Giáo án lớp 4, học kì I - Tuần 6

Giáo án lớp 4, học kì I - Tuần 6

I. MỤC TIÊU:

 - Nghe – viết đúng và trình bày bài CT sạch sẽ; trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật trong câu chuyện vui Người viết truyện thật thà.

 - Tự phát hiện ra lỗi sai và sửa lỗi chính tả. Làm đúng BT 2, BT 3b.

 - GD HS rèn chữ viết và cách cầm bút, đặt vở cho đúng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Từ điển (nếu có) hoặc vài trang pho to.

 - Giấy khổ to và bút dạ.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc 30 trang Người đăng huong21 Lượt xem 767Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 4, học kì I - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
Thứ hai, ngày 15 tháng 10 năm 2012
Nghỉ (Tham gia văn nghệ tại UBND thành phố)
 -------------------- ------------------ 
Thứ ba, ngày16 tháng 10 năm 2012
CHÍNH TẢ(Nghe – viết)
NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ
I. MỤC TIÊU: 
	- Nghe – viết đúng và trình bày bài CT sạch sẽ; trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật trong câu chuyện vui Người viết truyện thật thà.
	- Tự phát hiện ra lỗi sai và sửa lỗi chính tả. Làm đúng BT 2, BT 3b.
	- GD HS rèn chữ viết và cách cầm bút, đặt vở cho đúng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
	- Từ điển (nếu có) hoặc vài trang pho to.
	- Giấy khổ to và bút dạ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. KTBC:
- Gọi 1 HS lên bảng đọc các từ ngữ cho 3 HS viết.
- Nhận xét chữ viết của HS.
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn viết chính tả:
 * Tìm hiểu nội dung truyện:
- Gọi HS đọc truyện.
? Nhà văn Ban-dắc có tài gì?
? Trong cuộc sống ông là người như thế nào?
 * Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS tìm các từ khó viết.
- Yêu cầu HS đọc và luyện viết các từ vừa tìn được.
 * Hướng dẫn trình bày:
- Gọi HS nhắc lại cách trìng bày lời thoại.
 * Nghe-viết;
 * Thu chấm, nhận xét bài:
 c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
 Bài 2 (56):
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS ghi lỗi và chữa lỗi vào vở nháp hoặc vở bài tập (nếu có)
- Chấm một số bài chữa của HS.
- Nhận xét.
 Bài 3a(57):
a/. Gọi HS đọc.
? từ láy có tiếng chứa âm s hoặc âm x là từ như thế nào?
- Phát giấy và bút dạ cho HS.
- Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm (có thể dùng từ điển)
- Nhóm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khac nhận xét, bổ sung để có 1 phiếu hoàn chỉnh.
- Kết luận về phiếu đúng đầy đủ nhất.
4. Củng cố - Nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
.Dặn HS ghi nhớ các lỗi chính tả, các từ láy vừa tìm được và chuẩn bị bài sau.
- Đọc và viết các từ.
+ lẫn lộn, nức nở, nồng nàn, lo lắng, làm nên, nên non
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc thành tiếng.
+ Ông có tài tưởng tượng khi viết truyện ngắn, truyện dài.
+ Ông là người rất thật thà, nói dối là thẹn đỏ mặt và ấp úng.
- Các từ: Ban-dắc, truyện dài, truyện ngắn
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu và mẫu.
- Tự ghi lỗi và chữa lỗi.
1 HS đọc yêu cầu và mẫu.
(viết) chuyện : Sửa lại là (viết) truyện.
+ Từ láy có tiếng lặp lại âm đầ s/x
- Hoạt động trong nhóm.
- Nhận xét, bổ sung.
chứa âm s
chứa âm x
sàn sàn, san sát, sanh sánh, săn sóc, sần sùi
Xa xa, xà xẻo, xam xám, xa xôi, xao xác, xót xa 
- Chữa bài.
 -------------------- ------------------ 
Toán: Tiết 27:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
 - Viết, đọc so sánh các số tự nhiên, nêu được giá trị của chữ số trong một số. 
 - Đơn vị đo khối lượng và đơn vị đo thời gian và về số trung bình cộng.
 - Một số hiểu biết ban đầu về biểu đồ: Đọc được thông tin trên biểu đồ hình cột, xác định được 1 năm thuộc thế kỉ nào. Y/c cần đạt: BT 1, 2 ( a, c), 3 ( a, b, c), 4( a, b).
II. Đồ dùng dạy học.
III. Các hoạt động dạy học.
 HĐ của GV
HĐ của HS
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới:
1. Giới thiệu bài- Ghi bảng:
2. Hướng dẫn học sinh nội dung bài:
* Bài tập 1(35).
- Yêu cầu HS và làm miệng.
- Nhận xét và yêu cầu HS nêu cách tìm số liền trước, số liền sau của 1 số tự nhiên?
? Nhận xét về giá trị của chữ số trong số?
* Bài tập 2(35).
- GV hướng dẫn làm như bài tập 1.
- Yêu cầu HS giải thích cách điền. 
? Nêu cách tìm số thích hợp? (dựa vào so sánh hai số tự nhiên).
* Bài tập 3(35).
- Yêu cầu HS quan sát biểu đồ.
? Biểu đồ biểu diễn gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài và chữa bài.
? Khối lớp 3 có bao nhiêu lớp ? Đó là những lớp nào?
? Nêu số HS của từng lớp?
? Lớp nào có nhiều HS giỏi toán nhất? Lớp nào có ít HS giỏi toán nhất?
? Trung bình mỗi lớp ba có bao nhiêu HS giỏi toán?
* Bài tập 4(35).
- Yêu cầu HS làm nháp.
- Gọi HS nêu cách tính.
* Bài tập 5 (35).Dành cho HS khá giỏi
- Yêu cầu HS làm vở.
- GV chấm chữa bài.
4. Củng cố: 
? Nêu cách so sánh số tự nhiên?
- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài.
- Chuẩn bị giờ học sau. 
HS chữa bài, đổi vở kiểm tra bài tiết trước của bạn, báo cáo.
- HS nêu miệng- HS giải thích.
VD : a, Số tự nhiên liền sau số 2835917 là số 2835918.
Cách làm : 2835917 + 1 = 2835917
->Hai số tự nhiên liền nhau hơn kém nhau 1 đơn vị.
->Giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số trong số.
- Hs làm và giải thích. 
VD : 475936 > 475836
( So sánh theo hàng kể từ trái sang phải, cùng một hàng chữ số nào lớn hơn , số đó sẽ lớn hơn).
- HS quan sát.
- HS làm miệng.
- Biểu đồ biểu diễn Số học sinh giỏi toán khối lớp Ba Trường tiểu học Lê Quý Đôn năm học 2004 – 2005.
- HS làm bài.
+ Có 3 lớp đó là các lớp 3A, 3B, 3C.
+ Lớp 3A có 18 học sinh, lớp 3B có 27 học sinh, lớp 3C có 21 học sinh.
+ Lớp 3B có nhiều học sinh giỏi toán nhất, lớp 3A có ít học sinh giỏi toán nhất.
+ Trung bình mỗi lớp có số học sinh giỏi toán là:
(18 + 27 + 21) : 3 = 22 (học sinh
- HS làm nháp, 3 HS lên bảng.
Năm 2000 thuộc thế kỉ 20.
Năm 2005 thuộc thế kỉ 21.
Thế kỉ 21 kéo dài từ năm 2001 đến năm 2099.
- Lớp làm vở.
->Số tròn trăm đó là 600; 700; 800.
- 1 Hs trả lời.
THỂ DỤC
(GV CHUYÊN)
 -------------------- ------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG
I. MỤC TIÊU: 
Hiểu được khái niệm danh từ chung và danh từ riêng (ND ghi nhớ)
Nhận biết được DT chung và danh từ riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng. (BT1, mục III); Nắm được quy tắc viết hoa DT riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế. (BT2)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bản đồ tự nhiên Việt Nam (có sông Cửu Long), tranh, ảnh vua Lê Lợi.
Giấy khổ to kẻ sẵn 2 cột danh từ chung và danh từ riêng và bút dạ.
Bài tập 1 phần nhận xét viết sẵn trên bảng lớp.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức
2. KTBC:
- Gọi 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi : Danh từ là gì? Cho ví dụ.
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn viết về con vật và tìn các danh từ có trong đoạn văn đó.
- Yêu cầu HS tìm các danh từ trong đọan thơ sau: Vua Hùng một sáng đi săn,
Trưa tròn bóng nắng nghỉ chân chốn này.
Dân dâng một quả xôi đầy
Bánh chưng mấy cặp bánh giầy mấy đôi.
- Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Tìm hiểu ví dụ:
 Bài 1:
- Gọi 1 HS đôc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đội và tìm từ đúng.
- Nhận xét và giới thiệu bằng bản đồ tự nhiên Việt Nam và giới thiệu vua Lê Lợi, người đã có công đánh đuổi giặc Minh, lập ra nhà Hậu Lê ở nước ta.
 Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS trao đổi cặp đôi và TLCH.
- Gọi HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- Những từ chỉ tên chung của một loại sự vật như sông, vua được gọi là danh từ chung.
- Những tên riêng của một sự vật nhất định như Cửu Long, Lê Lợi gọi là danh từ riêng.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đội và trả lời câu hỏi.
- Gọi HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- Danh từ riêng chỉ người địa danh cụ thể luôn luôn phải viết hoa.
 c. Ghi nhớ:
? Thế nào là danh từ chung, danh từ riêng? Lấy ví dụ.
? Khi viết danh từ riêng, cần chú ý điều gì?
- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ. Nhắc HS đọc thầm để thuộc ngay tại lớp.
 d. Luyện tập:
 Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS thảo luận trong nhóm và viết vào giấy.
- Yêu cầu nhóm xong trước dán phiếu lên bảng, các nhóm khác nhận xét. Bổ sung.
- Kết luận để có phiếu đúng.
? Tại sao em xếp từ dãy vài danh từ chung?
? Vì sao từ Thiên Nhẫn được xếp vào danh từ riêng?
- Nhận xét, tuyên dương những HS hiểu bài.
 Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng.
? Họ và tên các bạn ấy là danh từ chung hay danh từ riêng? Vì sao?
- Nhắc HS luôn viết hoa tên người, tên địa danh, tên người viết hoa cả họ và tên đệm.
4. Củng cố Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà học bài và viết vào vở: 10 danh từ chung chỉ đồ dùng, 10 danh từ riêng chỉ người hoặc địa danh.
- 1 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- 2 HS đọc bài.
- HS trả lời: vua / Hùng/một /sáng /trưa/ bóng/ nắng /chân/ chốn / này/ dân/ một / quả/ xôi / bánh chưng/ bánh giầy/ mấy/ cặp/ đôi..
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- Thảo luận, tìm từ.
a/ sông b/. Cửu Long
c/. vua d/. Lê Lợi
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Thảo luận cặp đôi.
- Kết quả:
+ Sông: Tên chung để chỉ những dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được.
+ Cửu Long: Tên riêng của một dòng sông có chín nhánh ở đồng bằng sông Cửu Long.
+ Vua: Tên chung chỉ người đứng đầu nhà nước phong kiến.
+ Lê Lợi: Tên riêng của vị vua mở đầu nhà Hậu Lê.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Thảo luận cặp đôi.
- Tên chung để chỉ dòng nước chảy tương đối lớn: sông không viết hoa. Tên riêng chỉ một dòng sông cụ thể Cửu Long viết hoa.
- Tên chung để chỉ người đứng đầu nhà nước phong kiến: vua không viết hoa. Tên riêng chỉ một vị vua cụ thể Lê Lợi viết hoa.
- Lắng nghe.
+ Danh từ chung là tên của một loại vật: sông, núi, vua, chúa, quan, cô giáo, học sinh,
+ Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật: sông Hồng, sông Thu Bồn, núi Thái Sơn, cô Nga,
+ Danh từ riêng luôn luôn được viết hoa.
- 2 đến 3 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- Hoạt động trong nhóm.
- Chữa bài.
Danh từ chung
Danh từ riêng
Núi/ dòng/ sông/ dãy / mặt/ sông/ ánh/ nắng/ đường/ dây /nhà /trái/ phải/ giữa/ trước.
Chung/ Lam/ Thiên/ Nhẫn/ Trác/ Đại Huệ/ Bác Hồ.
+Vì dãy là từ chung chỉ những núi nối tiếp, liền nhau.
+ Vì Thiên Nhẫn là tên riêng của một dãy núi và được viết hoa.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Viết tên bạn vào vở bài tập (nếu có) hoặc vở nháp. 3 HS lên bảng viết.
+ Họ và tên người là danh từ riêng vì chỉ một người cụ thể nên phải viết hoa.
- Lắng nghe.
 -------------------- ------------------ 
KHOA HỌC:
MỘT SỐ CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:
 - Kể tên một số cách bảo quản thức ăn: làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp...
 - Thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà. 
 - GD HS biết tiết kiệm đúng cách. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Các hình minh hoạ trang 24, 25 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
 - Một vài loại rau thật như: Rau muống, su hào, rau cải, cá khô.
 - 10 tờ phiếu học tập khổ A2 và bút dạ quang.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Yêu cầu 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
 1) Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn ?
 2) Chúng ta cần làm gì để thực hiện vệ sinh an toàn t ... ị thẳng cột với nhau.
-> Thực hiện phép tính theo thứ tự từ phải sang trái .
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bảng con, 2 HS làm bảng lớp
- Kết quả: a, 204 613; 313 131 
 b, 592 147; 592 637
- HS nhận xét, đánh giá
- HS đọc yêu cầu
- HS làm nháp, 2 HS làm bảng lớp
- Kết quả: a, 39 145; 51 243; 
 b, 31 235; 642 538
- HS nhận xét, đánh giá
- HS đọc yêu cầu
- HS làm vở ô ly, 1 HS làm bảng phụ
Bài giải
Quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến thành phố Hồ chí Minh dài là:
1 730 - 1 315 = 415 ( km )
Đáp số: 415 km
- HS nhận xét, đánh giá
TẬP LÀM VĂN: Tiết 12
 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục đích, yêu cầu.Giúp học sinh :
 - Dựa vào tranh minh hoạ và lời gợi ý, xây dựng được cốt truyện Ba lưỡi rìu, hs
xây dựng đoạn văn kể chuyện kết hợp miêu tả hình dáng nhân vật, đặc điểm của các sự vật( BT 1).
 - Biết phát triển ý nêu dưới 2, 3 tranh để tạo thành 2, 3 đoạn văn kể chuyện( BT2).
 - Hiểu được nội dung, ý nghĩa truyện.
 - Lời kể tự nhiên sáng tạo trong miêu tả.
 - Đánh giá lời kể của bạn theo tiêu chí đã nêu.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ SGK.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới:
1. Giới thiệu bài- Ghi bảng:
2. Hướng dẫn học sinh nội dung bài:
* Bài tập 1( 64 ): Dựa vào tranh kể lại cốt truyện “Ba lưỡi rìu”
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Gv treo 6 tranh minh hoạ SGK
- Gv yêu cầu HS quan sát tranh và đọc thầm gợi ý.
+ Truyện có những nhân vật nào?
+ Câu chuyện kể lại chuyện gì?
+ Truyện có ý nghĩa gì?
