I. Mục tiêu:
- Đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài trong bài; bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
- Hiểu ý chính: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân; thể hiện khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3).
- Giáo dục HS yêu hoà bình.
* KNS: Xc định giá trị. Thể hiện sự cảm thông.
II. Chuẩn bị:Bảng phụ hướng dẫn học sinh rèn đoạn văn.
* PP-KT: Thảo luận nhóm. Hỏi đáp trước lớp.Đóng vai xử lí tình huống.
III. Các hoạt động:
Thứ hai, ngày 06 tháng 09 năm TẬP ĐỌC Những con sếu bằng giấy I. Mục tiêu: - Đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài trong bài; bước đầu đọc diễn cảm được bài văn. - Hiểu ý chính: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân; thể hiện khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3). - Giáo dục HS yêu hoà bình. * KNS: Xác định giá trị. Thể hiện sự cảm thơng. II. Chuẩn bị:Bảng phụ hướng dẫn học sinh rèn đoạn văn. * PP-KT: Thảo luận nhĩm. Hỏi đáp trước lớp.Đĩng vai xử lí tình huống. III. Các hoạt động: Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên 1. Bài cũ: - Lần lượt 6 học sinh đọc phân vai đoạn kịch (Phần 2). - 6 HS phân vai đọc. - Giáo viên hỏi về nội dung à ý nghĩa vở kịch. - Học sinh trả lời. - HS nhận xét. 2. Bài mới: Giới thiệu bài mới: - Nêu chủ điểm. - GV giới thiệu chủ điểm và bài học. - Nhắc lại, ghi bài. * Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài: - Luyện đọc : - HS đọc thầm bài. - GV chia bài theo 4 đoạn như SGK. - Y/ cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn. - Lần lượt 4 HS. + Lần 1: Rèn đọc những từ phiên âm, đọc đúng số liệu. + Lần 2: Giảng từ ngữ SGK. - Học sinh lần lượt đọc từ phiên âm. - HS nêu nghĩa. - Gv cho HS đọc thầm theo cặp. - Học sinh đọc thầm cặp. - Giáo viên đọc mẫu 1 lần. - 1 HS đọc toàn bài. - Tìm hiểu bài: - GV y/c HS đọc thầm đoạn 1, 2 và trả lời câu hỏi: + Năm 1945 nước Mĩ quyết định điều gì? +Sau khi ném 2 quả bom đã gây ra những hậu quả gì? - HS đọc thầm và trả lời câu hỏi. - Ném 2 quả bom mới chế tạo xuống Nhật Bản. - Cướp đi mạng sống của gần nửa triệu người và có gần 100 000 người bị chết do nhiễm phóng xạ ngtử. - Y/C HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi 3, 4. + Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào? - Lúc 2 tuổi. + Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống bằng cách nào? - HS nêu ý kiến. - HS nhận xét, bổ sung. - Y/C HS đọc thầm đoạn 3, 4 trả lời câu hỏi 3a, 3b. + Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa-da-cô? - gửi tới tấp hàng nghìn con sếu giấy +Các bạn nhỏ làm gì để bày tỏ nguyện vọng hòa bình? - HS nêu ý kiến, nhận xét. + Xúc động trước cái chết của bạn T/P Hi-rô-si-ma đã làm gì? - Xây dựng đài tưởng nhớ nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Giáo viên chốt các ý trên. + Nếu đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa-da-cô? - HS chú ý. -> Câu chuyện muốn nói với em điều gì? - HS nêu; Câu chuyện tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân; thể hiện khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em. - GV chốt lại. - Vài em nhắc lại. - Đọc diễn cảm: - Treo bảng đoạn 3 và đọc mẫu. - 4 em đọc nối tiếp bài. - Học sinh nêu cách ngắt, nhấn giọng. - HS đọc thầm. - 4em đại diện 4 tổ thi đọc diễn cảm. - HS nhận xét, chọn giọng đọc hay nhất. -> GV nhận xét, tuyên dương. 