I - MỤC TIÊU :
- Nhận biết được một số tính chất của HCN, hình thoi.
- Tính được diện tích hình vuông, HCN, hình bình hành, hình thoi.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TUẦN 28 Thứ hai ngày 25 tháng 3 năm 2013 TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG I - MỤC TIÊU : - Nhận biết được một số tính chất của HCN, hình thoi. - Tính được diện tích hình vuông, HCN, hình bình hành, hình thoi. II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Luyện tập - Gọi HS lên bảng làm bài tập 2/143 -Nhận xét ghi điểm. 3. Bài mới Giới thiệu bài: Luyện tập chung. Bài 1: Đúng ghi Đ sai ghi S vào ô trống. -GV phát phiếu giao việc cá nhân cho HS -Yêu cầu HS nêu lại dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật -Gv nhận xét, chốt kết đúng Bài 2: Đúng ghi Đ sai ghi S vào ô trống. Cho HS làm bài hình thức tương tự BT1 GV nhận xét, chốt kết quả đúng Yêu cầu HS nêu lại dấu hiệu nhận biết hình thoi Bài 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. Cho HS làm bài vào vở, tính diện tích từng hình Sau đó kết luận: GV chấm bài nhận xét Bài 4: ( Dành cho HS khá giỏi) -GV nhận xét cá nhân 4. Củng cố GV cho HS nêu lại quy tắc tính chu vi, diện tích hình bình hành, hình thoi. GV giáo dục Hs Yêu thích học toán. 5. Dặn dò: -Dặn HS về học bài, xem lại các bài tập -Chuẩn bị bài: Giới thiệu về tỉ số. -Nhận xét tiết học HS hát - HS thực hiện theo yêu cầu của gv Giải Diện tích miếng bìa hình thoi là: (14 x 10) : 2 = 70 (cm 2) Đáp số: S = 70 cm 2 HS nhắc lại đầu bài HS đọc yêu cầu HS nêu yêu cầu và làm bài vào phiếu cá nhân do GV phát. HS nêu lại dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật -HS trình bày kết quả -HS nhận xét KQ - Ý 1: Đ - Ý 2: Đ - Ý 3: Đ - Ý 4: S HS đoc yêu cầu HS làm bài theo phiếu giao việc cá nhân. HS sửa bài. A) S B) Đ C) Đ D) Đ HS nêu. HS khác nhận xét, bổ sung. -HS đọc yêu cầu và quan sát SGK. HS tính diện tích từng hình rồi so sánh để tìm hình có diện tích lớn nhất. HS làm bài. HS sửa bài. a/ Hình vuông: 5 x 5 = 25 ( cm2) b/ Hình chữ nhật: 6 x 4 = 24 ( cm2 ) c/ Hình bình hành: 5 x 4 = 20 (cm2 ) d/ Hình thoi = 12 (cm2 ) KL:+ Diện tích hình vuông là lớn nhất -HS tự làm bài tập, nêu kết quả Bài giải Nửa chu vi hình chữ nhật là: 56 : 2 = 28 ( m ) Chiều rộng hình chữ nhật là: 28 – 18 = 10 ( m ) Diện tích hình chữ nhật là: 18 x 10 = 180 ( m2 ) Đáp số: 180 m2 HS nêu lại quy tắc tính chu vi, diện tích hình bình hành, hình thoi. Lắng nghe ĐẠO ĐỨC: TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO (Tiết 2) I.MỤC TIÊU: - Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo. - Thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng. - Tích cực tham gia một số hoạt động ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: 2. Kiểm tra bài cũ: Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo (tiết 1). - Yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ. - GV nhận xét. 3. Bài mới: ( 30 phút ) Giới thiệu bài Hoạt động1: Thảo luận nhóm đôi 3 phút (bài tập 4) - GV nêu yêu cầu. - GV kết luận: + (b), (c), (e) là việc làm nhân đạo + (a), (d) không phải là hoạt động nhân đạo Hoạt động 2: Xử lí tình huống (bài tập 2) - GV chia nhóm và giao cho mỗi nhóm - HS thảo luận một tình huống. - GV kết luận: + Tình huống (a): Có thể đẩy xe lăn giúp bạn (nếu bạn có xe lăn), quyên góp tiền giúp bạn mua xe (nếu bạn chưa có xe & có nhu cầu) + Tình huống (b): Có thể thăm hỏi, trò chuyện với bà cụ, giúp đỡ bà những công việc lặt vặt hằng ngày như lấy nước, quét nhà, quét sân, nấu cơm, thu dọn nhà cửa Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (bài tập 5) - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm. - GV kết luận: Cần phải cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn bằng cách tham gia những hoạt động nhân đạo phù hợp với khả năng. 4.Củng cố: * HS hiểu hoạt động nhân đạo là giúp đỡ các gia đình, những người gặp khó khăn, hoạn nạn để họ vượt qua những khó khăn. - GV mời vài HS đọc phần ghi nhớ. 5. NDặn dò: - Nhắc nhở HS thực hiện dự án giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn đã xây dựng theo kết quả bài tập 5. - Chuẩn bị bài: Tôn trọng luật giao thông. - 4HS nêu. - HS nhận xét. - HS thảo luận nhóm đôi. - Theo từng nội dung, đại diện các nhóm báo cáo trước lớp. - Cả lớp nhận xét, bổ sung. - Các nhóm HS thảo luận. - Theo từng nội dung, đại diện các nhóm cùng lớp trình bày, bổ sung, tranh luận ý kiến. - Các nhóm thảo luận và ghi kết quả ra tờ giấy khổ to theo mẫu bài tập 5. - Đại diện từng nhóm trình bày. - Cả lớp trao đổi, bình luận. - 2- 4HS đọc lại ghi nhớ. TẬP ĐỌC ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (TIẾT 6) I. MỤC TIÊU: - Nắm được định nghĩa và nêu được ví dụ về 3 kiểu câu kể đã học: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?(BT1). - Nhận biết được 3 kiểu câu kể trong đoạn văn và nêu được tác dụng của chúng ( BT2); bước đầu viết được đoạn văn ngắn về một nhân vật trong bài tập đọc đã học, trong đó có sử dụng ít nhất 2 trong số 3 kiểu câu kể đã học( BT3). * HS khá giỏi viết được đoạn văn ít nhất 5 câu, có sử dụng 3 kiểu câu kể đã học ( BT3). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ, phiếu học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Ôn tập ( Tiết 5 ) 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Ôn tập ( Tiết 6 ) HD HS ôn tập: Bài 1: GV HD HS tìm hiểu yêu cầu và làm bài GV nhận xét, chốt kết quả đúng: * Định nghĩa +Câu kể Ai làm gì? + Câu kể Ai thế nào? + Câu kể Ai là gì? Bài tập 2: GV HD gợi ý trước khi HS làm bài GV chốt kết quả đúng: Câu Kiểu câu Tác dụng 1 2 3 Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? - Giới thiệu nhân vật “ Tôi” - Kể các hoạt động của nhân vật “ Tôi” - Kể đặc điểm, trạng thái của buổi chiều ở làng ven sông. Bài tập 3: GV nhắc HS trước khi làm bài GV ghi điểm, nhận xét. 4. Củng cố: GV cho HS nêu ND ôn tập GV giáo dục HS Tích cực ôn tập. 5. Dặn dò -Dặn HS về học bài. -Chuẩn bị thi GHKII. -Nhận xét tiết học. HS hát HS nhắc lại