Tập đọc
Người tìm đường lên các vì sao
I/ Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu các từ ngữ trong bài .
- Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu, kiên trì , bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.
2. Kĩ năng :
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, đọc trơn tên riêng nước ngoài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi, lòng khâm phục
3. Thái độ : Kính phục người tài .
Tập đọc Người tìm đường lên các vì sao I/ Mục tiêu 1. Kiến thức - Hiểu các từ ngữ trong bài . - Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu, kiên trì , bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao. 2. Kĩ năng : - Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, đọc trơn tên riêng nước ngoài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi, lòng khâm phục 3. Thái độ : Kính phục người tài . II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc III. Hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học A/ Kiểm tra bài cũ - Gọi hs đọc bài:Có trí thì nên - Gv nhận xét ghi điểm B/ Dạy bài mới 1.Giới thiệu bài: : 2/ Luyên đọc - GV chia đoạn: bài chia làm 4 đoạn Lần 1:cho hs đọc nối tiếp nhau đọc bài (2 lượt) - GV yêu cầu hs tìm hiểu nghĩa các từ khó được giới thiệu ở phần chú giải - GV hướng dẫn hs đọc câu dài. - Cho hs đọc theo cặp - Gọi hs khá, giỏi đọc bài - GV đọc mẫu: 3/ Tìm hiểu bài : - HS đọc thầm toàn bài trao đổi cặp đôi để trả lời câu hỏi: ? Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì? ?khi còn nhỏ ông đã làm gì để bay được? ? Đoạn 1 cho em biết điều gì? - Cho hs đọc đoạn 2,3 ?Để tìm hiểu bí mật đó Xi-ôn-cốp-xki đã làm gì? ? Ông kiên trì thược hiện mơ ước của mình như thế nào? ? Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì? - Gọi 1 hs đọc đoạn 4: Đoạn 4 nói lên điều gì? GV gọi một số cặp lên trao đổi đôi thoại trước lớp trả lời câu hỏi trên. GV giới thiệu thêm về Xi-ôn cốp-xki. Cho lớp thảo luận nhóm đôi để đặt tên khác cho truyện. GV kết luận 4, Hướng dẫn đọc diễn cảm - GV cho các em tìm đúng giọng đọc của bài văn và thể hiện diễn cảm . - GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn “ ngay từ nhỏ.......trăm lần” - Gọi ba em lên thi đọc diễn cảm , cho lớp nhận xét để tìm ra bạn có giọng đọc hay nhất. - Gọi hs đọc bài - GV cùng hs nhận xét ghi điểm 3/ Củng cố - dặn dò HS nêu ý nghĩa của bài? GV nhận xét tiết học . - GV dặn HS về nhà tiếp tục đọc bài - 2 hs đọc bài -Hs nghe giới thiệu 4 HS đọc nối tiếp nhau + đoạn 1: 4 dòng đầu + Đoạn 2: 7 dòng tiếp + Đoạn 3: 6 dòng tiếp theo + Đoạn 4: 3 dòng còn lại - Hs tham gia giải nghĩa các từ chú giải trong sgk . - HS đọc câu, ngắt nghỉ hơi hợp lí, đúng. - HS đọc bài trong cặp - 1 HS đọc bài. - Được bay lên bầu trời - Nhảy qua cuqả sổ để bay như những cánh chim 1/ ước mơ của Xi-ôn- cốp-xki - Để tìm điều bí mật.........trăm lần. - Ông sống rất kham khổ..... thăng thiên. 2/ Ông có ước mơ đẹp: chinh phục các vì sao và ông có quyết tâm thực hiện ước mơ đó 3/ Sự thành công của Xi-ôn-cốp-xki - HS tập đặt tên khác cho câu chuyện. Đại ý:. Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu, kiên trì , bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao. - 4 hs đọc bài nối tiếp. - HS tự luyện đọc, thi đọc - Đại diện các nhóm đọc - Bình chọn HS đọc tốt - Ca ngợi Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu, kiên trì , bền bỉ, kính phục người tài. - HS ghi bài Rút kinh nghiệm bài dạy: Toán Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 I/ Mục đích, yêu cầu - Biết cách thực hiện nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 - áp dụng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 để giải các bài toán có liên quan II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ Kiểm tra bài cũ - HS làm bài 3 SGK - GV Nhận xét ghi điểm 2/Dạy bài mới: a.Trường hợp tổng hai chữ số nhỏ hơn 10: - GV đưa ra phép tính 27 x11, cho Một HS viết lên bảng. - Cho HS nhận xét kết quả 297 với thừa số 27 nhằm rút ra kết luận: Để có 297 ta đã viết số 9 ( là tổng của 7 và 2) xen giữa hai chữ số của 27. - GV cho cả lớp làm thêm một ví dụ, chẳng hạn : 35 x 11. b.Trường hợp tổng hai chữ số lớn hơn hoặc=10: - Cho HS thử nhân nhẩm 48 x 11 theo cách trên. Vì tổng 4 + 8 không là số có một chữ số mà là số có hai chữ số, nên cho HS đề xuất cách làm tiếp. - Cho HS đặt tính và tính 48 x 11.Từ đó rút ra cách làm đúng. - GV chốt lại cách làm. 4. Thực hành Bài 1 : - HS nêu yêu cầu của bài . - HS tự làm cả bài . Gọi ba em lên bảng làm. - Cho HS nhận xét và chữa bài. HS nêu cách nhẩm: a.34 x 11 = 374 Nhẩm: 3+ 4 = 7 viết 7 vào giữa 34 được kết quả là: 374. Bài 2 : - HS nêu yêu cầu của bài - Cho HS tự làm bài rồi chữa bài . - GV chú ý cho HS khi đi tìm x số bị chia (nên nhân nhẩm với 11). - GV cho HS nhận xét và chữa bài. Bài 3 : Cho HS đọc bài và tóm tắt bài toán. Gợi ý: Khối lớp 4 và 5 đã biết có tất cả bao nhiêu hàng chưa? Mỗi hàng đều có bao nhiêu HS? Muốn biết có tất cả bao nhiêu HS ta làm ntn? - GV chấm một số bài, gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.Còn cách giải khác không? - Lưu ý HS có thể giải bằng hai cách khác nhau. GV khuyến khích HS giải cách còn lại vào vở ở nhà. Bài 4: - Gọi HS đọc đề bài. - Cho HS thảo luận nhóm đôi để rút ra kết luận câu b. là câu đúng. 3/ Củng cố – Dặn dò - Khi nhân thực hiện nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 ta nhẩm ntn? - GV nhận xét tiết học - Về nhà làm bài tập trong VBT 1 hs lên bảng 9 là tổng của 2 và 7. x11 Ta viết 9 vào giữa hai chữ 27 số 2 và 7 27 297 35 HS thực hiện nhân và x11 nêu kết quả ->Ta lấy 3 + 5 = 8 Viết 8 vào giữa 3 và 5 ta được: 385 - HS thử nhân nhẩm 48 x 11 theo cách trên. Vì tổng 4 + 8 không là 12 là số có hai chữ số. - HS đề xuất cách làm tiếp. HS đặt tính và tính: 48 x 11 HS tự rút ra: 48 Lấy 4 + 8 + 12. Ta chỉ viết 2 48 vào giữa 4 và 8, còn 1 nhớ vào 528 4 hàng trăm, được 5 trăm Tính nhẩm: - HS thi đua nhẩm nhanh và nêu cách nhẩm: a. 34 x 11 = 374 b. 11 x 95 = 1045 c. 82 x 11 = 902 Tìm x: Lớp làm bài, 2 HS lên bảng. a. x : 11 = 25 b. x : 11 = 78 x = 25 x 11 x = 78 x 11 x = 275 x= 858 Bài giải Số hàng cả hai khối làm