Giáo án lớp 4, học kì II - Tuần 23 năm 2013

Giáo án lớp 4, học kì II - Tuần 23 năm 2013

I - MỤC TIÊU:

- So sánh được hai phân số có cùng mẫu số.

- So sánh được một phân số với 1.

- Biết viết các phân số theo thự tự từ bé đến lớn.

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

docx 61 trang Người đăng huong21 Lượt xem 734Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 4, học kì II - Tuần 23 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
Thứ hai ngày 18 tháng 2 năm 2013
TOÁN
LUYỆN TẬP
I - MỤC TIÊU:
- So sánh được hai phân số có cùng mẫu số.
- So sánh được một phân số với 1.
- Biết viết các phân số theo thự tự từ bé đến lớn.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1- Ổn định.
2- Kiểm tra bài cũ: So sánh hai phân số có cùng mẫu số.
- Gọi 3 hs lên bảng làm bài tập:
* So sánh hai phân số 
c/ và ; d/ và 
* So sánh các phân số với 1: 
- GV nhận xét, ghi điểm.
- Nhận xét chung tuyên dương.
3- Bài mới
Giới thiệu: Luyện tập 
Bài 1: So sánh hai phân số
- 2HS làm bảng nhóm
- GVNX.
Bài 2: (5 ý cuối) 
-Tổ chức cho HS làm bài cá nhân với PHT
- GV nhận xét kết quả đúng.
Bài 2: (2 ý đầu) – Dành cho HS khá, giỏi.
- GV theo dõi
Bài 3: (a.c) 
-Viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn. 
Khi làm bài GV cần lưu ý HS cách trình bày
- GV chấm bài, nhận xét. 
Bài 3: (b ,d)- Dành cho HS khá giỏi
-GV theo dõi, giúp đỡ (nếu cần)
4- Củng cố:
-YCHS nêu cách so sánh 2 PS cùng mẫu số
- GV giáo dục HS tính cẩn thận chính xác.
5- Dặn dò: 
Dặn HS về xem lại các bài tập
Chuẩn bị bài: So sánh hai phân số khác mẫu số 
Nhận xét tiết học
HS hát
- 3 hs lần lượt lên bảng thực hiện theo yêu cầu cùa GV, kết hợp nêu cách so sánh hai phân số cùng mẫu số.
c/ > ; d/ < 
- HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- HS làm bảng nhóm
 a/ ; b/ 
 c/ ; d/ 
- HS đọc yêu cầu bài tập 
- HS làm bài với PHT
 ; ; ; ; 
- HS tự làm bài và nêu kết quả.
 ; 
HS làm vào vở và chữa bài. 
a) Vì 1 < 3 < 4 Nên 
c) Vì 5 < 7 < 8 Nên 
- HS tự làm bài và nêu kết quả.
b) Vì 5< 6<8 Nên 
d) Vì 10<12<16 Nên
- HS nêu
- Lắng nghe
ĐẠO ĐỨC:
 GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (Tiết 1) 
I/ Mục tiêu:
- Biết được vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.
- Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng.
- KNS*: - Kĩ năng xác định giá trị văn hóa tinh thần của những nơi công cộng.
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về các hoạt động giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Phiếu điều tra (theo mẫu BT4)
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/Ổn định tổ chức:
2/ KTBC: Lịch sự với mọi người
- Hãy kể những việc em đã làm thể hiện sự cư xử lịch sự với mọi người xung quanh? 
- Nhận xét 
3/ Dạy-học bài mới: 
1) Giới thiệu bài: 
2) Bài mới:
* Hoạt động 1: Xử lý tình huống
- Gọi hs đọc tình huống trong SGK
- Y/c hs quan sát tranh SGK/34
- Các em hãy thảo luận nhóm 4 thảo luận trả lời câu hỏi: Nếu em là bạn Thắng trong tình huống trên, em sẽ làm gì? Vì sao? 
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
- Cùng hs nhận xét 
Kết luận: Nhà văn hóa xã là một công trình công cộng, là nơi sinh hoạt văn hóa chung của nhân dân, được xây dựng bởi nhiều công sức, tiền của. Vì vậy, Thắng cần phải khuyên Hùng nên giữ gìn, không được vẽ bậy lên đó. 
- KNS*: - Kĩ năng xác định giá trị văn hóa tinh thần của những nơi công cộng.
* Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến
- Gọi hs đọc y/c của BT1
- Các em hãy thảo luận nhóm đôi nói cho nhau nghe những tranh vẽ trong hình BT1, tranh nào vẽ hình vi, việc làm đúng? Vì sao? 
- Gọi các nhóm trả lời.
- Cùng hs nhận xét 
Kết luận: Mọi người dân, không kể già, trẻ, nghề nghiệp... đều phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo vậ các công trình công cộng. 
- KNS*: - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về các hoạt động giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.
* Hoạt động 3: Xử lý tình huống
- Gọi HS đọc BT2
- Các em hãy thảo luận nhóm 6 thảo luận về cách ứng xử trong 2 tình huống trên.
- Gọi các nhóm trình bày
Kết luận: Công trình công cộng là tài sản chung của xã hội. Mọi người dân đều có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn. 
- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/35 
4. Củng cố: 
- Các bạn trong nhóm điều tra về các công trình công cộng ở địa phương (theo mẫu BT4) và bổ sung thêm cột về lợi ích của các công trình công cộng.
5. Dặn dò:- Thực hiện việc giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng. 
- Bài sau: Bảo vệ các công trình công cộng (tt)
- Nhận xét tiết học 
- HS nối tiếp nhau kể (VD)
+ Khách đến nhà, em chào và rót nước mời khách uống.
+ Khi đến nhà bạn Minh chơi, nhà bạn có rất nhiều đồ chơi, bạn mời em chơi cùng, chơi xong em dọn dẹp đồ chơi với bạn.
+ Gì Lan bên cạnh cho em quả táo, em khoanh tay cám ơn dì....
- 1 hs đọc tình huống 
- Quan sát tranh
- Chia nhóm 4 thảo luận
- Lần lượt trình bày
 Nếu là bạn Thắng, em sẽ không đồng tình với lời rủ của bạn Hùng. Vì nhà văn hóa xã là nơi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ của mọi người, nên mọi người cần phải giữ gìn, bảo vệ. Viết, vẽ lên tường sẽ làm bẩn tường, mất thẩm mĩ chung. 
- Nhận xét, bổ sung câu trả lời của nhóm bạn. 
- Lắng nghe 
- 1 hs đọc y/c
- Làm việc nhóm đôi
- Lần lượt trình bày 
+ Tranh 1: 2 bạn đang leo lên tượng rồng ở trước cổng chùa. Việc làm của hai bạn là sai. Bởi vì tượng rồng cũng là công trình chung của mọi người, cần được giữ gìn và bảo vệ.
+ Tranh 2: Có rất nhiều bạn học sinh đang quét dọn đường phố. Việc làm của các bạn là đúng. Bởi vì đường phố là lối đi chung của mọi người, ai ai cũng cần phải có ý thức và trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ. 
+ Tranh 3: Có 2 bạn đang khắc chữ lên cây. Việc làm này của hai bạn là sai. Bởi vì việc làm đó có thể làm cho cây bị chết và làm cho cây không đẹp. 
+ Tranh 4: Có chú thợ điện đang sửa lại cột điện bị hỏng. Việc làm này là đúng. Vì cột điện là tài sản chung, đem lại điện sáng cho mọi nhà. Chú thợ điện sửa cột điện là bảo vệ tài sản chung cho mọi người. 
- HS nhận xét, bổ sung. 
- Lắng nghe 
- 2 hs nối tiếp nhau đọc 
- Thảo luận nhóm 6
- Lần lượt trình bày 
a) Em sẽ báo cho mọi người gần đó biết
. Em báo cho các chú công an
. Em báo cho nhân viên đường sắt. 
b) Toàn nên phân tích lợi ích của biển báo giao thông, giúp các bạn nhỏ thấy rõ tác hại của hành động ném đất đá vào biển báo giao thông và khuyên ngăn họ. 
- Lắng nghe 
- Vài hs đọc to trước lớp 
- Lắng nghe, thực hiện 
TẬP ĐỌC:
HOA HỌC TRÒ
I / MỤC TIÊU:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu ND: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò. (trả lời được các câu hỏi trong SGK ) 
II ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Các tranh, ảnh về hoa phượng, sân trường có hoa phượng.
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1 – Ổn định: 
2 – Bài cũ : Chợ Tết
- Kiểm tra HS đọc bài và trả lời câu hỏi:
1-Người các ấp đi chợ tết trong khung cảnh đẹp như thế nào? 
2- Mỗi người đến với phiên chợ Tết với dáng vẻ riêng ra sao? 
2- Bài thơ cho ta biết điều gì? 
GV nhận xét , ghi điểm 
3 – Bài mới 
a – Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
- Hôm nay các em sẽ được học một bài văn tả vẻ đẹp của một loài hoa thường được trồng trên sân các trường học, gắn với kỉ niệm của nhiều HS về mái trường. Nhà thơ Xuân Diệu đã gọi tên loài hoa đó bằng một cái tên rất đặc biệt – hoa học trò. Hoa học trò chính là hoa phượng. Các em hãy cùng đọc, cùng tìm hiểu bài văn để thấy vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng dưới ngòi bút miêu tả rất tài tình của tác giả.
b – Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS 
luyện đọc
- Gọi Hs đọc toàn bài
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài (mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn). Luyện đọc từ khó, luyện đọc câu văn dài
- Gọi HS đọc chú giải
- Y/c hs luyện đọc nhóm 2
- Gọi hs đọc cả bài
- Bài đọc với giọng như thế nào? 
- Khi đọc, các em cố gắng đọc đúng câu hỏi trong bài thể hiện tâm trạng ngạc nhiên của cậu học trò: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy? 
- GV đọc diễn cảm cả bài (Nhẹ nhàng, suy tư ) 
c – Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài
* Đoạn 1:
 - Tìm từ ngữ cho biết hoa phượng nở rất nhiều.
- Đỏ rực nghĩa là gì?
Đoạn 1 cho biết gì?
- Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là hoa học trò ?
- Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt ?
- Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian ? 
- Đoạn 2 cho biết điều gì?
- Nêu cảm nhận của em khi đọc bài văn ?
- ND chính của bài là gì?
d – Hoạt động 4 : Đọc diễn cảm 
- GV đọc diễn cảm toàn bài với giọng tả ngạc nhiên phù hợp với phát hiện của tác giả về vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng , sự thay đổi bất ngờ của màu hoa theo thời 
gian. 
- Gọi Hs đọc nối tiếp 3 đoạn của bài
- Yêu cầu Hs đọc diễn cảm trong nhóm
GV nhận xét, ghi điểm 
4 – Củng cố 
- GV cho HS nêu lại nội dung
- GV giáo dục , bồi dưỡng tình cảm yêu quãng đời học sinh qua những kỉ niệm đẹp về hoa phượng 
5– Dặn dò 
-Về rèn đọc và trả lời các câu hỏi về nội dung bài
- Chuẩn bị : Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. 
Hs hát 
2,3 HS đọc và trả lời câu hỏi.
- Mặt trời lên làm đỏ dần những dải mây trắng và những làn sương sớm. Núi đồi như cũng làm duyên, núi uốn mình trong chiếc áo the xanh, đồi thoa son.Những tia nắng nghịch ngợm cháy hoài trong ruộng lúa
+ dáng vẻ riêng : 
- Những thằng cu mặc áo màu đỏ chạy lon xon. 
- Các cụ già chống gậy bước lom khom. 
- Cô gái mặc yếm màu đỏ thắm che môi cười lặng lẽ. 
-Em bé nép đầu bên yếm me.
-Hai người gánh lợn, con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo họ. 
+ Cảnh chợ Tết miền trung du có nhiều nét đẹp về thiên nhiên, gợi tả cuộc sống êm đềm của miền dân quê.
 Quan sát tranh minh hoạ chủ điểm – ảnh động Thiên Cung ở Vịnh Hạ Long.
- 1 Hs đọc toàn bài
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài(2 lượt)
- Luyện trong nhóm 2
- 1 hs đọc cả bài
- Từ ngữ cho biết hoa phượng nở rất nhiều : cả 1 loạt, cả 1 vùng, cả 1 góc trời đỏ rực như muôn ngàn con bướm thắm.
-Đỏ thắm ,màu đỏ tươi.
* Ý đoạn 1: Số lượng hoa phượng rất nhiều.
- Vì phượng là loài cây rất gần gũi, quen thuộc với học trò. Phượng thường được trồng trên các sân trường và nở vào mùa thi của học trò. Thấy màu hoa phượng học trò nghĩ đến kì thi và những ngày nghỉ hè. Hoa phượng gắn với kỉ niệm của nhiều học trò về mái trường .
+ Hoa phượng đỏ rực, đẹp không phải ở một đoá màcả loạt, cả một vùng, cả một góc trời; màu sắc như cả ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. 
+ Hoa phượng gợi cảm giác vừa buồn lại vừa vui ; buồn vì báo hiệu sáp kết thúc năm học, sáp xa mái trường ; vui vì báo hiệu được nghỉ hè. 
+ Hoa phượng nở nhanh đến bất ngờ , màu phượng mạnh mẽ làm làm khắp thành phố rực lên như đến Tết nhà nhà dán câu đối đỏ. 
- Lúc đầu , hoa phượng có màu đỏ nhạt . Găp mưa, hoa càng tươi. Dần dần số hoa sẽ tăng, màu hoa sẽ đỏ đậm dần theo thời gian. 
*Ý đoạn 2: Vẻ đẹp đặc sắc của hoa phượng. 
+ Ho ... c giả
Tác phẩm
Nội dung
Nguyễn Trãi
- Bình Ngô đại cáo 
- Phản ánh khí phách anh hùng và niềm tự hào chân chính của dân tộc. 
Vua Lê Thánh Tông 
Hội Tao Đàn 
- Lý Tử Tấn, Nguyễn Mộng Tuân 
- Các tác phẩm thơ 
- Ca ngợi nhà Hậu Lê, đề cao và ca ngợi công đức của nhà vua
- Nói lên tâm sự của những người muốn đem tài năng, trí tuệ ra giúp ích cho đất nước, cho dân nhưng lại bị quan lại ghen ghét, vùi dập 
- Nguyễn Trãi 
- Ức Trai thi tập 
- Lý Tử Tấn 
- Nguyễn Húc 
- Các tác phẩm thơ 
Các tác giả, tác phẩm khoa học tiêu biểu thời Hậu Lê
Tác giả
Công trình khoa học
Nội dung
- Ngô Sĩ Liên 
- Nguyễn Trãi 
- Nguyễn Trãi
- Lương Thế Vinh 
- Đại Việt sử kí toàn thư 
- Lam Sơn thực lục 
- Dư địa chí
- Đại thành toán pháp 
- Lịch sử nước ta từ thời Hùng Vương đến đầu thời Hậu Lê
- Lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. 
- Xác định lãnh thổ, giới thiệu tài nguyên, phong tục tập quán của nước ta. 
- Kiến thức toán học 
ĐỊA LÝ: 
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
I/ Mục tiêu: 
Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của Thành phố Hồ Chí Minh.
 + Vị trí: nằm ở đồng bằng Nam Bộ, ven sông Sài Gịn.
 + Thành phố lớn nhất cả nước.
 + Trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học lớn: các sản phẩm công nghiệp của rhanh2 phố đa dạng; hoạt động thương mại rất phát triển.
Chỉ được Thành phố Hồ chí Minh trên bản đồ ( lược đồ). 
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Các bản đồ: hành chính, giao thông VN
- Tranh, ảnh về TP Hồ Chí Minh do GV và HS sưu tầm
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Ổn định tổ chức:
2/ KTBC: Hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng Nam Bộ
1) Nêu dẫn chứng cho thấy đồng bằng Nam Bộ có công nghiệp phát triển nhất nước ta? 
2) Hãy mô tả chợ nổi trên sông? 
- Nhận xét, cho điểm
3/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Trong số các thành phố lớn vùng ĐBNB có 1 thành phố hết sức nổi tiếng vì từ nơi này, Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước. Đó là TPHCM. TP Hồ Chí Minh có những đặc điểm gì nổi bật? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2) Bài mới:
* Hoạt động 1: Thành phố lớn nhất cả nước.
- YC hs quan sát lược đồ TPHCM 
1) Thành phố nằm bên sông nào?
2) Thành phố đã có bao nhiêu tuổi?
3) Thành phố được mang tên Bác từ năm nào?
- Các em tiếp tục quan sát lược đồ thảo luận nhóm đôi để trả lời các câu hỏi sau:
+ Chỉ vị trí của TPHCM trên lược đồ và cho biết thành phố tiếp giáp những tỉnh nào?
+ Từ TP có thể đi tới các tỉnh khác bằng những đường giao thông nào?
- Gọi các nhóm trả lời 
- Treo bản đồ hành chính, giao thông VN, gọi hs lên bảng chỉ vị trí, giới hạn của TPHCM và các loại đường giao thông từ TPHCM đi đến các nơi khác. 
- Gọi hs đọc bảng số liệu 
- Dựa vào bảng số liệu, em hãy so sánh về diện tích và số dân của TPHCM với các thành phố khác. 
- Các em hãy so sánh với HN xem diện tích và dân số của TPHCM gấp mấy lần Hà Nội? 
Kết luận: TP Hồ Chí Minh là TP lớn nhất cả nước, nằm bên sông Sài Gòn. TP được mang tên Bác từ năm 1976. 
* Hoạt động 2: Trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học lớn.
- Dựa vào tranh, ảnh, bản đồ và vốn hiểu biết, các em hãy thảo luận nhóm 4 để trả lời các câu hỏi sau:
1) Kể tên các ngành công nghiệp của TPHCM?
2) Nêu những dẫn chứng thể hiện TP là trung tâm kinh tế lớn của cả nước?
3) Nêu dẫn chứng thể hiện TP là trung tâm văn hóa, khoa học lớn?
4) Kể tên một số trường đại học, khu vui chơi giải trí lớn ở TPHCM? 
- Gọi đại diện các nhóm trình bày 
Kết luận: TPHCM là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước. Các sản phẩm công nghiệp của TP rất đa dạng, được tiêu thụ ở nhiều nơi trong nước và xuất khẩu. TP cũng là trung tâm văn hóa, khoa học lớn của cả nước.
- Gọi hs đọc mục ghi nhớ SGK/130 
4/ Củng cố:
- Trò chơi: Gắn hình vào ô thích hợp. 
- Thầy có bảng kẻ sẵn 3 cột tương ứng với 3 nội dung , nhiệm vụ của các em là lên gắn các hình vào cột thích hợp. Bạn nào gắn đúng, nhanh, bạn đó thắng 
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương bạn thắng cuộc. 
5/ Dặn dò:
- Về nhà xem lại bài, có đi du lịch ở TP HCM nhớ ghi lại các nơi đã đến về kể cho các bạn nghe.
- Bài sau: TP Cần Thơ 
- Hát
- 2 hs trả lời
1) Hàng năm đồng bằng Nam Bộ tạo ra được hơn một nửa giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước.
2) Chợ nổi thường họp ở những đoạn sông thuận tiện cho việc gặp gỡ của xuồng, ghe từ nhiều nơi đổ về. Trên mỗi xuồng, ghe người dân buôn bán đủ thứ, nhưng nhiều nhất là hoa, quả như: mãng cầu, sầu riêng, chôm chôm,... các hoạt động mua bán, trao đổi diễn ra ngay trên sông tại các xuồng ghe, tạo một khung cảnh rất nhộn nhịp và tấp nập. 
- Lắng nghe 
- Quan sát lược đồ 
1) Sông Sài Gòn 
2) TP đã có 300 tuổi 
3) Từ năm 1976 TP mang tên Bác 
- Làm việc nhóm đôi ư
- Đại diện nhóm trả lời
+ TP tiếp giáp với các tỉnh: Bà Rịa Vũng tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang.
+ Đường ô tô, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không. 
- Vài hs lên bảng chỉ và nói vị trí, giới hạn của TPHCM và các loại đường giao thông từ TPHCM đi đến các nơi khác.
- 1 hs đọc bảng số liệu 
- So với các TP khác, thì diện tích TPHCM lớn nhất cả nước và có số dân nhiều nhất.
- DT và dân số TPHCM gấp 2 lần Hà Nội 
- Lắng nghe 
- Làm việc nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày 
1) Các ngành công nghiệp: điện, luyện kim, cơ khí, điện tử, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may... 
2) Nơi đây là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước. Có nhiều chợ, siêu thị lớn: chợ Bến Thành, siêu thị Metro, Makro, chợ Bà Chiểu, chợ Tân Bình, bên cạnh đó có cảng Sài Gòn, sân bay Tân Sơn Nhất là các đầu mối giao thông quan trọng. 
3) Trung tâm văn hóa: Nơi đây có bảo tàng chứng tích chiến tranh, khu lưu niệm Bác Hồ, bảo tàng Tôn Đức Thắng, có nhà hát lớn,có nhiều khu vui chơi, giải trí. 
+ Trung tâm khoa học lớn: Nơi đây có nhiều trường đại học lớn và viện nghiên cứu các bệnh nhiệt đới. 
4) Các trường đại học như: ĐH Quốc gia TPHCM, ĐH Kỹ thuật, ĐH Y dược, ĐH Sư phạm, ĐH Kinh tế,... Một số khu vui chơi giải trí lớn như: Công viên nước Đầm Sen, khu du lịch Suối Tiên,...
- Lắng nghe 
- Vài hs đọc to trước lớp 
- 3 hs lên bảng thực hiện 
+ Hình 3a,b, 4: trung tâm kinh tế
+ Hình 2,5: Trung tâm văn hóa 
- Lắng nghe, ghi nhớ. 
KHOA HỌC:
BÓNG TỐI
I/ Mục tiêu:
 - Nêu được bóng tối ở phía sau vật cản sáng khi vật này được chiếu sáng. 
 - Nhận biết được khi vị trí vật cản sáng thay đổi thì bóng của vật thay đổi.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Chuẩn bị chung: đèn bàn
- chuẩn bị theo nhóm: đèn pin; tờ giấy to hoặc tấm vải; kéo, bìa, một số thanh tre nhỏ để gắn các miếng bìa đã cắt làm phim hoạt hình, một số vật ô tô, đồ chơi, hộp,... để dùng tạo bóng trên màn.
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Ổn định tổ chức:
2/ KTBC: Ánh sáng
1) Khi nào ta nhìn thấy vật?
2) Tìm những vật tự phát sáng và vật được chiếu sáng mà em biết?
- Nhận xét, cho điểm
3/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: 
- YC hs quan sát hình 1 SGK/92
- Theo em, mặt trời chiếu sáng từ phía nào? vì sao em biết? 
- Bóng của người xuất hiện ở đâu?
- Hãy tìm vật chiếu sáng, vật được chiếu sáng trong hình?
- Trong hình 1, Mặt trời là vật chiếu sáng, con người là vật được chiếu sáng, còn bóng tối ở phía sau người gọi là bóng tối. Bóng tối xuất hiện ở đâu và có hình dạng như thế nào? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 
3/ Bài mới:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về bóng tối
 Mục tiêu: Nêu được bóng tối xuất hiện phía sau vật cản sáng khi được chiếu sáng. Dự đoán được vị trí, hình dạng bóng tối trong một số trường hợp đơn giản. Biết bóng của vật thay đổi về hình dạng kích thước khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi
- Mô tả thí nghiệm: Đặt một tờ bìa to phía sau quyển sách với khoảng cách 5cm. Đặt đèn pin thẳng hướng với quyển sách trên mặt bàn và bật đèn. Các em hãy dự đoán xem:
+ Bóng tối sẽ xuất hiện ở đâu?
+ Bóng tối có hình dạng như thế nào? 
+ Bóng của vật sẽ thay đổi như thế nào khi dịch đèn lại gần quyển sách? 
- Ghi bảng phần dự đoán của hs (ghi vào cột dự đoán) 
- Để biết điều các em dự đoán đúng hay không, các em cùng làm thí nghiệm theo nhóm 6 (Các em tháo tất cả các pha đèn ra) 
- Gọi hs trình bày kết quả (Gv ghi vào cột thứ hai: Kết quả) 
- Các em hãy so sánh dự đoán ban đầu với kết quả của thí nghiệm. 
- Để khẳng định kết quả thí nghiệm các em thay quyển sách bằng vỏ hộp và tiến hành tương tự. 
- Gọi hs trình bày 
- Ánh sáng có truyền qua quyển sách hay vỏ hộp được không?
- Những vật không cho ánh sáng truyền qua gọi là gì?
- Bóng tối xuất hiện ở đâu?
- Khi nào bóng tối xuất hiện?
Kết luận: Phía sau vật cản (khi được chiếu sáng) có bóng của vật đó. Bóng của vật thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi. 
- Gọi hs đọc mục bạn cần biết SGK/93 
* Hoạt động 2: Trò chơi xem bóng đoán vật 
 Mục tiêu: Củng cố, vận dụng kiến thức đã học về bóng tối. 
 Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 2 hs làm trọng tài
- Thầy sẽ chiếu bóng của vật lên tường, nhiệm vụ của mỗi đội là nhìn lên tường đoán xem đó là vật gì? Nhóm nào ra hiệu đoán trước, được quyền trả lời. Trả lời đúng tên một vật được 5 điểm, sai trừ 1 điểm. Nhóm nào nhìn về phía sau là phạm luật và bị trừ 5 điểm. Thầy có thể xoay đèn chiếu và các em dự đoán xem vật thay đổi thế nào? 
- Cùng hs tổng kết trò chơi
- Tuyên dương nhóm đoán nhanh, đúng.
4/ Củng cố:
? Khi nào xuất hiện bóng tối?
5/ Dặn dò:
 - Về nhà xem lại bài
- Chuẩn bị bài sau: Ánh sáng cần cho sự sống
 - Hát
2 hs trả lời
1) Mắt ta có thể nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt. 
2) Vật tự phát sáng: mặt trời, bóng đèn; vật được chiếu sáng: bàn ghế, quần áo, sách vở,...
- Quan sát hình 1
- Mặt trời chiếu sáng từ phía bên phải của hình vẽ. Vì ta thấy bóng người đổ về phía bên trái.
- Bóng tối của người xuất hiện phía sau người vì có ánh sáng mặt trời chiếu xiên từ bên phải xuống. 
- Mặt trời là vật chiếu sáng, người là vật được chiếu sáng.
- lắng nghe 
- Lắng nghe, suy nghĩ
- HS phát biểu:
+ Bóng tối xuất hiện ở phía sau quyển sách
+ Bóng tối có hình dạng giống hình quyển sách
+ Bóng sẽ to lên 
- Theo dõi
- Thực hành thí nghiệm 
- Lần lượt trình bày. 
- Dự đoán giống với kết quả thí nghiệm 
- Tiến hành tương tự
- Vài nhóm hs trình bày
+ Bóng tối xuất hiện ở phía sau vỏ hộp
+ Bóng tối có hình dạng giống hình vỏ hộp.
+ Bóng tối của vỏ hộp sẽ to dần lên khi dịch đèn lại gần vỏ hộp. 
- Không thể truyền qua được.
- Gọi là vật cản
- Ở phía sau vật cản sáng
- Bóng tối xuất hiện khi vật cản sáng được chiếu sáng
- Lắng nghe
- Vài hs đọc 
- Lắng nghe, cử thành viên lên thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docxTUẦN 23- GA4.docx