3. Củng cố: - Giáo viên cho học sinh thi đua bàn, thi đọc diễn cảm bài văn. Giáo viên nhận xét - Tuyên dương . 4. Dặn dò: KỂ CHUYỆN Tiếng vĩ cầm ở Mĩ lai I. Mục tiêu: - Dựa vào lời kể của GV, hình ảnh minh họa và lời thuyết minh, kể lại được câu chuyện đúng ý, ngắn gọn rõ ràng các chi tiết trong truyện. - Hiểu được ý nghĩa: Ca ngợi người Mỹ có lương tâm dũng cảm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác của quân đội Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam. * Lồng ghép GDBVMT (Khai thác gián tiếp) : Giặc Mĩ không chỉ giết hại trẻ em, cụ già ở Mỹ Lai mà còn tàn sát, huỷ diệt môi trường sống của con người. * KNS: Thể hiện sự cảm thơng.Phản hồi/lắng nghe tích cực. II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi tên các nhân vật, tranh SGK phóng to. * PP_KT : Kể chuyện sáng tạo. Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. Tự bộc lộ. III. Các hoạt động: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Bài cũ: Giáo viên nhận xét. - 1, 2 HS kể lại câu chuyện mà em đã được chứng kiến, hoặc đã tham gia. 2. Bài mới: a. GV kể chuyện: - Giáo viên kể chuyện 1 lần - Học sinh lắng nghe. - Viết lên bảng tên các nhân vật trong phim: + Mai-cơ: cựu chiến binh + Tôm-xơn: chỉ huy đội bay + Côn-bơn: xạ thủ súng máy + An-drê-ốt-ta: cơ trưởng + Hơ-bớt: anh lính da đen + Rô-nan: một người lính bền bỉ sưu tầm tài liệu về vụ thảm sát. - Giáo viên kể lần 2 – ø giải nghĩa từ. - HS chú ý nghe và xem tranh. b. Hướng dẫn học sinh kể chuyện: - 1 học sinh đọc yêu cầu. - GV yêu cầu HS kể theo nhóm . - Từng nhóm tiếp nhau trình bày lời thuyết minh cho mỗi hình. - Cả lớp nhận xét. c.Trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện. - Y/C HS theo nhóm đôi trao đổi ý nghĩa câu chuyện. - HS theo nhóm đôi. + Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? - Các nhóm bàn bạc, thảo luận nêu ý nghĩa của câu chuyện. - Chọn ý đúng nhất. GV chốt ý, liên hệ: Giặc Mĩ không chỉ giết hại trẻ em, cụ già ở Mỹ Lai mà còn tàn sát, huỷ diệt môi trường sống của con người. 3. Củng cố: - Tổ chức thi đua - Các tổ thi đua tìm bài thơ, bài hát hay truyện đọc nói về ước vọng hòa bình. 4. Dặn dò: - Về nhà tập kể lại chuyện. - Chuẩn bị: Kể chuyện đã nghe, đã đọc. - Nhận xét tiết học. TOÁN (T16) Ơn tập và bổ sung về giải toán I/ Mục tiêu: - Qua bài toán cụ thể, làm quen một dạng toán quan hệ tỷ lệ và biết cách giải bài toán có liên quan đến quan hệ tỷ lệ đó. - Rèn HS nhận dạng toán, giải toán nhanh, chính xác . - Vận dụng kiến thức giải toán vào thực tế, từ đó giáo dục HS say mê học toán. II/Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ, phiếu HT III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Ổn định tổ chức: 2/ Kiểm tra bài cũ: + Nêu lại cách giải bài toán khi biết tổng và tỷ? Làm bài tập 2,3 - GV nhận xét ghi điểm 3/ Giới thiệu bài: 4/ Các hoạt động: */ Hoạt động 1: TÌm hiểu VD + VD 1: HD HS tìm hiểu và nhận xét về giải toán + Yêu cầu HS nêu về MQH giữa thời gian và quãng đường? - GV nhận xét và chốt lại + Bài toán: -GV yêu cầu HS đọc đề bài - GV phân tích đề và HD HS giải - GV nhận xét và chốt lại - GV gợi ý cho HS cách giải thứ hai */ Hoạt động 2: Luyện tập + Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài và làm bài trên phiếu - HS cá nhân làm bài trên phiếu HT - GV nhận xét chữa bài + Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài và tóm tắt bài toán - Yêu cầu HS làm bài bằng hai cách ( 4 nhóm làm bài ) - Gọi đại diện các nhóm lên bảng trình bày bài làm - GV nhận xét và chữa bài - Nhận xét xem hai cách làm kết quả như thế nào? + Nêu lại kiến thức vừa ôn tập ? - Hát - 3 HS nêu lại và lên bảng làm bài - HS cả lớp nhận xét - Hoạt động lớp - HS đọc VD 1 - HS phân tích đề và lập bảng TG đi 1giờ 2giờ 3giờ QĐ đi được 4km 8km 12km -Hs nhận xét Một giờ ô tô đi được là: 90 : 2 = 45(km ) 4 giờ ô tô đi được là: 45 x 4 = 180 ( km ) ĐS: 180km 4 giờ gấp 2 giờ số lần là: 4 : 2 = 2 ( lần ) 4 giờ ô tô đi được là: 90 x 2 = 180 ( km ) ĐS: 180km - HS cả lớp nhận xét và chữa bài - Hoạt động lớp, nhóm - HS đọc yêu cầu bài 2 và làm bài trên phiếu HT Một ngày thì trồng được số cây là: 1200 : 3 = 400 ( cây ) 12 ngày thì trồng được số cây là: 400 x 12 = 4800 ( cây ) ĐS: 4800 cây - HS cả lớp nhận xét và chữa bài - HS cả lớp đọc yêu cầu bài 3 và làm bài bằng hai cách - Đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày cách làm của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét và chữa bài + Hai cách làm kết quả đều giống nhau + HS nêu lại kiến thức vừa ôn tập LUYỆN TỪ VÀ CÂU Từ trái nghĩa I. Mục tiêu: - Bước đầu hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của những từ trái nghĩa khi đặt cạnh nhau ( ND ghi nhớ ). - Nhận biết được cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ ( BT1 ); biết tìm từ trái nghĩa với từ cho trước ( BT2, 3 ). - HS khá giỏi : Đặt được 2 câu để phân biệt cặp từ trái nghĩa ở BT3. - HS có ý thức trong việc dùng từ trái nghĩa. II. Chuẩn bị: Các phiếu to cho HS làm bài 2, bảng phụ bài 1. III. Các hoạt động: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Bài cũ: Luyện tập về từ đồng nghĩa. - GV kiểm tra 1 số em chưa làm xong về nhà hoàn chỉnh. - Học sinh vài em đọc lại bài. Giáo viên nhận xét, cho điểm . - Lớp nhận xét . 2. Bài mới: Giới thiệu bài mới: Ghi bảng. - HS nhắc lại, ghi bài vào vở. a. Nhận xét: Bài 1: Giáo viên theo dõi và chốt: + Chính nghĩa: đúng với đạo lí + Phi nghĩa: trái với đạo lí à “Phi nghĩa” và “chính nghĩa” là hai từ có nghĩa trái ngược nhau à từ trái nghĩa. - HS đọc phần 1. - Cả lớp đọc thầm. - Học sinh so sánh nghĩa của các tư in đậmø trong câu. - Bài 2: - 1, 2 học sinh đọc yêu cầu. - GV giải thích câu tục ngữ. - Học sinh nêu (chết # sống) (vinh # nhục). - Cả lớp nhận xét. Giáo viên chốt: +Từ trái nghĩa đặt cạnh nhau sẽ làm nổi bật những gì đối lập nhau ? - 2 ý tương phản của cặp từ trái nghĩa làm nổi bật quan niệm sống rất khí khái của con người VN. * Rút ghi nhớ: ù + Thế nào là từ trái nghĩa ? - HS trả lời. + Tác dụng