Giáo án lớp 4 tuần 16

Giáo án lớp 4 tuần 16

Tập đọc

 Kéo co

I. Mục tiêu

1. Kĩ năng :

 - Đọc trôi chảy, trơn tru toàn bài. Biết đọc bài văn kể về trò chơi kéo co của dân tộc với giọng sôi nổi, hào hứng .

2.Kiến thức .

 - Hiểu ý nghĩa của bài : Bài nói về tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau. Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.

3. Thái độ : Yêu thích những trò chơi giân gian

II. Đồ dùng dạy học

- Bảng phụ ghi đoạn văn" Hội làng Hữu Trấp. xem hội."

 

doc 27 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1544Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 4 tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 30 tháng 11 năm 2009
 Ngày soạn:
 Ngày giảng:.
Tập đọc
 Kéo co
I. Mục tiêu
1. Kĩ năng : 
 - Đọc trôi chảy, trơn tru toàn bài. Biết đọc bài văn kể về trò chơi kéo co của dân tộc với giọng sôi nổi, hào hứng .
2.Kiến thức .
 - Hiểu ý nghĩa của bài : Bài nói về tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau. Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc. 
3. Thái độ : Yêu thích những trò chơi giân gian 
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi đoạn văn" Hội làng Hữu Trấp... xem hội."
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài “ Tuổi Ngựa” và trả lời câu hỏi SGK.
- Nhận xét, ghi điểm
B. BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài:
- Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ SGK.
- Tổng hợp ý kiến và giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn luyện đọc
- GV đọc mẫu, chia đoạn.
- Gọi HS đọc nối tiếp (2 lượt);
GV kết hợp : 
 + Sửa lỗi phát âm, ngắt giọng. 
 + Giải nghĩa từ ( Như chú giải SGK)
 + Luyện đọc câu khó.
- Cho HS đọc theo nhóm
- Gọi 1 em đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu (Toàn bài đọc với giọng sôi nổi, hào hứng).
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc đoạn 1
+ Phần đầu bài văn giới thiệu với người đọc điều gì?
+ Em hiểu cách chơi kéo co ntn?
Gọi HS đọc đoạn 2
+ Đoạn 2 nêu lên điều gì?
+ Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp ntn?
- Gọi HS đọc đoạn 3
+ Cách chơi kéo co ở Tích Sơn có gì đặc biệt?
+ Vì sao chơi kéo co rất vui?
+ ý chính của đoạn 3?
?Nêu nội dung chính của bài?
- Tóm tắt ý kiến và chốt nội dung, ghi bảng
4. Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Gọi 3em đọc nối tiếp.
- Treo bảng phụ, đọc mẫu, hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn" Hội làng Hữu Trấp... xem hội."
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- Gọi hai nhóm thi trước lớp
- Nhận xét, cho điểm.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
? + Em đã bao giờ chơi kéo co chưa? Trò chơi này có gì vui?
+ Em còn biết trò chơi dân gian nào khác? 
- Kết luận, giáo dục HS tinh thần thượng võ của dân tộc
- Nhận xét giờ học, dặn HS luyện đọc và chuẩn bị bài sau.
- 2 em đọc và trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét.
- Quan sát, nêu nội dung tranh minh hoạ.
- Nêu tên bài.
- Theo dõi đọc
- Mỗi lượt 3 em đọc nối tiếp.
Đoạn 1: Kéo co... bên ấy thắng 
Đoạn 2: Hội làng... xem hội
Đoạn 3: Làng Tích Sơn... thắng cuộc
“Hội làng Hữu Trấp/ thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ. Có năm/ bên nam thắng, có năm/ bên nữ thắng”.
1.Cách thức chơi kéo co
- Có 3 đội, nắm chung một sợi dây thừng, kéo đủ 3 keo.
- tinh thần thượng võ
2. Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp
+ Hai bên nam nữ, có năm bên nữ thắng...không khí ganh đua sôi nổi.
- HS đọc đoạn 3:
+ Thể hiện tinh thần thượng võ của người dân Việt Nam
+ Đông người tham gia, không khí ganh đua sôi, những tiếng reo hò khích lệ của nhiều người xem
3. Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn
* Bài giới thiệu kéo co là trò chơi thú vị và thể hiện tinh thần thượng võ của người Việt Nam ta.
- 2-3 em nhắc lại nội dung.
- 3 em đọc, nêu giọng đọc phù hợp
- 2- 3 em đọc trước lớp, lớp nhận xét 
- Luyện đọc theo cặp
- 2 nhóm thi đọc, lớp nhận xét, chấm điểm
- HS phát biểu
- Đấu vật, múa võ, đánh đu, đá cầu, chọi gà, đu bay, đánh goòng.
- HS ghi bài.
Rút kinh nghiệm bài dạy: 
.
..
Toán
Luyện tập
I/ Mục tiêu: 
- Giúp HS củng cố về :
Thực hiện phép chia cho số có hai chữ số .
 - Giải bài toán có lời văn 
 -Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ, bảng nhóm, bút dạ.
 - Vở toán
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi H tự nêu và thực hiện phép chia cho số có hai chữ số 
+ Em đã thực hiện phép chia đó ntn?
- Nhận xét, ghi điểm.
B. BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài
- Nêu yêu cầu bài học
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1 ( 84 )
- Gọi HS nêu yêu cầu, cách thực hiện.
- Cho HS làm VBT, 6 em lần lượt chữa bài trên bảng lớp.
- Gọi 1 số em nêu lại các bước chia của một số phép tính..
- Nhận xét, kết luận kết quả.
Bài 2 (84 )
- Gọi HS đọc bài.
- Hướng dẫn HS phân tích đề bài.
- Yêu cầu HS làm VBT, 1 em chữa bài
- Nhận xét kết quả
Bài 3 ( 84)
 - Gọi HS đọc bài
- Hướng dẫn phân tích đề bài.
 + Bài thuộc dạng toán gì?
 + Muốn tính trung bình mỗi người làm được bao nhiêu sản phẩm, ta phải biết gì?
- Cho HS làm VBT, 1 em chữa trên bảng lớp
- Nhận xét, kết luận kết quả
C. Củng cố, dặn dò.
- Hệ thống lại kiến thức luyện tập.
- Nhận xét giờ học
- BTVN: SGK/ 85
- 2 HS làm trên bảng, lớp làm nháp
- Nêu cách chia
- HS nêu tên bài
Bài 1 ( 84 ): Đặt tính rồi tính
Đáp án 
4725:15 =315 35136 :18 =1952
4674 :82=57 18408: 52 =354
4935 :44 =112(7) 17826:48 =371 (18)
Bài 2 (84): Tóm tắt: 
 25 viên gạch: 1m2
1050 viên gạch:...m2
Bài giải
Số mét vuông nền nhà lát được là 
 1050 : 25 = 42 (m2)
 Đáp số: 42 (m2) 
Bài 3 ( 84)
Bài giải
Tổng số sản phẩm đội làm trong ba tháng là:
855 + 920 + 1350 = 3125 ( sản phẩm )
Trung bình mỗi người làm được số sản phẩm là
3125 : 25 = 125 ( sản phẩm )
 Đáp số: 125 sản phẩm
- HS nêu lại cách chia và làm toán tìm trung bình cộng. Ghi bài.
Rút kinh nghiệm bài dạy: 
.
.. Đạo đức
Tiết 16: Yêu lao động (tiết 1).
I.Mục tiêu
- Hs hiểu ý nghĩa của lao động
- Có thái độ yêu lao động, đồng tình với những biểu hiện tinh thần thái độ đúng dắn trong lao động, không đồng tình với những biểu hiện lười lao động.
- Biết tự giác tích cực tham gia lao động ở gia đình, nhà trường, xã hội và phục vụ bản thân.
II.Đồ dùng dạy học
- Phiếu học tập.
- Một số câu chuyện về tấm gương lao động của Bác Hồ, một số câu tục ngữ, ca dao về lao động.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động khởi động