đầu bài - HS đọc Yêu cầu - HS làm bài theo nhóm - Trình bày + Chủ ngữ trả lời câu hỏi Ai ( con ) gì? - Vị ngữ trả lời câu hỏi Làm gì? - Vị ngữ là động từ, cụm động từ. VD: Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. + Chủ ngữ trả lời câu hỏi Ai ( cái gì, con gì) ? - Vị ngữ trả lời câu hỏi Thế nào? - Vị ngữ là tính từ, động từ, cụm tính từ, cụm động từ. VD: Bên đường, cây cối xanh um. + Chủ ngữ trả lời câu hỏi Ai ( con, cái ) gì? - Vị ngữ trả lời câu hỏi Là gì? - Vị ngữ thường là danh từ, cụm anh từ. VD: Mai là học sinh lớp 43 - HS đọc yêu cầu - HS làm bài theo nhóm đôi, trình bày: - HS theo dõi. - HS đọc yêu cầu - HS viết đoạn văn vào vở. (HS khá giỏi viết được đoạn văn ít nhất 5 câu, có sử dụng 3 kiểu câu kể đã học) - HS nộp bài. - Một vài HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn trước lớp. - HS khác theo dõi nhận xét. VD: Bác sĩ Ly là người nổi tiếng nhân từ và hiền hậu. Nhưng ông cũng rất dũng cảm. Trước thái độ côn đồ của tên cướp biển, ông rất điềm tĩnh và cương quyết. Vì vậy ông đã khuất phục được tên cướp biển. HS nêu ND ôn tập KHOA HỌC CÁC NGUỒN NHIỆT I- MỤC TIÊU: - Kể tên và nêu được vai trò của một số nguồn nhiệt. - Thực hiện được một số biện pháp an toàn, tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt. VD: theo dõi khi đun nấu; tắt bếp khi đun xong, III- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Chuẩn bị chung: hộp diêm, nến, bàn là, kính lúp (nếu vào ngày nắng). - Chuẩn bị theo nhóm: tranh ảnh về việc sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hàng ngày. IV - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt. -Em ứng dụng các vật cách nhiệt như thế nào? -Sự dẫn nhiệt xảy ra khi có những vật nào? -GV HS nhận xét, GV ghi điểm 3. Bài mới: * Giới thiệu bài : Kể tên các nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống ?- GV giới thiệu Hoạt động 1:Nói về các nguồn nhiệt và vai trò của chúng - Kể tên và nêu được vai trò của các nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống. -Yêu cầu hs quan sát hình trang 106 SGK, tìm hiểu các nguồn nhiệt và vai trò của chúng. -Các nguồn nhiệt thường dùng để làm gì? Hoạt động 2: Các rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt . -Yêu cầu hs thamkhảo SGK để ghi vào bảng sau: Những rủi ro, nguy hiểm có thể xảy ra Cách phòng tránh - GV giải thích một số tình huống liên quan. Hoạt động 3:Tìm hiểu việc sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt, lao động sản xuất ở gia đình. Thảo luận có thể làm gì để thực hiện tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt -Yêu cầu hs nêu cách sử dụng tiết kiệm các nguồn nhiệt. GV nhận xét, chốt nội dung hoạt động 3 *GDBVMT:Vì sao chúng ta phải thực hiện tiết kiệm nguồn nhiệt? 4. Củng cố: -Em biết những nguồn nhiệt nào? Chúng được sử dụng như thế nào? -GV giáo dục HS Có ý thức tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hàng ngày. 5. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau: Nhiệt cần cho sự sống -Nhận xét tiết học. HS trả lời HS trả lời HS nêu . HS nhắc lại đầu bài -Nêu các nguồn nhiệt trong SGK và những nguồn nhiệt hs sưu tầm được qua tranh ảnh. Nguồn nhiệt có các vai trò chia làm các nhóm: mặt trời, ngọn lửa, các vật sử dụng điệncó vai trò như đun nấu, sấy khô, sưởi ấm. -Tham khảo SGK và kinh nghiệm bản thân thảo luận ghi vào bảng. - Các nguồn nhiệt dùng để đun nấu, sấy khô, sưởi ấm, -Thảo luận nhóm và báo cáo kết quả: tắt điện khi không dùng đến, theo dõi khi đun nước, nấu ăn tránh đổ, cháy lan, sử dụng điện: tránh điện giật, dùng vật cách nhiệt , tắt các công tắc điện khi mưa to, sấm sét, đốt rác tránh cháy lan, dập lửa kịp thời, sưởi ấm vào khoảng thời gian hợp lý, đội noun khi đi nắng, -HS theo dõi HS thảo luận, trình bày: * Cách sử dụng tiết kiệm các nguồn nhiệt: - Tắt điện, bếp khi khong dùng. - Không để lửa cháy to. - Theo dõi khi đun nước. - Không để nước sôi đến cạn ấm. - Đậy kín phích giữ cho nước nóng. Hs lắng nghe -Vì nguồn nhiệt không phải là vô tận. Thực hiện tiết kiệm nguồn nhiệt chính là góp phần hạn chế gây ra sự ô nhiễm môi trường -HS trả lời Thứ ba ngày 26 tháng 3 năm 2013 TOÁN GIỚI THIỆU TỈ SỐ I - MỤC TIÊU : -Biết lập tỉ số của hai đại lượng cùng loại. II.CHUẨN BỊ: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Luyện tập chung -GV YC HS làm bài 3/ 144. -GV nhận xét , ghi điểm, nhận xét chung. 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Giới thiệu tỉ số. Hoạt động1: Giới thiệu tỉ số 5 : 7 và 7 : 5 GV nêu ví dụ: Có 5 xe tải & 7 xe khách. GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ. GV đặt vấn đề: Số xe tải bằng mấy phần ... - 2 HS nhắc lại. - 6 HS tiếp nối nhau đọc - Cả lớp theo dõi tìm cách đọc (như đã hướng dẫn) - HS luyện đọc trong nhóm 2 HS. - Thi đọc từng khổ theo hình thức tiếp nối. - 2 đến 3 HS thi đọc thuộc lòng và đọc diễn cảm cả bài thơ. - HS phát biểu theo ý hiểu: + HS cả lớp thực hiện. LUYỆN TỪ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ: DU LỊCH – THÁM HIỂM I. MỤC TIÊU: - Hiểu các từ du lịch , thám hiểm ( BT1, BT2 ); bước đầu hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ở BT3 ; biết chọn tên sông cho trước đúng với lời giải câu đố trong BT4 . II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ viết bài thơ: “Những con sông quê hương” SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS 1. Ổn định: 2. Bài cũ: GV nhận xét bài thi của HS 3. Bài mới: Giới thiệu bài: MRVT: Du lịch, thám hiểm. + Hoạt động 1: Bài 1, Bài 2: Bài 1: - Làm việc cá nhân, dùng bút chì tự đánh dấu + vào ô đã cho. - GV chốt lại: Hoạt động được gọi là du lịch là: “Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh” Bài 2: HS thảo luận nhóm đôi để chọn ý đúng. GV chốt: Thám hiểm có nghĩa là thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm. + Hoạt động 2: Bài 3, 4 Bài 3: - GV yêu cầu HS nêu ý kiến - GV nhận xét, chốt ý. * Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”, nêu nhận xét: ai đi nhiều nơi sẽ mở rộng tầm hiểu