Giáo án lớp 4 tuần 14

Giáo án lớp 4 tuần 14

Tập đọc

Chú Đất Nung

 I. Mục đích yêu cầu:

 - Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

 - Hiểu nội dung câu chuyện: chú bé Đất can đảm muốn trở thành người khoẻ mạnh làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lò lửa đỏ.

 II. Đồ dùng dạy học:

 + Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK

 + Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc.

 

doc 33 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1117Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 4 tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 16 .tháng 11 năm 2009
 Ngày soạn:13/11/09
 Ngày giảng:16/11/09
 Tập đọc
Chú Đất Nung
 I. Mục đích yêu cầu:
 - Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
 - Hiểu nội dung câu chuyện: chú bé Đất can đảm muốn trở thành người khoẻ mạnh làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lò lửa đỏ.
 II. Đồ dùng dạy học: 
 + Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
 + Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc.
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.KTBC: 
- Gọi HS đọc bài "Văn hay chữ tốt"
- GV nhận xét, cho điểm.
B.Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
- Y/C HS quan sát tranh SGK (133):
- Tranh vẽ cảnh gì? 
- Nêu tên chủ điểm.
- GV vào bài trực tiếp
2.Luyện đọc:
?Bài chia làm mấy đoạn?
- Hướng dẫn HS đọc kết hợp sửa phát âm, giảng từ khó, đọc câu
- Yêu cầu HS đọc nhóm 3
- Yêu cầu HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu
2.3.Tìm hiểu bài:
*Đoạn 1: Yêu cầu HS đọc lướt
?Cu Chắt có những đồ chơi nào?
?Những đồ chơi của cu Chắt có gì khác nhau?
?Đoạn 1 trong bài cho em biết điều gì?
- GVnhận xét, bổ sung, ghi bảng
*Đoạn 2:Yêu cầu HS đọc lướt.
?Cu Chắt để đồ chơi của mình vào đâu? 
?Những đồ chơi của cu Chắt làm quen với nhau như thế nào?
?Nội dung chính của đoạn 2 là gì?
- GV chốt ý đúng, ghi bảng 
*Đoạn 3:Yêu cầu HS đọc
?Chuyện gì đã xảy ra với cu Đất khi chú chơi một mình? vì sao chú bé Đất lại ra đi?
? Chú bé Đất đã đi đâu và gặp chyuện gì?
?Ông Hòn Rấm nói thế nào khi thấy chú lùi lại?
- Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành đất nung?
? Đoạn 3 cho em biết điều gì?
- GV chốt ý đúng, ghi bảng
Yêu cầu HS đọc lướt toàn bài, tìm nd?
- GV tóm nd chính, ghi bảng
-Yêu cầu HS nhắc lại nd bài.
-> Chú bé Đất muốn được xông pha, muốn trở thành người có ích
4.Luyện đọc diễn cảm:
- Gọi HS đọc lại truyện theo cách phân vai 
?Cần đọc bài với giọng ntn?
- Đưa đoạn luyện đọc: Đoạn 3
? Nêu giọng đọc?
- Yêu cầu HS đọc trong nhóm 3
- GV giúp đỡ HS đọc yếu.
-Tổ chức thi đọc trước lớp
- GV nhận xét, cho điểm
5.Củng cố-Dặn dò:
?Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? 
- Nhận xét giờ học
- Dặn dò:+Học kĩ bài
	+Chuẩn bị bài sau, đọc trước phần 2 của câu chuyện: Chú Đất nung.
2 HS đọc bài + trả lời câu hỏi
- Nhận xét
- HS nói về nội dung tranh: Các bạn nhỏ thả diều trên cánh đồng quê yên ả.
- HS nêu tên chủ điểm.
- HS nêu tên bài.
- 3 đoạn, HS đánh dấu
 Đ1: Từ đầu....đi chăn trâu.
 Đ2: Cu Chắt....lọ thủy tinh.
 Đ3: phần còn lại 
- HS đọc nối tếp 2 lượt 
*Câu: Chắt còn một bộ đồ chơi nữa là chú bé bằng đất/ em nặn lúc đi chăn trâu.
- Tham gia tìm hiểu nghĩa từ chú giải (137)
- HS lập nhóm đọc bài.
- 1 HS đọc bài
- HS đọc lướt + trả lời câu hỏi
 - Cu Chắt có các đồ chơi: một chàng kị sĩ, công chúa..., chú bé bằng đất. 
- Chàng kị sĩ, công chúa làm bằng bột, chú bé đồ chơi bằng đất nặn...
- HS nêu
1. Giới thiệu các đồ chơi của cu Chắt
- Cu Chắt cất đồ chơi của mình vào cái nắp tráp hỏng
- Họ làm quen với nhau nhưng cu Đất làm bẩn...cu Chắt không cho chơi với nhau nữa.
- HS phát biểu
2.Cuộc làm quen giữa cu Đất và hai người bột.
- Vì chơi một mình chú cảm thấy buồn và nhớ quê
- Chú bé Đất đi ra cánh đồng. Mới đến trái bếp gặp trời mưa...rồi chú gặp ông Hòn Rấm 
- Ông chê chú nhát. 
- Vì chú sợ bị ông Hòn Rấm chê là nhát, chú muốn được làm việc có ích.
- HS phát biểu ý kiến
3.Chú bé Đất quyết định trở thành đất nung.
- Hs sinh đọc, tìm nd bài
*ND: Ca ngợi chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.
- 4 HS đọc theo các vai: người dẫn chuyện, chàng kị sĩ, chú bé Đất, ông Hòn Rấm
- Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm...
- HS nêu: Giọng vui vẻ, hồn nhiên.
- HS lập nhóm, đọc bài
- 3 ->5 HS thi đọc
- HS tham gia nhận xét, khen bạn đọc tốt.
- Dũng cảm, làm nhiều việc có ích.
- HS nêu lại nd bài
- HS ghi bài.
Rút kinh nghiệm bài dạy: 
Toán
Chia một tổng cho một số
I. Mục tiêu:
 Giúp HS:
 - Nhận biét tính chất một tổng chia cho một số và một hiệu chia cho một số.
 - Áp dụng tính chất một tổng, một hiệu chia cho một số để giải các bài toán có liên quan.
II. Đồ dùng: 
- Nội dung bài, sách vở.
III. Các hoạt dộng dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.KTBC:
- Gọi HS lên bảng chữa bài 2c, 5(75) 
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
.1. Giới thiệu bài:
Nêu yêu cầu giờ học.
.2. Dạy bài mới.
- GV viết 2 biểu thức lên bảng:
-Yêu cầu HS tính giá trị của 2 biểu thức trên.
? Hãy so sánh giá trị của 2 biểu thức trên?
? Biểu thức (35+21):7 có dạng ntn? 
? Biểu thức 35:7 + 21:7 có dạng ntn?
? 35 và 21 là gì trong biểu thức (35+21):7 ?
? Khi chia một tổng cho một số ta làm ntn?
- Gọi HS nhắc lại.
. 3. Thực hành:
Bài 1(76) :
- Gọi HS nêu yêu cầu.
-Yêu cầu HS làm bài: vở + bảng.
- Chữa bài.
=> TK: Áp dụng quy tắc nào để làm bài? Nêu quy tắc đó?
Bài 2(76)
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Hướng dẫn cách làm :
? Em có nhận xét gì về các biểu thức trong bài?
? Muốn chia một hiệu cho một số ta làm ntn?
- Yêu cầu HS làm bài : vở + bảng.
- Chữa bài.
=> TK : Củng cố cách chia một hiệu cho một số.
Bài 3(76)
- Yêu cầu HS đọc + tóm tắt BT.
- Hướng dẫn cách làm :
? Muốn biết 2 lớp có tất cả bao nhiêu nhóm ta làm ntn?
-Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài.
=> TK : Bài toán có lời văn liên quan đến chia một tổng cho một số.
3.Củng cố - Dặn dò
 ?Muốn chia một tổng, một hiệu cho một số ta làm ntn?
- Nhận xét, dặn dò.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- HS nêu tên bài.
HS đọc:
* So sánh giá trị biểu thức:
(35+21):7 và 35:7 + 21:7
(35+21):7 35:7 + 21:7 
= 56 : 7 = 5 + 3
= 8 = 8
-Vậy : (35+21):7 = 35:7 + 21:7
- Biểu thức này có dạng một tổng chia cho một số.
- Là tổng của các thương.
- 35 và 21 là các số hạng của tổng, đều chia hết cho 7.
*Quy tắc: Khi chia một tổng cho một số, nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số ta có thể chia từng số hạng cho số chia rồi cộng các kết quả vừa tìm được với nhau. 
- 3->5 HS nhắc lại.
a. Tính bằng 2 cách : 
(15+35):5
C1: (15+35) : 5 = 50 : 5
 = 10
C2: (15+35) : 5 = 15:5 + 35:5
 = 3 + 7
 = 10
b.Tính bằng 2 cách ( theo mẫu):
 18:6 + 24:6
 C1: 18:6 + 24:6 = 3 + 4 = 7
 C2: 18:6 + 24:6 = (18+24) : 6
 = 42 : 6
 = 7
Tính bằng hai cách (theo mẫu):
a. (27-18) : 3
 C1: (27-18) : 3 = 9 : 3 
 = 3
 C2: (27-18) : 3 = 27:3 - 18:3
 = 9 - 6
 = 3
b. (64-32) : 8
 C1: (64-32) : 8 = 32 : 8
 = 4
 C2: (64-32) : 8 = 64:8 - 32:8
 = 8 - 4
 = 4
 Bài giải
 C1: Lớp 4A có số nhóm là:
 32 : 4 = 8(nhóm)
 Lớp 4B có số nhóm là:
 28: 4 = 7 (nhóm)
 Cả hai lớp có số nhóm là:
 8 + 7 = 15(nhóm)
 ĐS : 15 nhóm.
 C2: Cả hai lớp có số nhóm là:
 (32 + 28) : 4 = 15(nhóm)
 ĐS : 15 nhóm.
-2->3 HS nhắc lại quy tắc.
- HS ghi bài.
Rút kinh nghiệm bài dạy: 
Đạo đức
Biết ơn thầy giáo, cô giáo ( tiết 1 ).
I. Mục tiêu
- Hs hiểu vì sao cần biết ơn thầy giáo, cô giáo.
- Có thái độ lễ phép, khính trọng, vâng lời thầy cô.
- Biết chào hỏi lễ phép, có hành vi thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy cô.
II.Đồ dùng dạy học
- Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động khởi động:
- Kiểm tra bài cũ:
+ hãy báo cáo những công việc em đã thực hiện thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
- Nhận xét, đánh giá.
- Nêu yêu cầu và ghi tên bài mới
HOẠT ĐỘNG 1
Trò chơi sắm vai
- Nêu yêu cầu hoạt động: Thảo luận xử lí tình huống, sắm vai tiểu phẩm: Giờ ra chơi, các bạn đang chơi ngoài sân thì Bình chạy đến bảo: "Các bạn ơi, cô Vân dạy chúng ta hồi lớp 3 bị ốm, chiều nay chúng mình đến thăm cô nhé". Nếu là bạn của Bình, các em sẽ làm gì?
- Cho hs thảo luận.
 - Gọi đại diện trình bày.
- Thảo luận cả lớp: Trong các cách ứng xử trên, cách nào phù hợp nhất, vì sao?
- Kết luận: Các bạn cần phải đến thăm cô giáo, đó là việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo.
HOẠT ĐỘNG 2
Thảo luận nhóm
- Gọi hs đọc phiếu bài tập.
- yêu cầu HS thảo luận.
- Gọi đại diện trình bày.
+ Vì sao cần biết ơn các thầy cô giáo?
 + Em cần làm gì để thể hiện sự biết ơn thầy cô?
- Kết luận: (Theo từng nội dung: Vì sao cần biết ơn các thầy cô giáo; những việc cần làm để thể hiện điều đó)
HOẠT ĐỘNG 3
Liên hệ thực tế
- Nêu yêu cầu: 
+ Em đã làm gì để thể hiện sự biết ơn thầy cô?
+ Vì sao em làm như thế?
+ Kết quả những việc làm đó ra sao?
- Gọi HS trình bày.
- Nhận xét, nêu gương.
 HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
- Tổng kết bài. Nhận xét giờ học, hướng dẫn thực hành.
- 2 em báo cáo, lớp nhận xét.
- HS nêu tên bài
* Hoạt động nhóm
- Thảo luận nhóm 4: tìm ra cách xử lí và sắm vai thể hiện tình huống.
- Lần lượt trình bày cách xử lí tình huống theo nhiều cách khác nhau.
+ các bạn cần phải đến thăm cô giáo, đó là việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo.
* Hoạt động nhóm bàn
- Thảo luận và hoàn thành phiếu bài tập
1.Đánh dấu vào các câu trả lời em cho là đúng:
 Biết ơn thầy cô giáo vì thầy cô dạy chúng ta điều hay, điều mới.
 Biết ơn thầy cô giáo vì ngoài việc dạy dỗ thầy cô còn yêu thương giúp đỡ chúng ta.
 Biết ơn thầy cô giáo thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
 Tất cả những ý trên.
2. Đánh dấu vào các câu trả lời em cho là việc nên làm thể hiện lòng biết ơn các thầy cô giáo:
 Chăm chỉ học tập.
 Tích cực tham gia ý kiến xây dựng bài.
 Nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học.
 Tích cực tham gia các hoạt động của trường.
 Lễ phép với thầy cô
 Chúc mừng thầy cô nhân dịp 20-11
 Chia sẻ với thầy cô những khó khăn.
 Chỉ làm theo lời thầy cô khi mình thích.
* Thảo luận cặp
- HS nêu
- Thảo luận, trình bày trước lớp.
- 3-5 HS 
HS đọc ghi nhớ.
- HS ghi bài, thực hành theo bài học.
Rút kinh nghiệm bài dạy: 
Kỹ thuật
Thêu lướt vặn
(tiết 2)
I/ Mục tiêu:
 -HS biết cách thêu lướt vặn và ứng dụng của thêu lướt vặn.
 -Thêu được các mũi thêu lướt vặn theo đường vạch dấu.
 -HS hứng thú học tập.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Tranh quy trình thêu lướt vặn..
 -Mẫu thêu lướt vặn được thêu bằng sợi len trên vải khác màu (mũi thêu dài 2cm) mẫu khâu đột mau bài 6 và một số sản phẩm may mặc được thêu trang trí bằng mũi thêu lướt vặn.
 -Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
 +Một mảnh vải sợi bông trắng hoặc màu có kích thước 20 x 30cm.
 +Len, chỉ thêu khác màu vải.
 +Kim khâu len và kim thêu.
 +Phấn vạch, thước, kéo.
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.ổn định: Khởi động.
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ của HS.
3.Dạy bài mới:
 a)Giới thiệu bài: Thêu lướt vặn. 
 b)HS thực hành:
 * Hoạt động  ... ác biểu thức?
+ Từ đó em có nhận xét gì về cách chia mộtích cho một số?
+ Vậy: muốn chia một một tích 2 thừa số cho một số,ta có thể làm ntn?
- Gọi 2-3 em trình bày lại kết luận
- Thực hiện tương tự VD1
+ Vì sao không thực hiện tính bằng biểu thức ( 7 : 3 ) x 15 ?
+ Từ đó em có kết luận gì khi thực hiện chia một tích cho một số?
3. Thực hành
- Gọi Hs nêu yêu cầu, cách thực hiện.
- Yêu cầu HS làm bài
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
 => TK: ? Khi chia một tích cho một số, ta có thể làm ntn?
- Gọi HS nêu yêu cầu, cách làm
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét, kết luận kết quả.
=> TK: Vì sao cách làm 2 lại thuận tiện hơn cách làm 1?
- Gọi HS đọc bài
- Hướng dẫn tìm hiểu đề.
? Muốn tìm số vải cửa hàng đã bán, ta cần biết gì? Tính bằng cách nào? 
? Có thể giải bài toán bằng mấy cách?
- yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét, kết luận kết quả.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ.
?Muốn chia một số cho một tích 2 thừa số, ta có thể làm ntn? 
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò về nhà
- 2 HS làm trên bảng. lớp làm nháp.
- Nhận xét, chữa bài.
a. Trường hợp cả hai thừa số đều chia
 hết cho số chia.
 Ví dụ 1 : Tính và so sánh giá trị 3
 biểu thức:
- HS nêu.
- 3 HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp.
( 9 x 15 ) : 3 9 x ( 15 : 3 ) 
 = 135 : 3 = 9 x 5 
 = 45 	 = 45
 ( 9 :3 ) x 15 
 = 3 x 15 
 = 45
Nhận xét:
 ( 9 x 15 ) : 3 = 9 x ( 15 : 3 ) 
= ( 9 : 3 ) x 15
Kết luận: Khi chia một tích cho một số ta có thể lấy một thừa số của tích chia cho số đó rồi lấy kết quả tìm được nhân với thừa số kia.
b. trường hợp có một thừa số không chia
 hết cho số chia
Ví dụ 2: Tính và so sánh giá trị 3 
biểu thức: 
( 7 x 15 ) : 3 và 7 x ( 15 : 3 ) 
= 105 : 3 = 7 x 5 
= 35 = 35 
 ( 7 : 3) x 15 : không thực hịên được.
- Vì trong biểu thức ( 7 : 3 ) x 15 có 7 
không chia hết cho 3
Vậy ( 7x 15 ) : 3 = 7 x ( 15 : 3 )
Kết luận chung : SGK / 79
Bài 1 (SGK /79): Tính bằng hai cách.
- 1 HS nêu
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở .
 Cách 1 Cách 2
a. ( 8 x 23 ) : 4 ( 8 x 23 ) :
 = 184 : 4 = 23 x ( 8 : 4)
 = 46 = 23 x 2
 = 46
b. (15 x 24) : 6
 Cách 1 Cách 2
 ( 15 x 24 ) : 6 ( 15 x 24 ) : 6
 = 360 : 6 = 15 x ( 24 : 6 )
 = 60 = 15 x 4 
 = 60
 Bài 2 ( SGK/79 ): Tính bằng cách 
thuận tiện nhất.
- HS nêu.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở.
C 1: (25 x 36 ) : 9 = 900 : 9
 = 100
 C2: ( 25 x 36 ) : 9 = 25 x ( 36 : 9 )
 = 25 x 4
 =100
- Vì cách 2 có thể nhẩm tính ra kết quả
 Bài 3 (SGK/79 ) 
- 1 HS đọc bài
- cần biết số vải cửa hàng đó có bao nhiêu
- Có thể giải bằng 2 cách
- 2 HS lên bảng làm bài.
 Bài giải
C1: Cửa hàng có số mét vải là: 
 30 x 5 = 150 ( m)
 Cửa hàng đã bán số mét vải là:
 150 : 5 = 30 ( m )
 Đáp số : 30 mét vải.
C2: Số tấm vải cửa hàng bán được là: 
 5 : 5 = 1 ( tấm)
 Số mét vải cửa hàng bán được là:
 30 x 1 = 30 (m)
 ĐS : 30 mét vải.
- HS nêu: Khi chia một tích cho một số ta có thể lấy một thừa số của tích chia cho số đó rồi lấy kết quả tìm được nhân với thừa số kia.
- HS ghi bài, làm bài và chuẩn bị bài sau
Rút kinh nghiệm bài dạy: 
Luyện từ và câu
 Dùng câu hỏi vào mục đích khác.
I. Mục tiêu
- HS hiểu thêm về một số tác dụng khác của câu hỏi.
- Biết dùng câu hỏi vào mục đích khác trong những tình huống khác nhau.
II.Đồ dùng dạy học
Bảng lớp viết sẵn bài tập 1 phần nhận xét.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
+ Câu hỏi dùng để làm gì? cho VD?
- Nhận xét, ghi điểm
B. BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài
- Nêu yêu cầu bài học
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc đoạn văn
+ Hãy tìm câu hỏi trong đoạn văn đó?
- Yêu cầu HS thảo luận cặp để trả lời câu hỏi: Các câu hỏi của ông Hòn Rấm có dùng để hỏi về điều chưa biết không? Chúng dùng để làm gì?
Gọi Hs nêu ý kiến
KL: Có những câu hỏi dùng để thể hiện thái độ khen, chê, khẳng định, phủ định
Gọi Hs đọc phần 3 SGK
+ Câu “ Cháu có thể nói nhỏ hơn không ?” đùng để làm gì?
+ Vậy, ngoài tác dụng để hỏi, câu hỏi còn dùng để làm gì?
- Gọi HS đọc ghi nhớ
3. Hướng dẫn thực hành
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Yêu cầu Hs trao đổi cặp, làm vào VBT.
- Gọi Hs trình bày kết quả.
- Kết luận kết quả
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Yêu cầu Hs thảo luận nhóm, mỗi nhóm một tình huống.
- Gọi đại diện nhóm Hs trình bày kết quả.
- Nhận xét chung.
- Gọi Hs nêu yêu cầu
 - Yêu cầu hoạt đọng cá nhân, làm vào VBT.
Gọi Hs trình bày kết quả và giải thích.
Kết luận chung, ghi điểm.
C. CỦNG CỐ DẶN DÒ
+ Câu hỏi có những tác dụng gì ? Cho VD?
- Nhận xét giờ học. Dặn Hs hoàn thiện bài tập và chuẩn bị bài sau.
- 3 em trả lời câu hỏi
I. NHẬN XÉT
+ Câu hỏi:
Sao chú mày nhát thế?
Nung ấy à?
Chứ sao ?
+ Các câu hỏi không dùng để hỏi, chúng dùng ý để chê Cu Đất, để khẳng định đất có thể
 nung trong lửa.
- Nhắc lại kết luận
- 1 em đọc
+ Dùng để yêu cầu, đề nghị.
+ Dùng để thể hiện thái độ khen, chê, khẳng định, phủ định, đề nghị, yêu cầu.
II. GHI NHỚ: ( SGK )
- 2- 3 em đọc, nhắc lại ghi nhớ
III. LUYỆN TẬP
Bài 1
Dùng để yêu cầu con nín khóc
Dùng thể hiện ý chê trách
ý chê bạn nhỏ vẽ không giống
Thể hiện yêu cầu, nhờ cậy
Bài 2 
THảo luận nhóm, tìm câu hỏi phù hợp tình huống.
Trình bày lần lượt trước lớp, nhận xét.
HS tự làm vào vbt
Bài 3 
Bé ngoan thế nhỉ?
Sao mày hư thế?
Bãi biển đẹp đấy chứ?
Em ra ngoài cho chị học có được không?
Rút kinh nghiệm bài dạy: 
Tập làm văn
Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Hiếu được cấu tạo bài văn miêu tả gồm : các kiểu mở bài , trình tự miêu tả trong phần thân bài, kết bài.
2. Kĩ năng: Viết được doạn mở bài , kết bài cho bài văn miêu tả đồ vật giàu hình ảnh , chân thực và sáng tạo.
3. Thái độ: Yêu thích môn học , phát triển ngôn ngữ .
II. Đồ dùng dạy học
- tranh minh hoạ cối xay lúa, cái trống trường.
- Một số đoạn văn miêu tả để hs tham khảo.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi HS viết câu văn miêu tả sự vật quan sát được.
- GV nhận xét, sửa lỗi sai cho HS.
- Ghi điểm
+ Thế nào là văn miêu tả?
- Nhận xét, ghi điểm.
B. BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài
- Nêu yêu cầu bài học
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Hướng dẫn nhận xét đoạn văn trong SGK trang 143
- Gọi 2 HS đọc yêu cầu, nội dung bàivăn.
- treo tranh minh hoạ " Cối xay lúa "
- Nêu yêu cầu hoạt động: Thảo luận cặp trả lời câu hỏi a, b, c ( SGK )
- Gọi HS trình bày kết quả.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
? Phần thân bài tả cái cối theo trình tự ntn?
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Khi tả đồ vật, ta cần tả những gì?
- Kết luận chung: Cần miêu tả đặc điểm nổi bật của sự vật để giúp người đọc, người nghe hình dung được sự vật ấy.
3. Ghi nhớ
- Gọi hs đọc ghi nhớ
4. Luyện tập
- Gọi HS đọc yêu cầu, nội dung đoạn văn.
 - Yêu cầu hs trao đổi theo nhóm và làm bài - Gọi HS nối tiếp trình bày.
 - Nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ, giảng thêm để HS rõ những bộ phận được miêu tả.
- Yêu cầu HS viết đoạn mở bài, kết bài cho thân bài trên.
- Gọi HS số em trình bày, nhận xét. GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt và cho điểm HS
- Đọc đoạn văn tham khảo.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ.
? Bài văn miêu tả gồm những phần nào? Mỗi phần nêu lên ý gì?
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về hoàn thành bài tập và chuẩn bị bài sau.
- 2 em viết, lớp theo dõi, nhận xét, chấm 
điểm.
- 2 em trả lời.
- HS nghe, nêu tên bài
I. NHẬN XÉT
Bài 1(SGK- 143)
- 1- 2 HS đọc yêu cầu của bài
- Quan sát.
- làm việc theo cặp.
- Đại diện các nhóm lên trình bày
a. bài văn tả cối xay gạo
b. Phần mở bài, giới thiệu đồ vật được tả
: Cái cối xinh xinh....gian nhà trống.
 Kết bài, nêu cảm nghĩ, tình cảm thân 
thiết của tác giả với đồ vật: Cái cối xay
 cũng như...từng bước anh đi.
c. Mở bài trực tiếp
 Kết bài mở rộng
d. Trình tự miêu tả : Từ xa- gần, từ bao
 quát- chi tiết, từ ngoài- trong, từ chính- 
phụ.
Bài 2
- HS nêu.
- Tả bao quát, tả chi tiết những đặc điểm 
nổi bật, thể hiện tình cảm đối với đồ vật 
đó.
II. GHI NHỚ: ( SGK )
- 2- 3 em đọc
 III. LUYỆN TẬP
- 1 HS đọc.
- Câu văn miêu tả bao quát cái trống:
" Anh chàng trống này... phòng bảo vệ".
- Những bộ phận được miêu tả: mình
 trống, ngang lưng trống, hai đầu trống...
- Âm thanh: ồm ồm giục giã, xả hơi một 
hồi dài
- Tự viết vào VBT.
- 3-4 em trình bày, lớp nhận xét cách dùng
 từ, viết câu, dùng hình ảnh, cách mở bài,
 kết bài.
- Lắng nghe
-2 em trả lời theo ý hiểu.
Rút kinh nghiệm bài dạy: 
Khoa học
Bảo vệ nguồn nước.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức :
- Kể được những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước .
- Nêu nguyên nhân và cách phóng chống một số bệnh lây qua đường tiêu hoá.
2. Kĩ năng :
- Luôn thực hiện bảo vệ nguồn nước .
3. Thái độ 
- Có ý thức giữ gìn bảo vệ nguồn nước và tuyên truyền nhắc nhở mọi người cùng thực hiện .
II.Đồ dùng dạy học
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. KRBC
? Nước được làm sạch ntn?
? Vì sao cần phải đun sôi nước trước khi uống?
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy học bài mới:
1. Gới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu và ghi tên bài học mới.
2. Các hoạt động
*Hoạt động 1: làm việc theo nhóm
- Nêu yêu cầu hoạt động: Quan sát hình vẽ SGK, mô tả những gì em thấy và đánh giá xem đó là việc nên hay không nên làm? vì sao?
- Cho HS thảo luận ( 10 phút)
- Gọi đại diện nhóm trình bày, nhómkhác bổ sung.
* Kết luận: Nên làm những việc như ở hình 1,3,5,6 vì những việc đó bảo vệ nguồn nước và tránh ô nhiễm.
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết.
Hoạt động 2
 Liên hệ.
? Những việc làm nào thể hiện ý thức bảo vệ nguồn nước? 
? ở nơi em ở, nguồn nước sạch chủ yếu được lấy từ đâu? Nguồn nước đó đã được bảo vệ và sử dụng tiết kiệm chưa?
+ Em đã làm gì để bảo vệ nguồn nước?
+ Em sẽ làm gì để bảo vệ nguồn
 Hoạt động kết thúc
- Giáo dục ý thức bảo vệ nguồn nước sạch.
- Tổng kết bài. Nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 2 em trả lời, lớp nhận xét, chấm điểm.
1.Những việc nên làm và không nên
 làm để bảo vệ nguồn nước.
H1: Biển cấm đục đường ống dẫn
 nước. Nên thực hiện đó là bảo vệ của 
công và có ý thức tiết liệm nước, tránh 
lãng phí.
H2 : Đổ rác thải, chất thải xuống ao hồ 
 không nên làm theo vì sẽ gây ô nhiễm
 nguồn nước.
( tương tự với các hình vẽ khác ) 
- 2 em lần lượt đọc, lớp đọc thầm.
* Thảo luận cả lớp và trả lời:
+ Quét dọn sân giếng, không vứt rác xuống
 ao hồ sông suối và các nguồn nước, bảo vệ 
đường ống dẫn nước, sử dụng tiết kiệm 
nước sạch..
+ Vận động mọi người cùng tham gia và 
có ý thức giữ gìn, bảo vệ nguồn nước.
Rút kinh nghiệm bài dạy: 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 14.doc