được là: 17+15=32( hàng) Số học sinh của cả hai khối lớp là: 32x11=352 ( học sinh) Đáp số: 352 học sinh - HS tự giải bài toán vào vở. Gọi một em lên làm bài bảng phụ. - HS nhận xét, chữa bài. - HS thảo luận cặp, rồi nêu kết quả lựa chọn. HS thực hiện nhẩm tính: + Phòng họp A có 132 người + Phòng họp B có 126. - HS nêu cả 2 trường hợp. - HS ghi bài Rút kinh nghiệm bài dạy: Đạo đức Hiếu thảo với ông bà cha mẹ (tiếp) I. Mục đích, yêu cầu 1.Học xong bài này HS nhận thức được: - Hiểu công lao sinh thành , dạy dỗ của ông bà , cha mẹ và bổn phận của con cháu đối với ông bà , cha mẹ. 2. HS biết thực hiện những hành vi , những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống.. 3. Kính yêu ông bà, cha mẹ. II/ Đồ dùng dạy học SGK đạo đức 4. Đồ dùng để chơi đóng vai. III/. Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học A. KTBC: - Vì sao phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ? - Em đã làm gì để thể hiện điều đó? B. Dạy bài mới 1/Giới thiệu bài .2/ Hoạt động 1: Đóng vai ( bài tập 3- SGK ) - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho một nửa số nhóm thảo luận , đóng vai theo tình huống tranh 1, một nửa nhóm thảo luận đóng vai tình huống tranh 2. - Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai. - Các nhóm lên đóng vai. - Cho HS phỏng vấn HS đóng vai về cách ứng xử HS đóng vai ông về cảm xúc khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của con cháu. - Thảo luận lớp về cách ứng xử. - GV kết luận : Con cháu hiếu thảo cần phải quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ nhất là khi ông bà già yếu, ốm đau. 3.Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi( bài tập 4- SGK) - GV nêu yêu cầu của bài tập 4 - GV khen những HS đã biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ và nhắc nhở HS khác học tập các bạn. 4. Hoạt động 3: GV mời HS trình bày , giới thiệu các sáng tác hoặc các tư liệu sưu tầm được. Cho HS nhận xét. Kết luận chung: - Ông bà , cha mẹ đã có công sinh thành , nuôi dạy chúng ta nên người - Con cháu phải có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. 5. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau - HS trả lời, HS nhận xét. - HS nêu tên bài. - HS thảo luận theo nhóm 5- 6 HS. - Các nhóm trình bày - HS theo dõi, nhận xét. - Các nhóm thảo luận theo nhóm đôi - Một vài nhóm lên trình bày. - HS trình bày, giới thiệu các sáng tác hoặc các tư liệu sưu tầm được về chủ đề bài học. - học sinh nối tiếp nhau nêu. - HS nêu ghi nhớ của bài. - HS ghi bài. Thực hiện hiếu thảo với ông bà cha mẹ. Rút kinh nghiệm bài dạy: Kỹ thuật Thêu lướt vặn I/ Mục tiêu: -HS biết cách thêu lướt vặn và ứng dụng của thêu lướt vặn. -Thêu được các mũi thêu lướt vặn theo đường vạch dấu. -HS hứng thú học tập. II/ Đồ dùng dạy- học: -Tranh quy trình thêu lướt vặn.. -Mẫu thêu lướt vặn được thêu bằng sợi len trên vải khác màu (mũi thêu dài 2cm) mẫu khâu đột mau bài 6 và một số sản phẩm may mặc được thêu trang trí bằng mũi thêu lướt vặn. -Vật liệu và dụng cụ cần thiết: +Một mảnh vải sợi bông trắng hoặc màu có kích thước 20 x 30cm. +Len, chỉ thêu khác màu vải. +Kim khâu len và kim thêu. +Phấn vạch, thước, kéo. III/ Hoạt động dạy- học: Tiết 1 Hoạt động dạy Hoạt động học 1.