Giáo án lớp 4 - Trường TH Linh Phú - Tuần 28

Giáo án lớp 4 - Trường TH Linh Phú - Tuần 28

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

 Kiểm tra lấy điểm đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc- hiểu (HS trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc).

 - Yêu cầu kĩ năng đọc thành tiếng: Hs đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu học kì II; Phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/ 1phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.

 - Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Người ta là hoa đất.

 

doc 21 trang Người đăng huong21 Lượt xem 880Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 4 - Trường TH Linh Phú - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Soạn ngày 27 tháng 3 năm 2010 
Giảng thứ hai, ngày 29 tháng 3 năm 2010.
 1 Chào cờ
Lớp 2b trực tuần nhận xét
---------------------------------------
 2 Tập đọc- (tiết 55)
Ôn tập giữa học kì II (tiết 1)
I. Mục đích, yêu cầu:
 Kiểm tra lấy điểm đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc- hiểu (HS trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc).
	- Yêu cầu kĩ năng đọc thành tiếng: Hs đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu học kì II; Phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/ 1phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.
	- Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Người ta là hoa đất.
II. Đồ dùng dạy học: 12 Phiếu ghi các bài tập đọc, HTL từ đầu học kì II.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC.
2. Kiểm tra tập đọc và HTL : ( Khoảng 1/3 số học sinh trong lớp)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ 1: Kiểm tra
- Hs lên bốc thăm và xem lại bài 1-2 phút.
- Đọc hoặc HTL 1 đoạn hay cả bài :
- Hs thực hiện theo yêu cầu trong phiếu.
- Hỏi về nội dung để hs trả lời:
- Hs đọc và trả lời câu hỏi.
- Gv đánh giá bằng điểm.
- Hs nào chưa đạt yêu cầu về nhà đọc tiếp và kiểm tra vào tiết sau.
HĐ 2: Bài tập
- Hs đọc yêu cầu bài.
? Nêu tên các bài tập đọc là truyện kể trong chủ điểm Người ta là hoa đất?
- Bốn anh tài.
- Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa.
- Tổ chức hs trao đổi theo N2:
- Nêu nội dung chính và nhân vật trong 2 truyện.
- Trình bày:
- Lần lượt đại diện các nhóm nêu. Lớp nhận xét, bổ sung,
- Gv nhận xét chung chốt ý đúng:
4. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Nhắc HS đọc bài tập đọc HTL từ học kì II.
----------------------------------------------------
3 Toán- (tiết 136)
 Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố, kĩ năng:
- Nhận biết hình dạng và một số đặc điểm của một số hình đã học.
- Vận dụng các công thức tính chu vi và diện tích của hình vuông và hình chữ nhật; các công thức tính diện tích của hình bình hành và hình thoi.
II. Các hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
? Nêu cách tính diện tích hình thoi và lấy ví dụ minh hoạ?
- 2 Học sinh lên bảng, lớp làm ví dụ và nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét, chốt ý đúng, ghi điểm.
2. Bài mới.
* Giới thiệu bài.
* Bài tập.
Bài 1, 2. Gv vẽ hình lên bảng.
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức học sinh tự làm bài:
- Học sinh tự làm bài vào nháp.
- Trình bày:
-Lần lượt học sinh nêu từng câu.
- Lớp nhận xét, trao đổi bổ sung.
- Gv nhận xét, chốt ý đúng.
Bài 1: a,b,c - Đ; d- S.
Bài 2: a - S; b,c,d - Đ.
Bài 3.
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức hs trao đổi cả lớp:
- Hs trả lời câu chọn để khoanh: Câu a.
? Nêu cách làm để chọn câu đúng?
- Tính diện tích các hình rồi so sánh và chọn.
? Nêu cách tính diện tích của từng hình?
- Lần lượt học sinh nêu:
- Gv cùng học sinh nhận xét, chốt ý đúng.
Bài 4.
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Trao đổi cách làm bài:
- Tính nửa chu vi, tính chiều rộng rồi tính diện tích.
- Học sinh làm bài vào vở:
- 1 Học sinh lên bảng chữa bài.
- Gv thu vở chấm 1 số em:
- Gv cùng hs nhận xét- chữa bài, ghi điểm.
Bài giải:
Nửa chu vi hình chữ nhật là:
56:2 = 28(m)
Chiều rộng hình chữ nhật là:
28 - 18 = 10 (m)
Diện tích hình chữ nhật là:
18 x10 = 180(m2)
Đáp số: 180 m2
Củng cố- dặn dò: Nhận xét tiết học. HD làm bài tập VBT tiết 136.
------------------------------------------------
 4 Kể chuyện- (tiết 27)
Ôn tập giữa học kì II (tiết 2)
I. Mục đích, yêu cầu:
	- Hệ thống hoá các từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ đã học trong 3 chủ điểm đã học trong học kì II.
	- Rèn kĩ năng lựa chọn và kết hợp từ qua bài tập điền từ vào chỗ trống để tạo cụm từ.
II. Đồ dùng dạy học: Giấy khổ to, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài.
2. Bài tập.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài 1, 2: 
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức hs thảo luận theo N4:
- Các bàn trao đổi, cử thư kí ghi kết quả vào phiếu(Mỗi nhóm làm 1 chủ điểm)
- Trình bày:
- Các nhóm dán phiếu, đại diện trình bày.
- Gv cùng hs nhận xét, trao đổi, bổ sung.
Chủ điểm: Người ta là hoa đất
Từ ngữ:
- Tài hoa, tài giỏi, tài nghệ, tài hoa, tài đức, tài năng.
- Vạm vỡ, lực lưỡng, cân đối, rắn rỏi, rn chắ, săn chắc, chắc nịch, cường tráng, dẻo dai, nhanh nhẹn,...
- Tập luyện, tập thể dục, ăn uống điều độ, nghỉ ngơi, an dưỡng, nghỉ mát, du lịch, giải trí,...
Thành ngữ, tục ngữ:
- Người ta là hoa đất.
- Nước lã mà vã lên hồ, tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
- Khoẻ như vâm,(voi, như trâu, như hùm, như heo)
- Nhanh như cắt,( như gió, chớp, sóc, điện)
- Ăn đựơc ngủ được là tiên, không ăn không ngủ mất tiền thêm lo.
Chủ điểm : Vẻ đẹp muôn màu.
- đẹp, đẹp đẽ, điệu đà, xinh đẹp, xinh tươi,...
- Thuỳ mị, dịu dàng, hiền dịu, đằm thắm, đôn hậu, bộc trực, khảng khái,...
- Tươi đẹp, sặc sỡ, huy hoàng, tráng lệ, diễm lệ, hùng vĩ, ...
- xinh xắn, xinh đẹp, lộng lẫy, rực rỡ, duyên dáng,...
- Tuyệt vời, tuyệt diệu, mê hồn, mê li, vô cùng, không tả xiết,...
- Mặt tươi như hoa.
- đẹp người đẹp nết.
- Chữ như gà bới.
- Tôt gỗ hơn tốt nước sơn.
- Người thanh tiếng nói cũng thanh, chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.
- Cái nết đánh chết cái đẹp.
- Trông mặt mà bắt hình rong, Con lợn có béo cỗ lòng mới ngon.
Chủ điểm: Những người quả cảm.
- gan dạ, anh hùng, anh dũng,...
- Tình thần dũng cảm, hành động dũng cảm, dũng cảm xông lên,...
- Vào sinh ra tử
- Gan vàng dạ sắt. 
Bài 3. 
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức học sinh làm bài vào vở:
- Cả lớp;
- Trình bày: 
- Lần lượt học sinh nêu, lớp nhận xét.
- Gv nhận xét chung, chốt bài đúng:
a. tài đức, tài hoa, tài năng.
b. đẹp mắt, đẹp trời, đẹp đẽ.
c. dũng sĩ, dũng khí, dũng cảm.
3. Củng cố, dặn dò: Gv nhận xét tiết học. Nhắc HS về nhà ôn lại các bài tập đọc.
----------------------------------------------
 5 Đạo đức- (Tiết 28) 
Tôn trọng luật giao thông
I. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh có khả năng:
	1. Kiến thức: Biết vai trò của An toàn giao thông. Biết một số điều luật của luật An toàn giao thông.
2. Kĩ năng: Cần phải tôn trọng luật giao thông. Đó là cách bảo vệ cuộc sống của mình và mọi người.
	3. Thái độ: Hs có thái độ tôn trọng luật giao thông, đồng tình với những hành vi thể hiện đúng luật giao thông. Hs biết tham gia giao thông an toàn.
II. Các hoạt động dạy học.
Kiểm tra bài cũ.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
? Thế nào là việc làm nhân đạo? Em là làm những việc làm nhân đạo nào?
- 2 Hs nêu, lớp nhận xét, trao đổi, bổ sung,
- Gv nhận xét, chốt ý, đánh giá.
2. Bài mới.
* Giới thiệu bài.
 Hoạt động 1.Thảo luận nhóm thông tin sgk/ 40.
 * Mục tiêu: Qua những thông tin hs hiểu được hậu quả nguyên nhân, biện pháp của việc tham gia giao thông.
	 * Cách tiến hành:
- Tổ chức hs đọc thông tin và trao đổi theo nhóm bàn:
- Nhóm bàn trao đổi các câu hỏi sgk/ 40.
- Trình bày:
- Lần lượt các nhóm nêu, lớp nhận xét trao đổi, bổ sung.
- Gv nhận xét, kết luận.
 + Tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả: tổn thất về người, của, người tàn tật, chết, xe hỏng, giao thông bị ngừng trị...
	+ Tai nạn giao thông xảy ra do nhiều nguyên nhân: do thiên tai, lái nhanh vượt ẩu, không làm chủ phương tiện, không chấp hành đúng luật giao thông.
	+ Mọi người dân đều có trách nhiệm tôn trọng và chấp hành luật giao thông.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm bài tập 1.
	* Mục tiêu: Qua quan sát tranh Hs nhận biết được việc làm thể hiện đúng luật giao thông và giải thích được vì sao.
	* Cách tiến hành.
- Tổ chức Hs trao đổi theo nhóm đôi.
- Các nhóm thảo luận.
? Nội dung bức tranh nói về điều gì? Những việc làm đó đúng luật giao thông chưa? Nên làm thế nào thì đúng luật giao thông?
- Các nhóm lần lượt trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, kết luận:
- Những việc làm trong các tranh 2,3,4 là những việc làm nguy hiểm, cản trở giao thông. Những việc làm trong các tranh 1,5,6 là các việc làm đúng, chấp hành luật giao thông.
Hoạt động 3. Thảo luận nhóm bài tập 3.
* Mục tiêu: Hs dự đoán được các tình huống xảy ra trong mỗi tình huống.
	* Cách tiến hành: 
- Tổ chức Hs trao đổi theo N2? ( Tình huống do Gv giao)
- N2 trao đổi và mỗi nhóm trao đổi theo một tình huống.
- Trình bày:
- Lần lượt các nhóm nêu, lớp nhận xét, trao đổi bổ sung.
- Gv nhận xét, chốt ý đúng:
+ Những việc làm trong các tình huống là nhứng việc làm dễ gây tai nạn giao thông, sức khẻo và tính mạng con người.
+ Luật giao thông cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc.
- Hs đọc phần Ghi nhớ.
Hoạt động tiếp nối: Tìm hiểu các biển báo giao thông nơi em thường qua lại, ý nghĩa và tác dụng của các biển báo. Chuẩn bị bài tập 4.
------------------------------------------------------------------------------------
Soạn ngày 29 tháng 3 năm 2010
Giảng thứ ba, ngày 30 tháng 3 năm 2010.
1 Chính tả- (tiết 28)
Ôn tập giữa học kì II (Tiết 3)
I. Mục đích, yêu cầu.
	- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn miêu tả Hoa giấy.
	- Ôn luyện về 3 kiểu câu kể: Ai làm gì?, Ai thế nào?, Ai là gì?.
II. Đồ dùng dạy học: Giấy khổ to, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài.
2. Nghe - viết chính tả (Hoa giấy).
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Đọc đoạn văn: Hoa giấy.
- 1 Hs đọc, lớp theo dõi.
- Đọc thầm đoạn văn?
- Cả lớp đọc thầm.
? Nêu nội dung đoạn văn?
- Đoạn văn tả vẻ đẹp đặc sắc của loài hoa giấy.
- Giới thiệu tranh ảnh để học sinh quan sát.
- Hs quan sát.
- Đọc thầm đoạn văn tìm từ dễ viết sai?
- hs nêu: VD: rực rỡ, trắng muốt, tinh khiết, bốc bay lên, lang thang, tản mát,...
- Gv nhắc nhở hs viết bài.
- Hs nghe đọc để viết bài.
- Gv đọc toàn bài:
- Hs soát lỗi.
- Gv thu chấm một số bài.
- Hs đổi chéo soát lỗi bài bạn.
- Gv cùng hs nhận xét chung bài viết.
3. Đặt câu.
- Hs đọc yêu cầu bài 2/96.
? Mỗi bài tập yêu cầu đặt các câu văn tương ứng với kiểu câu kể nào các em đã học?
- Phần a. ...kiểu câu kể Ai làm gì?
- Phần b. ...Kiểu câu kể Ai thế nào?
- Phần c. .....Kiểu câu kể Ai là gì?
- Thực hiện cả 3 yêu cầu trên.
- 3 Hs làm bài vào phiếu, lớp làm bài vào nháp.
- Trình bày:
- Lần lượt nêu miệng và dán phiếu.
- Gv cùng hs nhận xét, chốt bài làm đúng, ghi điểm.
4. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. HD hoàn thành bài tập 2 vào vở.
------------------------------------------
2 Toán- (tiết 137)
Giới thiệu tỉ số
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
1. Kiến thức: Biết khái niệm đơn giản về tỉ số.
2. Kĩ năng: Hiểu được ý nghĩa thực tiễn tỉ số củ ... oán- (tiết 139)
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh rèn kĩ năng giải bài toán "Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của hai số"
II. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
? Nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số? Lấy ví dụ minh và giải?
- 1 Hs nêu và lớp giải ví dụ của bạn lấy. Lớp nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét chữa bài, ghi điểm.
2. Bài mới.
* Giới thiệu bài.
* Bài tập.
Bài 1.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức trao đổi và tìm các bước giải bài:
- Vẽ sơ đồ, tìm tổng số phần bằng nhau; Tìm số bé; Tìm số lớn.
- Làm bài vào vở nháp.
- Cả lớp làm, 1 Hs lên bảng chữa bài.
Bài giải:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là: 3 + 8 =11(phần)
Số bé là:
198 : 11 x3 = 54
Số lớn là:
198 - 54 = 144
 Đáp số: Số bé:54; 
 Số lớn: 144.
Bài 2: Làm tương tự như bài 1.
Bài 3, 4:
- Hs làm bài vào vở.
- Gv thu chấm một số bài.
- Gv cùng hs nhận xét, chữa bài.
- 2 Hs lên bảng chữa bài.
Bài 4. Bài giải:
Nửa chu vi hình chữ nhật là:
350 : 2 = 175 (m)
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là: 3 + 4 = 7 (phần)
Chiều rộng hình chữ nhật là:
175 : 7 x 3 = 75 (m)
Chiều dài hình chữ nhật là:
175 - 75 = 100 (m)
 Đáp số: Chiều rộng : 75 m
 Chiều dài : 100 m.
3. Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học. HD làm bài tập trong VBT.
------------------------------------------
3 Mĩ thuật- (tiết 28)
Vẽ trang trí - Trang trí lọ hoa
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Hs thấy đựơc vẻ đẹp về hình dáng và biết cách trang trí lọ hoa.
	2. Kĩ năng: Hs biết cách vẽ và trang trí được lọ hoa theo yêu thích.
	3. Thái độ: Hs quý trọng, giữ gìn đồ vật trong gia đình.
II. Chuẩn bị: GV: Một vài lọ hoa có hình dáng, màu sắc và cách trang trí khác nhau. ảnh một vài kiểu lọ hoa đẹp, bài vẽ của học sinh. Hình gợi ý cách tranh trí lọ hoa. (TBDH).
	 HS: ảnh lọ hoa, đồ dùng học mĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Tổ chức hs quan sát các hình và ảnh, vật thật theo gợi ý sau:
- Hs quan sát và trả lời:
? Hình dáng của lọ hoa?
- cao, thấp...
? Các bộ phận của lọ hoa?
- Miệng cổ, thân, đáy,...
? Cách trang trí?
- Có hình mảng màu, có các hoạ tiết: hoa, lá, chim, cá,...có thể trang trí đối xứng hoặc không đối xứng...
? Màu sắc trang trí lọ hoa?
- Màu sắc phong phú, đa dạng,
? ích lợi lọ hoa?
- Dùng trang trí trong phòng, để cắm hoa vào dịp lễ Tết.
 3. Hoạt động 2: Cách trang trí.
- Gv treo hình gợi ý.
- Hs quan sát.
? Nêu cách vẽ: 
- Phác hình để vẽ đường diềm ở miệng lọ, thân hoặc chân lọ.
- Tìm hoạ tiết và vẽ vào các mảng hoa, lá, côn trùng, chim, phong cảnh,...
- Vẽ màu theo ý thích...
 4. Hoạt động3: Thực hành.
- Hs thực hành vào vở.
- Gv nhắc nhở hs vẽ hình theo ý thích.
- Vẽ hình cân đối, tạo dáng đẹp.
5. Hoạt động 4. Nhận xét, đánh giá.
- Hs trưng bày bài vẽ của mình.
- Gv nêu tiêu chí nhận xét:
- Gv cùng hs nhận xét, đánh giá.
- Hs dựa vào tiêu chí nhận xét bài bạn: Hình dáng, cách trang trí, màu sắc. 
Dặn dò: Sưu tầm và quan sát hình ảnh về ATGT trong sách, báo, tranh ảnh,...
-----------------------------------------------
4 Kĩ thuật- (tiết 28)
Lắp cáI đu- (tiết 2)
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Hs biết cách lắp hoàn chỉnh cái đu.
	2. Kĩ năng: Hs biết lắp nhanh, đúng và đẹp.
	3. Thái độ: Hs quý trọng, giữ gìn đồ vật trong gia đình.
II. Chuẩn bị: GV: BĐD lắp ghép lớp 4
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 1: Lắp ghế đu.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Tổ chức hs quan sát các hình ảnh trong SGK để tiếp tục lắp ghế đu như giờ học trước. Động viên HS lắp nhanh và đúng- đẹp.
- Hs quan sát và lắp
 3. Hoạt động 2: Lắp ráp hoàn chỉnh
- Gv HD lớp hoàn chỉnh sản phẩm.
- Hs quan sát và thực hiện.
Ghép phần thân và ghế. Lưu ý trục quay và chốt cần lắp cẩn thận kẻo gẫy chi tiết.
 4. Hoạt động 3. Nhận xét, đánh giá.
- Hs trưng bày bài của mình.
- Gv cùng hs nhận xét, đánh giá.
- Hs dựa vào tiêu chí nhận xét bài bạn 
 5. Dặn dò: Quan sát HD để chuẩn bị cho giờ sau.
------------------------------------------------------
5 Luyện từ và câu- (tiết 56)
Ôn tập giữa học kì II (Tiết 6 )
I. Mục đích, yêu cầu.
	- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL (như tiết 1).
	- Hệ thống được những điều cần ghi nhớ về nội dung chính của các bài tập đọc và văn xuôi thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu.
	- Nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ Cô Tấm của mẹ.
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu tiết 1.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài. Nêu MĐ, YC.
2. Kiểm tra tập đọc và HTL (1/3 số học sinh trong lớp).Thực hiện như tiết 1.
3. Nêu tên các bài TĐ thuộc chủ điểm : Vẻ đẹp muôn màu, nội dung chính.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Tổ chức hs trao đổi:
- N2: Nêu tên các bài TĐ và nêu nội dung chính của bài đó.
- Trình bày:
- Thảo luận nhóm trước lớp, mỗi nhóm trao đổi 1 bài. Lớp nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét, chốt ý đúng theo bảng sau:
Tên bài
Nội dung chính
Sầu riêng
Giá trị và vẻ đặc sắc của sầu riêng- loại cây ăn quả đặc sản của miền Nam nước ta.
Chợ Tết
Bức tranh chợ Tết miền trung du giàu màu sắc và vô cùng sinh động, nói lên cuộc sống thôn quê nhộn nhịp vào dịp Tết.
Hoa học trò
Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng vĩ- một loài hoa gắn với học trò
Khúc hát...
Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tây Nguyên cần cù lao động, góp sức mình vào công cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Vẽ về cuộc sống an toàn.
 Kết quả cuộc thi vẽ tranh của thiếu nhi với chủ đề em muốn sống an toàn cho thấy: Thiếu nhi Việt Nam có nhận thức đúng về an toàn, biết thể hiện nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội hoạ sáng tạo đến bất ngờ.
Đoàn thuyền...
Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả, vẻ đẹp trong lao động của người dân biển.
 4. Nghe - viết: 
- 1 Hs đọc bài.
- Đọc thầm bài:
- Cả lớp đọc.
? Bài thơ nói lên điều gì?
- ..Khen ngợi cô bé ngoan giống như cô Tấm xuống trần giúp đỡ mẹ cha.
- Đọc thầm và nêu các từ dễ viết sai?
- Hs nêu, lớp luyện viết.
- VD: ngỡ, xuống trần, lặng thầm, nết 
- Gv nhắc nhở hs cách viết bài và đọc:
- Hs đọc bài.
- Gv đọc:
- Hs soát lỗi bài.
- Gv chấm một số bài:
- Hs đổi vở soát lỗi.
- Gv cùng hs nhận xét chung.
5. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học và nhắc ôn bài chuẩn bị cho tiết sau.
--------------------------------------
Soạn ngày 1 tháng 4 năm 2010
Giảng thứ sáu, ngày 2 tháng 4 năm 2010
 1- 2 Tập làm văn- (tiết 55- 56)
Kiểm tra định kỳ giữa học kỳ ii
Phần đọc hiểu và viết
( Trường ra đề)
------------------------------------------------
3 Toán- (tiết 140)
 Luyện tập
I. Mục tiêu: Rèn kĩ năng giải toán"Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của hai số"
II. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
? Nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số? Lấy ví dụ minh và giải?
- 1 Hs nêu và lớp giải ví dụ của bạn lấy. Lớp nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét, chữa bài, ghi điểm.
 2. Bài mới.
* Giới thiệu bài.
* Bài tập.
Bài 1.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức trao đổi và tìm các bước giải bài:
- Vẽ sơ đồ, tìm tổng số phần bằng nhau; Tìm độ dài mỗi đoạn.
- Lớp làm bài vào nháp.
- Gv cùng hs nhận xét, chữa bài.
- 1 Hs lên bảng chữa bài. Lớp đổi chéo nháp kiểm tra trao đổi bài.
Bài giải:
Tổng số phần bằng nhau là:
3 + 1 = 4 ( phần ).
Đoạn thứ nhất dài là:
28 : 4 x3 = 21(m)
Đoạn thứ hai dài là:
28 - 21 = 7 (m).
Đáp số: Đoạn 1: 21 m; 
 Đoạn 2: 7 m.
Bài 2: Làm tương tự bài 1.
- Hs làm bài vào nháp chữa bài.
Bài 3.
- Hs đọc yêu cầu bài, trao đổi để tìm lời giải bài toán.
? Nêu cách giải bài toán:
- Xác định tỉ số, vẽ sơ đồ, tìm tổng số phần bằng nhau, tìm hai số.
- Lớp làm bài vào vở:
 - 1 Hs lên bảng chữa bài,
- Gv thu một số bài chấm.
- Gv cùng hs nhận xét, chữa bài.
Bài 4. Tổ chức Hs đặt đề toán miệng rồi giải bài toán vào nháp, chữa bài.
- Hs đặt đề toán, tự giải bài toán vào nháp, 2 Hs lên bảng giải bài.
- Gv cùng hs nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. HD làm bài tập VBT.
---------------------------------------------
 4 Khoa học- (tiết 56)
Ôn tập vật chất và năng lượng (Tiết 2)
I. Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về phần vật chất và năng lượng và các kĩ năng quan sát thí nghiệm. Hs biết yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng với các thành tựu khoa học kĩ thuật.
II. Đồ dùng dạy học: Theo dặn dò tiết trước.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Hoạt động 1: Trò chơi đố bạn chứng minh được....
	* Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về phần vật chất và năng lượng và các kĩ năng quan sát thí nghiệm.
	* Cách tiến hành:
- Tổ chức hs hoạt động theo nhóm:
- Chia lớp thành 4 nhóm hoạt động.
- Mỗi nhóm đưa ra một câu hỏi để hỏi nhóm bạn và yêu cầu nhóm bạn làm thí nghiệm để chứng minh?
- VD: Chứng minh rằng:
+ Nước không có hình dạng xác định.
+ Ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật tới mắt.
+ Không khí có thể bị nén lại, giãn ra.
- Tổ chức trình bày:
- Lần lượt các nhóm trình bày thí nghiệm.
- Lớp trao đổi theo yêu cầu và trả lời của nhóm bạn.
- Các nhóm thực hiện.
- Gv cùng hs nhận xét, chốt ý đúng và bình chọn nhóm thắng cuộc.
 2. Hoạt động 2: ứng dụng thực tế.
* Mục tiêu: Hs biết yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng với các thành tựu khoa học kĩ thuật.
* Cách tiến hành:
? Quan sát bóng cây trong ngày nắng giải thích tại sao bóng cây thay đổi?
- Nhiều hs giải thích, lớp nhận xét, trao đổi, bổ sung.
- Gv nhận xét, chốt ý đúng:
- Buổi sáng bóng cây ngả về tây.
- Trưa bóng cây ngắn lại ở gốc cây.
- Chiều bóng ngả về đông.
- Nêu những ứng dụng về nước, nhiệt ... trong cuộc sống hàng ngày?
- VD: Đun nước không đổ nước đầy quá; Không nên ra trời nắng lâu quá; nuôi trồng cây thích hợp.
3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Chuẩn bị cho tiết học sau: Theo 5 nhóm các nhóm chuẩn bị theo sgk/114.
------------------------------------------------
5 Sinh hoạt
Tổng kết tuần 28
Sơ kết tổ:
- Các tổ trưởng nhận xét quá trình rèn luyện và học tập trong tuần vừa qua đối với các thành viên trong tổ của mình.
Sơ kết lớp: 
- Đạo đức: Đa số HS ngoan, lễ phép và đoàn kết.
- Học tập: Đi học đều, nhiều em chăm chỉ trong khi học và ôn nên có kết quả kiểm tra tiến bộ. Biểu dương: Mão, Tiềm, Liên, Đường có cố gắng trong học tập.
Phương hướng tuần sau: Tiếp tục duy trì các nề nếp đã đạt được. Tăng cường học và ôn tập, rèn chữ,
 ------------------------------------------------------------------------------
...

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 28 moi sua.doc