Giáo án Lớp 4 tuần 16 - Trường Tiểu học Hội Hợp B

Giáo án Lớp 4 tuần 16 - Trường Tiểu học Hội Hợp B

Tập đọc

KÉO CO

I. Mục tiêu:

- Đọc trôi chảy, trơn tru toàn bài. Biết đọc bài văn kể về trò chơi kéo co của dân tộc với giọng sôi nổi, hào hứng.

- Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Hiểu tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau. Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.

II. Đồ dùng dạy - học:

Tranh minh hoạ.

 

doc 35 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1431Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 tuần 16 - Trường Tiểu học Hội Hợp B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Thứ hai ngày 13 tháng 12 năm 2010
Chào cờ
Tập trung đánh giá công tác tuần 15
Triển khai công tác tuần 16
Tập đọc 
Kéo co
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, trơn tru toàn bài. Biết đọc bài văn kể về trò chơi kéo co của dân tộc với giọng sôi nổi, hào hứng.
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau. Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh hoạ.
III. Các hoạt động dạy và học:
5’
30’
A. Kiểm tra bài cũ:
HS: 2 – 3 em đọc bài “Tuổi Ngựa”
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc: 
HS: Nối nhau đọc 3 đoạn của bài.
(2 – 3 lượt).
- GV nghe kết hợp sửa sai, giải nghĩa từ, hướng dẫn ngắt nghỉ.
HS: Luyện đọc theo cặp.
1 – 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
Câu 1: Qua phần đầu bài văn em hiểu cách chơi kéo co là như thế nào?
- Kéo co phải có 2 đội, số người 2 đội phải bằng nhau. Thành viên mỗi đội ôm chặt lưng nhau, 2 người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau, thành viên 2 đội cũng có thể nắm chung 1 sợi dây thừng dài. Kéo phải đủ 3 keo. Mỗi đội kéo mạnh đội mình về sau vạch ranh giới ngăn cách 2 đội. Đội nào kéo tuột được đội kia ngả sang vùng đất của đội mình là thắng.
Câu 2: Giới thiệu về cách chơi kéo co ở là Hữu Trấp?
- Cuộc thi kéo co ở làng Hữu Trấp rất đặc biệt người xem vây xung quanh.
Câu 3: Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt?
- Đó là cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số lượng người mỗi bên không hạn chế. Có giáp thua keo đầu, keo sau đàn ông kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng.
? Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui?
- Vì có rất đông người tham gia, vì không khí ganh đua rất sôi nổi, vì những tiếng hò reo khích lệ rất nhiều người xem.
Câu 4: Ngoài kéo co em còn biết trò chơi dân gian nào khác?
- Đấu vật, múa võ, đá cầu, đu bay, thổi cơm thi
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- 3 HS nối nhau đọc 3 đoạn.
- GV hướng dẫn để các em có giọng đọc phù hợp.
- GV đọc mẫu đoạn “Hội làng Hữu Trấp  người xem hội”.
- Đọc diễn cảm theo cặp.
- Thi đọc cá nhân.
- GV nhận xét, cho điểm những em đọc hay.
1’
3. Củng cố – dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
Âm nhạc
Giáo viên chuyên soạn giảng
Toán
Luyện tập 
I.Mục tiêu:
- Giúp HS rèn luyện kỹ năng chia cho số có 2 chữ số.
- Giúp HS khá giỏi làm một số bài tập ngoài SGK.
- Giải bài toán có lời văn.
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
5’
30’
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên chữa bài về nhà.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn bài tập:
+ Bài 1: Đặt tính rồi tính.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
HS: Đọc đầu bài, và tự làm vào vở.
- 3 HS lên bảng.
+ Bài 2:
HS: Đọc đầu bài, tóm tắt và giải.
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Tóm tắt:
25 viên gạch: 1 m2.
1050 viên gạch: . m2?
Giải:
Số mét vuông nền nhà lát được là:
1050 : 25 = 42 (m2).
Đáp số: 42 m2.
+ Bài 3: (Hướng dẫn tương tự).
HS: Đọc đầu bài và tự làm.
- 1 em lên bảng làm.
- Tính tổng số của đội làm trong 3 tháng.
- Tính tổng số sản phẩm trung bình mỗi người làm.
Giải:
Trong 3 tháng đội đó làm được là:
855 + 920 + 1350 = 3125 (SP)
Trung bình mỗi người làm là:
3125 : 25 = 125 (SP).
Đáp số: 125 sản phẩm.
+ Bài 4: 
HS: Đọc đầu bài, thực hành chia và tìm ra chỗ sai trong từng phép chia.
- GV gọi HS trả lời, chốt lại ý đúng.
a. Sai ở lần chia thứ hai
 564 chia 67 được 7. Do đó số dư(95) lớn hơn số chia (67) từ đó dẫn đến kết quả sai (1714)
b. Sai ở số dư cuối cùng của phép chia (47)
- Số dư đúng là (17)
HS: Có thể thực hiện lại để tìm số dư đúng.
GV chấm bài cho HS.
*Bài tập dành cho HS khá- gỏi
 Xe thứ nhất chở 27 can dầu, mỗi can chứa 20 l dàu. Xe thứ hai chở các thùng dầu, mỗi thùng chữa 45 l và chở nhiều hơn xe thứ nhất 90 l. Hỏi xe thứ hai chở bao nhiêu thùng dầu?
-Gv thu vở chấm , nhận xét
Bàigiải
Xe thứ nhất chở được số lít dầu là:
20 x 27 = 540 ( l)
Xe thứ hai chở được sớ lít dầu là:
540 + 90 = 630 ( l)
Xe thứ hai chở được số thùng dầu là:
630 : 45 = 14 ( thùng)
 Đáp số:14 thùng
1’
3. Củng cố – dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
Lịch sử
cuộc kháng chiến 
chống quân xâm lược mông - nguyên
I. Mục tiêu:
- HS biết dưới thời nhà Trần 3 lần Mông – Nguyên sang xâm lược nước ta.
- Quân dân nhà Trần nam nữ đều một lòng đánh giặc bảo vệ Tổ quốc.
- Trân trọng truyền thống yêu nước và giữ nước của cha ông nói chung và quân dân nhà Trần nói riêng.
II. Đồ dùng dạy - học:
Hình SGK phóng to, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
5’
30’
A.Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS đọc bài học.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu: 
2. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
- GV phát phiếu học tập cho HS với nội dung sau:
+ Trần Thủ Độ khảng khái trả lời: “Đầu thần  đừng lo”.
+ Điện Diên Hồng vang lên tiếng hô đồng thanh của các bô lão “”
+ Trong bài “Hịch tướng sĩ” có câu “phơi ngoài nội cỏ,gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng”.
+ Các chiến sĩ tự mình thích vào cánh tay hai chữ “”.
HS: Đọc từng câu và điền vào chỗ () cho đúng câu nói, câu viết của 1 số nhân vật thời nhà Trần.
- Dựa vào SGK và kết quả làm việc trên đây, HS đã trình bày để nêu tinh thần quyết tâm đánh giặc Mông – Nguyên của quân nhà Trần.
3. Hoạt động 2:Làm việc cả lớp:
- GV gọi 1 HS đọc đoạn SGK: “Cả ba lần  xâm lược nước ta nữa”.
- Cả lớp thảo luận theo câu hỏi:
? Việc quân dân nhà Trần rút quân khỏi Thăng Long là đúng hay sai? Vì sao
- Đúng, vì lúc đầu thế của giặc mạnh hơn ta, ta rút để kéo dài thời gian, giặc sẽ yếu dần đi vì xa hậu phương, vũ khí, lương thực của chúng sẽ ngày càng thiếu.
4. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp:
? Kể về tấm gương quyết tâm đánh giặc của Trần Quốc Toản
- HS: Tự kể.
1’
5. Củng cố – dặn dò:
- Hệ thống nội dng bài
- Nhận xét giờ học.
Kĩ thuật
Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn( Tiết 2)
I.Mục tiêu:
-Biết vận dụng khâu đột khâu thườngvào khâu túi.Khâu được đúng qui trình kĩ thuật.
-Biết giữ an toàn khi thực hành, yêu thích sản phẩm và biết giữ gìn sản phẩm mình làm ra.
II. Đồ dùng dạy- học:
-Mẫu khâu:túi
-Hộp đồ dùng cắt may GV_HS
III. Các hoạt động dạy- học:
5’
1.Hoạt động 1:HS nhắc lại qui trình khâu túi.
-GV yêu cầu HS nhắc lại qui trình làm túi.
-HS nêu lại các qui trình làm túi.
+Đo, kẻ, cắt theo đường dấu(dài 15 cm, rộng 10 cm)
+Kẻ và đánh dấu đường khâu.
+ứng dụng khâu đột hoặc khâu thường vào khâu viền hai mép vải tạo thành túi.
GV nhận xét và nhắc lại qui trình khâu.
30’
2.Hoạt động 2: HS thực hành.
- GV quan sát giúp đỡ HS yếu.
HS thực hành khâu túi.
3.Hoạt động 3:Trưng bày sản phẩm.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm và chọn ra những sản phẩm đẹp nhất để thi giữa các nhóm.
*GV đánh giá sản phẩm của các em.
-Nhận xét dặn dò.
- Các nhóm chọm ra sản phẩm đẹp nhất.
Luyện từ và câu ( BS)
Ôn tập:Giữ phép lịch sử khi đặt câu hỏi
I. Mục tiêu:
-Củng cố cho HS biết phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác (biết thưa gửi, xưng hô phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi, tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng người khác).
- Phát hiện được quan hệ và tính cách nhân vật qua lời đối đáp, biết cách hỏi trong những trường hợp tế nhị cần bày tỏ sự thông cảm với đối tượng giao tiếp.
II. Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
1.ổn định lớp
3’
2.Kiểm tra bài cũ
-khi đặt câu hỏi người hỏi cần chú ý điều gì?
-GV nhận xét.
1’
31’
3.Bài mới
-Giới thiệu bài.
-Nội dung:
Bài 1: Phân các câu hỏi dưới đây thành hai loại: Giữ phép lịch sự và chưa thể hiện phép lịch sự.
Mình mượn Nam cục tẩy được không?
Nếu Nam không dùng thì cho mình mượn cục tẩy nhé?
Mượn cục tẩy một lúc được không?
Ê, mượn cục tẩy một lúc , chịu không?
Bài 2: Em có nhận xét gì về quan hệ giữa các nhân vật và tính cách của mỗi nhân vật , thể hiệ qua cách hỏi đáp dưới đây:
Có tiếng người đi, rồi bà mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. thanh cảm động mừng rỡ, chạy lại gần:
-Cháu đã về đấy ư?
Bà ngừng nhi trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trằng nhìn cháu , âu yếm và mến thương.
-Cháu đã ăn cơm chưa?
--Dạ chưa. Cháu xuống tàu rồi về đây ngay. Nhưng cháu không thấy đói.
-Gv chữa bài nhạn xét.
-HS làm bài:
-Giữ phép lịch sự: a, b
-Chưa giữ phép lịch sự: c, d
-Quan hệ giữa bà và chấu
-Tính cách: Bà hiền từ, nhân hậu.
-Cháu ngoan ngoãn lễ phép.
Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn thuật lại cuộc trò chuyện giữa em với một người bạn ( hoặc giữa em với ông bà, bố mẹ ....) về việc học tập , sinh hoạt , ... Trong đoạn văn có sử dụng một số câu hỏi thể hiện được phép lịch sự.
-GV thu vở chấm chữa, nhận xét.
-HS tự viết.
1’
4.Củng cố, dặn dò:
-Nhắc lại nội dung.
-Nhận xét giờ học.
Thứ ba ngày 14 tháng 12 năm 2010
Thể dục
Bài tập rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản
trò chơi: “lò cò tiếp sức”
I. Mục tiêu:
	- Ôn đi theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông và đi theo vạch kẻ thẳng, hai tay dang ngang. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng.
	- Trò chơi “Lò cò tiếp sức”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện:
	- Sân trường, còi,
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
6’
1. Phần mở đầu: 
- GV tập trung lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên.
- Đứng tại chỗ xoay các khớp.
- Trò chơi “Chẵn lẻ”.
25’
2. Phần cơ bản: 
a. Bài tập RLTTCB:
- Ôn: đi theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông và đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang.
- Cả lớp tập theo nội dung ôn.
- Mỗi tổ tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông, dang ngang.
- Các tổ biểu diễn, GV nhận xét và đánh giá.
b. Trò chơi vận động:
- GV phổ biến cách chơi.
HS: Cả lớp chơi.
4’
3. Phần kết thúc:
- GV hệ thống bài.
- Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
- Đứng tại chỗ hát, vỗ tay, đi lại thả lỏng, hít thở sâu.
Toán
Thương có chữ số 0
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biết thực hiện phép chia cho số có 2 chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương.
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
5’
A. Kiểm tra bài cũ:
HS lên bảng chữa bài tập.
30’
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị:
9450 : 35 = ?
a. Đặt tính:
b. Tính từ trái sang phải:
Lần 1: SGK.
Lần 2: SGK.
Lần 3: SGK.
9 4 5 0 2 1
2 4 5 3 2
 0 0 0
* Chú ý: ở lần chia thứ 3 ta có 0 chia 35 được 0 phải viết 0 ở vị trí thứ 3 của thương.
3. Trường ... Nhận xét giờ học.
--------------------------------------------------------------
Khoa học ( BS)
Ôn tập
I-Mục tiêu:
- Củng cố nội dung kiến thức các bài đã học trong tuần 14 , 15 , 16. 
- HS nắm được nội dung kiến thức và vận dụng làm tốt các bài tập trong vở bài tập
II-Đồ dùng dạy học: 
- Vở bài tập khoa học 4,vở bài tập lịch sử 4, vở bài tập địa lí 4.
 III-Hoạt động dạy học:
3’
A-Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu các tính chất của nước.
- HS trả lời - Lớp nhận xét, cho điểm
1’
31’
B-Bài mới:
1- Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2- Các hoạt động dạy học:
Bài 1: Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng.
Khi dùng tay ấn sâu thân bơm vào trong vỏ bơm tiêm hiện tượng gì sẽ xảy ra?
Không khí trong vỏ bơm tiêm giãn ra.
 Không hkhí trong vỏ bơm tiêm bị nén lại
 Không khí trong vỏ bơm tiêm không bị tác động
Buông tay ra hiện tượng gì sẽ xảy ra?
 Không khí trong vỏ bơm tiêm giãn ra.
 Không khí trong vỏ bơm tiêm nén lại.
 Không khí trong vỏ bơm tiêm không bị tác động
Bài 2: Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng nhát
Không khí có những tính chất gì?
 Không màu, không mùi, không vị.
 Không có hình dạnh nhất định.
 Có thẻ bị nén lại có thể bị giãn ra
 Tất cả nững tính chất trên
Bài 3: Quan sát hình 3, 4 trang 65 SGK . Hãy điền vào chỗ chấm trong các câu sau sao cho phù hợp
Muốn làm không khí bị nén lại, ta phải..
Muốn làm không khí giãn ra , ta phải
- HS tự làm các bài tập trong vở bài tập khoa học 
Bài 4: Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng nhát
Nước do nhà máy sản xuất cần đảm bảo những tiêu chuẩn nào?
 Khử sắt
 Loại bỏ các chất không tan tron g nước.
 Khử trùng
 Cả ba tiêu chuẩn trên.
Bài 5: Để bảo vệ nguồn nước chúng ta cần phải làm gì?
-GV nhận xét , bổ sung.
1’
3- Củng cố- Dặn dò
 - GV củng cố lại nội dung của bài. 
 - Học thuộc bài.
Thứ sáu ngày 17 tháng 12 năm 2010
Toán
Chia cho số có ba chữ số (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biết thực hiện phép chia số có 5 chữ số cho số có 3 chữ số.
II. Các hoạt động dạy – học:
5’
30’
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Trường hợp chia hết:
41535 : 195 = ?
a. Đặt tính:
b. Tính từ trái sang phải:
Lần 1:
Lần 2:
Lần 3: như SGK
4 1 5 3 5 1 9 5
0 2 5 3 2 1 3
 0 5 8 5
 0 0 0
* Lưu ý: GV giúp HS ước lượng thương.
VD: 415 : 195 = ? 
Có thể lấy 400 : 200 được 2.
253 : 195 = ? 
Có thể lấy 300 : 200 được 1.
585 : 195 = ?
Có thể lấy 600 : 200 = 3.
3. Trường hợp chia có dư:
80120 : 245 = ?
Tiến hành tương tự như trên.
4. Thực hành:
+ Bài 1: 
HS: Đặt tính rồi tính.
- 4 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
- GV cùng cả lớp chữa bài.
+ Bài 2:
HS: Đọc đầu bài, nêu lại quy tắc tìm 1 thừa số chưa biết? Tìm số chia chưa biết.
- GV và cả lớp nhận xét, chữa bài.
- 2 em lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
a) 	x 405 = 86265
x	 = 86265 : 405
x	 = 213
b) 89658 : x	= 293
x	= 89658 : 293
 x	= 306
+ Bài 3: 
Tóm tắt
305 ngày: 49410 sản phẩm.
1 ngày: .. sản phẩm.
Giải:
Trung bình mỗi ngày nhà máy sản xuất là:
49410 : 305 = 162 (SP)
Đáp số: 162 sản phẩm.
GV chấm bài cho HS.
*Bài tập dành cho HS khá giỏi.
 Người ta mở vòi nước chảy vào bể. Biết rằng 65 phút đầu vòi chảy được 900 l và 75 phút sau vòi chảy được 1125 l nước. Hỏi trung bình mỗi phút vòi chảy được bao nhiêu lít nước vào bể?
-HS tự làm bài.
-Gọi một học sinh lên trình bày.
1’
5. Củng cố – dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài
- Nhận xét giờ học.
Tiếng Anh
Giáo viên bộ môn soạn giảng
Khoa học
không khí gồm những thành phần nào?
I. Mục tiêu:
- HS làm thí nghiệm xác định hai thành phần chính của không khí là khí ôxi duy trì sự cháy và khí nitơ không duy chì sự cháy.
- Làm thí nghiệm để chứng minh trong không khí còn có những thành phần khác.
II. Đồ dùng dạy - học:
Lọ thuỷ tinh, nến, chậu
III. Các hoạt động dạy – học:
5’
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS đọc bài học.
30’
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu – ghi tên bài:
2. Hoạt động 1: Xác định thành phần chính của không khí:
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ.
HS: Các nhóm báo cáo về việc chuẩn bị đồ dùng làm thí nghiệm.
- Đọc mục thực hành trang 66 SGK.
- GV đi tới từng nhóm giúp đỡ.
* HS: Làm thí nghiệm theo nhóm như gợi ý trong SGK.
- Đọc mục “Bạn cần biết” để giải thích.
=> Kết luận: 
+ Thành phần duy trì sự cháy có trong không khí là ô xi.
+ Thành phần không duy trì sự cháy có trong không khí là khí ni tơ.
3. Hoạt động 2:Tìm hiểu 1 số thành phần khác của không khí. 
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ.
HS: Các nhóm thực hiện như chỉ dẫn của GV:
+ Quan sát hiện tượng.
+ Thảo luận và giải thích hiện tượng.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Thảo luận cả lớp:
? Yêu cầu HS nêu ví dụ chứng tỏ trong không khí có hơi nước
- Vào những hôm trời nồm, nền nhà ướt.
? Em nhìn thấy trong không khí còn những gì
- Bụi, khí độc, vi khuẩn.
? Không khí gồm những thành phần nào
-  gồm 2 thành phần chính là ôxi và nitơ. Ngoài ra còn chứa khí Các – bô - níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn.
=> Bài học ghi bảng.
HS: Đọc lại.
1’
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Tập làm văn
Luyện tập miêu tả đồ vật
I. Mục tiêu:
- Dựa vào dàn ý đã lập trong bài văn tập làm văn tuần 15, HS viết được một bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích với đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết luận.
II. Đồ dùng:
Dàn ý đã chuẩn bị sẵn.
III. Các hoạt động dạy – học:
5’
30’
A. Kiểm tra bài cũ: 
Một em đọc bài giới thiệu một trò chơi hoặc lễ hội ở quê em.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS chuẩn bị viết bài:
a. Hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu:
- GV viết đề bài lên bảng.
HS: 1 em đọc đề bài.
- 4 em đọc 4 gợi ý trong SGK.
- Đọc thầm dàn ý đã chuẩn bị.
- 1 – 2 em đọc dàn ý đã chuẩn bị.
b. Hướng dẫn HS xây dựng kết cấu 3 phần của một bài:
- Chọn cách mở bài trực tiếp hay gián tiếp.
+ Đọc thầm lại M.
+ Một HS trình bày làm mẫu cách mở đầu bài viết (kiểu trực tiếp).
+ Một HS nói mở bài (kiểu gián tiếp).
- Một em đọc thầm mẫu trong SGK.
- Một HS giỏi dựa theo dàn ý nói thân bài của mình.
- Chọn cách kết bài:
- Một em trình bày mẫu cách kết bài không mở rộng.
- Một em trình bày mẫu cách kết bài mở rộng.
VD: Em luôn mơ ước có nhiều đồ chơi. Em cũng mong muốn cho tất cả trẻ em trên thế giới đều có đồ chơi vì chúng em sẽ rất buồn nếu cuộc sống thiếu đồ chơi.
3. HS viết bài:
HS: Cả lớp viết bài.
- GV tạo không khí yên tĩnh cho HS viết.
1’
4. Củng cố – dặn dò:
- Hệ thống nọi dung bài.
- Nhận xét tiết học.
Tập làm văn ( BS)
Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật
A- Mục đích, yêu cầu
1. HS tiếp tục tìm hiểu về đoạn văn, biết xác định mỗi đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn.
2. Luyện cho HS biết viết các đoạn văn trong 1 bài văn miêu tả đồ vật.
B- Đồ dùng dạy- học
- 1 số kiểu mẫu cặp sách HS. Tranh cặp HS trong bộ đồ dùng tiếng Việt 4.
 	- Vở BT TV 4
C- Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
ổn định
A. Kiểm tra bài cũ
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Nêu MĐ- YC 
2. Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1
 - GV chốt lời giải đúng
a) Các đoạn văn trên thuộc phần nào trong bài văn miêu tả ?
b) Xác định nội dung miêu tả của từng đoạn văn ?
c)Nội dung miêu tả mỗi đoạn báo hiệu ở câu mở đầu bằng từ ngữ nào ?
Bài tập 2
 - GV nhắc HS hiểu yêu cầu đề bài
 - Viết đoạn văn hay cả bài ?
 - Yêu cầu miêu tả bên ngoài hay bên trong 
 - Cần chú ý đặc điểm riêng gì ?
 - GV chấm, đọc 2 bài viết tốt, nhận xét
Bài tập 3
 - GV nhắc HS hiểu yêu cầu
 - Miêu tả bên ngoài hay bên trong chiếc cặp 
 - Lưu ý điều gì khi tả ?
 - GV chấm, đọc 1 bài viết tốt
3.Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học
 - Dặn HS viết lại 2 đoạn văn trên .
 - Hát
 - 1 em nhắc lại kiến thức về đoạn văn trong bài miêu tả đồ vật
 - Nghe, mở sách
 - 1 em đọc ND bài 1, cả lớp đọc thầm, làm bài cá nhân vào vở bài tập.
 - Học sinh phát biểu ý kiến
 - Cả 3 đoạn đều thuộc phần thân bài
 - Đoạn 1 tả hình dáng bên ngoài chiếc cặp
 - Đoạn 2 tả quai cặp và dây đeo
 - Đoạn 3 tả cấu tạo bên trong
 - Đó là 1 chiếc cặp màu đỏ tơi.
 Quai cặp làm bằng sắt không gỉ
Mở cặp ra, em thấy
 - Viết 1 đoạn
 - Tả bên ngoài chiếc cặp
 - Đặc điểm khác nhau
 - Nghe
 - HS đọc yêu cầu và gợi ý
 - Tả bên trong chiếc cặp
 - Đặc điểm riêng
 - Nghe
 - Nghe nhận xét.
 - Thực hiện.
Toán( BS)
Ôn tập: Chia cho số có ba chữ số
I.Mục tiêu:
-Củng cố cho học sih cách chi cho số có ba chữ số.
-Rèn kĩ năng giải toán cho học sinh.
II. Các hoạt động dạy học
1’
3’
1’
31’
1’
ổn định lớp 
Kiểm tra bài cũ 
–HS lên bảng chữa bài tập
-GV chữâ bài nhận xét
3.Bài mới.
-Giới thiệu bài.
-Nội dung .
Bài 1: Đặt tính rồi tính
33592 : 247 51856: 253 80080: 157
-GV chữa bài nhận xét.
Bài 2: Hai khu đất hình chữ nhật có chiều dài bằng nhau . Khu A có diện tích là 112564 m2 và chiều rộng 263m . Khu B có chiều rộng 362m. Tính diện tích khu B?
Bài 3: Tìm x:
436 x x = 11772
218 x x = 20000 – 8228
106260 : x = 115 x 3
-GV thu vở chấm, nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò:
-Nhắc lại nội dung.
-Nhận xét giờ học
-Giao bài tập về nhà.
-HS lên bảng làm bài tập
-HS lên bảng làm bài. 
-Dưới lớp HS làm vào vở bài tập
-HS tự phân tích đề và làm bài.
Chiều dài của khu A ( hay khu B ) là:
112564 : 263 = 428 ( m)
Diện tích khu B là;
362 x 428 = 154936( m2)
 Đáp số: 154936 m2
-HS tự làm bài vào vở
Sinh hoạt
Sơ kết tuần 16
A.Mục đích : 
 - Kiểm điểm nề nếp học tập trong tuần
 - HS nắm được ưu khuyết điểm của bản thâncũng như của cả lớp trong tuần
 - Phát huy những ưu điểm đã đạt được . Khắc phục những mặt còn tồn tại 
 -Tổng hợp số điểm tốt trong đợt thi đua.
 - Nắm được kế hoạch tuần sau.
 - Giáo dục học sinh có ý thức xây dựng tập thể vững mạnh.
B. Chuẩn bị:
 Nội dung sinh hoạt.
C.Tiến hành sinh hoạt: 
3’
1. Tổ chức : Hát
15’
2. Nội dung :
 a. Đánh giá các hoạt động trong tuần, về các mặt sau:
- Học tập : Số điểm tốt:
- Nề nếp: 
- Đạo đức: 
- Văn thể : 
- Vệ sinh: 
b. Kế hoạch hoạt động tuần sau:
 - Khắc phục những mặt còn hạn chế , phát huy những ưu điểm đã đạt được .
 - Tập trung cao độ vào học tập , phát huy tinh thần học nhóm , giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập .
 - Thi đua lập thành tích (giành nhiều điểm tốt)
 - Thực hiện tốt 4 nhiệm vụ của người học sinh.
 - Tăng cường rèn chữ giữ vở
12’
 c. ý kiến tham gia của học sinh
 Nếu còn thời gian GV tổ chức cho học sinh vui văn nghệ
 d. Dặn dò: thực hiện đúng nội quy của lớp, của trường.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 16.doc