ổn định: Hát. 2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập. 3.Dạy bài mới: a)Giới thiệu bài: Giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. b)Hướng dẫn cách làm: * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu. -GV giới thiệu mẫu thêu lướt vặn, hướng dẫn HS quan sát mũi thêu lướt vặn ở mặt phải, mặt trái đường thêu và quan sát H.1a, 1b (SGK) để trả lời các câu hỏi: +Em hãy nhận xét về đặc điểm của đường thêu lướt vặn. -GV nhận xét bổ sung và nêu khái niệm: Thêu lướt vặn (hay còn gọi thêu cành cây, thêu vặn thừng), là cách thêu để tạo thành các mũi thêu gối đều lên nhau và nối tiếp nhau giống như đườmg vặn thừng ở mặt phải đường thêu. ở mặt trái, các mũi thêu nối tiếp nhau giống đường khâu đột mau. -GV giới thiệu một số sản phẩm được thêu trang trí bằng các mũi thêu lướt vặn để HS biết ứng dụng của thêu lướt vặn (thêu hình hoa, lá, con giống, thêu tên vào khăn tay, khăn mặt, vỏ gối, cổ áo, ngực áo..) * Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật. -GV treo tranh quy trình thêu lướt vặn, hướng dẫn HS quan sát tranh và các hình 2, 3, 4 SGK để nêu quy trình thêu lướt vặn. -HS quan sát H.2 SGK để trả lời câu hỏi: +Em hãy nêu cách vạch dấu đường thêu lướt vặn. +So sánh giữa cách đánh số thứ tự trên đường vạch dấu thêu lướt vặn và đường vạch dấu khâu thường, khâu đột ngược chiều nhau. Các số thứ tự trên đường vạch dấu thêu lướt vặn được ghi bắt đầu từ bên trái. -GV cho vài HS lên thực hành. -GV nhận xé ... g thường.. 3. Thái độ : - ý thức sử dụng đúng thể loại câu . II. Đồ dùng dạy – học - Bảng phụ kẻ các cột: Câu hỏi – Của ai - Hỏi ai – Dấu hiệu theo nội dung bài tập 1, 2, 3 ( phần nhận xét ). - Ba bảng nhóm, bút dạ kẻ bảng nội dung bài tập 1 ( phần luyện tập ) III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/Kiểm tra bài cũ - Gọi 1 HS lên bảng làm bài 1 tiết trước.Một em đọc lại đoạn văn bài tập 3. B/ Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học . 2.Phần nhận xét: - GV đưa bảng phụ gồm các cột: Câu hỏi – Của ai – Hỏi ai – Dấu hiệu, lần lượt HS lên điền nội dung vào từng cột khi HS thực hiện các bài tập 1,2,3. Bài tập 1: - HS nêu yêu cầu của bài . - Cả lớp đọc thầm bài Người tìm đường lên các vì sao, suy nghĩ, phát biểu ý kiến. - GV treo bảng phụ, chép các câu hỏi trong truyện vào cột câu hỏi. - Cho HS đọc lại các câu hỏi đó và nêu câu hỏi của ai, hỏi ai, dấu hiệu gì giúp nhận biết câu hỏi. * Vì sao, thế nào là các từ ghi vấn, dùng để đưa ra vấn đề mà bản thân chưa biết, chưa chắc chắn, cần giải đáp. Bài tập 2,3: - Hai HS đọc yêu cầu của bài tập 2,3 - Cả lớp đọc thầm lại bài suy nghĩ làm bài cá nhân, phát biểu ý kiến. - GV ghi kết quả trả lời vào bảng. Sau đó yêu cầu một HS đọc bảng kết quả. - GV hỏi thêm:+ Câu hỏi dùng để làm gì? + Câu hỏi dùng để hỏi ai? - GV đưa ra kết luận. 3. Phần ghi nhớ: - Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. Cả lớp theo dõi trong SGK. 4. Phần luyện tập: Bài tập 1: - Gọi một HS đọc nội dung của bài tập 1. - Cả lớp đọc thầm văn Thưa chuyện với mẹ,Hai bàn tay, làm bài vào vở bài tập. GV phát bảng nhóm cho 3 em. Những bài làm trên bảng nhóm trình bày kết quả,Gv và HS nhận xét, rút ra lời giải đúng. - Các em làm bài trên bảng nhóm lên dán bảng nhóm và trình bày kết quả trước lớp. Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài tập 2: -HS đọc yêu cầu của đề ( đọc cả ví dụ – M ). - GV yêu cầu một cặp HS làm mẫu. GV viết lên bảng 1 câu văn. - Hai HS suy nghĩ, sau đó thực hành hỏi đáp trước lớp -Từng cặp HS đọc thầm bài văn: Văn hay chữ tốt, chọn 3,4 câu trong bài, viết các câu hỏi liên quan đến nội dung các câu văn đó, thực hành hỏi - đáp. - Một số cặp thi hỏi - đáp . Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn cặp hỏi - đáp thành thạo, tự nhiên đúng ngữ điệu. Bài tập 3: - HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, tự đặt 1 câu hỏi để tự hỏi mình. - GV gợi ý các tình huống cho HS - HS lần lượt đọc các câu hỏi mình đã đặt. GV nhận xét. 3/Củng cố – Dặn dò ? Thế nào là câu hỏi? Câu hỏi dùng để làm gì? - GV nhận xét tiết học -Về nhà chuẩn bị bài sau 1 hs lên bảng - HS nghe, nêu tên bài. - Tìm và gạch chân dưới các câu hỏi trong bài: ( Người tìm đường lên các vì sao.) - HS nêu các câu hỏi trong bài. Câu hỏi Của ai Hỏi ai Dấu hiệu Vì saobay được? Xi-ôn-cốp-xki Tự hỏi mình -Từ vì sao -Dấu chấm hỏi Cậu làm ..như thế? Một người bạn Xi-ôn-cốp-xki -từ thế nào - Dấu chấm hỏi hs đọc bài - Câu hỏi dùng để hỏi về những điều chưa biết - Câu hỏi để hỏi người khác, hỏi chính mình. - HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. Cả lớp theo dõi trong SGK. Câu hỏi Của ai Hỏi ai Dấu hiệu Thưa chuyện với mẹ - con vừa bảo gì - ai xui con thế? - Câu hỏi của mẹ - câu hỏi của mẹ để hỏi Cương - Để hỏi Cương -gì -Thế Hai bàn tay - Anh có yêu nước không? - Anh có thể giữ bí mật không? - Anh có muốn đi với tôi không? -Nhưng chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi? -Anh sẽ đi với tôi chứ? - Câu hỏi của Bác Hồ - Câu hỏi của Bác Hồ - Câu hỏi của Bác Hồ Câu hỏi của Bác Lê -Câu hỏi của Bác Hồ - Hỏi bác Lê Hỏi bác Lê Hỏi bác Lê Hỏi bác Hồ Hỏi bác Lê Có.. không Có.. không Có.. không đâu Chứ - HS1: Vì sao Cao Bá Quát ân hận? HS2: Cao Bá Quát ân hận vì mình viết chữ mà bà cụ bị đuổi cửa quan, không giải được nỗi oan ức. tương tự hs thực hành - HS nêu các câu hỏi để tự hỏi mình: -Vì sao mình không giải được bài tập nhỉ? - Mẹ dặn mình hôm nay phải làm gì đây? - HS nêu ghi nhớ. - HS nghe. - HS ghi bài, chuẩn bị bài giờ sau Rút kinh nghiệm bài dạy: Tập làm văn Ôn tập văn kể chuyện I/Mục đích, yêu cầu: 1. Kiến thức - Thông qua luyện tập, HS củng cố những hiểu biết về một số đặc điểm của bài văn kể chuyện. 2. Kĩ năng : - Kể được một câu chuyện theo đề tài cho trước. Trao đổi được với bạn bè về nhân vật, tính cách nhân vật, ý nghĩa câu chuyện, kiểu mở đầu và kết thúc câu chuyện. 3. Thái độ : ý thức học tập và yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy – học - Bảng phụ viết phần gợi ý III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ Kiểm tra bài cũ: - Nhận xét một số bài HS viết lại theo yêu cầu của GV. . 2. Thực hành: * Bài tập 1:(132) Cho 3 đề bài như sau - Một HS đọc yêu cầu của đề bài. Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ, phát biểu ý kiến. - Đề bài 2 thuộc loại văn gì? - Một bài văn kể chuyện cần lưu ý điều gì? - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. * Bài tập 2,3: Kể một câu chuyện về một trong các đề bài sau: a, b, c, d trong SGK(132) *Trao đổi với các bạn cùng tổ, cùng lớp về câu chuyện em vừa kể: a, b, c, d.(132) - Y/c một số HS nói đề tài chuyện mình chọn kể. - GV gợi ý chuẩn bị: - HS viết nhanh dàn ý câu chuyện. - Tổ chức cho HS kể trong cặp. - Tổ chức cho HS thi kể chuyện trước lớp. Các em có thể tự trả lời các câu hỏi, nêu câu hỏi cho các bạn cùng trả lời hoặc ngược lại – trả lời những câu hỏi mà thầy cô và các bạn đặt ra. - Cuối cùng GV treo bảng phụ viết sẵn bảng tóm tắt, gọi một HS đọc - HS đọc bài, lớp tham gia nhận xét. - 2 hs đọc đề trong sách (132) - Thảo luận, thống nhất kết quả: Đề 2 - Thể loại văn kể chuyện. - Câu chuyện có nhân vật, cốt chuyện ,diễn biến, ý nghĩa...Nhân vật này là tấm gương rèn luyện thân thể, Nghị lực và quyết tâm của nhân vật đang được ca ngợi, noi theo - HS đọc yêu cầu của bài tập 2,3. - Một số HS nói đề tài chuyện mình chọn kể. HS nêu câu chuyện chọn kể. - HS viết dàn ý theo cặp. - Từng cặp HS thực hành kể chuyện, trao đổi về câu chuyện vừa kể theo yêu cầu của bài tập 3. - HS thi kể chuyện trước lớp. Mỗi em kể chuyện xong sẽ trao đổi, đối thoại cùng các bạn về nhân vật trong truyện/ tính cách nhân vật/ cách mở đầu, kết thúc câu chuyện. Bảng phụ: Văn kể chuyện Nhân vật Cốt chuyện - Kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối,liên quan đến 1 hay một số nhân vật - Một câu chuyện đều nói lên một điều có ý nghĩa - Là người hay con vật, đồ vật cây cối..được nhân hóa - Hành động lời nói, suy nghĩ.... của nhân vật nói lên tính cách của nhân vật - Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu góp phần nói lên tính cách, thân phận của nhân vật - Cốt chuyện gồm có 3 phần: mở bài, diễn biến, kết thúc - Có 2 kiểu mở bài ( trực tiếp và gián tiếp). Có hai cách kết bài: ( mở rộng và không mở rộng) 3/ Củng cố – dặn dò - GV nhận xét giờ học - Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau - Tập kể chuyện cho người thân nghe - HS ghi bài, Rút kinh nghiệm bài dạy: Khoa học Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm. I/ Mục đích, yêu cầu 1. Kiến thức : - Tìm ra được nguyên nhân làm cho nước ở sông, hồ, kênh, rach, biển,...bị ô nhiễm - Sưu tầm được thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương - Nêu được tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ của con người. 