- Kiểm tra bài cũ:
+ Vì sao cần biết ơn các thầy cô giáo?
+ Em cần làm gì để thể hiện sự biết ơn thầy cô?
- Nhận xét, đánh giá.
+ Ngày hôm nay các em đã làm được những việc gì?
- Giới thiệu và ghi tên bài .
Hoạt động 1
Phân tích truyện 
" Một ngày của Pê- chi - a".
- Đọc truyện " Một ngày của Pê- chi - a".
- Gọi HS đọc lại truyện.
- Nêu yêu cầu thảo luận:
+ hãy so sánh 1 ngày hoạt động của Pê- chi- a với những người khác trong truyện.
+ Theo em, Pê- chi - a sẽ thay đổi ntn sau chuyện xảy ra?
+ Nếu em là Pê- chi - a em có làm như bạn không? vì sao?
- Đại diện từng nhóm trình bày ý kiến, bổ sung.
- Kết luận kết quả.
- Gọi HS đọc bài" Làm việc thật là vui"
+ Em thấy mọi người trong bài làm việc ntn? Lao động có tác dụng gì đối với con người.
Kết luận: Có lao động mới tạo ra của cải vật chất, đem lại ấm no, hạnh phúc cho bản thân và mọi người. Bởi vậy, mỗi người cần biết yêu lao động và chăm chỉ làm việc.
HOẠT ĐỘNG 3
Bày tỏ ý kiến
- Nêu yêu cầu hoạt động: Thảo luận xử lí tình huống:
1. Cả lớp đi lao động trồng cây, Nhàn rủ Hồng đi nhưng Hồng giả vờ ốm, bảo Nhàn xin phép cô giáo cho nghỉ.
 2. Long đang nhổ cỏ trong vườn cùng bố thì Nam đến rủ đi đá bóng, dù rất thích nhưng Long vẫn quyết định ở nhà làm việc tiếp.
3. Để được cô giáo khen lao động tốt, Hưng cố bê thật nhiều bàn ghế nặng và làm tranh cả việc của bạn khác.
Việc làm của từng bạn trong tình huống trên đúng hay sai? Vì sao?
- yêu cầu HS thảo luận nhóm.
- Gọi đại diện trình bày.
- Nhận xét kết quả.
+ Vậy, khi tham gia lao động, em cần ý thức điều gì?
- Kết luận chung.
 HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC
- Tổng kết bài. Nhận xét giờ học.
- Yêu cầu HS sưu tầm ca dao, tục ngữ, thành ngữ và truyện kể về ý nghĩa, tác dụng của lao động.
- 2 em trả lời, lớp nhận xét.
+ Lần lượt trả lời.
* Thảo luận nhóm
- theo dõi.
- 2 em nối tiếp đọc, lớp đọc thầm
- Trao đổi nhóm, trả lời câu hỏi: 
+ Cậu ta không làm gì cả trong khi mọi người làm việc hăng say.
+ sẽ cảm thấy hối hận, nuối tiếc vì đã bỏ phí cả 1 ngày, có thể bạn ấy sẽ bắt tay làm 1 việc gì đó.
+ Em sẽ cùng mọi người làm việc...
- 1 em nối tiếp đọc, lớp đọc thầm
+ Mọi người ai cũng bận rộn và lao động hăng say.
Lao động đem đến hạnh phúc, niềm vui cho con người.
* Thảo luận nhóm
- 1 em nêu yêu cầu thảo luận, đọc các tình huống.
- Làm việc theo nhóm 
- Đại diện nhóm trình bày.
1. Sai, vì như thế là thiếu tinh thần trách nhiệm với công việc chung, lười lao động.
2. Đúng, vì cần làm việc đến nơi đến chốn để đạt được kết quả tốt trong lao động.
3. Chưa đúng vì bạn có lòng nhiệt tình trong lao động nhưng động cơ chưa rõ ràng, làm những việc quá sức dễ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
- Lớp nhận xét, bổ sung:
+ Tích cực, chủ động tham gia lao động ở trường, ở nhà, ở làng xóm với những công việc phù hợp với sức khoẻ và khả năng của mình.
- HS đọc ghi nhớ SGK.
- HS ghi bài, tham gia lao động ở lớp, ở nhà.
- Yêu lao động, biết giữ an toàn trong lao động.
Rút kinh nghiệm bài dạy: 
.
..
Kĩ thuật
Thêu móc xích
( tiết 2 )
I/ Mục tiêu:
 -HS biết cách thêu móc xích và ứng dụng của thêu móc xích.
 -Thêu được các mũi thêu móc xích.
 -HS hứng thú học thêu.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Tranh quy trình thêu móc xích. 
 -Mẫu thêu móc xích được thêu bằng len (hoặc sợi) trên bìa, vải khác màu có kích thước đủ lớn (chiều dài đủ thêu khoảng 2 cm) và một số sản phẩm được thêu trang trí bằng mũi thêu móc xích.
 -Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
 +Một mảnh vải sợi bông trắng hoặc màu, có kích thước 20 cm x 30cm.
 +Len, chỉ thêu khác màu vải. 
 +Kim khâu len và kim thêu.
 +Phấn vạch, thước, kéo.
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ
 Kiểm tra dụng cụ của HS.
2.Dạy bài mới:
 a)Giới thiệu bài: Thêu móc xích.
 b)HS thực hành thêu móc xích:
 * Hoạt động 3: HS thực hành thêu móc xích
 -HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các bước thêu móc xích.
 -GV nhận xét và củng cố kỹ thuật thêu các bước:
 +Bước 1: Vạch dấu đường thêu 
 +Bước 2: Thêu móc xích theo đường vạch dấu .
 -GV nhắc lại một số điểm cần lưu ý ở tiết 1.
 -GV nêu yêu cầu thời gian hoàn thành sản phẩm và cho HS thực hành.
 -GV quan sát, uốn nắn, chỉ dẫn cho những HS còn lúng túng hoặc thao tác chưa đúng kỹ thuật.
 * Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của HS.
 -GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
 -GV nêu tiêu chẩn đánh giá sản phẩm:
 +Thêu đúng kỹ thuật .
 +Các vòng chỉ của mũi thêu móc nối vào nhau như chuỗi mắt xích và tương đối bằng nhau.
 +Đường thêu phẳng, không bị dúm.
 +Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
 -GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS. 
 3.Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập và kết quả thực hành của HS.
 -Hướng dẫn HS về nhà đọc trước và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài “Thêu móc xích hình quả cam”.
-Chuẩn bị dụng cụ ... giới thiệu tập quán kéo co của hai địa phương Hữu Trấp ( Quế Võ, Bắc Ninh ) và Tích Sơn ( Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc ) dựa vào bài đọc Kéo co 
2.Kĩ năng:
- HS biết giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở quê em – giới thiệu rõ ràng, ai cũng hiểu được.
3. Thái độ: Yêu quê hương mình và có ý thứcFT tìm hiểu những trò chơi dân gian, lễ hội của quê hương, đất nước mình.
II/ Đồ dùng dạy học
- Sách truyện đọc lớp 4
- Giấy khổ to, hoặc bảng phụ viết sẵn: 
+ Đề tài của cuộc trao đổi, gạch dưới những từ ngữ quan trọng.
+ Tên một số nhân vật để HS chọn đề tài trao đổi.
III/Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
KTBC : 
Gọi 2 HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ tiết Quan sát đồ vật 
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : trong các tiết học trước các con đã trao đổi ý kiến với người thân rất tốt .Vậy hôm nay cô muốn các con trở thành những hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu cho thầy cô và các bạn bè nghe về các trò chơi, lễ hội của quê hương mình . 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 1 
- Một HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp đọc lướt bài kéo co, thực hiện các yêu cầu của bài tập .
- ? bài Kéo co giới thiệu trò chơi của những địa phương nào?
- HS thi thuật lại các trò chơi.
- Lớp nhận xét, giáo viên sửa lỗi dùng từ, diễn đạt
Bài tập 2 
a. Tìm hiểu đề 
- GV nêu yêu cầu của đề bài . 
- HS quan sát tranh minh hoạ và nói tên những trò chơi , lễ hội được giới thiệu trong tranh.
- Giáo viên treo bảng phụ gợi ý học sinh biết dàn ý chính .
- HS nối tiếp phát biểu – giới thiệu quê mình , trò chơi hoặc lễ hội mình muốn giới thiệu .
b. Thực hành giới thiệu 
- Từng cặp HS thực hành giới thiệu trò chơi , lễ hội của mình .	
- HS thi giới thiệu về trò chơi, lễ hội trước lớp.
- Lớp trao đổi để tìm hiểu thêm về trò chơi, lễ hội mà bạn vừa giới thiệu.
 3/Củng cố- Dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà
- 2 hs lên bảng
Nghe nhận xét
- 2 HS đọc bài
HS đọc bài kéo co
- HS thảo luận theo cặp
- .....làng Hữu Trấp, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh và làng Tích Sơn thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Hoà Bình.
- Kéo co là trò chơi dân gian rất phổ biến ở nước ta ai cũng biết. Trò chơi này rất nhiều người tham gia và cổ vũ.....tục kéo co mỗi làng một khác .........số người tham gia không hạn chế.
- Các trò chơi: thả chim bồ câu, đu bay, nếm còn.
- Lễ hội: hội bơi chải, hội cồng chiêng, họi hát quan họ.
HS nối tiếp giới thiệu.....
-... Bạn đã xem ti vi chưa vừa qua .....các cô gái vừa hát vừa nấu cơm trên những cành củi khô ...mang đậm nét văn hoá Việt từ thời xưa.
- HS ghi bài
Rút kinh nghiệm bài dạy: 
.
..
Thứ sáu ngày 4 tháng 12 năm 2009
 Ngày soạn:
 Ngày giảng:.
Toán 
Luyện tập 
I/Mục tiêu: 
 Giúp HS củng cố về :
- Củng cố kĩ năng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có ba chữ số .
- Củng cố kĩ năng giải bài toán có lời văn, chia một số cho một tích.
- Yêu thích môn học.
II/ Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết sẵn VD như SGK 
II/Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 5 VBT
- Gv nhận xét ghi điểm
B/ Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:
2. GV tổ chức cho HS làm bài tập: 
Bài 1 
Treo bảng phụ bài tập
708: 354
9060: 453
8700: 365
7552: 236
704: 234
6260: 156
 HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS tự làm bài vào vở, gọi một em lên bảng làm bài.
- GV chữa bài trên bảng
Bài 2: 
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Cho HS tự làm bài vào vở, gọi 2 em lên bảng làm bài 
- HS kiểm tra bài cho nhau, chữa bài trên bảng.
Bài 3:
- Tổ chức cho hs làm bài tập
Có 30 hộp kẹo có mỗi hộp 400 gói. Nếu mỗi hộp đựng được 60 gói thì cần bao nhiêu hộp để đựng hết số kẹo đó? 
- Cho HS nêu yêu cầu của bài tập .
- HS nhắc lại cách chia một số cho một tích .
- HS lên bảng làm bài, lớp làm vở.
- HS chữa bài .
3/Củng c ố –Dặn dò
GV nhận xét tiết học
-VN làm bài ở nhà
1 HS lên bảng
- HS chữa bài
Đáp án
708: 354= 2 7552: 236 = 32
9060: 453= 20 704: 234= 3(dư2)
8700: 365= 24(dư 10) 6260: 156= 40(dư20)
 Bài giải
Số kẹo có tất cả là:
 30 x 400 = 12000 (gói kẹo)
Nếu mỗi hộp có 60 gói kẹo thì cần số hộp là:
 12000: 60 = 200 (hộp)
 Đáp số:20 hộp
- HS nêu các dạng bài tập vừa luyện.
- Ghi bài, làm bài tập trong vở bài tập.
Rút kinh nghiệm bài dạy: 
Luyện từ và câu
Câu kể
I. Mục đích
1.Kiến thức : HS hiểu thế nào là câu kể , tác dụng của câu kể .
2.Kĩ năng : Biết vận dụng những hiểu biết trên để tìm câu kể trong đoạn văn ; biết đặt một vài câu kể để kể , tả , trình bày ý kiến .
3. Thái độ: Biết sử dụng câu kể khi giao tiếp
II. Đồ dùng dạy – học
- Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A/ KTBC: GV kiểm tra 2 HS làm bài tập 2, 3 (tiết LTVC trước)
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài: Gv nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
Hướng dẫn HS hình thành kiến thức
a. Phần nhận xét :
 *Bài tập 1 
- Một HS đọc nội dung bài tập 1 
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn , suy nghĩ , phát biểu ý kiến .
- ? câu Những kho báu ấy ở đâu? Là kiểu câu gì? Nó dùng để làm gì ?
? Cuối câu ấy có dấu gì ?
? Những câu còn lại trong đoạn văn dùng để làm gì ?
GV nhận xét , chốt lại .
*Bài tập 2 
 - HS đọc yêu cầu của bài .
 - HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến .
 - GV nhận xét, treo bảng phụ ghi lời giải , chốt lại ý kiến đúng .
* Bài tập 3. ( Làm như bài tập 2 )
- Gọi học sinh nêu miệng nhận xét và sửa sai 
 b. Phần ghi nhớ:
 - Gọi ba em đọc ghi nhớ. GV nhắc lại nội dung ghi nhớ.
c. Phần luyện tập:
Bài 1: 
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV đưa ra bange phụ chép đoạn văn , HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp nhận xét .
Bài 2: 
- HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Một HS làm Mẫu 
- Cho HS làm bài cá nhân.
- GV giúp HS yếu
- Lớp nhận xét 
3/Củng cố – Dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà chuẩn bị bài sau
2 HS lên bảng
- HS nhận xét chữa bài
- HS nghe, nêu tên bài
HS nêu 
......là câu hỏi dùng để hỏi về điều mà mình chưa biết .
- Cuối câu có dấu chấm hỏi.
 + giới thiệu về Bu ra ti nô.....
 + Miêu tả Bu -ra-ti-nô 
 + Kể về sự việc liên quan đến Bu- ra- ti – nô..
-Ba- ra- ba uống rượu say. Vừa hơ bộ râu, lão vừa nói : Kể về Ba- ra- ba .
- Bắt được ....cái lò sưởi này: Nêu suy nghĩ của Ba- ra- ba
- 3 em đọc ghi nhớ.
- Chiều chiều trên .....thả diều thi: Kể sự việc
- Cánh diều mềm mại ...bướm: Tả cánh diều.
- Chúng tôi vui ....nhìn lên trời:Kể lại sự việc.
- Tiếng sáo,....bổng: Tả tiếng sáo diều.
- Sáo đơn,... vì sao sốm: Nêu ý kiến nhận định.
* Đặt câu kể về những việc em giúp mẹ
Sau khi học xong bài, em thường giúp mẹ nấu cơm. Em cùng mẹ nhặt rau, gắp quần áo .....
- HS nối tiếp trình bày .
- HS nghe, nhận xét
- HS nêu lại ghi nhớ
- Ghi bài
Rút kinh nghiệm bài dạy: 
.
..
Tập làm văn
Luyện tập miêu tả đồ vật
I. Mục đích, yêu cầu 
 Dựa vào dàn ý tiết Tập làm văn đã làm ở tuần 15 , HS viết được một bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích với đủ 3 phần : mở bài – thân bài – kết bà
II. Đồ dùng dạy học
-Bảng phụ viết phần gợi ý
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ A /Kiểm tra bài cũ 
- 2 HS đọc bài giới thiệu trò chơi, lễ hội ở quê em .
 B/ Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài: trực tiếp 
a.Hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu đề .
- 1 HS đọc đề bài 
- 4 HS nối tiếp nhau đọc gợi ý.
- HS mở vở đọc thầm dàn ý bài văn miêu tả đồ chơi đã chuẩn bị .
- 1,2 HS nêu dàn ý chính .
b. Hướng dẫn HS xây dựng kết cấu 3 phần của bài văn .
- Mở bài: Trực tiếp, gián tiếp 
- Viết từng đoạn của thân bài ( mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn ) 
- Kết bài 
- GV theo dõi giúp đỡ học sinh yếu viết bài.
3/ Củng cố – dặn dò
 - GV nhận xét giờ học
 - Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
- 2 HS lên bảng làm
- HS nghe
HS đọc đề bài 
- 4 học sinh đọc gợi ý.
- HS nối tiếp đọc dàn ý
* Những đồ chơi thường làm bằng bông nó mềm mại và ấm áp. Em cũng có một đồ chơi làm bằng bông đó là chú gấu bông ......
* Nó là gấu ngồi nên dáng người tròn......mắt ....bộ lông......
* Mỗi tối ngủ em thường để gấu bên cạnh ......
- HS làm bài cá nhân 
HS viết bài vào vở
- HS nộp bài
- HS ghi bài, chuẩn bị bài sau
Rút kinh nghiệm bài dạy: 
.
..
Khoa học
Tiết 32: Không khí gồm những thành phần nào?
I/ Mục đích, yêu cầu
1 Kiến thức :
- HS nêu được một số thành phần chính của không khí là khí ô xi duy trì sự cháy và khí ni tơ không duy trì sự cháy. tính chất của không khí 
2. Kĩ năng : 
 HS nêu một số ví dụ để chứng minh không khí còn có nhiều thành phần khác. 
 3. Thái độ :
 HS ham tìm hiểu thế giới và nghiên cứu khoa học 
II. Đồ dùng dạy – học
Hình trang SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt độngcủa HS
A. Kiểm tra bài cũ
-? Không khí gồm có tính chất gì?
- HS trả lời, GV đánh giá cho điểm.	
B. Dạy bài mới 
* Giới thiệu bài:
1.Hoạt động 1: Phát hiện thành phần chính của không khí .
 * Mục tiêu: Làm thí nghiệm để chứng minh trong không khí còn có những thành phần khác .
* Cách thức tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn 
? tại sao khi nến tắt, nước lại dâng vào trong cốc?
- GV Không khí bị mất đi chính là chất duy trì sự cháy, chất khí đó có tên là ô xi.
? Phần không khí còn lại có duy trì sự cháy không? Tại sao em biết?
? Thí nghiệm trên cho thấy không khí gồm những thành phần nào?
2-Hoạt động 2: Tìm hiểu một số thành phần khác của không khí.
* Mục tiêu: Làm thí nghiệm để chứng minh trong không khí còn có những thành phần khác .
* Cách thức tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn .
GV yêu cầu HS quan sát nước vôi trong .
HS bơm không khí vào lọ nước vôi và quan sát xem nước vôi có còn trong nữa không .
Bước 2: HS thực hiện hướng dẫn của GV 
Bước 3: HS trình bày kết quả .
Bước 4: Thảo luận cả lớp .
HS quan sát hình 4,5 SGK kể tên những thành phần khác của không khí .
? Không khí gồm những thành phần nào ?
Kết luận: Không khí gồm có hai thành phần chính là ô xi và ni tơ . Ngoài ra còn chứa khí các -bô - nic, hơi nước, bụi, vi khuẩn.
- Bóng đèn tỏa sáng
3/Củng cố - dặn dò
- HS đọc mục bạn cần biết
- Gv nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau. 
- 2 HS nêu
- HS nhận xét, bổ sung
- HS nghe, nêu tên bài.
- HS tham gia cùng GV làm thí nghiệm như SGK.
- Điều đó chứng tỏ sự cháy đã làm mất đi 1 phần của không khí, nước tràn vào cốc chiếm chỗ của phần không khí đã mất.
- HS nêu ...
- Không khí gồm 2 thầnh phần chính đó là ô- xi, ni- tơ
HS làm thí nghiệm và nêu nhận xét....
HS trình bày kết quả, các HS khác bổ xung.
- Các- bo- níc, bụi, khí độc, vi khuẩn.
- HS đọc bóng đèn tỏa sáng.
- HS ghi bài, ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm bài dạy: 
.
..

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan16.doc