biết, khôn ngoan, trưởng thành. * Câu tục ngữ nói lời khuyên: Chịu khó đi đây đi đó để học hỏi, con người mới khôn ngoan, hiểu biết. Bài 4: - Treo bảng phụ. Chia nhóm tổ chức thành 2 cặp nhóm thi trả lời nhanh. Nhóm 1 nhìn bảng đọc câu hỏi, nhóm 2 trả lời đồng thanh. Hết nửa bài thơ đổi ngược nhiệm vụ. Sau đó làm tương tự với nhóm 3, 4. Nhóm nào trả lời đúng đều là thắng. - GV nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc 4. Củng cố: GV hỏi lại nội dung bài vừa học 5. dặn dò: Dặn HS về học thuộc các câu thành ngữ, tục ngữ đã học trong bài. Chuẩn bị bài: Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu , đề nghị. Nhận xét tiết học. HS hát - HS theo dõi - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS làm việc theo yêu cầu - Trình bày kết quả làm việc. - Đọc thầm yêu cầu. - HS làm việc nhóm đôi - Trình bày kết quả. - HS đọc yêu cầu bài. - Cả lớp đọc thầm, suy nghỉ, trả lời. - HS nêu ý kiến. HS khác nhận xét, bổ sung HS đọc yêu cầu - HS tiến hành thực hiện theo điều khiển của GV Sông Hồng. Sông Cửu Long. Sông Cầu. Sông Lam. Sông Mã. Sông Đáy. Sông Tiền – Sông Hậu. Sông Bạch Đằng. - HS nêu lại ND bài học TẬP LÀM VĂN ÔN TẬP MIÊU TẢ CÂY CỐI I – MỤC TIÊU Vận dụng những hiểu biết về các đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được một bài văn hoàn chỉnh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn đinh 2. Bài cũ: Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối. - 1 HS đọc ghi nhớ. -1 HS đọc đoạn văn viết về lợi ích của một loài cây. GV nhận xét, ghi điểm 3. Bài mới *Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Ôn tập miêu tả cây cối. Hoạt động 2: Đề bài: Tả một cây hoa mà em thích. -YCHS xác định YC đề -YCHS làm bài văn *Hoạt động 3: - GV thu một số bài chấm - GV sửa chữa một số lỗi sai chung cho HS 4.Củng cố: - GV cho HS nêu lại nội dung bài học - GV giáo dục HS biết vận dụng các kiểu câu đã học để miêu tả. 5- Dặn dò: - CB bài sau: Tóm tắt tin tức -Nhận xét tiết học. -Hs Hát. -HS thực hiện theo yêu cầu -HS nhắc lại đầu bài - HS đọc - HS xác định YC đề - HS làm bài - HS nộp bài - HS chú ý sửa chữa (nếu có) HS nêu lại nội dung bài học Chiều thứ năm ngày 28 tháng 3 năm 2013 TOÁN LUYỆN TẬP I - MỤC TIÊU : - Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. II.CHUẨN BỊ: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Luyện tập GV yêu cầu HS làm bài tập 2/ 148 GV nhận xét, ghi điểm, nhận xét chung. 3. Bài mới: Hoạt động1: Giới thiệu bài: Luyện tập Hoạt động 2: Thực hành Bài tập 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - GV cho HS nêu các bước giải và giải bài cá nhân vào phiếu học tập GV HS nhận xét, sửa bài Bài tập 2: ( Dành cho hS khá giỏi) GV HS nhận xét CN Bài tập 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS lập đề toán theo sơ đồ Yêu cầu HS chỉ ra tổng của hai số & tỉ số của hai số đó. Lưu ý cho HS giảm số lớn đi 5 lần thì được số bé tức số lớn gấp số bé 5 lần GV HS chấm bài nhận xét, chốt kết quả đúng Bài tập 4: ( Dành