Giáo án lớp 4 - Tuần 26

Giáo án lớp 4 - Tuần 26

Tập đọc: THẮNG BIỂN

I. Mục tiêu: (Theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ GD-ĐT trang 41)

II. Các hoạt động dạy - học:

Các hoạt động Hoạt động dạy - học chủ yếu

 

doc 111 trang Người đăng huong21 Lượt xem 939Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 4 - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
Thứ hai ngày 7 tháng 3 năm 2011
Hoạt động tập thể: CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
Tập đọc: THẮNG BIỂN
I. Mục tiêu: (Theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ GD-ĐT trang 41)
II. Các hoạt động dạy - học:
Các hoạt động
Hoạt động dạy - học chủ yếu
 1. Bài cũ:
MT: Kiểm tra kiến thức đã học. 
- GV gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” và trả câu hỏi về nội dung bài.
- GV nhận xét, ghi điểm.
 2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới:
MT: Tìm hiểu tranh minh họa và năm tên bài mới.
ĐDDH: Tranh minh hoạ 
PP: Quan sát, hỏi-đáp.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK và nêu nội dung. (HS quan sát và nêu).
- GV giới thiệu bài. (HS lắng nghe).
* Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
MT: - Đọc đúng, đọc trôi chảy và diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới và nội dung của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chia quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, giữ gìn cuộc sống bình yên.
ĐDDH: SGK, bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc.
PP: Hỏi - đáp, thảo luận nhóm, truyền đạt; phân vai.
B1: Luyện đọc:
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. (HS đọc 3 lượt). GV kết hợp sửa lỗi phát âm, cách đọc của HS; hướng dẫn HS hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 2. 
- GV đọc toàn bài.
B2: Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài, suy nghĩ, trả lời: Cuộc chiến đấu giữa con người và cơn bão biển được miêu tả theo trình tự nào? (HS trả lời).
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi:
 + Tìm từ ngữ, hình ảnh trong đoạn văn nói lên sự đe dọa của cơn bão biển?
- HS đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi: Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả như thế nào ở đoạn 2? (HS trả lời).
 + Trong đoạn và 2, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuầt gì để miêu tả hình ảnh của biển cả?
 + Các biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3, suy nghĩ trả lời:
 + Những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn văn thể hiện liòng dũng cảm, sức mạnh và sự chiến thắng của con người trước cơn bão biển? (HS trả lời).
B3: Đọc diễn cảm:
- Yêu cầu 3 HS đọc lại từng đoạn của bài.
- GV treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc. (HS luyện đọc theo nhóm 2 HS).
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm một đoạn của bài.
- GV nhận xét về giọng đoc và ghi điểm.
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài “Ga-vrốt ngoài chiến lũy”.
Toán: LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu: (Theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ GD-ĐT trang 75)
II. Các hoạt động dạy - học:
Các hoạt động
Hoạt động dạy - học chủ yếu
 1. Bài cũ:
MT: Kiểm tra kiến thức đã học.
PP: Thực hành, luyện tập.
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập vào bảng nhóm , HS cả lớp làm bài vào vở nháp.
- GV nhận xét chung. 
 2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập:
MT: - Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia hai phân số
 - Tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
ĐDDH: VBT (ô li)
PP: Thực hành, luyện tập.
- HS lắng nghe GV giới thiệu bài.
- GV hướng dẫn HS làm các bài tập ở SGK/136.
- Gọi HS nêu yêu cầu từng bài tập ở VBT.
Bài 1: Thực hiện phép chia hai phân số
Bài 2: Tìm x.
- Yêu cầu HS làm bài tập vào vở. 
- GV theo dõi chung, hướng dẫn thêm cho HS.
- Chấm, chữa bài (nếu cần). Tuyên dương.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài và làm các bài tập ở VBT/48.
Đạo đức: TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG
NHÂN ĐẠO (Tiết 1)
I. Mục tiêu: (Theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ GD-ĐT trang 75)
II. Các hoạt động dạy - học:
Các hoạt động
Hoạt động dạy - học chủ yếu
 1. Bài cũ: 
MT: Kiểm tra kiến thức đã học
- GV gọi HS trả lời: Vì sao phải giữ gìn các công trình công cộng?
- Nhận xét chung.
 2. Bài mới: Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
MT: HS biết: Thế nào là hoạt động nhân đạo?
ĐDDH: SGK 
PP: Thảo luận nhóm
- HS lắng nghe GV giới thiệu bài.
- GV chia nhóm 4 HS và giao nhiệm vụ cho nhóm: đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi 1, 2.
- Các nhóm thảo luận. GV theo dõi chung, hướng dẫn thêm cho từng nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: Trẻ em và nhân dân ở các vùng bị thiên tai hoặc có chiến tranh phải chịu nhiều khó khăn, thiệt thòi. Chúng ta cần cảm thông, chia sẻ với họ, quyên góp tiền của để giúp đỡ họ. Đó là hoạt động nhân đạo. 
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm đôi
MT: HS biết thông cảm với những người gặp khó khăn,hoạn nạn.
ĐDDH: BT1/SGK
PP: Thảo luận nhóm
- GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận BT1.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày. Cả lớp trao đổi, tranh luận.
- GV kết luận:
 + Việc làm trong tình huống a, c là đúng.
 + Việc làm trong tình huống b là sai vì không phải xuất phát từ lòng cảm thông, mong muốn chia sẻ với người tàn tật mà chỉ để lấy thành tích cho bản thân.
* Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến
MT: HS nhận biết những ý kiến đúng về việc tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo.
ĐDDH: BT2/SGK
PP: Thảo luận nhóm
- Gv yêu cầu các nhóm 4 HS thảo luận và nêu nhận xét về mỗi ý kiến.
- Các nhóm thảo luận. GV theo dõi chung.
- Đại diện nhóm trình bày. Cả lớp trao đổi, tranh luận 
- GV kết luận:
 + Ý kiến a, d là đúng.
 + Ý kiến b, c là sai.
- Gọi 2 HS đọc phần Ghi nhớ. (Cả lớp đọc thầm theo).
* Hoạt động 4: Hoạt động tiếp nối
- Lớp tổ chức HS tham gia hoạt động nhân đạo.
- Về nhà sưu tầm các thông tin, tấm gương, ca dao, ... về các hoạt động nhân đạo.
- Chuẩn bị bài “Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo” (Tiết 2)
Chính tả (Nghe-viết): THẮNG BIỂN
I. Mục tiêu: (Theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ GD-ĐT trang 41)
II. Các hoạt động dạy - học:
Các hoạt động
Hoạt động dạy - học chủ yếu
 1. Kiểm tra bài cũ
MT: Kiểm tra kiến thức đã học.
PP: Luyện viết
- GV gọi 1 HS lên bảng đọc cho 3 bạn viết vào bảng phụ một số từ ngữ: giao thừa, rao vặt, lênh láng, bồng bềnh, mênh mông, ......Cả lớp viết vào vở nháp.
- Nhận xét bài của bạn trên bảng phụ.
- GV nhận xét chữ viết của HS.
 2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chính tả
MT: Nghe - viết chính xác, viết đẹp đoạn văn từ Mặt trời lên cao dần.... quyết tâm chống giữ trong bài Thắng biển 
ĐDDH: Vở chính tả, vở nháp.
PP: Luyện viết, hỏi-đáp.
- HS lắng nghe GV giới thiệu bài.
B1: Tìm hiểu nội dung đoạn văn
- GV gọi HS đọc đoạn văn cần viết ở SGK. (2 HS dọc thành tiếng).
- GV hỏi, HS suy nghĩ, trả lời: 
 + Qua đoạn văn, em thấy hình ảnh cơn bão biển hiện ra như thế nào?
B2: Hướng dẫn viết từ khó
- GV yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. (HS đọc)
- HS luyện viết các từ vừa tìm được vào vở nháp.
B3: Nghe – viết chính tả
- GV đọc, HS viết bài vào vở chính tả
- GV chú ý rèn tư thế ngồi viết cho HS.
B4: Chấm bài, nhận xét bài viết của HS.
- GV chấm bài khoảng 10 HS. Nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
MT: Làm đúng bài tập chính tả phân biệt: tr/ch hay dấu ngã/dấu hỏi. 
PP: Luyện tập, thực hành.
ĐDDH: VBT 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào VBT.
- Gọi 2 HS lên bảng làm lại, cả lớp nhận xét.
- GV chốt lại lời giải đúng.
- GV nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà viết lại các từ đã viết sai trong bài chính tả
Thứ tư ngày 9 tháng 3 năm 2011
Toán: LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu: (Theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ GD-ĐT trang 75)
II. Các hoạt động dạy - học:
Các hoạt động
Hoạt động dạy - học chủ yếu
 1. Bài cũ:
MT: Kiểm tra kiến thức đã học.
PP: Thực hành, luyện tập.
- GV gọi 2 HS làm bài tập vào bảng nhóm, yêu cầu cả lớp làm vào vở nháp. GV kiểm tra VBT của HS.
- HS nhận xét bài làm của bạn. GV nhận xét chung, ghi điểm.
 2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập:
MT: - Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia phân số.
 - Biết cách tính và rút gọn phép tính một số tự nhiên chia cho một phân số.
ĐDDH: VBT (ô li)
PP: Thực hành, luyện tập.
- HS lắng nghe GV giới thiệu bài.
- GV hướng dẫn HS làm các bài tập ở SGK
- Gọi HS nêu yêu cầu từng bài tập 
Bài 1: Tính rồi rút gọn
Bài 2: Tính (theo mẫu)
- Yêu cầu HS làm bài tập vào vở.
- GV theo dõi chung, hướng dẫn thêm cho HS.
- Chấm, chữa bài (nếu cần). Tuyên dương.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài và làm bài tập ở VBT/49.
Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI LÀ GÌ?
I. Mục tiêu: (Theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ GD-ĐT trang 41)
II. Các hoạt động dạy - học:
Các hoạt động
Hoạt động dạy - học chủ yếu
 1. Bài cũ: 
MT: Kiểm tra kiến thức đã học.
PP: Thực hành. luyện tập 
- GV gọi 2 HS lên bảng: HS1 nói nghĩa của 3 từ cìng nghĩa với từ dũng cảm ; HS2 làm lại BT4
 - Gọi HS nhận xét bạn. 
- GV nhận xét, ghi điểm. 
 2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
MT: - Luyện tập về câu kể Ai là gì? Tìm được câu kể Ai là gì? trong đoạn văn, nắm được tác dụng của mỗi câu, xác định được CN,VN trong câu kể Ai làm gì? 
 - Viết một đoạn văn trong đó có sử dụng kiểu câu Ai là gì? 
ĐDDH: VBT; giấy khổ to.
PP: Thực hành, luyện tập; hỏi-đáp.
- HS lắng nghe GV giới thiệu bài.
Bài 1: 
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu và đoạn văn của bài.
- Yêu cầu HS tìm các câu kể Ai là gì? có trong đoạn văn và nêu tác dụng của chúng.
- Gọi HS đọc phát biểu ý kiến, HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, kết luận.
Bài 2:
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu. 
- Yêu cầu HS tự làm bài vào VBT.
- GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho HS. Chấm, chữa bài.
Bài 3:
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của BT và gợi ý cho HS: Cần tưởng tượng tình huống mình cùng các bạn đến chơi nhà bạn Hà lần đầu. Gặp bố mẹ Hà, trước hết cần chào hỏi, nói lí do em cùng các bạn đến thăm Hà bị ốm.Sau đó giới thiệu với bố mẹ của Hà từng bạn trong nhóm.
- Yêu cầu HS viết bài vào VBT. GV phát phiếu cho 2 HS, yêu cầu làm xong dán bài lên bảng.
- GV theo dõi chung.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung bài các bạn trên bảng.
- GV nhận xét chung, ghi điểm..
- Gọi 1 số HS khác đọc đoạn văn của mình. HS khác nhận xét, bổ sung
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà viết lại đoạn văn và chuẩn bị bài sau.
Kể chuyện: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu: (Theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ GD-ĐT trang 41)
II. Các hoạt động dạy - học:
Các hoạt động
Hoạt động dạy - học chủ yếu
 1. Bài cũ:
MT ... i HS nêu yêu cầu từng bài tập.
Bài 1(dòng 1,2): Điền số thích hợep vào chỗ chấm
Bài 2: Viết các ố cho sẵn theo thứ tự từ bé đến lớn
Bài 3: Viết các ố cho sẵn theo thứ tự từ lớn đến bé
- Yêu cầu HS làm bài tập vào vở.
- GV theo dõi chung, hướng dẫn thêm cho HS.
- Chấm, chữa bài (nếu cần). 
- Nhận xét, tuyên dương
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài và làm bài tập ở VBT (in sẵn).
Tập đọc: CON CHUỒN CHUỒN NƯỚC
I. Mục tiêu: (Theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ GD-ĐT trang 48)
II. Các hoạt động dạy - học:
Các hoạt động
Hoạt động dạy - học chủ yếu
 1. Bài cũ:
MT: Kiểm tra kiến thức đã học. 
- GV gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc bài “Thắng biển” và trả câu hỏi về nội dung bài.
- GV nhận xét, ghi điểm.
 2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới:
MT: Tìm hiểu tranh minh họa và năm tên bài mới.
ĐDDH: Tranh minh hoạ bài tập đọc.
PP: Quan sát, hỏi-đáp
- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK và nêu nội dung. (HS quan sát và nêu).
- GV giới thiệu bài. (HS lắng nghe).
* Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
MT: - Đọc đúng, đọc trôi chảy và diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới và nội dung của bài: Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước, cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước theo cánh bay của chú chuồn chuồn, bộc lộ tình cảm của tác giả với đất nước, quê hương.
ĐDDH: SGK, bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc.
PP: Hỏi - đáp, thảo luận nhóm, truyền đạt.
B1: Luyện đọc:
- Yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. (HS đọc 3 lượt). GV kết hợp sửa lỗi phát âm, cách đọc của HS; hướng dẫn HS hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 2. 
- GV đọc toàn bài.
B2: Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, suy nghĩ, trả lời: 
 + Chú chuồn chuồn được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh nào? (HS trả lời). 
 + Em thích hình ảnh so sánh nào? Vì sao?
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi:
 + Cách miêu tả chú chuồn chuồn bay có gì hay ? (HS trao đổi và trả lời).
 + Tình yêu quê hương, đất nước của tác giả thể hiện qua những câu văn nào? (HS trả lời).
GV: Bài văn miêu tả vẻ đẹp của chú chuồn chuồn nước. Qua đó, tác giả đã vẽ lên rất rõ khung cảnh làng quê Việt nam tươi đẹp, thanh bình đồng thời bộc lộ tình cảm mến yêu của mình đối với quê hương đất nước. 
 - Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và nêu nội dung chính của bài. 
- GV ghi nội chính lên bảng. Gọi HS nhắc lại.
B3: Đọc diễn cảm:
- GV treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc. (HS luyện đọc theo nhóm 2 HS).
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm một đoạn của bài.
- GV nhận xét về giọng đoc và ghi điểm.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn: LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÂC BỘ PHẬN CỦA CON VẬT
I. Mục tiêu: (Theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ GD-ĐT trang 49)
II. Các hoạt động dạy - học:
Các hoạt động
Hoạt động dạy – học chủ yếu
 1. Bài cũ:
MT: Kiểm tra kiến thức đã học.
- Gọi 2 HS đọc đoan mơbài giới thiệu chung về cái cây em định tả.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét, ghi điểm.
 2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
MT: - HS nhận biết được những nét tả bộ phận chính của một con vật trong đoạn văn.
 - Quan sát các bộ phận của con vật mà em yêu thích và bước đầu tìm đ]ợc những từ ngữ mêu tả thích hợp.
 ĐDDH: Tranh ảnh một số con vật, bảng phụ viết sẵn dàn ý quan sát
PP: Thảo luận, thực hành, luyện tập.
- HS lắng nghe GV giới thiệu bài.
Bài 1,2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV yêu cầu HS đọc đoạn văn Con ngựa, làm bài tập vào VBT.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
- GV chốt câu trả lời đúng.
Bài 3:
- GV đọc nội dung BT3. 
- GV treo một số ảnh con vật.
- Một vài HS nói tên con vật em chọn để quan sát.
- HS viết bài, đọc bài làm của mình. GV nhận xét, ghi điểm một số bài thể hiện sự quan sát kĩ lưỡng, chọn từ ngữ miêu tả chính xác.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà hoàn chỉnh đoạn văn và chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 15 tháng 3 năm 2011
Toán: ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN (tiếp theo)
I. Mục tiêu: (Theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ GD-ĐT trang 79)
II. Các hoạt động dạy - học:
Các hoạt động
Hoạt động dạy - học chủ yếu
 1. Bài cũ:
MT: Kiểm tra kiến thức đã học.
PP: Thực hành, luyện tập.
- GV gọi 2 HS làm bài tập vào bảng nhóm, yêu cầu cả lớp làm vào vở nháp. GV kiểm tra VBT của HS.
- HS nhận xét bài làm của bạn. GV nhận xét chung, ghi điểm.
 2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập:
MT: Biết vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5 , 9
ĐDDH: VBT (ô li)
PP: Thực hành, luyện tập.
- HS lắng nghe GV giới thiệu bài.
- GV hướng dẫn HS làm các bài tập ở SGK/161.162.
- Gọi HS nêu yêu cầu từng bài tập ở VBT.
Bài 1: Hướng dẫn HS vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5 , 9 để làm bài tập.
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống
Bài 3: Tìm x
 - Yêu cầu HS làm bài tập vào vở.
- GV theo dõi chung, hướng dẫn thêm cho HS.
- Chấm, chữa bài (nếu cần). Tuyên dương.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài và làm các bài tập ở VBT(in sẵn).
Mĩ thuật: TẬP NẶN TẠO DÁNG: ĐỀ TÀI TỰ CHỌN
I. Mục tiêu: (Theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ GD-ĐT trang 146)
II. Các hoạt động dạy - học:
Các hoạt động
Hoạt động dạy - học chủ yếu
 1. Bài cũ:
MT: Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
- HS đặt vở, đồ dùng học tập theo nhóm. GV yêu cầu HS kiểm tra lẫn nhau. GV nhận xét chung.
 2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS quan sát và cách vẽ
 MT: - Biết cách chọn đề tài phù hợp.
 - Biết cách nặn tạo dáng.
 - Nặn tạo dáng được một hay hai hình người hoặc con vật theo ý thích.
ĐDDH: SGK; một số tranh về các đề tài của HS những năm trước
PP: Quan sát, hỏi-đáp, truyền đạt.
- HS lắng nghe GV giới thiệu bài.
a) Quan sát, nhận xét:
- GV giới thiệu những hình ảnh đã chuẩn bị và gợi ý cho HS nhận xét:
 + Các bộ phận chính của người hay con vật.
 + Các dáng: di, đứng, ngồi, ...
- GV cho HS xem các hình nặn ngươi và con vật
b) Cách nặn:
- GV thao tác cách nặn con vật hoặc người:
 + Nặn từng bộ phận rồi dính ghép lại với nhau thành hình.
 + Nặn thêm các chi tiết phụ cho hình đúng và sinh động hơn.
c) Thực hành: 
- HS thực hành nặn.
 + Từng cá nhân nặn con vật hoặc dáng người theo ý thích.
- GV theo dõi chung, uốn nắn thêm cho HS.
* Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá
- GV nhận xét tiết học.
* Dặn dò: Quan sát đồ vật có dạng hình trụ và hình cầu.
Thứ bảy ngày 16 tháng 4 năm 2011
Toán: ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN (tiếp theo)
I. Mục tiêu: (Theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ GD-ĐT trang 79)
II. Các hoạt động dạy - học:
Các hoạt động
Hoạt động dạy - học chủ yếu
 1. Bài cũ:
MT: Kiểm tra kiến thức đã học.
PP: Thực hành, luyện tập.
- GV gọi 2 HS làm bài tập vào bảng nhóm, yêu cầu cả lớp làm vào vở nháp. GV kiểm tra VBT của HS.
- HS nhận xét bài làm của bạn. GV nhận xét chung, ghi điểm.
 2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập:
MT: - Biết đặt tính và thực hiện cộng, trừ các số tự nhiên.
 - Vận dụng tính chất của phép cộng để tính thuận tiện.
 - Giải được bài toán liên quan đế phép cộng và phép trừ.
ĐDDH: VBT (ô li)
PP: Thực hành, luyện tập.
- HS lắng nghe GV giới thiệu bài.
- GV hướng dẫn HS làm các bài tập ở SGK/162.
- Gọi HS nêu yêu cầu từng bài tập ở VBT.
Bài 1(dòng 1,2): đặt tính rồi tính
Bài 2: Tìm x
Bài 4: Tính bằng cách thuận tiện nhất
Bài 5: Hướng dẫn HS giải bài toán:
 + Tìm số vở của Trường tiểu học Thắng Lợi quyên góp được.
 + Tìm số vở của cả hai trường quyên góp được. 
- Yêu cầu HS làm bài tập vào vở.
- GV theo dõi chung, hướng dẫn thêm cho HS.
- Chấm, chữa bài (nếu cần). Tuyên dương.
* Hoạt động 3: Củng cố, 
dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài và làm các bài tập ở VBT(in sẵn)
Tập làm văn: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I. Mục tiêu: (Theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ GD-ĐT trang 49)
II. Các hoạt động dạy - học:
Các hoạt động
Hoạt động dạy – học chủ yếu
 1. Bài cũ:
MT: Kiểm tra kiến thức đã học.
- GV gọi 2 HS đọc đoạn kết bài mở rộng của BT4 (tiết TLV trước).
- GV nhận xét, ghi điểm.
 2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
MT: - HS nhận biết được đoạn văn và ý chính của từng đoạn trong bài văn miêu tả con chuồn chuồn.
 - Biết sắp các câu cho trước thành một đoạn văn.
 - Bước đầu viết được một đoạn văn có câu mở đầu cho trước.
 ĐDDH: Bảng phụ viết sẵn đề bài.
 PP: Quan sát, thực hành-luyện tập.
- HS lắng nghe GV giới thiệu bài.
Bài 1:
- GV yêu cầu HS đọc kĩ bài Con chuồn chuồn nước, xác định các đoạn văn trong bài. Tìm ý chính của mỗi đoạn. 
- HS phát biểu. GV nhận xét chung.
Bài 2:
- Hs đọc yêu cầu của BT, làm bài cá nhân: xác định thứ tự đúng của các câu văn để tạo thành đoạn văn hợp lí.
- HS trả lời. Gọi HS đọc lại đoạn văn đã xếp theo thứ tự đúng.
Bài 3: 
- HS đọc nội dung BT3.
 GV : Viết tiếp câu mở đoạn bằng cách mêu tả các bộ phận của gà trống, làm rõ con gà trống đã ra dáng một chú gà trống đẹp.
- GV treo ảnh chú gà trống lên bảng.
- HS viết đoạn văn. Một số HS đọc bài viết của mình. HS khác nhận xét. GV ghi điểm.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà viết lại bài cho tốt và quan sát ngoại hình và hoạt động của con vật mình yêu thích.
Hoạt động tập thể: NHẬN XÉT TUẦN
 I. Yêu cầu:
 - HS thấy được ưu, khuyết điểm của lớp và bản thân trong tuần vừa qua.
 - Nắm kế hoạch tuần sau.
 II. Lên lớp:
 1. Tổ trưởng nhận xét các tổ viên của tổ mình.
 2. Lớp trưởng nhận xét các hoạt động của lớp.
 3. GV nhận xét tình hình chung:
 - Duy trì nề nếp tốt, sĩ số đảm bảo.
 - Trang phục gọn gàng, khăn quàng , bảng tên đầy đủ.
 - Học và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp.
 - Vệ sinh trường, lớp sạch sẽ.
 - Đi học chuyên cần, đúng giờ.
 - Sách vở bao bọc cẩn thận, chữ viết còn cẩu thả, chưa đẹp như Trinh, Trứ, Vẽ, Vũ.
 - Xếp hàng vào lớp còn lộn xộn.
 - Vệ sinh cá nhận chưa tốt: móng tay, móng chân còn bẩn.
 4. Kế hoạch tuần sau:
 - Đi học chuyên cần, đúng giờ. Chăm chỉ học tập.
 - Khăn quàng, bảng tên đầy đủ. 
 - Vệ sinh trường, lớp thường xuyên, sạch sẽ.
 - Rèn chữ giữ vở.
 - Tham gia ca múa hát tập thể đầy đủ, nghiêm túc.
 - Hoàn thành các khoản tiền còn lại.
 - Chăm sóc cây cảnh ở bồn hoa của lớp.
 5. Dặn dò.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoanlop4.doc