2. Kĩ năng : - Trình bày được nguyên nhân nước bị ô nhiễm và tác hại của sự ô nhiễm ấy. 3. Thái độ - Có ý thức giữ gìn nguồn nước sạch không lãng phí nước.. II. Đồ dùng dạy - Hình trang 54,55 SGK - Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây tình trạng ô nhiễm nước or địa phương và tác hại nguồn nước bị ô nhiễm gây ra III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học A. KTBC: ? nêu đặc điểm của nước trong tự nhiên? Nêu tiêu chuẩn đánh giá nước bị ô nhiễm và nước sạch? B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài : trực tiếp 2. Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm: * Mục tiêu: Phân tích nguyên nhân làm nước sông, hồ, kênh, rạch, biển... bị ô nhiễm Sưu tầm về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương. * Cách tiến hành: Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn. GV yêu cầu HS quan sát hình, từ hình 1 đến hình 8 trang 54, 55 SGK tập đặt câu hỏi và trả lời cho từng hình. ?Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong hình vẽ ?Theo em , việc làm đó sẽ gây ra điều gì? - GV chỉ nêu một hai ví dụ mẫu sau đó để các em tự liên hệ đến nguyên nhân làm ô nhiễm nước ở địa phương Bước 2: Làm việc theo cặp - quay lại chỉ vào từng hình trang 54,55 SGK để hỏi và trả lời nhau như GV đã gợi ý. HS có thể có cách đặt câu hỏi khác. - GV đi đến các nhóm giúp đỡ. - Tiếp theo, các em liên hệ nguyên nhân làm ô nhiễm nước ở địa phương. Bước 3: Làm việc cả lớp - GV gọi một số HS trình bày kết quả thảo luận. - Mỗi nhóm chỉ nói về một nội dung. Kết luận Như mục bạn cần biết SGK trang 55 3. Hoạt động 2: Thảo luận về tác hại của sự ô nhiễm nước. * Mục tiêu: Nêu được tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ của con người. * Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS thảo luận: Điều gì sẽ xảy ra khi nguồn nước bị ô nhiễm? - HS có thể quan sát các hình và đọc mục Bạn cần biết trang 55 SGK và những thông tin sưu tầm được trên sách báo và trả lời câu hỏi này. Kết luận: GV đưa ra kết luận ( Có thể sử dụng mục Bạn cần biết trang 55 để đưa ra kết luận cho hoạt động này) 3/Củng cố - dặn dò - Gv nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau - 2 HS nêu - HS nhận xét, bổ sung. - Nghe, nêu tên bài. - HS quan sát hình, từ hình 1 đến hình 8 trang 54, 55 SGK tập đặt câu hỏi và trả lời cho từng hình. - H1: hình vẽ nước thải từ nhà máy chảy ra không qua sử lí xuống ao, hồ..... ảnh hưởng đến con người và cây trồng. -H2: Vẽ một ống nước sạch bị vỡ, các chất bẩn chui vào ống nước....nước sạch bị nhiễm bẩn -H3:vẽ một con tàu bị đắm trên biển, dầu tràn ra mặt biển...ô nhiễm nước biển -H4:Vẽ 2 người lớn đang đỗ rác xuống sông.......mùi hôi thối -H5: Vẽ bác nông dân đang bón phân hóa học..gây ô nhiễm nược ngầm H6: Vẽ 1 người đang phun thuốc trừ sâu... nước H7: Hình vẽ khí thải không qua sử lí...làm ô nhiễm môi trường không khi và ô nhiễm nước mưa. -H8: Hình vẽ khí thải....ô nhiễm nước mưa... - HS đọc mục bạn cần biết SGK trang 55 - HS tự liên hệ - Nguồn nước bị ô nhiễm là môi trường tốt để các vi sinh vật sống như: rong rêu, ruồi.... chúng phát triển là nguyên nhân gây bệnh và lan các bệnh; tả, lị, thương hà, tiêu chảy, bại liệt, viêm gan. đau mắt hột,.... - HS đọc mục bạn cần biết - HS ghi bài, chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm bài dạy:
Tài liệu đính kèm: