Giáo án lớp 4 tuần 10

Giáo án lớp 4 tuần 10

Tập đọc

Tiết 19: Ôn tập giữa học kì I ( tiết 1)

I, Mục tiêu:

- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu của hs.( trả lời được 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc).

- Yêu cầu kĩ năng đọc thành tiếng: Hs đọc trôi chảy cac bài tập đọc đã học từ đầu HKI của lớp 4, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giwac các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.

- hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm: Thương người như thể thương thân.

- Tìm đúng những đoạn văn cần được thể hiện bằng giọng đọc đã nêu trong sgk. Đọc diễn cảm đoạn văn đó đúng yêu cầu về giọng đọc.

 

doc 33 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1106Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 4 tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2009
 Ngày soạn:
Ngày giảng:..
Tập đọc
Tiết 19: Ôn tập giữa học kì I ( tiết 1)
I, Mục tiêu:
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu của hs.( trả lời được 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc).
- Yêu cầu kĩ năng đọc thành tiếng: Hs đọc trôi chảy cac bài tập đọc đã học từ đầu HKI của lớp 4, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giwac các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.
- hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm: Thương người như thể thương thân.
- Tìm đúng những đoạn văn cần được thể hiện bằng giọng đọc đã nêu trong sgk. Đọc diễn cảm đoạn văn đó đúng yêu cầu về giọng đọc.
II, Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên bài tập đọc và học thuộc lòng trong 9 tuần đầu.
- Phiếu bài tập 2.
III, Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1, Giới thiệu nội dung ôn tập.
2, Hướng dẫn ôn tập: 
2.1, Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng 
( kiểm tra khoảng 1/3 số hs của lớp)
- Tổ chức kiểm tra: yêu cầu từng hs lên bốc thăm tên bài đọc, bốc được bài nào , đọc bài đó.
- Sau mỗi hs đọc bài, gv đặt 1-2 câu hỏi về nội dung bài hs đọc, yêu cầu trả lời các câu hỏi đó.
- Gv cho điểm.
2.2, Bài tập:
Bài 2: 
- Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể?
- Hãy kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “ Thương người như thể thương thân”
- Gv nhận xét.
- Hs xem lại các bài tập đọc và học thuộc lòng.
- hs đọc bài và trả lời câu hỏi kiểm tra.
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Những bài kể về một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật để nói lên một điều có ý nghĩa.
- Hs nêu tên: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu; Người ăn xin.
- Hs trao đổi theo cặp điền vào bảng.
Tên bài
Tác giả
Nội dung chính
Nhận vật
Dế Mèn mèn bênh vực kẻ yếu.
Người ăn xin
Tô Hoài
Tuốc-ghê-nhép
- Dế Mèn thấy chị Nhà Trò bị bọn Nhện ức hiếp, đã ra tay bênh vực .
- Sự thông cảm sâu sắc của cậu bé qua đường và ông lão ăn xin.
- Dế Mèn, Nhà Trò, bọn Nhện.
- Tôi ( chú bé), ông lão ăn xin.
Bài 3: Tìm đoạn văn có giọng đọc:
+ Thiết tha, trìu mến.
+ Thảm thiết.
+ Mạnh mẽ, răn đe.
- Tổ chức cho hs đọc diễn cảm các đoạn văn tìm được.
3, Củng cố, dặn dò:
- Luyện đọc thêm ở nhà.
- Chuẩn bị bài sau.
- H.s nêu yêu cầu.
- Hs thảo luận nhóm tìm các đoạn văn theo yêu cầu.
- Hs đọc từng đoạn văn thể hiện đúng giọng đọc.
Rút kinh nghiệm bài dạy: 
Toán
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
 Giúp HS củng cố về: 
 -Nhận biết góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt.
 -Nhận biết đường cao của hình tam giác.
 -Vẽ hình vuông, hình chữ nhật có độ dài cho trước.
 -Xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước.
II. Đồ dùng dạy học:
 -Thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét và ê ke (cho GV và HS).
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.KTBC: 
 -GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 5 dm, tính chu vi và diện tích của hình vuông.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài:
 -Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được củng cố các kiến thức về hình học đã học. 
 b.Hướng dẫn luyện tập :
 Bài 1
 -GV vẽ lên bảng hai hình a, b trong bài tập, yêu cầu HS ghi tên các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong mỗi hình (SGK) 
-GV có thể hỏi thêm:
 +So với góc vuông thì góc nhọn bé hơn hay lớn hơn, góc tù bé hơn hay lớn hơn ?
 +1 góc bẹt bằng mấy góc vuông ?
 Bài 2 (Làm việc cá nhân – Phiếu bài tập)
 -GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ và nêu tên đường cao của hình tam giác ABC.
 -Vì sao AB được gọi là đường cao của hình tam giác ABC ?
 -Hỏi tương tự với đường cao CB.
 -GV kết luận: Trong hình tam giác có một góc vuông thì hai cạnh của góc vuông chính là đường cao của hình tam giác.
 -GV hỏi: Vì sao AH không phải là đường cao của hình tam giác ABC ?
 Bài 3
 -GV yêu cầu HS tự vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 3 cm, sau đó gọi 1 HS nêu rõ từng bước vẽ của mình.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 4 (Làm việc nhóm 4)
 -GV yêu cầu HS tự vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 6 cm, chiều rộng AD = 4 cm.
 -GV yêu cầu HS nêu rõ các bước vẽ của mình.
 -GV yêu cầu HS nêu cách xác định trung điểm M của cạnh AD.
-GV yêu cầu HS tự xác định trung điểm N của cạnh BC, sau đó nối M với N.
 -GV: Hãy nêu tên các hình chữ nhật có trong hình vẽ ?
 -Nêu tên các cạnh song song với AB.
4.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học.
 -Dặn HS về nhà làm bài tập 4 và chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- 1 em vẽ bài 3 và trả lời 
“Hai đường chéo của hình vuông ABCD bằng nhau và vuông góc với nhau”.
-HS nghe.
- 1 em đọc yêu cầu bài.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào phiếu bài tập.
a) Góc vuông BAC; góc nhọn ABC, ABM, MBC, ACB, AMB ; góc tù BMC ; góc bẹt AMC.
b) Góc vuông DAB, DBC, ADC ; góc nhọn ABD, ADB, BDC, BCD ; góc tù ABC.
+Góc nhọn bé hơn góc vuông, góc tù lớn hơn góc vuông.
+1 góc bẹt bằng hai góc vuông.
-Là AB và BC.
-Vì dường thẳng AB là đường thẳng hạ từ đỉnh A của tam giác và vuông góc với cạnh BC của tam giác.
-HS trả lời tương tự như trên.
-Vì đường thẳng AH hạ từ đỉnh A nhưng không vuông góc với cạnh BC của hình tam giác ABC.
-HS vẽ vào vở, 1 HS lên bảng vẽ và nêu các bước vẽ.
-1 HS lên bảng vẽ (theo kích thước 6 dm và 4 dm), HS cả lớp vẽ hình vào phiếu bài tập.
-HS vừa vẽ trên bảng nêu.
-1 HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
Dùng thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét. Đặt vạch số 0 của thước trùng với điểm A, thước trùng với cạnh AD, vì AD = 4 cm nên AM = 2 cm. Tìm vạch số 2 trên thước và chấm 1 điểm. 
Điểm đó chính là trung điểm M của cạnh AD.
-HS thực hiện yêu cầu.
-ABCD, ABNM, MNCD.
-Các cạnh song song với AB là MN, DC.
-HS cả lớp.
Rút kinh nghiệm bài dạy: 
Đạo đức
Tiết kiệm thời gian
Tiết: 2
I.Mục tiêu:
 -Học xong bài này, HS có khả năng hiểu được:
 +Thời giờ là cái quý nhất, cần phải tiết kiệm.
 +Cách tiết kiệm thời giờ.
 -Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm.
II.Đồ dùng dạy học:
 -SGK Đạo đức 4.
 -Các truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ.
 -Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ và trắng.
IIICác Hoạt động học - học
Hoạt động học
Hoạt động học
*Hoạt động 1:Làm việc cá nhân (bài tập 1 –SGK)
 -GV nêu yêu cầu bài tập 1:
 Em tán thành hay không tán thành việc làm của từng bạn nhỏ trong mỗi tình huống sau? Vì sao?
a/. Ngồi trong lớp, Hạnh luôn chú ý nghe thầy giáo, cô giáo giảng bài. Có điều gì chưa rõ, em tranh thủ hỏi ngay thầy cô và bạn bè.
b/. Sáng nào đến giờ dậy, Nam cũng cố nằm trên giường. Mẹ giục mãi, Nam mới chịu dậy đánh răng, rửa mặt.
c/. Lâm có thời gian biểu quy định rõ giờ học, giờ chơi, giờ làm việc nhà  và bạn luôn thực hiện đúng.
d/. Khi đi chăn trâu, Thành thường vừa ngồi trên lưng trâu, vừa tranh thủ học bài.
đ/. Hiền có thói quen vừa ăn cơm, vừa đọc truyện hoặc xem ti vi.
e/. Chiều nào Quang cũng đi đá bóng. Tối về bạn lại xem ti vi, đến khuya mới lấy sách vở ra học bài.
 -GV kết luận:
 +Các việc làm a, c, d là tiết kiệm thời giờ.
 +Các việc làm b, đ, e không phải là tiết kiệm thời giờ
*Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi (Bài tập 6- SGK/16)
 -GV nêu yêu cầu bài tập 6.
 +Em hãy lập thời gian biểu và trao đổi với các bạn trong nhóm về thời gian biểu của mình.
 -GV gọi một vài HS trình bày trước lớp.
 -GV nhận xét, khen ngợi những HS đã biết sử dụng, tiết kiệm thời giờ và nhắc nhở các HS còn sử dụng lãng phí thời giờ.
*Hoạt động 3: Trình bày, giới thiệu các tranh vẽ, các tư liệu đã sưu tầm (Bài tập 5- SGK/16)
 -GV gọi 1 số HS trình bày trước lớp. 
 -GV khen các em chuẩn bị tốt và giới thiệu hay.
 -GV kết luận chung:
 +Thời giờ là thứ quý nhất, cần phải sử dụng tiết kiệm.
 +Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ vào các việc có ích một cách hợp lí, có hiệu quả.
4.Củng cố - Dặn dò:
 -Thực hiện tiết kiệm thời giờ trong sinh hoạt hàng ngày.
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
-Cả lớp làm việc cá nhân .
-HS trình bày , trao đổi trước lớp.
-HS thảo luận theo nhóm đôi về việc bản thân đã sử dụng thời giờ của bản thân và dự kiến thời gian biểu trong thời gian tới.
-HS trình bày .
-Cả lớp trao đổi, chất vấn, nhận xét.
-HS trình bày, giới thiệu các tranh vẽ, bài viết hoặc các tư liệu các em sưu tầm được về chủ đề tiết kiệm thời giờ.
-HS cả lớp trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của các tranh vẽ, ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương  vừa trình bày.
-HS cả lớp thực hiện.
Rút kinh nghiệm bài dạy: 
Kỹ thuật
Bài 6: 	KHÂU ĐỘT MAU ( 2 tiết)
(tiết 2)
I/ Mục tiêu:
 -HS biết cách khâu đột mau và ứng dụng của khâu đột mau.
 -Khâu được các mũi khâu đột mau theo đường vạch dấu.
 -Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Tranh quy trình khâu mũi đột mau.