của từ trái nghĩa ? - HS trình bày 2 ý tạo nên ghi nhớ . - 1 em nêu lại ghi nhớ. b. Luyện tập : - Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp Bài 1: - Học sinh đọc đề bài. - Học sinh làm bài cá nhân. -Học sinh sửa bài (Nêu miệng). Giáo viên chốt . - HS nhận xét. Bài 2: - Học sinh đọc đề bài. - Học sinh làm bài cá nhân vào SGK, 1 em làm vào phiếu. - Đính phiếu sửa bài. Giáo viên chốt lại: Chọn 1 từ duy nhất d ... dẫn đến quan hệ tiû lệ. - Hoạt động cá nhân. -GV nêu ví dụ (SGK). - Học sinh tìm kết quả điền vào bảng viết sẵn trên bảng à học sinh nhận xét mối quan hệ giữa hai đại lượng. -GV cho HS quan sát bảng rồi nhận xét : “Số ki-lô-gam gạo ở mỗi bao gấp lên bao nhiêu lần thì số bao gạo có được lại giảm đi bấy nhiêu lần “ Lưu ý : không đưa ra khái niệm, thuật ngữ “tỉ lệ nghịch”. -Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh củng cố, rèn kỹ năng giải các bài toán liên quan đến tiû lệ (dạng rút về đơn vị) à học sinh biết giải các bài toán có liên quan đến tiû lệ. - Hoạt động nhóm. Bài toán 1: - Học sinh đọc đề - Tóm tắt. - Giáo viên gợi ý: Học sinh suy nghĩ cá nhân tìm cách giải. - Học sinh thảo luận tìm cách giải - Phương pháp dùng rút về đơn vị. _GV phân tích bài toán để giải theo cách 2 “tìm tỉ số”. - Khi làm bài HS có thể giải bài toán bằng 1 trong 2 cách. -Hoạt động 3: Luyện tập - Hoạt động cá nhân. Bài 1: - Học sinh đọc đề bài. -GV gợi mở tìm ra cách giải bằng cách “rút về đơn vị”. -Học sinh ghi kết quả vào bảng - HS giơ bảng. Giáo viên chốt lại. - Lớp nhận xét. Bài 2: (Nếu còn thời gian) - Học sinh đọc đề - Nêu tóm tắt. Học sinh giải. Giáo viên nhận xét - Học sinh sửa bài - Nêu cách làm “Rút về đơn vị”. 3. Củng cố: - Cho học sinh nhắc lại cách giải dạng toán quan hệ tỷ lệ. 4. Dặn dò: - Làm bài tập 3. - Chuẩn bị: Luyện tập. TOÁN (19) Luyện tập I. Mục tiêu: - Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỷ lệ này bằng một trong hai cách “ Rút về đơn vị” hay “ Tìm tỷ số”. - Bài tập cần làm : Bài 1 ; 2. II. Chuẩn bị:- Thầy: Phấn màu, bảng phụ. - Trò : Vở , SGK, nháp. III. Các hoạt động: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Bài cũ: - Kiểm tra cách giải dạng toán liên quan đến tỷ số học sinh vừa học. - 2 em - Học sinh sửa bài 3/21 (SGK) - Lần lượt học sinh nêu tóm tắt - Rút về đơn vị - Sửa bài Giáo viên nhận xét - cho điểm - Lớp nhận xét. 2. Bài mới: Luyện tập Bài 1: - Học sinh đọc đề - Nêu tóm tắt - Học sinh giải “Tìm tỉ số” - Học sinh sửa bài Giáo viên nhận xét - Nêu phương pháp áp dụng Bài 2: - Học sinh lần lượt đọc yêu cầu đề bài - Giáo viên gợi mở học sinh thảo luận nhóm các yêu cầu sau: Phân tích đề, nêu tóm tắt, cách giải - Học sinh thảo luận , phân tích - Nêu tóm tắt - Học sinh giải - Giáo viên nhận xét và liên hệ với giáo dục dân số - Học sinh sửa bài Giáo viên chốt lại * Mức thu nhập của một người bị giảm. Bài 3: (nếu còn thời gian) - Học sinh đọc đe.à - Tiếp tục thảo luận nhóm đôi như bài tập số 2 - Học sinh tóm tắt. - Học sinh giải. 3. Củng cố: - Hoạt động cá nhân (thi đua ai nhanh hơn) - Yêu cầu học sinh nhận dạng bài tập qua tóm tắt sau: + 4 ngày : 28 m mương 30 ngày : ? m mương 4. Dặn dò: - Làm bài 4 - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị: Luyện tập chung LUYỆN TỪ VÀ CÂU Luyện tập về từ trái nghĩa I. Mục tiêu: - Tìm được những từ trái nghĩa theo yêu cầu của BT1, 2 (3 trong số 4 câu), BT3. - Biết tìm những từ trái nghĩa để miêu tả theo yêu cầu của BT4 ( chọn 2 hoặc 3 trong số 4 ý: a, b, c, d ); đặt được câu để phân biệt một cặp từ trái nghĩa tìm được ở BT4 (BT 5) - HS khá, giỏi : thuộc được 4 thnàh ngữ, tục ngữ ở BT1, làm được toàn bộ BT4. II. Chuẩn bị: - Phiếu photo nội dung bài tập 4/48. - Trò : SGK , vở III. Các hoạt động: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Bài cũ: “Từ trái nghĩa”. - Giáo viên cho học sinh sửa bài tập. - Học sinh sửa bài 3. - Giáo viên cho học sinh đặt câu hỏi - học sinh trả lời: + Thế nào là từ trái nghĩa? - Hỏi và trả lời. + Nêu tác dụng của từ trái nghĩa dùng trong câu? - Nhận xét. Giáo viên nhận xét và cho điểm 2. Bài mới: Bài 1: - Học sinh đọc yêu cầu bài 1 - Cả lớp đọc thầm - Giáo viên : lưu ý câu có 2 cặp từ trái nghĩa: dùng 1 gạch và 2 gạch. - Học sinh làm bài cá nhân, các em gạch dưới các từ trái nghĩa có trong bài. - Học sinh sửa bài Giáo viên chốt lại - Cả lớp nhận xét Bài 2: - 2 học sinh đọc yêu cầu bài - Cả lớp đọc thầm - Học sinh làm bài cá nhân - Học sinh sửa bài Giáo viên chốt lại - Cả lớp nhận xét Bài 3: - Giải nghĩa nhanh các thành ngữ, tục ngữ. - Học sinh đọc yêu cầu bài 3 - Cả lớp đọc thầm - Học sinh thảo luận nhóm đôi - Học sinh sửa bài dạng tiếp sức Giáo viên chốt lại - Cả lớp nhận xét Bài 4: - 1, 2 học sinh đọc yêu cầu bài 4 - Cả lớp đọc thầm - Giáo viên phát phiếu cho học sinh trao đổi nhóm. - Nhóm trưởng phân công các bạn trong nhóm tìm cặp từ trái nghĩa như SGK, rồi nộp lại cho thư kí tổng hợp - Đại diện nhóm trình bày. - Học sinh sửa bài Giáo viên chốt lại từng câu. - Cả lớp nhận xét (đúng, nhiều cặp từ). Bài 5: - 1, 2 học sinh đọc đề bài 5. - Lưu ý hình thức, nội dung của câu cần đặt. - Học sinh làm bài. - Học sinh sửa bài lần lượt từng em đọc nối tiếp nhau từng câu vừa đặt. Giáo viên chốt lại. - Cả lớp nhận xét. 3. Củng cố-Dặn dò: - Chuẩn bị: “Mở rộng vốn từ: Hòa bình”. - Nhận xét tiết học. TẬP LÀM VĂN Tả cảnh (kiểm tra viết) I. Mục tiêu: - Viết được bài văn miêu tả hoàn chỉnh có đủ ba phần ( mở bài, thân bài, kết bài), thể hiện rõ sự quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả. - Diễn đạt thành câu; bước đầu biết dùng từ ngữ, hình ảnh gợi tả trong bài văn. - Giáo dục tính cẩn thận. II. Chuẩn bị: Giấy kiểm tra III. Các hoạt động: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Bài cũ: Nêu cấu tạo 1 bài văn tả cảnh. 2. Bài mới: - Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài kiểm tra. - Hoạt động lớp - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh minh họa. - 1 học sinh đọc đề kiểm tra - Giáo viên gợi ý : chọn 1 đề em thích 1. Tả cảnh buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong 1 vườn cây. 2. Tả cảnh buổi sáng trong 1 công viên em biết. 3. Tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng quê hương em. 4. Tả cảnh buổi sáng trên nương rẫy ở vùng quê em. 5. Tả cảnh buổi sáng trên đường phố em thường đi qua. 6. Tả 1 cơn mưa em từng gặp. 7. Tả ngôi trường của em. - Giáo viên giải đáp những thắc mắc của học sinh nếu có. - Học sinh chọn một trong những đề thể hiện qua tranh và chọn thời gian tả. *-Hoạt động 2: Học sinh làm bài. HS viết bài vào giấy KT. 3. Củng cố-Dặn dò: - Chuẩn bị: “Luyện tập báo cáo thống kê”. TOÁN (T20) Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỷ lệ này bằng hai cách “ Rút về đơn vị” hoặc “ Tìm tỷ số”. - Bài tập cần làm : Bài 1 ; 2 ; 3. II. Chuẩn bị: Phấn màu, bảng phụ III. Các hoạt động: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Bài cũ: Luyện tập - Kiểm tra cách giải các dạng toán liên quan đến - 2 học sinh - HS sửa bài 4 (SGK) - Lần lượt HS nêu tóm tắt - Sửa bài. Giáo viên nhận xét - cho điểm. - Lớp nhận xét. 2. Bài mới: Luyện tập Bài 1: - 2 học sinh đọc đe.à - Giáo viên gợi ý để học sinh tìm hiểu các nội dung: - Phân tích đề và tóm tắt. - Tóm tắt đề: + Tổng số nam và nữ là 28 HS. + Tỉ số của số nam và số nữ là 2 / 5. - Phân tích đề: - Học sinh nhận dạng. - Nêu phương pháp giải. - 2 học sinh đọc yêu cầu đề bài. - Học sinh nêu. - Học sinh giải. - Học sinh sửa bài. - Lần lượt học sinh nêu công thức dạng Tổng và Tỉ. GV nhận xét chốt cách giải. Bài 2 -GV gợi mở để đưa về dạng “Tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó”. -Lần lượt học sinh phân tích và nêu cách tóm tắt. -HS giải. Giáo viên nhận xét - chốt lại. - Lớp nhận xét. Bài 3 - Học sinh đọc đề - Phân tích đề,ø tóm tắt và chọn cách giải. - Học sinh giải. - Học sinh sửa bài. Giáo viên chốt lại các bước giải của 2 bài. - Lớp nhận xét. 3. Củng cố: - Hoạt động cá nhân (thi đua ai nhanh hơn). - Học sinh nhắc lại cách giải dạng toán vừa học. - Học sinh còn lại giải ra nháp. 4. Dặn dò: -Chuẩn bị: Ôn bảng đơn vị đo độ dài. - Nhận xét tiết học. SINH HOẠT LỚP TUẦN 4 I. Mục tiêu : - Tiếp tục ổn định tổ chức lớp . - GDHS nội qui, tính kỉ luật, đoàn kết . II. Các hoạt động sinh hoạt : Ổn định tổ chức lớp . - Tổ chức hoạt động cho ban cán sự lớp . - Tiếp tục sắp xếp lịch trực nhật cho các tổ . 2. Đánh giá tình hình tuần qua : a) Báo cáo và nhận báo cáo : Các tổ trưởng báo cáo tình hình chung của từng tổ . Các bạn khác trong lớp nhận xét và bổ sung phần ghi nhận theo dõi về tình hình hoạt động của từng tổ trong tuần qua . Các tổ trưởng ghi nhận và giải đáp thắc mắc của các bạn về sự ghi nhận của mình đối với các thành viên trong tổ trong tuần qua . b) Tuyên dương và nhắc nhở : GV nhận xét chung về tình hình học tập và hoạt động của lớp trong tuần qua . GV tuyên dương những HS có thành tích tốt, có nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động học tập và hoạt động phong trào . Đối với các HS chưa tốt, GV có hình thức phê bình để các em có hướng sửa chữa để tuần sau thực hiện tốt hơn . 3. Nhiệm vụ cho tuần sau : - Chấp hành tốt nội qui , hạn chế tối đa tình trạng nghỉ học , đi trễ. - Học bài và làm bài đầy đủ khi đến lớp . Giữ vệ sinh lớp học và môi trường xung quanh sạch đẹp . - Tham gia đầy đủ và tích cực các hoạt động của Đội . 4. Dặn dò : - Chuẩn bị tốt cho tuần học sau.
Tài liệu đính kèm: