Giáo án lớp 4 tuần 11

Giáo án lớp 4 tuần 11

Ông trạng thả diều

 I/Mục tiêu

1. Kiến thức

 - Hiểu các từ ngữ trong bài .

 - Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh , có ý chí vượt khó nên đã đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi .

2. Kĩ năng:

 - Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi .3. Thái độ: Yêu quê hương đất nước. Trọng dụng người tài .

II. Đồ dùng dạy học.

 - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc

 

doc 29 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1051Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 4 tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tập đọc
Ông trạng thả diều
 I/Mục tiêu
1. Kiến thức
 - Hiểu các từ ngữ trong bài .
 - Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh , có ý chí vượt khó nên đã đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi .
2. Kĩ năng: 
 - Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi .3. Thái độ: Yêu quê hương đất nước. Trọng dụng người tài . 
II. Đồ dùng dạy học.
 - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc
III. Hoạt động dạy học. 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Kiểm tra bài cũ
- GV nhận xét bài kiểm tra giữa học kỳ I 
2/ Dạy bài mới
* Giới thiệu bài: : 
- GV giới thiệu chủ điểm Có chí thì nên
- Giới thiệu bài: Ông trạng thả diều
a/ Luyện đọc:
- GV chia đoạn: bài chia làm 4 đoạn 
Lần 1: cho hs đọc nối tiếp nhau đọc bài (2 lượt)
- GV yêu cầu hs tìm hiểu nghĩa các từ khó được giới thiệu ở phần chú giải
- GV hướng dẫn hs đọc câu dài
- Cho hs đọc theo cặp
- Gọi hs khá, giỏi đọc bài
- GV đọc mẫu: 
(bài văn đọc với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi).
c/ Tìm hiểu bài : 
-Đoạn 1,2
HS đọc thầm cả bài thơ trả lời câu hỏi: 
? Nguyễn Hiền sống ở đời vua nào?
? Cậu ham thích trò chơi gì?
? Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền ?
? Đoạn 1, 2 cho biết điều gì?
- HS đọc thành tiếng đoạn văn còn lại 
? Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào ?
? Đoạn 3 cho biết gì về Nguyễn Hiền?
? Vì sao chú bé Hiền được gọi là ông trạng thả diều ?
- Trả lời câu hỏi 4 trong SGK
- GV kết luận: Mỗi phương án trả lời đều có mặt đúng. Nguyễn Hiền tuổi trẻ tài cao, là người công thành danh toại nhưng điều mà câu chuyện muốn khuyên ta là có chí thì nên. Câu tục ngữ có chí thì nên nói đúng nhất ý nghĩa của câu chuyện.
- ? Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? 
d/ Đọc diễn cảm
Gọi hs đọc nối tiếp nhau toàn bài
- Cho hs đọc theo nhóm 
- T/c cho hs thi đọc đoạn 3 của bài tập đọc.
- GV cùng hs nhận xét ghi điểm 
3/ Củng cố - dặn dò
- GV hệ thống bài. 
- GV nhận xét tiết học .
- GV dặn HS về nhà tiếp tục đọc bài,.
- HS quan sát, nhận xét tranh SGK (103)
- Hs nghe giới thiệu 
 4 HS đọc nối tiếp nhau
+ đoạn 1: Vào đời...... diều để chơi.
+ Đoạn 2: Lên sáu tuổi.... chơi diều.
+ Đoạn 3: Sau vì nhà.....học trò của thầy.
+ Đoạn 4: Phần còn lại.
- Hs giải nghĩa các từ trong sgk (105)
- Nguyễn Hiền sống ở đời vua Nhân Tông, gia đình cậu rất nghèo
- Cậu ham thích trò chơi thả diều
- Nguyễn Hiền đọc đến đâu hiểu ngay đến đấy.... chơi diều
1/ Tư chất thông minh của Nguyễn Hiền
- Nhà nghèo Hiền phải bỏ học.. xin thầy chấm hộ.
- Vì cậu đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi, lúc ấy cậu vẫn thích chơi diều.
2/ Đức tính ham học và chịu khó của Nguyễn Hiền.
. Một HS ôpyđọc câu hỏi, suy nghĩ, trao đổi ý kiến trong cặp, nêu lập luận , thống nhất câu trả lời đúng.
Đại ý:.Câu chuyện khuyên ta phải có ý trí, quyết tâm thì sẽ làm được điều mình mong muốn
3 hs nối tiếp nhau đọc
- Đại diện các nhóm đọc
- 1 hs nêu ý nghĩa của bài học.
- HS ghi bài.
Rút kinh nghiệm bài dạy: 
Toán
Tính chất kết hợp của phép nhân
I/ Mục tiêu 
1. Kiến thức 
- Nhận biết tính chất kết hợp của phép nhân .
2. Kĩ năng 
- Vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân để tính toán .
3. Thái độ: yêu thích môn học 
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ đã viết sẵn bài học
III Hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động cảu HS
1/Kiểm tra bài cũ: 
- HS chữa bài 3 VBT 
- GV nhận xét kết luận.
2/ Dạy học bài mới
a/. Giới thiệu bài:
b/. So sánh giá trị của hai biểu thức 
* Viết các giá trị của biểu thức vào ô trống 
- GV treo bảng phụ lên bảng giới thiệu cấu tạo bảng và cách làm .
- HS lần lượt tính giá trị của các biểu thức ( a x b ) x c và a x ( b x c )
- Kết luận : Khi nhân một tích hai số với số thứ ba , ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba .
3. Thực hành:
 Bài 1:
- HS xem cách làm mẫu, phân biệt hai cách thực hiện , sau đó làm bài .
- Vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân
Bài 2: 
Tính bằng cách thuận tiện nhất ta làm ntn?
- Áp dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp khi làm tính .
Bài 3 :
 - GV hướng dẫn HS phân tích đề toán 
- HS nêu cách giải và trình bày lời giải .
Gợi ý cách 2: 
 Một phòng có số HS là:
15 x 2 = 30 (HS)
8 phòng có tất cả số học sinh là:
30 x 8 = 240 ( học sinh)
 Đáp số: 240 học sinh
 4. Củng cố, dặn dò:.
- GV nhận xét tiết học 
-VN làm bài tập1,2, 3 và bài trong vở bài tập 
2 hs lên bảng
a
b
c
(a x b) x c
a x (b x c)
3
4
5
( 3x4) x 5 =
60
3x (4x5) = 60
5
2
3
(5x2) x 3 = 30
5x (2x3) = 30
4
6
2
(4x6) x 2 = 48
4x (6x2) = 48
- HS so sánh để rút ra hai biểu thức có giá 
 trị bằng nhau .
 Tính chất kết hợp của phép nhân .
- hs rút ra kết luận như sgk
(a x b) x c = a x (b x c)
4 x5 x3 = ( 4x5) x3 = 60
4 x5 x3 = 4x (5 x3) = 60
- Thực hiện theo 2 cách đều có kết quả như nhau.
- Lựa chọn các số nhân với nhau cho kết quả là số chòn chục.
13 x ( 5x2) = 13 x 10 = 130
5 x 9x 3 x2 = (5x2 )x (9x 3 ) = 10 x 27 = 270
Tóm tắt
1 phòng:15 bộ - 8 phòng : ....bộ?
1bộ : 2 hs - 8 phòng: .....hs ?
Bài giải
Có tất cả số bộ bàn ghế là:
15 x 8 = 120 (bộ)
Có tất cả số học sinh là:
2 x 120 = 240 ( học sinh)
 Đáp số: 240 học sinh
- HS nêu tính chất kết hợp của phép nhân ,vận dụng tính chất kết hợp khi làm toán.
- HS ghi bài.
Rút kinh nghiệm bài dạy: 
Đạo đức
Thực hành kỹ năng giữa học kỳ I
I. Mục đích, yêu cầu
- Củng cố kiến thức đã học qua các bài : + Trung thực trong học tập ; Vượt khó trong học tập ; Biết bày tỏ ý kiến ; Tiết kiệm tiền của; Tiết kiệm thời giờ 
- Thực hành những kĩ năng đã học .