- Gọi HS đọc lời gợi ý dưới mỗi bức tranh.
- Cho HS dựa vào tranh minh hoạ kể lại cốt chuyện “Ba lưỡi rìu ”.
- Gọi HS nhận xét.
- GV tuyên dương những HS nhớ cốt chuyện và lời kể có sáng tạo.
* bài tập 2 ( 64 )
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV làm mẫu tranh 1
- Cho HS quan sát tranh và đọc thầm ý dưới bức tranh và trả lời câu hỏi.
+ Anh chàng tiều phu làm gì?
+ Khi đó chàng trai nói gì?
+ Hình dáng của chàng tiều phu như thế nào?
+ Lưỡi rìu của chàng trai như thế nào?
- Gọi HS xây dựng đoạn 1 của truyện dựa vào các câu trả lời.
- Gọi HS nhận xét
- Cho HS thực hiện theo nhóm đôi với 5 tranh còn lại ( 4’)
- Gọi 1 số nhóm trình bày, GV ghi ý chính lên bảng.
- Tổ chức cho HS thi kể từng đoạn 
- Gọi HS nhận xét sau mỗi lượt HS kể
- Nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố: 
+ Câu chuyện nói lên điều gì?
- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài.
- Chuẩn bị giờ học sau. 
? Nêu cácphần của đoạn văn kể chuyện?
- HS đọc yêu cầu
- HS quan sát tranh và đọc thầm gợi ý
+ Truyện có 2 nhân vật: Chàng tiều phu và cụ già.
+ Việc chàng trai nghèo đi đốn củi và được ông tiên thử thách tính thật thà và trung thực qua việc mất rìu.
-> Truyện khuyên chúng ta hãy thật thà, trung thực trong cuộc sống sẽ được hưởng hạnh phúc.
- HS đọc gợi ý dưới mỗi bức tranh
- HS kể lại cốt chuyện .
- HS nhận xét
- HS đọc yêu cầu
- HS quan sát tranh và đọc thầm ý dưới bức tranh.
-> Đang đốn củi thì chẳng may lưỡi rìu văng xuống sông.
-> Chàng nói: “ Cả gia tài nhà ta chỉ có lưỡi rìu này. Nay mất rìu không biết làm gì để sống đây.”
-> Chàng trai nghèo ở trần, đóng khố, người nhễ nhại mồ hôi, đầu quấn một chiếc khăn màu nâu. 
-> Lưỡi rìu sắt của chàng bóng loáng.
- HS xây dựng đoạn 1
- HS nhận xét, bổ sung
- HS thực hiện theo nhóm 4
- 1 số nhóm trình bày
- Mỗi nhóm cử 1 HS thi kể 1 đoạn
- HS nhận xét, đánh giá
- HS nêu
KHOA HỌC:
PHÒNG MỘT SỐ BỆNH DO THIẾU CHẤT DINH DƯỠNG
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Kể được một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng.
 - Bước đầu hiểu được nguyên nhân và cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng: Thường xuyên theo dõi cân nặng; cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng; đưa trẻ đi khám để chữa trị kịp thời..
 - Có ý thức ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
II. Đồ dùng dạy học.
- Hình trang 26, 27 SGK.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới:
1. Giới thiệu bài- Ghi bảng:
2. Hướng dẫn học sinh nội dung bài:
* Hoạt động 1: Nhận dạng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng - Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm:
- GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển.
- QS H1, 2 trong SGK nhận xét, mô tả bệnh còi xương, suy dinh dưỡng và bệnh bướu cổ.
- Thảo luận: ? Nêu nguyên nhân dẫn đến các bệnh trên.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm lên trình bày
- Gọi các nhóm khác bổ sung.
+ Kết luận: Nếu không được ăn đủ lượng, đủ chất đặc biệt là thiếu chất đạm sẽ bị suy dinh dưỡng. Nếu thiếu I ốt, cơ thể chậm phát triển, kém thông minh, bị bướu cổ.
* Hoạt động 2: Cách phòng chống bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
- Cách tiến hành: Hs thảo luận cặp và TLCH:
+ Ngoài các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, bướu cổ, các em còn biết thêm bệnh nào do thiếu chất dinh dưỡng?
+ Nêu cách phát hiện và đề phòng các bệnh do thiếu dinh dưỡng?
- Kết luận: Một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng:
+ Bệnh quáng gà, khô mắt: thiếu vi- ta-min A.
+ Bệnh phù: do thiếu vi- ta- min B
+ Chảy máu chân răng: do thiếu vi- ta -min C.
+ Phải ăn đủ chất dinh dưỡng
* Hoạt động 3: Trò chơi kể tên một số loại bệnh - Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức
- Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 1 HS lên rút thăm-> Xem đội nào được nói trước
Bước 2: Cách chơi và luật chơi.
- Nếu đội 1 nói “Thiếu chất đạm” thì đội 
2 sẽ phải trả lời nhanh : sẽ bị “ Suy dinh dưỡng”. Tiếp theo đội 2 lại nêu “ Thiếu I ốt”. Đến lượt đội 1 phải nói được tên bệnh (nếu đội 1 nói sai thì đội 2 tiếp tục ra câu đố )
- Kết thúc : GV tuyên dương đội thắng cuộc.
- Gv tổng kết, chốt lại nội dung bài.
4. Củng cố:
+ Nêu nguyên nhân của bệnh thiếu chất suy dinh dưỡng và cách phòng bệnh?
- Nhận xét giờ
5. Dặn dò:
- Học thuộc mục bạn cần biết.
- Chuẩn bị bài sau. 
? Hãy nêu cách bảo quản thức ăn?
 ? Trước khi bảo quả và sử dụng thức ăn cần lưu ý những điều gì?
- HS làm việc theo nhóm
- HS quan sát hình 1, 2 mô tả bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, bướu cổ.
-> Không được ăn đủ lượng và đủ chất, đặc biệt thiếu chất đạm sẽ bị suy dinh dưỡng. Thiếu I ốt, thiếu 
vi -ta -min D..
- Đại diện các nhóm trình bày
- Các nhóm nhận xét, đánh giá
- Hs thảo luận cặp và TLCH
-> Bệnh quáng gà, bệnh khô mắt, bệnh phù, bệnh chảy máu chân răng...
-> Trẻ em cần được theo dõi cân nặng thường xuyên. Cần điều chỉnh thức ăn cho hợp lí và nên đưa trẻ em đến bệnh viện khám và chữa trị.
- HS chia thành 2 nhóm
- HS tham gia chơi
- Hs nêu mục Bạn cần biết
- Hs nêu.
KĨ THUẬT
KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG
MŨI KHÂU THƯỜNG (TIẾT 1)
I. Mục tiêu.
 - HS biết cách khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường.
 - Khâu ghép được 2 mép vải bằng mũi khâu thường.
 - Có ý thức rèn luyện kĩ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học.- Mẫu đường khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường; Bộ 
đồ dùng cắt khâu thêu.
III. Các hoạt động dạy học.
 HĐ của GV
HĐ của HS
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới:
1. Giới thiệu bài- Ghi bảng:
2. Hướng dẫn học sinh nội dung bài:
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát mẫu
- GV cho HS quan sát mẫu, yêu cầu HS nhận xét: ? Đường khâu, mũi khâu, cách đặt 2 mép vải, đường khâu ở mặt trái của mảnh vải?
- GV giới thiệu 1 số sản phẩm có đường khâu ghép 2 mép vải. 
- Yêu cầu HS nêu ứng dụng của khâu ghép 2 mép vải.
- GV kết luận về đặc điểm của đường khâu ghép 2 mép vải và ứng dụng của nó.
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
- GV hướng dẫn HS quan sát H1, 2, 3 ( SGK).
? Nêu các bước khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường?
- Yêu cầu HS quan sát H1 ( SGK). 
? Nêu cách vạch dấu đường khâu ghép 2 mép vải?
- Gọi HS lên bảng thực hiện thao tác vạch dấu trên vải.
- Hướng dẫn HS quan sát H2, 3 (SGK). 
? Nêu cách khâu lược, khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường và trả lời câu hỏi SGK.
- GV hướng dẫn HS một số điểm cần lưu ý. 
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện thao tác GV vừa hướng dẫn.
- Gọi HS khác nhận xét, GV sửa chữa 
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- Cho HS xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ và tập khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường
- Gv quan sát, hướng dẫn cho Hs làm chậm.
- Gv lưu ý hs thực hành xong dọn dẹp cho sạch sẽ.
4. Củng cố: 
? Nêu các bước khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường?
- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài.
- Chuẩn bị giờ học sau. 
? Nêu cách thực hiện mũi khâu thường?
- HS quan sát mẫu.
- HSTL.
- HS nêu ứng dụng.
- HS nhắc lại.
- HS quan sát.
- Chấm các điểm cách đều nhau từ 4mm-5mm trên đường vạch dấu để khâu cho đều
- HS quan sát.
- Đặt mảnh vải thứ nhất lên trên mảnh vải thứ hai sao cho 2 mặt vải của hai mảnh vải úp vào nhau. Đường vạch dấu ở trên và 2 mép vải chuẩn bị khâu bằng nhau
- 2 HS lên bảng vừa nói vừa thực hiện thao tác.
- HS nhận xét.
- 2 HS đọc ghi nhớ.
- HS thực hành.
- 1 hs nêu.
SINH HOẠT LỚP:
KIỂM ĐIỂM NỀ NẾP CUỐI TUẦN
I.Mục tiêu
 - GV đánh giá ưu điểm, nhược điểm của từng cá nhân và tập thể trong tuần 6
 - Rèn luyện cho HS ý thức tự giác, tích cực học tập.
 - Giáo dục cho HS ý thức phê bình và tự phê bình, tinh thần đoàn kết tập thể cao.
II. Chuẩn bị
- GV: Nội dung sinh hoạt
- HS: ý kiến phát biểu
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1. GV đánh giá ưu nhược điểm của lớp.
+ Các em đã có ý thức học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
+ Nhiều em có ý thức luyện viết và giữ gìn sách vở đồ dùng học tập tương đối tốt.
+ Các em thực hiện tốt nền nếp của trường, lớp.
+ Vệ sinh trường lớp và khu vực được phân công sạch sẽ.
+ Không có hiện tượng nghỉ học không phép.
+ Một số nề nếp còn chệch choạc :
. Giờ truy bài còn chưa nghiêm túc.
. Một số em ăn mặc chưa gọn gàng.
. Trong lớp các em chưa hăng hái phát biểu ý kiến.
+ Thu, nộp các khoản quỹ đầu năm chưa nhanh.
2 . HS phát biểu ý kiến
3. GV nêu phương hướng tuần 6
- Học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- Duy trì tốt sĩ số học sinh - Nghỉ học có lí do.
- Vệ sinh cá nhân và trường lớp sạch sẽ.
- Trong lớp hăng hái phát biểu xây dựng bài.
- Chuẩn bị đầy đủ SGK, vở viết.
 - Thực hiện tốt các hoạt động do trường, đội đề ra.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ khu vực được phân công
- Giữ gìn sức khoẻ khi thời tiết chuyển mùa.
- Học và ôn lại các bài hát nói về bà, về mẹ để chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10
 4. Phổ biến chương trình RLĐV tuần 7
5- Củng cố: Nhận xét giờ học.
6- Dặn dò: Thực hiện tốt nội dung đã triển khai.
Hs chú ý lắng nghe.
Hs chú ý lắng nghe.
Hs chú ý lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 6-GA4 - Copy.doc