏe con người: lan truyền nhiều bệnh, 80% các bệnh là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- Phiếu điều tra
- Các hình minh hoạ trong SGK trang 54, 55 (phóng to nếu có điều kiện).
 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
 1) Thế nào là nước sạch ?
 2) Thế nào là nước bị ô nhiễm ?
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
* Kiểm tra kết quả điều tra của HS
- Gọi 1 số HS nói hiện trạng nước nơi em ở.
- GV ghi bảng những ND HS trình bày
 -Vậy những nguyên nhân nào gây ra tình trạng ô nhiễm nước các em cùng học để biết nhé.
 Hoạt động 1: Những nguyên nhân làm ô nhiễm nước..
 * Thảo luận nhóm
-GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
 -Yêu câu HS các nhóm quan sát các hình minh hoạ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 54 / SGK, Trả lời 2 câu hỏi sau:
 1) Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong hình vẽ ?
 2) Theo em, việc làm đó sẽ gây ra điều gì ?
-GV theo dõi câu trả lời của các nhóm để nhận xét, tổng hợp ý kiến.
 * Kết luận: Có rất nhiều việc làm của con người gây ô nhiễm nguồn nước. Nước rất quan trọng đối với đời sống con người, thực vật và động vật, do đó chúng ta cần hạn chế những việc làm có thể gây ô nhiễm nguồn nước.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu thực tế. 
* Trình bày ý kiến cá nhân
 -Các em về nhà đã tìm hiểu hiện trạng nước ở địa phương mình. Theo em những nguyên nhân nào dẫn đến nước ở nơi em ở bị ô nhiễm ?
+CHGDBVMT:Trước tình trạng nước ở địa phương như vậy. Theo em, mỗi người dân ở địa phương ta cần làm gì?
-GV: Mỗi người dân chúng ta phải có ý thức bảo vệ nguồn nước. Không đổ rác, chất thải, xuống cống, sông suối, gây ô nhiễm môi trường thiên nhiên làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
 * Hoạt động 3: Tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm.
- YCHS thảo luận nhóm
* Trình bày 1 phút
 - Nguồn nước bị ô nhiễm có tác hại gì đối với cuộc sống của con người, động vật và thực vật ?
-GV nhận xét câu trả lời của từng nhóm.
 * GV KL: (vừa nói vừa chỉ vào hình 9): Nguồn nước bị ô nhiễm gây hại cho sức khỏe con người, thực vật, động vật. Đó là môi trường để các vi sinh vật có hại sinh sống. Chúng là nguyên nhân gây bệnh và lây bệnh chủ yếu. Trong thực tế cứ 100 người mắc bệnh thì có đến 80 người mắc các bệnh liên quan đến nước. Vì vậy chúng ta phải hạn chế những việc làm có thể làm cho nước bị ô nhiễm.
- Gia đình em và địa phương đã làm gì để hạn chế những việc làm có thể gây ô nhiễm nguồn nước ?
4.Củng cố:
*GDKNS: Không xả rác, chất thải bừa bãi ra nguồn nước  tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện.
5. Dặn dò:
-Dặn HS về nhà học và tìm hiểu xem gia đình hoặc địa phương mình đã làm sạch nước bằng cách nào ?
-Nhận xét giờ học.
-2 HS trả lời.
-HS trả lời dựa vào phiếu điều tra.
VD:
+ Nước trong, không có mùi lạ
+ Nước có màu
+ Nước có mùi hôi
+ 
-HS thảo luận.
-HS quan sát, trả lời:
+Hình 1: Hình vẽ nước chảy từ nhà máy không qua xử lý xuống sông. Nước sông có màu đen, bẩn. Nước thải chảy ra sông làm ô nhiễm nước sông, ảnh hưởng đến con người và cây trồng.
+Hình 2: Hình vẽ một ống nước sạch bị vỡ, các chất bẩn chui vào ống nước, chảy đến các gia đình có lẫn các chất bẩn. Nước đó đã bị bẩn. Điều đó là nguồn nước sạch bị nhiễm bẩn.
+Hình 3: Hình vẽ một con tàu bị đắm trên biển. Dầu tràn ra mặt biển. Nước biển chỗ đó có màu đen. Điều đó dẫn đến ô nhiễm nước biển.
+Hình 4: Hình vẽ hai người lớn đang đổ rác, chất thải xuống sông và một người đang giặt quần áo. Việc làm đó sẽ làm cho nước sông bị nhiễm bẩn, bốc mùi hôi thối.
+Hình 5: Hình vẽ một bác nông dân đang bón phân hoá học cho rau. Việc làm đó sẽ gây ô nhiễm đất và mạch nước ngầm.
+Hình 6: Hình vẽ một người đang phun thuốc trừ sâu cho lúa. Việc làm đó gây ô nhiễm nước.
+Hình 7: Hình vẽ khí thải không qua xử lí từ các nhà máy thải ra ngoài. Việc làm đó gây ra ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước mưa.
+Hình 8: Hình vẽ khí thải từ các nhà máy làm ô nhiễm nước mưa. Chất thải từ nhà máy, bãi rác hay sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu ngấm xuống mạch nước ngầm làm ô nhiễm mạch nước ngầm.
-HS lắng nghe.
-HS suy nghĩ, tự do phát biểu:
+Do nước thải từ các chuồng, trại, của các hộ gia đình đổ trực tiếp xuống sông.
+Do nước thải từ nhà máy chưa được xử lí đổ trực tiếp xuống sông.
+Do khói, khí thải từ nhà máy chưa được xử lí thải lên trời, nước mưa có màu đen.
+Do nước thải từ các gia đình đổ xuống cống.
+Do các hộ gia đình đổ rác xuống sông.
+Do gần nghĩa trang.
+Do sông có nhiều rong, rêu, nhiều đất bùn không được khai thông. 
-HS phát biểu.
-HS lắng nghe
-HS thảo luận nhóm bàn, trình bày
- Nguồn nước bị ô nhiễm là môi trường tốt để các loại vi sinh vật sống như: rong, rêu, tảo, bọ gậy, ruồi, muỗi,  Chúng phát triển và là nguyên nhân gây bệnh và lây lan các bệnh: Tả, lị, thương hàn, tiêu chảy, bại liệt, viêm gan, đau mắt hột, 
-HS quan sát, lắng nghe.
-Lắng nghe
- HS nối tiếp phát biểu
-Lắng nghe
KĨ THUẬT 
BÀI: THÊU MÓC XÍCH (Tiết 1)
I.MỤC TIÊU:
- Biết cách thêu móc xích.
- Thêu được mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ mốc nối tiếp tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất năm vòng móc xích. Đường thêu có thểu bị dúm.
*GDPTTNTT: Giúp học sinh: 
- Nhận biết dụng cụ học tập sắc nhọn và tai nạn thương tích có thể xảy ra.
- Biết cách phòng tránh tai nạn khi sử dụng các dụng cụ học tập sắc nhọn. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
Giáo viên: 
- Vật liệu và dụng cụ như: 1 mảnh vải trắng có kích thước 20 cm x 30 cm.
Chỉ; Kim, kéo, thước, phấn vạch.
 Học sinh: 
- 1 số mẫu vật liệu và dụng cụ như GV.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
Nhận xét chung các sản phẩm của bài trước.
3. Bài mới: ( 30 phút )
1.Giới thiệu bài:
- Bài “Thêu móc xích”
2.Phát triển:
*Hoạt động 1:GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu. 
- Giới thiệu mẫu và yêu cầu HS nhận xét và nêu đặc điểm của đường thêu móc xích.
- Yêu cầu HS nêu khái niệm thêu móc xích.
- Giới thiệu một số sản phẩm và yêu cầu HS nêu ứng dụng của mũi nóc xích.
*Hoạt động 2:GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
-Treo quy trình thêu móc xích yêu cầu nhận xét sự giống và khác nhau về cách vạch đường dấu.
-Vạch dấu và chấm các điểm cách đều nhau 2cm.
-Yêu cầu HS quan sát hình 3 và đọc nội dung 2.
-Hướng dẫn HS thao tác mũi thứ nhất và mũi thứ hai.
-Hướng dẫn HS tiếp tục thao tác các mũi tiếp theo.
-Hướng dẫn cách kết thúc đường thêu.
-Lưu ý cho HS một số điểm:Thêu từ trái sang; Mỗi mũi thêu cần tạo thành vòng chỉ và xuống kim phía trong để tạo vòng chỉ, kéo lên được mũi móc xích; lên kim xuống kim ngay đường vạch dấu; kết thúc đường thêu bằng cách đưa mũi thêu ra ngoài chặn lại vòng chỉ.
4.Củng cố ( 5 phút )
* GDPTTNTT: Khi sử dụng các loại dụng cụ để cắt, khâu phải cẩn thận không bị kim đâm vào tay hoặc kéo cắt vào tay gây chảy máu.
Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
 5. Dặn dò:
Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau: Thêu móc xích ( TT ).
- Hát
- Mặt phải là những vòng chỉ nhỏ như móc xích.
- Mặt trái là những mũi chỉ bằng nhau như mũi đột mau.
Nêu: còn có tên là thêu dây chuyền là thêu để tạo thành những vòng chỉ nối tiếp nhau giống chuỗi mắt xích.
- Các vạch giống như các đường khâu đã học, chỉ khác cách ghi thứ tự ngược lại.
-Thao tác trên giấy.
-Quan sát và đọc SGK.
- Thao tác mũi thứ nhất và mũi thứ hai.
- 2- 4 HS Đọc phần ghi nhớ.
AN TOÀN GIAO THÔNG
Bài 3: ĐI XE ĐẠP AN TOÀN
I.Mục tiêu:
1. kiến thức:
-HS biết xe đạp là phương tiện giao thông thô sơ, đẽ đi, nhưng phải đảm bảo an toàn.
-HS hiểu vì sao đối với trẻ em có điều kiện của bản thân và có chiếc xe đạp đúng quy định mới có thể được đi xe ra phố.
-Biết những quy định của luật GTĐB đối với người đi xe đạp ở trên đường.
2.Kĩ năng:
- Có thói quen đi sát lề đường và luôn quan sát khi đi trên đường, trước khi đi kiểm tra các bộ phận của xe.
3. Thái độ:
- Có ý thức chỉ đi xe cỡ nhỏ của trẻ em, không đi trên đường phố đông xe cộ và chỉ đi xe đạp khi thật cần thiết.
- Có ý thức thực hiện các quy định bảo đảm ATGT.
II. Chuẩn bị:
- GV: xe đạp của người lớn và trẻ em
- Tranh trong SGK
III. Hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Ôn bài cũ và giới thiệu bài mới.
GV cho HS nêu tác dụng của vạch kẻ đường và rào chắn.
GV nhận xét, giới thiệu bài
Hoạt động 2: Lựa chọn xe đạp an toàn.
GV dẫn vào bài: ở lớp ta ai biết đi xe đạp?
Các em có thích được đi học bằng xe đạp không?
Ở lớp những ai tự đến trường bằng xe đạp?
GV đưa ảnh một chiếc xe đạp, cho HS thảo luận theo chủ đề:
Chiếc xe đạp đảm bảo an toàn là chiếc xe như thế nào?
GV nhận xét và bổ sung.
Hoạt động 3: Những quy định để đảm bảo an toàn khi đi đường.
GV cho HS quan sát tranh trong SGK trang 12,13,14 và chỉ trong tranh những hành vi sai( phân tích nguy cơ tai nạn.)
GV nhận xét và cho HS kể những hành vi của người đi xe đạp ngoài đường mà êm cho là không an toàn.
GV : Theo em, để đảm bảo an toàn người đi xe đạp phải đi như thế nào?
 Hoạt động 4: trò chơi giao thông.
GV kẻ trên sân đường vòng xuyến với kích thước mặt đường thu nhỏ để HS thực hành bằng xe đạp. Trên đường có các vạch kẻ đường chia làn xe và bố chí các tình huống để HS đi.
 Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò. 
-GV cùng HS hệ thống bài 
-GV dặn dò, nhận xét 
HS trả lời
HS liên hệ bới bản thân và tự trả lời.
Xe phải tốt, các ốc vít phải chặt chẽ lắc xe không lung lay..
Có đủ các bộ phận phanh, đèn chiếu sáng, 
Có đủ chắn bùn, chắn xích
Là xe của trẻ em.
Các tranh trang 13,14
HS kể theo nhận biết của mình.
Đi bên tay phải , đi sát lề đường dành cho xe thô sơ.
Khi chuyển hướng phải giơ tay xin đường.
Đi đêm phải có đèn phát sáng.
HS chơi trò chơi

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 13-GA4.doc