- Luôn làm theo những điều đã học 
II. Đồ dùng dạy học 
- GV chuẩn bị một số tấm gương trong lớp , trong trường đã thực hiện theo những điều đã học.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt độngcủa HS
A. KTBC: 
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài .
2. Hoạt động 1:
- Hãy nêu tên các bài đạo đức đã học ?
- GV yêu cầu HS ghi lại những việc mình đã làm theo các bài học đã học .
- GV gọi lần lượt từng HS đọc bài viết của mình .
- GV kể cho HS nghe một số tấm gương đã làm tốt theo nội dung của các bài học 
3/ Hoạt động 2: Thảo luận nhóm và đóng vai
1. GV chia nhóm, và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận và đóng vai một tình huống do HS lựa chọn theo nội dung bài GV y/c.
2. Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai.
3. Một vài nhóm lên đóng vai. 
4. Thảo luận lớp.
- Cách ứng xử như vậy đã phù hợp chưa? Có cách ứng xử nào khác không? Vì sao?
-Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy?
5. GV kết luận cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống.
4/Hoạt động nối tiếp:
Ôn bài, thực hiện theo các nội dung đã học.
- Chuẩn bị bài sau.
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- HS nghe giới thiệu bài.
- HS nêu: 
 + Trung thực trong học tập 
 + Vượt khó trong học tập 
 + Biết bày tỏ ý kiến 
 + Tiết kiệm tiền của 
 + Tiết kiệm thời giờ 
HS đọc bài viết của mình về những việc mình đã làm theo các bài học đã học .
- HS thực hiện theo nhóm 3
- Các nhóm thảo luận và đóng vai.
- Một vài nhóm lên đóng vai. 
 - Lớp thảo luận và nhận xét .
- Tuyên dương các nhóm trả lời đúng.
- HS ghi bài.
Rút kinh nghiệm bài dạy: 
Kỹ thuật
Bài 7: KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT (tiết 1)
I/ Mục tiêu:
 -HS biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau.
 -Gấp được mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau đúng quy trình, đúng kỹ thuật. 
 -Yêu thích sản phẩm mình làm được.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng các mũi khâu đột có kích thước đủ lớn và một số sản phẩm có đường khâu viền đường gấp mép vải bằng khâu đột hoặc may bằng máy (quần, áo, vỏ gối, túi xách tay bằng vải )
 -Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
 +Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích 20 x30cm.
 +Len (hoặc sợi), khác với màu vải.
 +Kim khâu len, kéo cắt vải, thước, bút chì.. 
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.ổn định:Hát.
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập. 
3.Dạy bài mới:
 a)Giới thiệu bài: Gấp và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột .
 b)Hướng dẫn cách làm:
 * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
 -GV giới thiệu mẫu, hướng dẫn HS quan sát, nêu các câu hỏi yêu cầu HS nhận xét đường gấp mép vải và đường khâu viền trên mẫu (mép vải được gấp hai lần. Đường gấp mép ở mặt trái của mảnh vải và đường khâu bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau.Thực hiện đường khâu ở mặt phải mảnh vải).
 -GV nhận xét và tóm tắt đặc điểm đường khâu viền gấp mép.
 * Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
 -GV cho HS quan sát H1,2,3,4 và đặt câu hỏi HS nêu các bước thực hiện.
 +Em hãy nêu cách gấp mép vải lần 2.
 +Hãy nêu cách khâu lược đường gấp mép vải.
 -GV hướng dẫn HS đọc nội dung của mục 1 và quan sát hình 1, 2a, 2b (SGK) để trả lời các câu hỏi về cách gấp mép vải. 
 -GV cho HS thực hiện thao tác gấp mép vải.
 -GV nhận xét các thao tác của HS thực hiện. Hướng dẫn theo nội dung SGK
 * Lưu ý:
 Khi gấp mép vải, mặt phải mảnh vải ở dưới. Gấp theo đúng đường vạch dấu theo chiều lật mặt phải vải sang mặt trái của vải. Sau mỗi lần gấp mép vải cần miết kĩ đường gấp. Chú ý gấp cuộn đường gấp thứ nhất vào trong đường gấp thứ hai.
 -Hướng dẫn HS kết hợp đọc nội dung của mục 2, 3 và quan sát H.3, H.4 SGK và tranh quy trình để trả lời và thực hiện thao tác.
 -Nhận xét chung và hướng dẫn thao tác khâu lược, khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. Khâu lược thì thực hiện ở mặt trái mảnh vải. Khâu viền đường gấp mép vải thì thực hiện ở mặt phải của vải( HS có thể khâu bằng mũi đột thưa hay mũi đột mau).
 -GV tổ chức cho HS thực hành vạch dấu, gấp mép vải theo đường vạch dấu. 
 3.Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS. Chuẩn bị tiết sau.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập
- HS quan sát và trả lời.
-HS quan sát và trả lời.
-HS đọc và trả lời.
-HS thực hiện thao tác gấp mép vải.
-HS lắng nghe.
-HS đọc nội dung và trả lời và thực hiện thao tác.
-Cả lớp nhận xét.
-HS thực hiện thao tác. 
Rút kinh nghiệm bài dạy: 
Thứ ngày ......tháng năm 2009
 Ngày soạn:
 Ngày giảng:.
Toán
Nhân với số có tận cùng là chữ số 0
I/ Mục tiêu
1. Kiến thức 
- Biết cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0 .
2. Kĩ năng 
- vận dụng để tính nhanh , tính nhẩm .
3. Thái độ : yêu thích môn học II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.- VBT Toán 
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động cầu HS
1/Kiểm tra bài cũ: 
- HS chữa bài 3 
- GV nhận ... 
Hoạt động học
Kiểm tra bài cũ
- GV công bố điểm bài kiểm tra HTL giữ học kỳ 1, nêu nhận xét chung.
- Mời 2 HS thực hành đóng vai trao đổi ý kiến với người thân về nguyện vọng học một môn năng khiếu.
B. Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài ( 1phút)
 2. Hướng dẫn HS phân tích đề bài 
- Một HS đọc đề bài 
- Gv cùng HS phân tích đề bài 
a. Hướng dẫn HS thực hiện cuộc trao đổi 
- HS tìm đề tài trao đổi 
- Xác định nội dung trao đổi 
- Xác định hình thức trao đổi 
b.Từng cặp HS đóng vai thực hành trao đổi
c.Từng cặp HS thi đóng vai thực hành trao đổi 
- GV nhận xét ghi điểm
3/Củng cố- Dặn dò
GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà 
- 2 hs lên bảng
- HS nghe, nhận xét.
- Nghe, nêu tên bài.
- 2 hs đọc bài
- HS thảo luận theo cặp
- 5 hs trình bày
- HS ghi bài.
Rút kinh nghiệm bài dạy: 
Thứ ngày ......tháng năm 2009
 Ngày soạn:
 Ngày giảng:.
Toán
Tiết 56: Nhân một số với một tổng
I/ Mục đích, yêu cầu
- Biết cách nhân một số với một tổng , nhân một tổng với một số.
- Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.
- Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Kiểm tra bài cũ
 HS làm bài 3 SGK
GV Nhận xét ghi điểm
2/Dạy bài mới: 
a/ Giới thiệu bài 
b/ Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức:
- GV ghi lên bảng hai biểu thức: 4 x (3 + 5 ) và 4 x 3 + 4 x 5
Gọi HS lên bảng thực hiện phép tính HS dưới lớp làm vở nháp, cho HS so sánh kết quả hai biểu thức
- Nhân một số với một tổng
GV chỉ cho HS biểu thức bên trái dấu bằng là nhân một số với một tổng còn bên phải là tổng giữa các tích của số đó với số hạng thứ nhất và với số hạng thứ hai. Từ đó rút ra kết luận.
GV viết dưới dạng biểu thức:
 	a x( b + c) = a x b + a x c
4.Thực hành:
Bài 1:
- GV treo bảng phụ , nói cấu tạo bảng, hướng dẫn HS tính và viết vào bảng
GV cho nhẩm kết quả với bộ giác trị của a,b,c để viết vào ô trống.
Cho HS tự làm vào vở. 
Bài 2: Gọi HS đọc y/c
GV hướng dẫn HS làm mẫu một phép tính bằng hai cách để HS nhận ra cách làm nhanh nhất.
Cho HS tự làm vào vở các phép tính còn lại. 
HS làm nêu kết quả 
- HD để HS nêu cách làm nhanh nhất: Nhân với số tròn chục.
Bài 3: Cho HS tự làm vào vở.
HS nêu cách làm và kết quả.
(3+5)x 4= 8 x 4 = 32
- y/c nêu cách nhân một tổng với một số
Bài 4:
Gọi hai em lên bảng làm bài, cả lớp làm vở nháp.
Gọi HS nhận xét kết quả , so sánh hai kết quả 
Cho HS nêu cách nhân một số với một tổng.
- Vận dụng cách nhân một số với một tổng để tính nhanh.
3/ Củng cố – Dặn dò
GV nhận xét tiết học
Về nhà làm bài tập trong VBT
1 hs lên bảng
HS làm và nêu nhận xét
4 x (3 + 5 ) = 4 x 8 = 32
4 x 3 + 4 x 5 = 12 + 20 = 32
- Giá trị của hai biểu thức bằng nhau.
Vậy: 4 x (3 + 5 ) = 4 x 3 + 4 x 5
- Khi nhân 1 số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng các kết quả với nhau.
- 2 đến 3 học sinh nêu
a
b
c
a x( b + c)
a x b + a x c
4
5
2
4 x (5 + 2)
= 28
4 x 5 + 4 x 2
= 28
3
4
5
6
2
3
- Với mọi giá trị của a,b,c thì a x( b + c) luôn = a x b + a x c
2.Tính bằng 2 cách .
a. 36 x (7+3) = 36 x 10 = 360
 36 x (7 + 3) = 36 x 7 + 36 x 3 = 360
.207 x (2+6) = 207 x 8 = 1656
207 x (2 + 6) = 207 x 2 + 207 x 6 = 1656
b. 5x38+5x62 =190+310 = 500
 5x38+5x62 = 5x(38+62) = 500
135x8+135x2 = 1080 +270 = 1350 135x8+135x2 = 135x(8+2) = 1350
- HS làm bài
(3+5) x 4= 8 x 4 =32
3 x 4 + 5 x 4 = 12 + 20 = 32
->Khi nhân một tổng với 1 số, ta có thể nhân từng số hạng của tổng với số đó, rồi cộng các kết quả với nhau.
26 x 11 = (26 x (10 + 1)
 = 26 x 10 + 26 x1
 = 260 + 26 = 286
35 x 101 = 35 x (100 +1)
 =35 x 100 + 35 x 1
 = 3500 +35 = 3535
- HS ghi bài, làm bài tập
Rút kinh nghiệm bài dạy: 
Luyện từ và câu
Tính từ
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức : HS hiểu thế nào là tính từ 
2. Kĩ năng : Bước đầu tìm được tính từ trong đoạn văn , biết đặt câu với tính từ .
3. Thái độ : ý thức sử dụng từ đúng qui tắc
II. Đồ dùng dạy – học
- Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/Kiểm tra bài cũ
Gọi một vài HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết học luyện từ và câu trước .
- GV nhận xét ghi điểm
2. Dạy bài mới
a/ Giới thiệu bài:
b.Phần nhận xét 
Bài tập 1 , 2 
- Hai HS đọc nội dung bài tập 1,2 . 
- Cả lớp đọc thầm câu chuyện cậu HS ở ác - boa 
- HS làm việc ca nhân 
- Gọi một HS phát biếu ý kiến .
- GV cùng HS nhận xét bài làm .
Bài tập 3 
- HS đọc yêu cầu của bài .
- Gọi 3 HS lên bảng làm .
