Giáo án lớp 4 - Trường TH Linh Phú - Tuần 6

Giáo án lớp 4 - Trường TH Linh Phú - Tuần 6

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: Giúp HS:

1/ Đọc trơn tru toàn bài. Biết đọc bài với giọng văn trầm buồn xúc động thể hiện sự ân hận, dằn vặt của An-đrây-ca trước cái chết của ông. Đọc phân biệt lời nhân vật với lời kể chuyện.

2/ Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.

Hiểu nội dung câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

 GV : Tranh minh hoạ trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A- Bài cũ: Gọi 2 3 học sinh đọc thuộc lòng bài "Gà Trống và Cáo"-> nhận xét và ghi điểm.

B- Bài mới:

 

doc 20 trang Người đăng huong21 Lượt xem 540Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 4 - Trường TH Linh Phú - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Thứ hai ngày 28 tháng 9 năm 2009
Tập đọc 
Nỗi dằn vặt của AN-đrây-ca
I. mục đích - yêu cầu: Giúp HS:
1/ Đọc trơn tru toàn bài. Biết đọc bài với giọng văn trầm buồn xúc động thể hiện sự ân hận, dằn vặt của An-đrây-ca trước cái chết của ông. Đọc phân biệt lời nhân vật với lời kể chuyện.
2/ Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. 
Hiểu nội dung câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
II. Đồ dùng dạy - học:
 GV : Tranh minh hoạ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
A- Bài cũ: Gọi 2 đ3 học sinh đọc thuộc lòng bài "Gà Trống và Cáo"-> nhận xét và ghi điểm.
B- Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
b. Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 1:
- T nghe sửa lỗi
- 3 đ4 học sinh đọc đoạn 1.
- HS đọc trong nhóm 2.
- 1đ2 em đọc lại cả đoạn.
- Khi câu chuyện xảy ra An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó thế nào?
- An-đrây-ca lúc đó mới 9 tuổi, em sống cùng ông và mẹ, ông đang ốm rất nặng.
- Mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông thái độ của em lúc đó như thế nào?
- An-đrây-ca nhanh nhẹn đi ngay.
- An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông?
HD nêu ý 1:
- Được các bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc, mải chơi nên quên lời mẹ dặn, mãi sau em mới nhớ ra, chạy đến cửa hàng mua thuốc mang về.
- Cho HS tìm cách đọc
- GV đọc mẫu.
- HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm.
c. Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 2.
- 2đ3 học sinh đọc nối tiếp.
- T hướng dẫn lỗi phát âm.
- Từng cặp đọc.
- 1đ2 học sinh đọc cả bài
- Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà.
- Cậu hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Ông đã qua đời.
- An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào?
- Cậu oà khóc khi biết ông đã qua đời. Bạn cho rằng chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông đã chết.
- Câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào?
- Rất thương yêu ông, không tha thứ cho mình vì ông sắp chết mà còn mải chơi bóng.
HD nêu ý 2:
* An-đrây-ca rất có ý thức trách nhiệm trung thực và nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
ý nghĩa: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và có ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
d. Thi đọc diễn cảm:
- T cho HS đọc phân vai.
- HS đọc diễn cảm.
4/ Củng cố - dặn dò:
- Đặt lại tên cho truyện theo ý nghĩa của truyện.
- NX giờ học. Nhắc VN chuẩn bị bài sau.
--------------------------------------------
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
 Giúp học sinh :
- Rèn kỹ năng đọc, phân tích và xử lí số liệu trên 2 loại biểu đồ.
- Thực hàng lập biểu đồ.
II. Đồ dùng dạy học: GV: - Vẽ sẵn biểu đồ của bài 3.
III. Các hoạt động dạy học:
A- Bài cũ:
B- Bài mới:
1/ Bài số 1:
+ Cho HS nêu miệng.
HS làm vào VBT
- Tuần 2 bán nhiều hơn tuần 1 bao nhiêu mét vải hoa?
- 100 m
- Cả 4 tuần cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải hoa?
- 700 m
- Số vải trắng tuần nào bán được nhiều nhất? Là bao nhiêu mét?
- Tuần 3 là 300 m.
b. Bài 2
Học sinh làm vào vở
- Tháng 7 có bao nhiêu ngày mưa?
- Có 18 ngày mưa
- Tháng 8 mưa nhiều hơn tháng 9 là bao nhiêu ngày?
- 12 ngày
- Trung bình mỗi tháng có bao nhiêu ngày mưa?
(18 + 15 + 3) : 3 = 12 (ngày)
- Nêu cách tính trung bình cộng của nhiều số?
- Tính tổng của các SH rồi lấy tổng đó chia cho số các số hạng.
c. Bài 3:- Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
- Bài tập yêu cầu gì?
- HD thực hiện.
- Vẽ tiếp vào biểu đồ
- Tự thực hiện vào vở.
C- Củng cố - dặn dò:
- Nêu cách đọc biểu đồ.
- NX giờ học.
-----------------------------------
Kể chuyện 
Kể chuyện đã nghe- đã đọc
I. Mục đích - yêu cầu:
1/ Rèn kỹ năng nói:
- Biết kể tự nhiên bằng lời kể của mình một câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về lòng tự trọng.
- Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về ND, ý nghĩa câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện). Có ý thức rèn luyện mình để trở thành người có lòng tự trọng.
2/ Rèn kỹ năng nghe:
- HS chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng về lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
	GV: - Viết sẵn gợi ý 3 trong SGK. (dàn ý kể chuyện)
HS: 	- Sưu tầm truyện viết về lòng tự trọng.
III. Các hoạt động dạy - học:
A- Bài cũ:
- Kể một câu chuyện em đã được nghe - được đọc về tính trung thực.
B- Bài mới:
1/ Giới thiệu bài.
2/ Hướng dẫn học sinh kể chuyện.
a. Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của đề bài.
Đề bài: Kể lại 1 câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe (nghe qua ông bà, cha mẹ hay qua ai đó kể lại) hoặc được đọc.
- Cho HS đọc gợi ý
- Cho HS giới thiệu tên câu chuyện của mình.
- T dán lên bảng dàn ý kể chuyện - tiêu chuẩn đánh giá.
- Học sinh đọc tiếp nối nhau.
- HS lần lượt giới thiệu.
b. Thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- T cho HS kể theo cặp.
- HS kể trong nhóm.
Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- T tổ chức cho HS thi kể trước lớp.
- HS kể xong đều cùng đối thoại với cô giáo, với các bạn.
- T cho lớp nhận xét – tính điểm.
- Bình chọn câu chuyện hay, người kể hấp dẫn nhất, người đặt câu hỏi hay nhất.
3/ Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học: 
- Dặn dò: Về nhà xem trước các tranh của bài kể chuyện: Lời ước với trăng.
--------------------------------------
Đạo đức 
biết bày tỏ ý kiến (tiếp)
I. Mục tiêu:
KT:Việc trẻ em được bày tỏ ý kiến sẽ giúp cho những quyết định có liên quan đến các em phù hợp với các em hơn. Điều đó thể hiện sự tôn trọng các em, tạo điều kiện để các em phát triển tốt nhất.
- Trước những sự việc có liên quan đến mình các em được phép nêu ý kiến bày tỏ suy nghĩ và ý kiến đó phải được lắng nghe, tôn trọng nhưng không phải các em được phép bày tỏ ý kiến để đòi hỏi mọi thứ không phù hợp . 
TĐ: ý thức được quyền của mình, tôn trọng ý kiến của các bạn và tôn trọng ý kiến của người lớn. 
HV: Biết nêu ý kiến của mình đúng lúc đúng chỗ. 
II. Đồ dùng dạy học:
 GV :- Chép sẵn tình huống ở hoạt động 1 
III. Các hoạt động dạy – học:
A- Bài cũ:
- Trong những truyện có liên quan tới các em, các em có quyền gì? 
B- Bài mới:
1/ HĐ1: Trò chơi "có -không" 
* Mục tiêu: Học sinh biết xử lý tình huống, hiểu được những quyền trẻ em được bày tỏ được nêu ý kiến 
* Cách tiến hành:
- T cho HS thảo luận nhóm và cho biết bạn nhỏ ở tình huống đó có được bày tỏ ý kiến hay không? 
- HS theo nhóm 6 đ8
1) Đúng 
1) Bạn Tâm lớp ta cần đươc giúp đỡ, chúng ta cần phải làm gì? 
2) Sai
2) Anh trai của Lan vứt đồ chơi của Lan đi mà Lan không được biết.
3) Đúng
..
3) Bố mẹ định mua cho An chiếc xe đạp mới và hỏi ý kiến An.
- Tại sao trẻ em cần được bày tỏ ý kiến về các vấn đề liên quan đến trẻ em
- Để những vấn đề đó phù hợp hơn với các em giúp các em phát triển tốt nhất đảm bảo quyền được tham gia.
- Em cần thực hiện quyền đó như thế nào?
- Em cần nêu ý kiến thẳng thắn, mạnh dạn nhưng cũng tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người lớn, không đưa ra những ý kiến sai trái vô lý. 
* Kết luận: Giáo viên chốt ý 
2/ Hoạt động 2: Em sẽ nói như thế nào? 
* Mục tiêu: ý thức được quyền của mình tôn trọng ý kiến của các bạn tôn trọng ý kiến của người lớn .
 * Cách tiến hành
- cho HS thảo luận
HS chọn một trong 4 tình huống và thảo luận 
- Yêu cầu các nhóm lần lượt lên thể hiện 
- Các nhóm đóng vai -> Lớp nhận xét 
- Khi bày tỏ ý kiến, các em có thái độ như thế nào?
* Két luận: Giáo viên chốt ý 
- Phải lễ phép, nhẹ nhàng, tôn trọng người lớn 
3/ Hoạt động 3: Trò chơi"phỏng vấn" 
* Mục tiêu: HS hiểu trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến của mình cho người khác để trẻ em có những điều kiện phát triển tốt nhất.
* Cách tiến hành: 
- Cho HS thảo luận về các vấn đề 
- HS thảo luận nhóm 2: đóng vai phóng viên phỏng vấn bạn 
+ Tình hình vệ sinh lớp em, trường em ?
+ Những hoạt động mà em muốn tham gia ở trường lớp?
VD:
- Mùa hè này em định làm gì?
+ Những công việc em muốn tham gia ở trường?
+ Những nơi mà em muốn đi thăm? 
* Kết luận: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến của mình cho người khác để trẻ em có những điều kiện phát triển tốt nhất 
- Mùa hè này em muốn đi thăm Hà Nội, em muốn được học 1 khoá học nhạc 
- Vì sao? 
4/ Hoạt động nối tiếp: 
	- Việc nêu ý kiến của các em có cần thiết không?
- Cần bày tỏ ý kiến với những vấn đề có liên quan để làm gì? 
- Nhận xét giờ học. VN chuẩn bị bài sau.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 29 tháng 9 năm 2009
Chính tả 
Người viết truyện thật thà
I. Mục đích - Yêu cầu: Giúp HS:
1. Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng truyện ngắn: Người viết truyện thật thà.
2. Biết tự phát hiện lỗi, và sửa sai lỗi trong bài chính tả.
3. Tìm và viết đúng chính tả các từ láy có tiếng chứa các âm đầu s/x hoặc có thanh hỏi, thanh ngã.
II. Đồ dùng dạy học:
 GV : Viết sẵn nội dung bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A- Bài cũ:
- Viết các từ bắt đầu bằng l/n.
B- Bài mới:
1/ Hướng dẫn nghe - viết:
- T đọc mẫu bài viết.
- HS đọc thầm.
- 1 HS đọc bài.
- Ban-dắc là một người như thế nào?
- Là một nhà văn nổi tiếng thế giới có tài tưởng tượng tuyệt vời.
- Cho HS luyện viết tiếng dễ lẫn.
- HS viết bảng con: lên xe, nên nói, Ban-dắc.
- Cho 1 HS phát âm lại.
- T nhắc nhở cách trình bày.
- T đọc lại toàn bài.
- HS viết bài.
- HS soát bài.
2/ Bài tập:
- Cho HS đọc yêu cầu.
- Cho HS tự đọc bài, phát hiện và sửa lỗi.
- Lớp đọc thầm.
- HS lên bảng trình bày bài tập.Lớp nhận xét
Bài số 3:
- Bài tập yêu cầu gì?
- Tìm từ láy
- HS nêu miệng
- Có tiếng chứa âm s.
- Có tiếng chứa âm x.
+ Suôn sẻ; sốt sắng; say sưa
+ Xôn xao; xì xèo; xanh xao
- T nhận xét -đánh giá
3/ Củng cố - dặn dò:
- NX giờ học.
- Nhắc chuẩn bị bài giờ sau.
-------------------------------------------
Toán 
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập, củng cố về:
- Viết, đọc, so sánh các số tự nhiên.
- Đơn vị đo khối lượng và đơn vị đo thời gian.
- Một số hiểu biết ban đầu về biểu đồ, về số trung bình cộng.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
A- Bài cũ:
Nêu cách đọc biểu đồ.
B- Bài mới:
a. Bài số 1:
- HS làm SGK
a) Số liền sau số: 2 835 917 là 2 835 918
b) Số liền trước số: 2 835 917 là 2 835 916
- Cách tìm số liền trước? Số liền sau?
- Giá trị chữ số 2 trong số:
- Muốn tìm giá trị của các chữ số trong mỗi số ta căn cứ vào đâu?
- Căn cứ vào vị trí của chữ số đó thuộc hàng, lớp nào?
b. Bài số 2:
c. Bài số 3:- Cho HS nêu miệng
- Cách tìm trung bình cộng của nhiều số?
d)  ... hành:
- Cho học sinh quan sát hình 24, 25
+ Nêu những cách bảo quản thức ăn trong từng hình.
- Gọi học sinh nêu miệng và HD bổ sung.
- Phơi khô - Làm mứt
- Đóng hộp - Làm mắm
- Ướp lạnh 
2/ Hoạt động 2: Cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn.
* Mục tiêu: - Giải thích được cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn.
* Cách tiến hành: Cho HS thảo luận
- Nguyên tắc chung của việc bảo quản thức ăn là gì?
- HS thảo luận nhóm 2
- Làm cho thức ăn khô để các vi sinh vật không phát triển được.
- Cho học sinh làm bài tập theo phiếu.
a) Phơi khô, nướng, sấy
b) Ướp muối, ngâm nước mắm
c) Ướp lạnh
* Kết luận: T chốt ý
d) Đóng hộp
e) Cô đặc với đường.
3/ HĐ 3: Một số cách bảo quản thức ăn.
* Mục tiêu: - HS liên hệ thực tế về cách bảo quản một số thức ăn mà gia đình áp dụng.
* Cách tiến hành:
- Kể tên của 3 đ5 loại thức ăn và cách bảo quản ở gia đình em?
- HS nêu miệng
VD: Cá ướp muối
 Thịt làm ruốc
 Thịt sấy khô (trâu, lạp sườn)
* Kết luận: Để thức ăn được lâu, không bị mất chất dinh dưỡng,..
4/ Hoạt động nối tiếp:
	- Nhận xét giờ học.Về nhà ôn bài+ Chuẩn bị bài sau.
-------------------------------------
Tập làm văn
Trả bài văn Viết thư 
I. Mục đích - yêu cầu: Giúp HS:
1. Nhận thức đúng về lỗi trong lá thư của bạn và của mình khi đã được thầy cô giáo chỉ rõ. Biết tham gia cùng các bạn trong lớp chữa những lỗi chung về ý, về bố cục bài, cách dùng từ,đặt câu, lỗi chính tả. Biết tự chữa những lỗi thầy cô yêu cầu chữa trong bài viết của mình.
2. Nhận biết được các ưu điểm khi làm bài mà được thầy cô giáo khen.
II. Đồ dùng dạy học:
GV:	- Chép sẵn đề.
III. Các hoạt động dạy - học:
1/ Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp:
- GV chép đề	- HS đọc đề bài.
- Nhận xét kết quả làm bài
* Ưu điểm: Nhìn chung các em xác định đúng yêu cầu của kiểu bài viết thư.
	- Bố cục đầy đủ, rõ ràng.
	- ý của câu văn cụ thể.
	- Diễn đạt lôgic, mạch lạc, tự nhiên.
	VD: 
* Tồn tại: 
	- 1 số bài viết bố cục chưa rõ ràng.
	- Nội dung còn sơ sài, chưa đủ ý.
	- Cách sử dụng dấu câu còn hạn chế.
	- Dùng từ chưa sát thực.
	- Diễn đạt còn lủng củng.
	- Sai nhiều lỗi chính tả.
- Thống kê điểm:
	Điểm	8:	5:
	7:	4:
	6:	3:
2/ Hướng dẫn chữa bài:
- T trả bài cho HS.
a. Hướng dẫn từng HS sửa lỗi.
- Yêu cầu học sinh đọc bài.
- Đọc lời nhận xét.
- Đọc những lỗi sai.
- Tự sửa lỗi
- Cho HS đổi bài chéo nhau.
- HS soát lỗi cho nhau.
b. Hướng dẫn chưa lỗi chung:
- T chép các lỗi định chữa
- 1 - 2 học sinh lên bảng chữa.
- Lớp chữa lỗi trên nháp.
- HS nhận xét bài chữa.
- T chữa lại cho đúng
- HS chữa vào vở.
3/ Hướng dẫn học tập những đoạn thư, lá thư hay.
- T đọc 1 số đoạn văn, lá thư hay.
- HS trao đổi tìm ra cái hay đrút kinh nghiệm cho mình.
4/ Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Yêu cầu học sinh viết chưa đạt về nhà viết lại.
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 2 tháng 10 năm 2009
Thể dục 
Bài số 12
I. Mục tiêu:
- Củng cố và nâng cao kỹ thuật: Đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại, đổi chân khi đi đều bị sai nhịp. Yêu cầu đi đều đến chỗ vòng không bị xô lệch hàng, biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- Trò chơi: "Ném trúng đich". Yêu cầu tập trung chú ý, bình tĩnh, khéo léo, ném chính xác vào đích.
II. Địa điểm - phương tiện:
GV:	 Sân trường, VS nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
 1 còi. 2đ4 quả bóng và vật làm đích, kẻ sân chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
ĐL
Phương pháp tổ chức
1) Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung y/c bài học.
(10')
Đội hình tập hợp
x x x x x x x x
x x x x x x x x
- Cho H khởi động.
- HS xoay khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông.
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên 100đ200m
- Trò chơi "Thi đua xếp hàng"
- Cán sự điều khiển.
2) Phần cơ bản:
a. Đội hình đội ngũ.
- Ôn đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
(20')
12'
1đ2 
lần
- Cán sự điều khiển
- Chia tổ tập luyện
- Thi đua trình diễn
b. Trò chơi vận động
Trò chơi " Ném trúng đích"
8'
- T phổ biến luật chơi, cách chơi.
- HS chơi trò chơi thi đua.
3/ Phần kết thúc:
4đ5'
- Đứng tại chỗ vỗ tay theo nhịp.
- Chơi trò chơi "Diệt các con vật có hại"
-----------------------------------------
Toán 
Phép trừ
I. Mục tiêu: Giúp học sinh: 
- Củng cố kỹ năng thực hiện phép tính trừ có nhớ và không có nhớ với số tự nhiên có 4, 5, 6 chữ số.
- Củng cố kỹ năng giải toán có lời văn bằng một phép tính trừ.
- Luyện vẽ hình theo mẫu.
II. Đồ dùng dạy học:
III. các hoạt động dạy và học:
A- Bài cũ:
B- Bài mới:
-VD1: 865279 - 450237
- Cho HS lên bảng - lớp làm nháp
-
865279
450237
415042
- Khi thực hiện phép tính các số TN ta đặt tính như thế nào? Thực hiện phép tính theo thứ tự nào?
- HS nêu miệng cách thực hiện
- Đặt tính sao cho các hàng thẳng cột với nhau rồi thực hiện từ phải sang trái.
2/ Luyện tập.
a. Bài số 1:
-
- Nêu cách thực hiện phép trừ.
- HS làm bảng con
987846 969696 839084
783251 656565 246397
204613 313131 592147
b. Bài số 2:
- Bài tập yêu cầu gì?
80000 941302 48600
48765 298764 9455
31235 642538 39145
c. Bài số 3:
Bài tập cho biết gì? Yêu cầu tìm gì.
d. Bài số 4:
Giải
3/ Củng cố - dặn dò:
- Nêu cách trừ 2 số có nhiều chữ số.
- NX giờ học. Nhắc HS chuẩn bị bài giờ sau.
	--------------------------------------------
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
I. Mục đích - yêu cầu:
1. Dựa vào 6 tranh minh hoạ truyện Ba lưỡi rìu và những lời dẫn giải dưới tranh, HS nắm được cốt truyện Ba lưỡi rìu phát triển ý ở dưới mỗi tranh thành 1 đoạn văn kể chuyện.
2. Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện Ba lưỡi rìu.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: 	- Tranh minh hoạ như SGK. Viết sẵn nội dung bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy – học:
A- Bài cũ:
	Nêu ghi nhớ đoạn văn trong bài văn kể chuyện.
B- Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập.
a) Bài tập 1:
+ Cho HS đọc yêu cầu của bài tập
- T giải nghĩa từ "tiều phu"
- Truyện có mấy nhân vật?
- Nội dung chuyện nói về điều gì?
- HS đọc phần lời dưới mỗi tranh.
- 2 nv : Chàng tiều phu và 1 cụ già.
- Chàng trai được tiên ông thử thách tính thật thà, trung thực qua những lưỡi rìu.
+ Cho HS đọc câu diễn giải dưới tranh.
- 6 học sinh đọc tiếp nối.
- Cho HS dựa vào tranh và lời dẫn kể lại chuyện Ba lưỡi rìu.
- 2 học sinh thi kể.
b. Bài tập 2:
+ Cho HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS quan sát tranh 1 và trả lời
- 1 HS đọc - lớp đọc thầm
+ Nhân vật làm gì?
- Chàng tiều phu đang đốn củi thì bị lưỡi rìu văng xuống sông.
+ Nhân vật nói gì?
- Chang buồn bã nói: "Cả nhà ta chỉ trông vào lưỡi rìu này, nay mất rìu thì sống thế nào đây?"
+ Ngoại hình nhân vật?
- Chàng tiều phu nghèo, ở trần, quấn khăn ở mỏ rìu.
- T hướng dẫn tương tự với tranh 2, 3, 4, 5, 6 và nêu nội dung chính của từng đoạn văn.
- Cho HS kể chuyện.
- HS kể trong nhóm
Đại diện từng nhóm thi kể từng đoạn, kể toàn truyện.
3/ Củng cố - dặn dò:
- Nêu cách phát triển câu chuyện.
- Nhận xét giờ học. Về nhà viết lại câu chuyện đã kể ở lớp.
-------------------------------------------
Khoa học
Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
I. Mục tiêu: Sau bài học HS có thể:
- Kể tên một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
- Nêu cách phòng tránh một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: 	- Hình trang 26, 27 SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
A- Bài cũ:
- Nêu nguyên tắc chung của việc bảo quản thức ăn.
B- Bài mới:
1/ Hoạt động 1: Một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
* Mục tiêu: - Mô tảđặc điểm bên ngoài của trẻ bị bệnh còi xương, suy dinh dưỡng và người bị bệnh bướu cổ. Nêu được nguyên nhân gây ra bệnh trên.
* Cách tiến hành:
+ Cho HS quan sát hình 1, 2 T26.
- Mô tả các dấu hiệu của bệnh còi xương, suy dinh dưỡng và bệnh bướu cổ.
+ HS thảo luận nhóm 2.
- Người gầy còm, yếu, đầu to.
- Cổ to
- Nguyên nhân dẫn đến bệnh trên?
- Không được ăn đủ lượng, đủ chất, đặc biệt thiếu chất đạm sẽ suy dinh dưỡng, nếu thiếu vi-ta-min D sẽ bị còi xương.
* Kết luận: T chốt ý.
2/ Hoạt động 2: Cách phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
* Mục tiêu: Nêu tên và cách phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
* Cách tiến hành
- Ngoài bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, bướu cổ các em có biết bệnh nào do thiếu dinh dưỡng?
- Quáng gà, khô mắt thiếu vi-ta-min
- Bệnh phù do thiếu vi-ta-min B
- Bệnh chảy máu chân răng.
- Nêu cách phát hiện và đề phòng các bệnh thiếu dinh dưỡng?
- Thường xuyên theo dõi cân nặng cho trẻ.
- Cần có chế độ ăn hợp lí.
* Kết luận: T chốt ý
3/ HĐ3: Chơi trò chơi: "Thi kể têm một số bệnh.
* Mục tiêu: Củng cố những kiến thức đã học trong bài.
* Cách tiến hành:
- T chia HS thành 2 đội.
- T phổ biến luật chơi và cách chơi
VD: Đội 1 nói: "Thiếu chất đạm"
 Đội 2 trả lời: Sẽ bị suy dinh dưỡng.
- Nếu đội 2 trả lời sai thì đội 1 tiếp tục ra câu đố.
- Mỗi đội cử 1 đội trưởng rút thăm xem đội nào nói trước.
- Học sinh chơi trò chơi.
* Kết luận: T tuyên dương đội thắng cuộc.
4/ Hoạt động nối tiếp.
- Em biết điều gì mới qua tiết học?
- Nhận xét giờ học và nhắc HS chuẩn bị bài sau.
------------------------------------
Kĩ thuật 
Khâu viền đường gấp mép vải 
bằng mũi khâu đột
I. Mục tiêu:
- HS biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc khâu đột mau.
- Có ý thức yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: - Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền. Một số sản phẩm có đường khâu viền.
 - Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
HS : Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy – học:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Quan sát - nhận xét mẫu:
- T giới thiệu sản phẩm.
- Cho HS nhận xét đường gấp mép vải và đường khâu viền trên mẫu.
- HS quan sát
- Mép vải được gấp 2 lần đường gấp ở mặt trái mảnh vải, được khâu bằng mũi khâu đột thưa hoặc mau, đường khâu ở mặt phải mảnh vải.
- T nhận xét và tóm tắt đường khâu viền gấp mép vải.
3/ HĐ2: Hướng dẫn thao thác kỹ thuật:
- Cho HS quan sát hình 1, 2, 3, 4
- Nêu cách gấp mép vải.
- HS quan sát
- Kẻ 2 đường thẳng ở mặt trái vải
đờng 1 cách mép vải 1cm
đường 2 cách đường 1: 2cm
- Gấp theo đường vạch dấu 1
- Gấp mép vải lần 2.
- Nêu cách khâu viền đường gấp mép?
- Khâu lược
- Khâu viền bằng mũi khâu đột.
- Cho HS thực hành
- HS gấp mép vải theo đường vạch dấu.
- T quan sát.
4/ Củng cố - dặn dò:
- Chuẩn bị vật liều giờ sau thực hành.
- Nhận xét giờ học.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 6 moi sua.doc