Giáo án Lớp 4 tuần 15 - Trường Tiểu học Hội Hợp B

Giáo án Lớp 4 tuần 15 - Trường Tiểu học Hội Hợp B

Tập đọc

CÁNH DIỀU TUỔI THƠ

I. Mục tiêu:

- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui tha thiết thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ khi chơi diều.

- Hiểu từ ngữ mới trong bài.

- Hiểu nội dung bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cảnh diều bay lơ lửng.

II. Đồ dùng dạy - học:

Tranh minh hoạ bài tập đọc.

 

doc 39 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1430Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 tuần 15 - Trường Tiểu học Hội Hợp B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Thứ hai ngày 6 tháng 12 năm 2010
Chào cờ
Tập trung nhận xét công tác tuần 14
Triển khai công tác tuần 15
Tập đọc 
Cánh diều tuổi thơ
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui tha thiết thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ khi chơi diều.
- Hiểu từ ngữ mới trong bài.
- Hiểu nội dung bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cảnh diều bay lơ lửng.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III. Các hoạt động dạy và học:
5’
30’
A. Kiểm tra bài cũ:
HS: 2 em nối nhau đọc bài trước + câu hỏi.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc: Chia làm 3 đoạn.
HS: Nối nhau đọc từng đoạn 2 – 3 lần.
- GV nghe, sửa phát âm + giải nghĩa từ khó + hướng dẫn ngắt câu dài.
HS: Luyện đọc theo cặp.
1 – 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm các câu hỏi và trả lời.
? Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều
- Cánh diều mềm mại như cánh bướm, trên cánh có nhiều loại sáo: Sáo đơn, sáo kép, sáo hè tiếng sáo vi vu trầm bổng.
? Trò chơi thả diều đem lại cho các em niềm vui lớn như thế nào
- Các bạn hò hét nhau thả diều thi, vui sướng đến phát dại nhìn lên trời.
? Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những ước mơ đẹp như thế nào
- Nhìn lên bầu trời nhung huyền ảo đẹp như một tấm thảm nung khổng lồ, bạn nhỏ thấy lòng cháy lên, cháy mãi khát vọng
? Qua các câu hỏi mở bài và kết bài tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ
HS:  Cánh diều đã khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: 
HS: 2 em nối nhau đọc 2 đoạn.
- GV đọc diễn cảm mẫu 1 đoạn.
- GV và cả lớp nhận xét, chọn bạn đọc hay.
HS: Luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Âm nhạc
Giáo viên bộ môn soạn giảng
Toán
Chia hai số có tận cùng là các chữ số 0
I.Mục tiêu:
- Giúp HS biết thực hiện chia 2 số có tận cùng là các chữ số 0.
-HS biết vận dụng làm một số baòi tập năng cao.	
II. Các hoạt động dạy – học:
5’
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên chữa bài giờ trước.
30’
B. Dạy bài mới:
1. Bước chuẩn bị:
HS: Ôn lại 1 số nội dung sau:
a. Chia nhẩm cho 10, 100, 1000.
b. Qui tắc chia 1 số cho 1 tích.
2. Giới thiệu trường hợp số bị chia và số chia đều có 1 chữ số 0 ở tận cùng:
320 : 40 = ?
a. Tiến hành theo cách chia 1 số cho 1 tích.
320 : ( 10 x 4 )
= 320 : 10 : 4
= 32 : 4
= 8
- Kết quả 2 biểu thức đó bằng nhau.
Nêu nhận xét 320: 40 = 32 : 4
HS: Có thể cùng xoá chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia và số chia rồi chia như thường.
b. Thực hành: 
- Đặt tính.
- Cùng xoá số 0 ở số bị chia, số chia.
- Thực hiện phép chia 32 : 4
 	3 2 0 4 0
	 0	 8
320 : 40 = 8
3. Giới thiệu trường hợp số chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn số chia:
 32000 : 400 = ?
a. Tiến hành tương tự như trên.
b. Đặt tính (thực hành).