 -Mẫu khâu đột mau được khâu bằng len hoặc sợi trên bìa, vải khác màu mũi khâu dài 2cm, một số sản phẩm có đường may bằng máy hoặc đường khâu đột mau và mẫu khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường của bài 4.
 -Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
 +Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích 20 x30cm.
 +Len (hoặc sợi), khác màu vải.
 +Kim khâu len, thước kẻ, phấn vạch. 
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.ổn định : Khởi động.
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ của HS.
3.Dạy bài mới:
 a)Giới thiệu bài: Khâu đột mau.
 b)HS thực hành khâu đột mau:
 * Hoạt động 3: HS thực hành khâu đột mau.
 -GV gọi HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện thao tác khâu 3- 4 mũi khâu đột mau. 
 -GV nhận xét và củng cố kỹ thuật khâu mũi đột mau qua các bước:
 +Bước 1:Vạch dấu đường khâu.
 +Bước 2: Khâu các mũi khâu đột mau theo đường vạch dấu.
 -GV nhắc lại 1 số điểm cần lưu ý khi khâu đột mau để HS thực hiện đúng yêu cầu.
 -GV tổ chức cho HS thực hành và nêu yêu cầu , thời gian thực hành.
 -GV quan sát uốn nắn thao tác cho những HS còn lúng túng hoặc chưa thực hiện đúng.
 * Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của HS.
 -GV tổ chức cho hs trưng bày sản phẩm thực hành.
 -GV nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:
 +Khâu được các mũi khâu đột mau theo đường vạch dấu.
 +Các mũi khâu tương đối bằng nhau và khít nhau.
 +Đường khâu thẳng theo đường vạch dấu và không bị dúm.
 +Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
 -GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS. 
 4.Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét tinh thần, thái độ, kết quả học tập của HS.
 -Hướng dẫn HS về nhà đọc trước bài mới và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài “khâu viền đường gấp m ... än töôïng, khaùi nieäm hoaëc ñôn vò ). 
+ ÑT laø töø chæ hoaït ñoäng , traïng thaùi cuûa söï vaät. 
Thaûo luaän nhoùm ñoâi laøm phieáu.
- Nhöõng HS laøm xong baøi trình baøy keát quaû. GV vaø HS nhaän xeùt.
Rút kinh nghiệm bài dạy: 
Thứ sáu ngày 23 .tháng 10 năm 2009
 Ngày soạn:
 Ngày giảng:.
Toán
Tiết 51 NHÂN VỚI 10, 100, 1000, ...
CHIA CHO 10, 100, 1000, ...
I.Mục tiêu:
 Giúp HS:
 -Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, 
 -Biết cách thực hiện chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,  cho 10, 100, 
1000, 
 -Ap dụng phép nhân số tự nhiên với 10, 100, 1000,  chia các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,  cho 10, 100, 1000,  để tính nhanh.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ, phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.KTBC: 
 -GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập 2b, 4 của tiết 50.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài:
 -Trong giờ học này các em sẽ biết cách nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000,  và chia các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,  cho 10, 100, 1000,  
 b.Hướng dẫn nhân một số tự nhiên với 10, chia số tròn chục cho 10 :
 * Nhân một số với 10 
 -GV viết lên bảng phép tính 35 x 10.
 -GV hỏi: Dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân, bạn nào cho biết 35 x 10 còn bằng gì ?
 -10 còn gọi là mấy chục ?
 -Vậy 10 x 35 = 1 chục x 35.
 -GV hỏi: 1 chục nhân với 35 bằng bao nhiêu ?
 -35 chục là bao nhiêu ?
 -Vậy 10 x 35 = 35 x 10 = 350.
 -Em có nhận xét gì về thừa số 35 và kết quả của phép nhân 35 x 10 ?
 -Vậy khi nhân một số với 10 chúng ta có thể viết ngay kết quả của phép tính như thế nào ?
 -Hãy thực hiện:
 12 x 10
 78 x 10
 457 x 10
 7891 x 10
 * Chia số tròn chục cho 10 
 -GV viết lên bảng phép tính 350 : 10 và yêu cầu HS suy nghĩ để thực hiện phép tính.
 -GV: Ta có 35 x 10 = 350, Vậy khi lấy tích chia cho một thừa số thì kết quả sẽ là gì ?
 -Vậy 350 chia cho 10 bằng bao nhiêu ?
 -Có nhận xét gì về số bị chia và thương trong phép chia 350 : 10 = 35 ?
 -Vậy khi chia số tròn chục cho 10 ta có thể viết ngay kết quả của phép chia như thế nào ?
 -Hãy thực hiện:
 70 : 10
 140 : 10
 2 170 : 10
 7 800 : 10
 c.Hướng dẫn nhân một số tự nhiên với 100, 1000,  chia số tròn trăm, tròn chục, tròn nghìn,  cho 100, 1000,  :
 -GV hướng dẫn HS tương tự như nhân một số tự nhiên với 10, chia một số tròn trăm, tròn nghìn,  cho 100, 1000, 
 d.Kết luận :
 -GV hỏi: Khi nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000,  ta có thể viết ngay kết quả của phép nhân như thế nào ?
 -Khi chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,  cho 10, 100, 1000,  ta có thể viết ngay kết quả của phép chia như thế nào ?
 e.Luyện tập, thực hành :
 Bài 1
 -GV yêu cầu HS tự viết kết quả của các phép tính trong bài, sau đó nối tiếp nhau đọc kết quả trước lớp.
 Bài 2
 -GV viết lên bảng 300 kg =  tạ và yêu cầu HS thực hiện phép đổi.
 -GV yêu cầu HS nêu cách làm của mình, sau đó lần lượt hướng dẫn HS lại các bước đổi như SGK:
 +100 kg bằng bao nhiêu tạ ?
 +Muốn đổi 300 kg thành tạ ta nhẩm 
300 : 100 = 3 . Vậy 300 kg = 3 tạ.
 -GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
-GV chữa bài và yêu cầu HS giải thích cách đổi của mình.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
4.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm lại bài tập 1 vào vở và chuẩn bị bài sau.
-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
-HS nghe.
-HS đọc phép tính.
-HS nêu: 35 x 10 = 10 x 35
-Là 1 chục.
-Bằng 35 chục.
-Là 350.
-Kết quả của phép tính nhân 35 x 10 chính là thừa số thứ nhất 35 thêm một chữ số 0 vào bên phải.
-Khi nhân một số với 10 ta chỉ việc viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số đó.
-HS nhẩm và nêu:
12 x 10 = 120
78 x 10 = 780
457 x 10 = 4570
7891 x 10 = 78 910
-HS suy nghĩ.
-Là thừa số còn lại.
-HS nêu 350 : 10 = 35.
-Thương chính là số bị chia xóa đi một chữ số 0 ở bên phải.
-Ta chỉ việc bỏ đi một chữ số 0 ở bên phải số đó.
-HS nhẩm và nêu:
 70 : 10 = 7
 140 : 10 = 14
 2 170 : 10 = 217
 7 800 : 10 = 780
-Ta chỉ việc viết thêm một, hai, ba,  chữ số 0 vào bên phải số đó.
-Ta chỉ việc bỏ bớt đi một, hai, ba,  chữ số 0 ở bên phải số đó.
-Làm bài vào PBT, sau đó mỗi HS nêu kết quả của một phép tính, đọc nối tiếp.
-HS nêu: 300 kg = 3 tạ.
+100 kg = 1 tạ.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
70 kg = 7 yến 120 tạ = 12 tấn
800 kg = 8 tạ 5000 kg = 5 tấn
300 tạ = 30 tấn 4000 g = 4 kg
-HS nêu tương tự như bài mẫu.
Ví dụ 5000 kg =  tấn
Ta có: 1000 kg = 1 tấn
 5000 : 1000 = 5
Vậy 5000 kg = 5 tấn
-HS.
Rút kinh nghiệm bài dạy: 
Luyện từ và câu
Ôn tập giữa học kì I
( Làm bài kiểm tra – đề do tổ chuyên môn ra)
Tập làm văn
Ôn tập giữa học kì I
( Làm bài kiểm tra – đề do tổ chuyên môn ra)
Khoa học
Bài 20: NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ?
I/ Mục tiêu:
 Giúp HS:
 -Quan sát và tự phát hiện màu, mùi, vị của nước.
 -Làm thí nghiệm, tự chứng minh được các tính chất của nước: không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía, thấm qua một số vật và có thể hoà tan một số chất.
 -Có khả năng tự làm thí nghiệm, khám phá các tri thức.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Các hình minh hoạ trong SGK trang 42, 43.
 -HS và GV cùng chuẩn bị: HS phân công theo nhóm để đảm bảo có đủ.
 +2 cốc thuỷ tinh giống nhau (có dán số)
 +Nước lọc, sữa.
 +Một miếng vải nhỏ (bông, giấy thấm, bọt biển,  ).
 +Một ít đường, muối, cát.
 +Thìa 3 cái.
 -Bảng kẻ sẵn các cột để ghi kết quả thí nghiệm.
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: .
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
 -Hỏi: Chủ đề của phần 2 chương trình khoa học có tên là gì ?
 -GV giới thiệu: Chủ đề này giúp các em tìm hiểu về một số sự vật và hiện tượng trong tự nhiên và vai trò của nó đối với sự sống của con người và các sinh vật khác. Bài học đầu tiên các em sẽ tìm hiểu xem nước có tính chất gì ?
 * Hoạt động 1: Màu, mùi và vị của nước.
 ØMục tiêu:
 -Sử dụng các giác quan để nhận biết tính chất không màu, không mùi, không vị của nước.
 -Phân biệt nước và các chất lỏng khác.
 ØCách tiến hành:
 -GV tiến hành hoạt động trong nhóm theo định hướng.
 -Yêu cầu các nhóm quan sát 2 chiếc cốc thuỷ tinh mà GV vừa đổ nước lọc và sữa vào. Trao đổi và trả lời các câu hỏi :
 1) Cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa ?
 2) Làm thế nào, bạn biết điều đó ?
 3) Em có nhận xét gì về màu, mùi, vị của nước ?
 -Gọi các nhóm khác bổ sung, nhận xét. GV ghi nhanh lên bảng những ý không trùng lặp về đặc điểm, tính chất của 2 cốc nước và sữa.
 -GV nhận xét, tuyên dương những nhóm độc lập suy nghĩ và kết luận đúng: Nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị.
 * Hoạt động 2: Nước không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía. 
 Ø Mục tiêu:
 -HS hiểu khái niệm “hình dạng nhất định”.
 -Biết dự đoán, nêu cách tiến hành và tiến hành làm thí nghiệm tìm hiểu hình dạng của nước.
 -Biết làm thí nghiệm để rút ra tính chất chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía của nước.
 -Nêu được ứng dụng thực tế này.
Ø Cách tiến hành:
 -GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm và tự phát hiện ra tính chất của nước.
 -Yêu cầu HS chuẩn bị: Chai, lọ, hộp bằng thuỷ tinh, nước, tấm kính và khay đựng nước.
 -Yêu cầu các nhóm cử 1 HS đọc phần thí nghiệm 1, 2 trang 43 / SGK, 1 HS thực hiện, các HS khác quan sát và trả lời các câu hỏi.
 1) Nước có hình dạng như thế nào ?
 2) Nước chảy như thế nào ?
 -GV nhận xét, bổ sung ý kiến của các nhóm.
 -Hỏi: Vậy qua 2 thí nghiệm vừa làm, các em có kết luận gì về tính chất của nước ? Nước có hình dạng nhất định không ?
 -GV chuyển ý: Các em đã biết một số tính chất của nước: Không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định có thể chảy tràn lan ra mọi phía. Vậy nước còn có tính chất nào nữa ? Các em cùng làm thí nghiệm để biết.
 * Hoạt động 3: Nước thấm qua một số vật và hoà tan một số chất. 
 Ø Mục tiêu:
 -Làm thí nghiệm phát hiện nước thấm qua và không thấm qua một số vật. Nước hoà tan và không hoà tan một số chất.
 -Nêu ứng dụng của thực tế này.
Ø Cách tiến hành:
 -GV tiến hành hoạt động nhóm.
 -Hỏi:
 1) Khi vô ý làm đổ mực, nước ra bàn em thường làm như thế nào ?
 2) Tại sao người ta lại dùng vải để lọc nước mà không lo nước thấm hết vào vải ?
 3) Làm thế nào để biết một chất có hoà tan hay không trong nước ?
 -GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm 3, 4 trang 43 / SGK.
 -Yêu cầu 4 HS làm thí nghiệm trước lớp.
 +Hỏi: Sau khi làm thí nghiệm em có nhận xét 
gì ?
 +Yêu cầu 3 HS ở 3 nhóm lên bảng làm thí nghiệm với đường, muối, cát xem chất nào hoà tan trong nước.
 +Hỏi: 
 1) Sau khi làm thí nghiệm em có nhận xét 
gì ?
 2) Qua hai thí nghiệm trên em có nhận xét gì về tính chất của nước ?
 3.Củng cố- dặn dò:
 -GV có thể kiểm tra HS học thuộc tính chất của nước ngay ở lớp.
 -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
 -Dặn HS về nhà tìm hiểu các dạng của nước.
 -Nhận xét giờ học, tuyên dương những HS, nhóm HS đã tích cực tham gia xây dựng bài.
-HS lắng nghe.
-Vật chất và năng lượng.
-HS lắng nghe.
-Tiến hành hoạt động nhóm.
-Quan sát và thảo luận về tính chất của nước và trình bày trước lớp.
 -Hs nêu cốc số
+Vì: Nước trong suốt, nhìn thấy cái thìa, sữa màu trắng đục, không nhìn thấy cái thìa trong cốc.
Khi nếm từng cốc: cốc không có mùi là nước, cốc có mùi thơm béo là cốc sữa.
+ Nước không có màu, không có mùi, không có vị gì.
-Nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe.
-HS làm thí nghiệm.
-Làm thí nghiệm, quan sát và thảo luận.
-Nhóm làm thí nghiệm nhanh nhất sẽ cử đại diện lên làm thí nghiệm, trả lời câu hỏi và giải thích hiện tượng.
+ Nước có hình dạng của chai, lọ, hộp, vật chứa nước.
+ Nước chảy từ trên cao xuống, chảy tràn ra mọi phía.
-Các nhóm nhận xét, bổ sung.
-HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-Trả lời.
+Em lấy giẻ, giấy thấm, khăn lau để thấm nước.
+ Vì mảnh vải chỉ thấm được một lượng nước nhất định. Nước có thể chảy qua những lỗ nhỏ các sợi vải, còn các chất bẩn khác bị giữ lại trên mặt vải.
+Ta cho chất đó vào trong cốc có nước, dùng thìa khấy đều lên sẽ biết được chất đó có tan trong nước hay không.
-HS thí nghiệm.
-1 HS rót nước vào khay và 3 HS lần lượt dùng vải, bông, giấy thấm để thấm nước.
+Em thấy vải, bông giấy là những vật có thể thấm nước.
+3 HS đem 3 loại li thí nghiệm lên bảng để Hs cả lớp đều được thấy lại kết quả sau khi thực hiện.
+ Em thấy đường tan trong nước; Muối tan trong nước; Cát không tan trong nước.
+ Nước có thể thấm qua một số vật và hoà tan một số chất.
-4 em đọc
Rút kinh nghiệm bài dạy: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 10.doc