- GV nhận xét 
-GV KL: Những từ chăm chỉ, trắng phau, xám, nhỏ, con con, bé nhỏ, cổ kính, hiền hòa, nhăn nheo, là tính từ.
- HS làm bài vào VBT.
3. Phần ghi nhớ 
?Tính từ là gì?
4. Phần luyện tập 
Bài tập 1 
- Hai HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập 1 
- HS làm việc cá nhân 
Bài tập 2 
- HS đọc yêu cầu của bài 
- Mỗi HS đặt nhanh một câu theo yêu cầu a hoặc b 
- Hàm việc cá nhân 
- Lần lượt từng HS đọc bài làm của mình 
- GV nhận xét 
3/Củng cố – Dặn dò
? Tính từ là gì?
- GV nhận xét tiết học
-Về nhà chuẩn bị bài sau
- 2 hs lên bảng
a/ tính từ, tư chất của cậu bé Lu-i: chăm chỉ, giỏi
b/ Màu sắc của sự vật:
- chiếc cầu: trắng phau
- Mái tóc của thầy Rơ-nê: xám
- Hình dáng tính chất của một số sự vật khác:
+Thị trấn: nhỏ
+Vườn nho: con con
+Những ngôi nhà: nhỏ bé, cổ kính
+Dòng sông: hiền hòa
+Da của thẩy Rơ-nê: nhăn nheo
-Từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ đi lại
- Hai , ba HS đọc ghi nhớ 
-a/ gầy gò, cao, sáng, thưa, cũ, cao ,trắng, nhanh nhẹn, điềm đạm, đầm ấm, khúc triết, rõ ràng
b/quang, sạch bóng, xám, trắng, xanh dài, hồng, to tướng, ít, dài, thanh mảnh
3 hs lên bảng làm
VD: Mẹ em rất dịu dàng
- HS viết bài của mình vào vở.
Rút kinh nghiệm bài dạy: 
Tập làm văn
Mở bài trong bài văn kể chuyện
I/Mục đích, yêu cầu 
1. Kiến thức 
- HS biết được thế nào là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp trong bài văn kể chuyện 
2. Kĩ năng : 
- Bước đầu biết viết đoạn mở đầu một bài văn kể chuyện theo hai cách : trực tiếp và gián tiếp .
3. Thái độ : ý thức học tập và yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy – học
- Bảng phụ viết phần gợi ý.
- Vở bài tập
- Bảng phụ và bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A/Kiểm tra bài cũ 
- GV kiểm tra 2 HS: Mỗi em kể lại 1 câu chuyện mà em yêu thích.
- Truyện em kể gồm mấy phần?
GV nhận xét ghi điểm
 B/Dạy bài mới
1/Giới thiệu bài :
2/ Phần nhận xét 
Bài tập 1 ,2 (112)
- Gọi HS đọc nội dung bài tập 1, 2.
? Tìm đoạn mở đầu trong truyện 
Bài tập 3
- HS đọc yêu cầu của bài.
- So sánh hai cách mở bài .
- GV rút ra kết luận.
3. Phần ghi nhớ (113)
4. Phần luyện tập 
Bài tập 1 
- Bốn HS đọc bốn cách mở bài của truyện Rùa và Thỏ 
- Lớp đọc thầm, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- Gọi 2 HS lên bảng kể lại phần mở đầu của câu chuyện, mỗi em kể một cách .
Bài tập 2 
- Một HS đọc yêu cầu của bài 
- Lớp đọc thầm trả lời câu hỏi
- GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
Bài tập 3 
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài?
- y/c HS làm bài cá nhân 
- Tổ chức cho HS đọc phần mở bài của mình 
- GV cùng HS nhận xét .
3/ Củng cố – dặn dò
- Có mấy cách mở bài khi kể truyện?
- GV nhận xét giờ học
- hs lên bảng kể
HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập 1, 2.
- Trời mùa thu ........tập chạy.
- Mở bài trong bài tập 1 là kể ngay vào sự việc bắt đầu câu chuyện. Mở bài trực tiếp
- Mở bài ở bài tập 3: nói chuyện khác rồi mới dẫn vào câu chuyện định kể. Mở bài gián tiếp.
- Ba , bốn HS đọc ghi nhớ 
- HS đọc yêu cầu và nêu nhận xét.
a/ Là mở bài trực tiếp vì đã kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện rùa đang tập chạy trên bờ sông.
b/c/d/ Là mở bài gián tiếp vì không kể ngay sự việc đầu tiên của truyện mà nêu ý nghĩa, hay kể những chuyện khác để vào chuyện
HS đọc yêu cầu của bài; Trả lời.
-Truyện hai bàn tay mở bài theo kiểu trực tiếp: kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện: Bác Hồ hồi ở Sài Gòn có một người bạn tên là Lê
- Mở đầu câu chuyện theo cách gián tiếp.
- HS làm bài cá nhân 
- HS nối tiếp nhau đọc phần mở bài của mình.
4 hs đọc bài của mình. HS nhận xét.
Có hai cách mở bài khi kể truyện.
- HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm bài dạy: 
Khoa học
Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra.
 I/ Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức :
- Trình bày được mâyđược hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra.
- Phát biểu định nghĩa vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên .
2. Kĩ năng : 
- Giải thích được nước mưa từ đâu ra .
3. Thái độ :
- Ham hiểu biết thích nghiên cứu khoa học.
II/ Đồ dùng dạy – học
- Hình trang SGK
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt độngcủa HS
1/ Kiểm tra bài cũ
Gọi hs trả lời câu hỏi: 
? Nêu những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh? Cách ăn uống khi bị bệnh.
- GV nhận xét ghi điểm.
2/ Dạy bài mới
a/Giới thiệu bài
b/Hoạt động 1:Tìm hiểu sự chuyển thể của nước trong thiên nhiên 
* Mục tiêu:
- Trình bày mây được hình thành như thế nào ?
- Giải thích được nước mưa từ đâu ra .
* Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn . 
Bước 2: Làm việc cá nhân 
- HS trả lời 2 câu hỏi trong SGK 
- Đọc câu chuyện Cuộc phiêu lưu của giọt nước . Vẽ tranh minh hoạ và kể lại với bạn 
Bước 3 : Làm việc theo cặp 
Bước 4 : Làm việc cả lớp 
- Đại diện các nhóm báo cáo KQ 
- GV giảng mục Bạn cần biết 
c/Hoạt động 2: : Trò chơi đóng vai tôi là giọt nước 
* Mục tiêu: 
- Củng cố những kiến thức đẫ học về mây và mưa .
* Cách tiến hành:
Bước 1 : Tổ chức và hướng dẫn .
Bước 2 : Làm việc theo nhóm 
- Các nhóm phân vai như đã hướng dẫn và trao đổi với nhau về lời thoại theo sáng kiến của các thành viên 
Bước 3 : Trình diễn và đáng giá 
- Lần lượt các nhóm lên trình bày. 
- Các nhóm khác nhận xét, góp ý .
- Gv cùng HS đánh giá xem nhóm nào trình bày đúng hay.
3/Củng cố - dặn dò
- GV hệ thống bài, nhận xét giờ học.
- 2 Hs nêu
- hs quan sát hình 1,2,3,4,5 để trả lời câu hỏi
+ Nước ở sông, hồ , biển bay hơi vào không khí .Càng lên cao, gặp không khí lạnh hơi nước ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ li ti Nhiều hạt nước nhỏ đó kết hợp lại tạo thành mây
+ Các đám mây được bay lên cao hơn nhờ gió. Càng lên cao càng lạnh, các hạt nước nhỏ kết hợp thành những giọt lớn hơn , trĩu nặng và rơi xuống tạo thành mưa nước mưa lại rơi xuống sông, ao, hồ, biển 
- HS phát biểu định nghĩa vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên ...
- HS nghe ghi nhớ nhiệm vụ.
 Hs đóng vai trong nhóm 2 bàn.
Đại diện các nhóm lên trình bày
- HS đọc mục bạn cần biết
- Ghi bài,ôn và chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm bài dạy: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 11.doc