- Cùng xoá 2 chữ số 0 ở số bị chia, số chia.
- Thực hiện phép chia 320 : 4
3 2 0 0 0 4 0 0
0 0 8 0
 0
4. Kết luận chung:
HS: 2 – 3 em nêu kết luận.
- GV ghi kết luận SGK.
5. Thực hành:
+ Bài 1: 
HS: Đọc đầu bài và tự làm vào vở.
- GV và cả lớp nhận xét.
- 4 em lên bảng làm.
+ Bài 2: Tìm x:
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- 2 em lên bảng.
+ Bài 3: 
? Bài toán hỏi gì
? Bài toán cho biết gì
Bài tập dành cho khá giỏi:
*Cần phải đóng mỗi bao 50 kg xi măng. Hỏi có 2340 kg xi măng thì đóng được nhiều nhất vào bao nhiêu bao như thế và con thừa bao nhiêu bao nhiêu ki- lô- gam xi măng?
-HD một số HS khá giỏi làm bài tập.
-GV nhận xét.
HS: Đọc đầu bài, suy nghĩ làm vào vở.
- 1 em lên bảng.
Giải:
a. Nếu mỗi toa xe chở 20 tấn thì cần số toa là: 
180 : 20 = 9 (toa)
b. Nếu mỗi toa chở 30 tấn thì cần số toa là:
180 : 3 = 6 (toa)
 Đáp số: a. 9 toa
 b. 6 toa.
Bài giải
Ta có: 2340 : 50 = 46 ( dư 40)
Vậy đóng được nhiều nhất 46 bao và dư 40 kg xi măng.
1’
6. Củng cố – dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài
- Nhận xét giờ học.
Lịch sử
nhà trần và việc đắp đê
I. Mục tiêu:
- Học xong bài HS biết nhà Trần rất quan tâm tới việc đắp đê.
- Đắp đê giúp cho nông nghiệp phát triển và là cơ sở xây dựng khối đoàn kết dân tộc.
- Có ý thức bảo vệ đê điều và phòng chống lũ lụt.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh cảnh đắp đê thời nhà Trần.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
5’
A.Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS đọc bài học.
30’
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu: 
2. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
- GV đặt câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
? Sông ngòi tạo nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng cũng gây những khó khăn gì
- Gây nên lụt lội thường xuyên.
? Em hãy kể tóm tắt cảnh lụt lội mà em biết qua các phương tiện thông tin. 
- HS kể
- GV nhận xét lời kể của HS.
=>KL: Sông ngòi cung cấp nước cho nông nghiệp phát triển song cũng có khi gây lụt lội làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. 
3. Hoạt động 2:Làm việc cả lớp.
? Hãy tìm các sự kiện trong bài nói lên sự quan tâm đến đê điều của Nhà Trần
- Lập Hà đê sứ để trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê. Hàng năm khi có lũ lụt tất cả mọi người không phân biệt trai gái, giàu nghèo đều tham gia bảo vệ đê. Các vua Trần cũng từ mình trông nom việc đắp đê.
KL: Nhà Trần đặt ra lệ: Mọi người đều phải tham gia đắp đê, có lúc vua Trần cũng trông nom việc đắp đê.
4. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
? Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê.
- Hệ thống đê dọc theo những con sông chính được xây đắp, nông nghiệp phát triển.
5. Hoạt động 4: Làm việc cả lớp.
? Địa phương em nhân dân đã làm gì để chống lụt.
- Trồng rừng, chống phá rừng, xây dựng các chạm bơm nước, củng cố đê điều
=> Bài học (ghi bảng).
3. Củng cố – dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài
- Nhận xét giờ học.
Kĩ thuật
cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn ( Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Đánh giá kiến thức, kỹ năng thêu, khâu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của HS.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh quy trình mẫu khâu, thêu đã học.
III. Các hoạt động dạy – học:
10’
Ôn tập các bài đã học trong chương trình chương 1
1. Hoạt động 1: GV tổ chức ôn tập các bài đã học trong chương 1.
- GV yêu cầu HS nhắc lại các loại mũi khâu, thêu đã học.
HS: Khâu thường, khâu đột thưa, khâu đột mau, thêu móc xích.
- Yêu cầu HS nhắc lại quy trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu các loại khâu, thêu đã học.
HS: Nêu
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét và sử dụng tranh quy trình để củng cố những kiến thức cơ bản về cắt, khâu, thêu đã học.
HS: Cả lớp nghe để nhớ lại cách khâu, thêu.
25’
2. Hoạt động 2:
HS: Tự chọn sản phẩm thực hành làm sản phẩm tự chọn.
- GV nêu yêu cầu thực hành và hướng dẫn lựa chọn sản phẩm.
- Tuỳ khả năng ý thích, HS có thể cắt khâu thêu những sản phẩm đơn giản nhất.
+ Cắt, khâu, thêu khăn tay.
+ Cắt, khâu, thêu túi rút dây để đựng bút.
+ Cắt, khâu, thêu váy liền áo cho búp bê, gối ôm
- GV có thể yêu cầu HS nêu cách cắt, khâu, thêu sản phẩm mà mình chọn.
HS: Nêu cách làm.
- Các HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, bổ sung.
1’
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
Luyện từ và câu ( Bổ sung)
Ôn tập: Dùng câu hỏi vào mục đích khác
I.Mục tiêu:
-- Củng cố cho HS một số tác dụng phụ của câu hỏi.
- Biết dùng câu hỏi để thể hiện thái độ khen chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu mong muốn trong những tình huống cụ thể.
II.Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
1.ổn định lớp
3’
2.Kiểm tra bài cũ
-Câu hỏi được dùng trong trường hợp nào?
-GV nhận xét.
-HS trả lời câu hỏi
1’
31’
3.Bài mới
-Giới thiệu bài
-Nội dung
Bài 1: Trong những câu dưới đây, mục đích của câu hỏi để làm gì?
a)Anh chị nói chuyện nhỏ một chút có được không ạ?
(Hai thanh niên nói chuyện rất to trong rạp chiếu bóng)
b)Kiện tướng cờ vua Nguyễn Ngọc Trường Sơn giỏi nhỉ?
c)Sao bạn chăm chỉ, chịu khó thế?
d)Sao con hư thế nhỉ?
( Bố mẹ nói mãi mà đi đường con không chịu đội mũ)
Bài 2: Đặt câu phù hợp với mỗi tình huống sau đây:
a)Vào công viên em, thấy mấy bạn nhỏ vứt vỏ hộp lung tung ra lối đi, mặc dù thùng rác công cộng ở ngay cạnh. Em dùng hình thúc câu hỏi nhắc nhỏe bạn bỏ rác vào thùng.
b)Có một cụ già đang muốn sang đường. Em muónn giúp cụ già sang đường sẽ hỏi cụ như thế nào?
c)Em xem các cuốn vở viiết chữ đẹp trong phòng trưng bày” Vở sạch chữ đẹp”. Em dùng hình thức câu hỏi để bộc lộ sự thán phục của em về chũe viết của bạn.
Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn thuật lại việc em mua đồ chơi ở cửa hàng bán đồ chơi. Em muốn cô bán hàng cho em xem một cái ô tô chạy bằng dây cót mà em thích. Trong đoạn văn có dùng câu hỏi nhằm mục đích đề nghị, yêu cầu.
a)Yêu cầu , đề nghị
b)Để khen
c)Để khen
d)Để chê, nhắc nhở
Các bạn bỏ giấy vào thùng rác có được không?
-Các bận ơi, thùng rác ở đâu nhỉ?
-HS tự đật câu hỏi.
-HS tự viết một đoạn văn vào vở.
4.Củng cố dặn dò:
-Nhắc lại nội dung
-Nhận xét giờ học.
Thứ ba ngày 7 tháng 12 năm 2010
Thể dục
ôn bài thể dục phát triển chung
trò chơi: thỏ nhảy
I. Mục tiêu:
	- Ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
	- Trò chơi “Thỏ nhảy”, yêu cầu tham gia trò chơi nhiệt tình, sôi nổi và chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện:
	- Sân trường, phấn, còi,
III. Các hoạt động dạy – học:
6’
1. Phần mở đầu: 
- GV tập trung lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
HS: Chạy chậm thành 1 hàng dọc quanh sân.
- Chơi trò chơi.
25’
2. Phần cơ bản: 
a. Bài thể dục phát triển chung:
- Ôn bài thể dục phát triển chung 2 – 3 lần, mỗi lần 2 x 8 nhịp.
Lần 1: GV hô cho cả lớp tập 2 – 3 lần.
Lần 2: Tập theo tổ.
- Thi giữa các tổ.
b. Trò chơi vận động:
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi.
HS: Chơi thử 1 lần
- Cả lớp chơi thật.
4’
3. Phần kết thúc:
- GV cùng hệ thống bài.
- Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
- Giao bài về nhà.
- Đứng tại chỗ hát, vỗ tay.
- Thả lỏng toàn thân.
- Nghỉ ngơi tại chỗ.
- Về tập cho thuộc.
Toán
Chia cho số có 2 chữ số
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biết thực hiện phép chia số có 3 chữ số cho số có 2 chữ số.
-HS biết vận dung giải một số bài tập nâng cao.
-Rèn cho HS kĩ năng làm bài.
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
5’
A. Kiểm tra bài cũ:
HS: Lên bảng chữa bài tập.
30’
B. Dạy bài mới:
1. Trường hợp chia hết:
672 : 21 = ?
a. Đặt tính:
b. Tính từ trái sang phải:
Lần 1: 67 chia 21 được 3, viết 3.
3 nhân 1 bằng 3, viết 3
3 nhân 2 bằng 6, v ... ững trừ ngữ nói về đặc điểm nhà ở của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ:
 Đơn sơ, chắc chắn, nhà sàn, thường xây bằng gạch và lợp ngói, nhà dài, xung quanh có sân, vườn , ao.
Bài 4: Làng Việt cổ có đặc điểm gì?
- HS làm việc cá nhân tự hoàn thành các bài tập trong vở bài tập 
- Đại diện HS lên trình bày miệng bài làm của mình.
10’
Bài 5:Điền dấu x vào trước câu trả lời đúng nhất.
Nguyên nhân làm cho đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn của cả nước là:
 Đồng bằng lớn thứ hai của cả nước.
 Đất phù sa màu mỡ.
 Nguồn nước rồi dào.
 Người dân giàu kinh nghiệp trồng lúa
 Tất cả những ý trên.
Bài 6: Em hãy kể theo thứ tự những công việc phải làm trong việc sản xuất lúa gạo của người nông dân?
- HS làm việc cá nhân tự hoàn thành các bài tập trong vở bài tập
- Đại diện HS lên trình bày miệng bài làm của mình.
-HS trình bày cá nhân.
2’
3- Củng cố- Dặn dò
 - GV củng cố lại nội dung của bài. 
 - Học thuộc bài.
Thứ sáu ngày 10 tháng 12 năm 2010
Toán
Chia cho số có hai chữ số ( Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biết thực hiện phép chia số có 5 chữ số cho số có 2 chữ số.
II. Đồ dùng: 
Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học:
5’
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên chữa bài tập giờ trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Trường hợp chia hết:
a. Đặt tính:
10105 : 43 = ?
- GV hướng dẫn HS chia lần lượt như SGK.
Lần 1:
Lần 2:
Lần 3:
1 0 1 0 5 4 3
 1 5 0 2 3 5
 2 1 5
 0 0
- GV cần giúp HS tập ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia.
VD: 101 : 43 = ? 
Có thể ước lượng 10 : 4 = 2 dư 2.
150 : 43 = ?
Có thể ước lượng 15 : 4 = 3 dư 3.
3. Trường hợp chia có dư:
26345 : 35 = ?
- GV hướng dẫn HS thực hiện tương tự như trên.
4. Thực hành:
+ Bài 1: 
HS: Đặt tính rồi tính.
- 3 HS lên bảng làm, các HS khác làm vào vở.
- GV cùng cả lớp chữa bài.
+ Bài 2:
GV hỏi: Bài toán các đơn vị đã cùng đơn vị chưa?
HS: Đọc đầu bài, cả lớp theo dõi.
- Chưa cùng đơn vị.
- Đổi như thế nào?
- Đổi giờ ra phút, km ra mét.
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
- 1 em lên bảng làm.
- Cả lớp làm vào vở.
Giải:
1 giờ 15 phút = 75 phút.
38 km 400 m = 38 400 m.
Trung bình mỗi phút người đó đi được là:
38 400 : 75 = 512 (m).
Đáp số: 512 m.
GV thu 1 số bài chấm cho HS.
*Bài tập dành cho HS khá giỏi:
Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a)725 : 25 + 525 : 25
b)144 x 25 : 36
-GV chữa bài nhận xét.
-2HS khá giỏi lên bảng
1’
5. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
Tiếng Anh
Giáo viên bộ môn soạn giảng
Khoa học
Làm thế nào để biết có không khí?
I/ Mục tiêu: Sau bài học h/s biết.
	- Làm thí nghiệm chứng minh không khí có ở trong mọi vật và các chỗ rỗng các vật
	- Phát biểu định nghĩa về khí quyển.
II/ Đồ dùng dạy học: - Hình vẽ Sgk, chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm
III/ Các hoạt động dạy học:
3’
1’
10’
10’
10’
1’
1/ Bài cũ:
? Vì sao phải tiết kiệm nước?
2/ Bài mới: 
 Giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Thí nghiệm chứng minh không khí có ở trong mọi vật
Bớc 1: tổ chức và hướng dẫn.
GV chia nhóm
Bước 2:
 kết luận có không khí quanh ta
Bước 3: 
* Hoạt động 2: Thí nghiệm chứng minh không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
- Giáo viên chia nhóm.
Bước 2:
? Có đúng là trong chai rỗng này không chứa gì?
? Trong những lỗ nhỏ li ti của miếng bọt biển có chứa gì không?
- Hớng dẫn h/s làm thí nghiệm
Bước 3 : Trình bày
GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
* Kết luận chung: Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong mọi vật đều có không khí
* Hoạt động 3: Hệ thống hoá kiến thức về sự tồn tại của không khí.
? Lớp không khí bao quanh Trái Đất được gọi là gì ?
? Tìm ví dụ chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta và không khí có ở những chỗ rỗng của mọi vật?
3/ Củng cố - Dặn dò:
- GV Tóm tắt nội dung, nhận xét giờ.
- VN ôn bài.
1 h/s
- Đọc các mục thực hành trang 62 Sgk
- Làm thí nghiệm theo nhóm- thảo luận
+ 2 bạn cầm túi ni lông nhỏ chạy ra sân làm cho túi căng phồng.
+ Lấy kim đâm thủng túi
- Trình bày
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả và giải thích về cách nhận biết không khí có ở quanh ta
-HS báo cáo về sự chuẩn bị đồ dùng để làm thí nghiệm
- Đọc mục thực hành
HS làm thí nghiệm theo nhóm.
HS thực hành làm thí nghiệm như gợi ý trong Sgk
- HS quan sát và mô tả hiện tượng khi mở nút chai rỗng đang bị nhúng chìm trong nước và hiện tượng khi nhúng miếng bọt bỉên khô vào nước. Giải thích các hiện tượng đó
- Gọi là khí quyển
- HS nêu
Tập làm văn
Quan sát đồ vật
I. Mục tiêu:
- HS biết quan sát đồ vật theo 1 trình tự hợp lý, bằng nhiều cách, phát hiện được những đặc điểm riêng phân biệt được đồ vật đó với những đồ vật khác.
- Dựa vào kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi em đã chọn.
II. Đồ dùng:
Tranh minh hoạ 1 số đồ chơi trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học:
5’
A. Kiểm tra bài cũ:
Một em đọc dàn ý bài văn tả chiếc áo.
30’
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Phần nhận xét:
+ Bài 1: 
- GV nêu yêu cầu.
HS: 3 em nối nhau đọc yêu cầu của bài và các gợi ý a, b, c, d.
- Một số em giới thiệu với các bạn đồ chơi mình mang đến lớp.
- Đọc thầm lại yêu cầu của bài và gợi ý quan sát đồ chơi mình đã chọn, viết kết quả quan sát vào vở bài tập.
- GV và cả lớp nhận xét từng em theo các tiêu chí đề ra. Bình chọn bạn quan sát chính xác, tinh tế
- HS: Trình bày kết quả.
+ Bài 2:
- GV hỏi: Khi quan sát đồ vật cần chú ý những gì?
- Phải quan sát theo 1 trình tự hợp lý từ bao quát đến bộ phận.
- Quan sát bằng nhiều giác quan.
- Tìm ra những đặc điểm riêng.
3. Phần ghi nhớ:
HS: 2 – 3 em đọc nội dung cần ghi nhớ.
4. Phần luyện tập:
- GV nêu yêu cầu của bài.
HS: Làm bài vào vở.
- Đọc dàn ý mình đã chọn.
VD: 1) Mở bài: Giới thiệu gấu bông, đồ chơi em thích.
2) Thân bài:
+ Hình dáng:
- Gấu bông không to, là gấu ngồi, dáng người tròn, hai tay chắp thu lu trước bụng.
+ Bộ lông:
- Màu nâu sáng, pha mấy mảng hồng nhạt ở tai, mõm, gan bàn chân làm nó có vẻ rất khác những con gấu khác.
+ Hai mắt:
- Đen láy, trông như mắt thật, rất nghịch ngợm và thông minh.
+ Mũi:
- Màu nâu đỏ, trong như một chiếc cúc áo gắn trên mõm.
+ Trên cổ:
- Thắt 1 chiếc lơ đỏ chót làm nó thật bảnh
+ Trên đôi tay chắp lại trước bụng gấu: 
- Có 1 bông hoa giấy màu trắng làm nó càng đáng yêu.
3) Kết luận: Em rất yêu gấu bông. Ôm chú gấu như 1 cục bông lớn, em thấy rất dễ chịu.
1’
5. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
Tập làm văn( BS)
Ôn tập: Quan sát đồ vật
I. Mục tiêu:
-Củng cố cho HS biết quan sát đồ vật theo 1 trình tự hợp lý, bằng nhiều cách, phát hiện được những đặc điểm riêng phân biệt được đồ vật đó với những đồ vật khác.
- Dựa vào kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi em đã chọn.
II. Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
1.ổn định lớp
3’
2.Kiểm tra bài cũ
-KHi quan sát đồ vật cần chú ý điều gì?
-GV nhận xét bổ sung
1’
31’
3.Bài mới
-Giới thiệu bài
-Nội dung
Đề 1: Em ước ao có một món quà trong cửa hàng lưư niệm. Đó là đồ vặt gì?Em hãy ghi lại kết quả quan sát và lập dàn ý để miêu tả nó.
-GV chữa bài nhận xét,
Đề 2: Ban nhỏ trong câu chuyện “ Những chiếc chuông reo” (TV 3 -Tập 1) được bác thợ đóng gạch tặng cho một chiếc chuông bằng đất nung kêu lanh canh làm sân nhà ấp áp và náo nức hẳn lên. 
 Em đã từng có hoặc nhìn thấy một thứ đồ chơi hay một đồ vật phát ra tiếng kêu . Hãy tả lại đồ vật đó và chú ý miêu tả âm thanh của nó.
-GV thu vở chấm, nhận xét.
-HS ghi lại kết quả quan sát.
-Lập dàn ý.
-HS viết bài vào vở
1’
4.Củng cố, dặn dò:
-Nhắc lại nội dung
-Nhận xét giờ học.
Toán (BS)
 Luyện tập về chia cho số có hai chữ số
I.Mục tiêu :
- Giúp học sinh củng cố kiến thức đã học trong bài.
- Học sinh tích cực trong học tập
II. Đồ dùng dạy học
- VBT Toán 4 tập 1
II.Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
3’
31
1. ổn định tổ chức : Hát
2. Kiểm tra tinh thần chuẩn bị của học sinh.
3. Dạy học bài mới
3.1. Giới thiệu bài : trực tiếp
3.2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong vở
3.2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong vở 
- Yêu cầu.
- GV theo dõi uốn nắn, sửa sai.
- Tổng kết hoạt động, nhận xét, chấm chữa bài và cho điểm.
- HS làm bài tập trong vở bài tập.
- HS chữa bài, nhận xét.
3.2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập sau 
Bài 1:Tính giá trị của biểu thức 
8600 – 11 088 : 66 x 51
4783 + 97 284 : (102 – 35 )
- GV chép bài tập lên bảng, yêu cầu học sinh nêu cách làm.
- GV nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh.
Bài 2:Thương của hai số bằng 375. Nếu số chia gấp lên 15 lần và giữ nguyên số bị chia thì được thương mới bằng bao nhiêu?
Bài 3: Cả hai can đựng được tất cả 40 l. Nếu đổ bớt 5 l ở can thứ nhất sang can thứ hai thì can thứ hai sẽ đựng được nhiều hơn can thứ nhất 2 l . Hỏi lúc đầu mỗi can đựng được bao nhiêu lít nước mắm?
-GV thu vở chấm,nhận xét.
-HS phân tích đề làm bài tập vào vở
-HS lên bảng làm bài tập.
Bài giải
Khi đổ 5 l dầu từ can thứ nhất sang can thứ hai thì tổng số lít dầu ở hai can không thay đổi.
Lúc sau can thứ hai có số lít nước mắm là:
 ( 40 + 2 ) : 2 = 21 ( l)
Lúc đầu can thứ hai đựng được số lít nước mắm là:
21 – 5 = 16 ( l)
Lúc đầu can thứ nhất đựng được số lít nước mắm là:
40 – 16 = 24 ( l)
Đáp số: Can thứ 1: 24 l
 Can thứ hai : 16 l
1’
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét chung về giờ học. 
- Chuẩn bị bài sau
Sinh hoạt 
Kiểm điểm trong tuần 15
A.Mục đích : 
 - Kiểm điểm nề nếp học tập trong tuần
 - HS nắm được ưu khuyết điểm của bản thâncũng như của cả lớp trong tuần
 - Phát huy những ưu điểm đã đạt được . Khắc phục những mặt còn tồn tại 
 -Tổng hợp số điểm tốt trong đợt thi đua.
 - Nắm được kế hoạch tuần sau.
 - Giáo dục học sinh có ý thức xây dựng tập thể vững mạnh.
B. Chuẩn bị:
 Nội dung sinh hoạt.
C.Tiến hành sinh hoạt: 
3’
1. Tổ chức : Hát
15’
2. Nội dung :
 a. Đánh giá các hoạt động trong tuần, về các mặt sau:
- Học tập : Số điểm tốt:
- Nề nếp: 
- Đạo đức: 
- Văn thể : 
- Vệ sinh: 
b. Kế hoạch hoạt động tuần sau:
 - Khắc phục những mặt còn hạn chế , phát huy những ưu điểm đã đạt được .
 - Tập trung cao độ vào học tập , phát huy tinh thần học nhóm , giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập .
 - Thi đua lập thành tích (giành nhiều điểm tốt)
 - Thực hiện tốt 4 nhiệm vụ của người học sinh.
 - Tăng cường rèn chữ giữ vở
12’
 c. ý kiến tham gia của học sinh
 Nếu còn thời gian GV tổ chức cho học sinh vui văn nghệ
 d. Dặn dò: thực hiện đúng nội quy của lớp, của trường.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 15.doc