cho hS khá giỏi) GV theo dõi nhận xét cá nhân 4. Củng cố: GD: Tính cận thận, chính xác. Vận dụng tính toán trong thực tế. 5. Dặn dò: - Chuẩn bị bài: Luyện tập chung - Làm bài trong SGK. - Nhận xét tiết học. HS hát HS lên bảng làm bài Bài giải Ta có sơ đồ: ? quả Số cam ? quả 280 quả Số quýt Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là: 2 + 5 = 7 ( phần ) Số quả cam đã bán là: 280 : 7 x 2 = 80 ( quả ) Số quả quýt đã bán là: 280 – 80 = 200 ( quả ) Đáp số: 80 quả cam 200 quả quýt HS nhận xét Hs nhắc lại đầu bài HS đọc yêu cầu HS làm bài + Các bước giải - Vẽ sơ đồ - Tìm tổng số phần bằng nhau - Tìm độ dài mỗi đoạn Bài giải Ta có sơ đồ: ? m Đoạn 1: ?m 28 m Đoạn 2: Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là: 3 + 1 = 4 ( phần ) Đoạn thứ nhất dài là: 28 : 4 x 3 = 21 ( m ) Đoạn thứ hai dài là: 28 – 21 = 7 ( m ) Đáp số: Đoạn 1: 21 m Đoạn 2: 7 m -HS tự làm bài tập nêu kết quả + Ta có sơ đồ: Số bạn trai ? bạn 12 bạn Số bạn gái ? bạn Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là: 1 + 2 = 3 ( phần ) Số bạn trai là: 12 : 3 = 4 ( bạn ) Số bạn gái là: 12 – 4 = 8 ( bạn ) Đáp số: 4 bạn trai 8 bạn gái HS đọc yêu cầu HS làm bài vào vở. HS sửa bài Bài giải Vì số lớn giảm 5 lần thì được số bé nên số lớn gấp 5 lần số bé. Ta có sơ đồ: ? Số lớn 72 Số bé ? Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là: 5 + 1 = 6 ( phần ) Số lớn là: 72 : 6 x 5 = 60 Số bé là: 72 – 60 = 12 Đáp số: Số lớn: 60 Số bé: 12 -HS tự làm bài tập rồi nêu KQ : Bài giải Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là: 1 + 4 = 5 ( phần ) Số lít nước có trong thùng 2 là: 180 : 5 x 4 = 144 ( lít ) Số lít nước có trong thùng 1 là: 180 – 144 = 36 ( lít ) Đáp số: Thùng 2: 144 lít Thùng 1: 36 lít HS nêu các bước giải của bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó TẬP LÀM VĂN CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT I - MỤC TIÊU: - Nhận biết được ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả con vật (ND ghi nhớ) - Biết vận dụng hiểu biết về cấu tạo bài văn tả con vật để lập dàn ý tả một con vật nuôi trong nhà ( mục III ) II.CHUẨN BỊ: -Thầy: Bảng phụ, tranh minh họa, phiếu -Trò: SGK, vở ,bút,nháp III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Luyện tập tóm tắt tin tức GV nhận xét, ghi điểm, nhận xét chung. 3. Bài mới: *Giới thiệu bài: Cấu tạo bài văn miêu tả con vật. *Hoạt động 1: Cấu tạo của bài văn tả con vật *Nhận xét: -Gọi hs đọc bài văn “Con Mèo Hung” - GV yêu cầu hs đọc thầm nội dung bài văn “Con Mèo Hung”, phân đoạn và nêu nội dung chính của từng đoạn. - Gọi hs nêu ý kiến thảo luận. - Cả lớp, gv nhận xét, chốt ý. Bài văn có 4 đoạn: Đoạn 1: “Meo meo đến với tôi đấy: Đoạn mở bài (giới thiệu con mèo được tả) Đoạn 2: “Chà, nó có bộ lông đáng yêu (tả hình dáng con mèo): Đoạn thân bài Đoạn 3: “Có một hôm. Một tí” (tả cảnh hoạt động tiêu biểu của con mèo): Đoạn thân bài Đoạn 4: Phần còn lại (nêu cảm nghĩ về con mèo): Đoạn kết bài - GV dùng phấn màu ghi vào các đoạn các từ: +Mở bài (đoạn 1) +Thân bài (đoạn 2, 3) +Kết bài (đoạn 4) *Ghi nhớ: GV cho hs nhận xét về cấu tạo của bài văn tả con vật (Con Mèo Hung) - GV nhận xét và kết luận. *Hoạt động 2: Luyện tập - GV gọi hs đọc yêu cầu đề bài. - GV nhắc lại yêu cầu và cho hs quan sát một số tranh về các con vật nuôi trong nhà. - Gv yêu cầu hs nêu con vật chọn tả và nói rõ từng bộ phận sẽ tả của con vật đó. - GV nhận xét và cho hs tham khảo dàn ý của bài văn tả con vật. - GV yêu cầu hs dựa dàn ý tả con vật để lập một dàn ý chi tiết cho con vật mình định Dàn ý tả con mèo 1)Mở bài: Giới thiệu con mèo -Hoàn cảnh: -Thời gian: 2)Thân bài: a/Tả hình dáng: -Bộ lông: -Cái đầu: -Chân: -Đuôi b/ Hoạt động tiêu biểu: -Bắt chột: rình mồi, vồ mồi -Hoạt động đùa giỡn của mèo 3)Kết bài: Cả nghĩ về con mèo tả. YC HS làm bài vào vở . GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu GV chấm, chữa bài. 4. Củng cố: -Gọi hs nhắc lại dàn bài tả con vật 5. Dặn dò: -Về nhà học bài, chỉnh lại dàn bài và ghi vào vở. Chuẩn bị bài sau. -Nhận xét tiết học HS hát HS đọc bản tin mình đã tóm tắt trong phần bài tập về nhà -HS nhắc lại - Vài hs đọc to. - Hs đọc thầm nội dung trao đổi theo nhóm đôi -Vài nhóm nêu ý kiến - Hs nêu lại nội dung từng đoạn. - Vài hs nhắc lại. - Hs đọc lại ghi nhớ -Vài hs đọc to đề bài -Cả lớp lắng nghe và quan sát tranh -Vài hs nêu miệng - HS theo dõi -Vài hs đọc dàn ý -HS lập một dàn ý chi tiết -HS làm bài vào vở -HS nhắc lại SINH HOẠT LỚP KIỂM ĐIỂM NỀ NẾP CUỐI TUẦN I. Mục tiêu - GV đánh giá ưu điểm, nhược điểm của từng cá nhân và tập thể trong tuần 28 - Rèn luyện cho HS ý thức tự giác, tích cực học tập. - Giáo dục cho HS ý thức phê bình và tự phê bình, tinh thần đoàn kết tập thể cao. II. Chuẩn bị - GV: Nội dung sinh hoạt - HS: ý kiến phát biểu III. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. GV đánh giá ưu nhược điểm của lớp. 1. Nền nếp: - Xếp hàng ra vào lớp đều, thẳng hàng - 15 phút đầu giờ có tiến bộ 2. Học tập: - Các em đã có ý thức học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái xây dựng bài: Quỳnh Anh, Đức, Sao Mai, Thảo,... - Nhiều em có ý thức luyện viết và giữ gìn sách vở đồ dùng học tập tương đối tốt. 3. Các hoạt động khác: - Vệ sinh sạch sẽ, thực hiện tốt. - Duy trì hoạt động tập thể, tập nghi thức - Thực hiện tốt chăm sóc cây, nhổ cỏ bồn cây. B. HS phát biểu ý kiến C. GV nêu phương hướng tuần 29 *,Nền nếp: - Phát động thi đua. - Ổn định duy trì nền nếp - Phát huy những mặt tích cực đã đạt được trong tuần này. *. Học tập: - Lớp cần cố gắng nhiều trong học tập. - Học tốt các môn học, chú ý phân môn kể chuyện, luyện từ và câu.- Duy trì lịch luyện viết *.Các hoạt động khác : - Giữ vệ sinh sạch sẽ khu vực được phân công - Giữ gìn sức khoẻ khi thời tiết chuyển mùa. - Chăm sóc cây vườn trường. - Tập tốt bài múa - Duy trì sinh hoạt đội có chất lượng - Hoàn thành các loại tiền nộp về nhà trường. 4- Củng cố: - Nhận xét giờ học. 5- Dặn dò: - Thực hiện tốt nội dung đã triển khai.
Tài liệu đính kèm: