Giáo án lớp 5 (buổi sáng) - Tuần 11

Giáo án lớp 5 (buổi sáng) - Tuần 11

I. Mục đích - yêu cầu.

- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn, phù hợp với tâm lí nhân vật và nội dung bài văn.

- Đọc diễn cảm bài văn với giọng hồn nhiên (bé Thu); giọng hiền từ (người ông).

- Hiểu được nội dung bài: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu trong bài (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Giáo dục học sinh ý thức bảo vế môi trường, kỹ năng xây dựng môi trường sống trong lành, thân thiện với con người, .

II. Đồ dùng day học.

- Tranh minh hoạ trong bài.

 

doc 19 trang Người đăng huong21 Lượt xem 870Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 5 (buổi sáng) - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Ngày soạn: Thứ 2 ngày 29 tháng 10 năm 2012
Ngày dạy: Thứ hai ngày 5 tháng 11 năm 2012
Tập đọc
Tiết số 21: chuyện một khu vườn nhỏ
I. Mục đích - yêu cầu.
- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn, phù hợp với tâm lí nhân vật và nội dung bài văn.
- Đọc diễn cảm bài văn với giọng hồn nhiên (bé Thu); giọng hiền từ (người ông).
- Hiểu được nội dung bài: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu trong bài (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Giáo dục học sinh ý thức bảo vế môi trường, kỹ năng xây dựng môi trường sống trong lành, thân thiện với con người, .....
II. Đồ dùng day học.
- Tranh minh hoạ trong bài. 
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. Không
3. Bài mới: a. GTB; GV giới thiệu - ghi đầu bài.
 b. Nội dung bài:
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV gọi học sinh đọc bài
- GV treo tranh giới thiệu về khu vườn của bé Thu.
- GV chia đoạn( 3 đoạn).
- GV gọi học sinh đọc nối tiếp 3 đoạn của bài kết hợp sửa lỗi phát âm, giọng đọc, giải nghĩa các từ khó phần chú giải.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- Gọi một số học sinh đọc cả bài.
- Lớp + GV nhận xét.
- GV đọc mẫu toàn bài.
- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1+ 2.
? Bé Thu thích ra ban công để làm gì ?Mỗi loài hoa trên ban công nhà bé Thu có gì nổi bật ?
? ý đoạn 1 nói lên điều gì ? HS nêu ý, GV ghi bảng.
- Học sinh đọc đoạn 3.
? Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công Thu muốn báo ngay cho Hằng biết ?
? Em hiểu thế nào là đất lành chim đậu ?
? Nội dung đoạn 2 nói gì ?
- Học sinh nêu nội dung, GV ghi bảng.
? Nội dung bài văn này nói lên điều gì ?
- Học sinh nêu, GV ghi bảng.
- GV đưa bảng phụ chép sẵn đoạn 3.
? Trong đoạn văn này có mấy nhân vật ? Giọng đọc của mỗi nhân vật ntn ?
? Khi đọc đoạn này ta cần nhấn giọng vào những từ ngữ nào ?GV hướng dẫn giọng đọc, cách nhấn giọng.
- Học sinh luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Gọi đại diện các nhóm thi đọc diễn cảm.
- Lớp + GV nhận xét, đánh giá.
I. Luyện đọc.
- săm soi, cầu viện, rủ rỉ, ngọ nguậy, ....
II. Tìm hiểu bài.
1. Vẻ đẹp của những loài hoa trên ban công nhà bé Thu.
- thò cái râu, ngọ nguậy, bé xíu, đỏ hồng, nhọn hoắt, ...
2. Niềm vui của bé Thu.
- đất lành chim đậu
III. Luyện đọc diễn cảm.
 Đoạn 3
4. Củng cố - dặn dò.
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS luyện đọc diễn cảm cả bài và xem trước bài sau. 
Toán
Tiết số 51: Luyện tập 
I. Mục tiêu. Giúp học sinh củng cố về:
- Kỹ năng tính tổng nhiều số thập phân, sử dụng tính chất kết hợp của phép cộng để tính bằng cấch thuận tiện nhất.
- So sánh số thập phân và giải toán với các số thập phân.
- Các bài tập cần làm: bài 1, bài (a,b) Bài 3 (cột 1), bài 4.
II. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra : - Gọi học sinh lên bảng tính: 7,16 + 8,32 + 12,4; 36,7 + 11 + 27,3.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: a. GTB - GV giới thiệu - ghi đầu bài
 b. Nội dung bài.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1
- Muốn tính tổng nhiều số thập phân ta làm ntn ?
- HS nêu cách làm, 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở bài tập.
- Lớp + GV chữa bài
- Gọi HS đọc bài tập 2
? Bài tập yêu cầu gì ?
? Muốn tính bằng cách thuận tiện nhất ta vận dụng tính chất gì ? Ta thực hiện ntn ?
- Học sinh làm bài.
- Lớp + GV nhận xét, chữa bài.
- HS làm bài tập 3
- Một HS lên bảng làm bài
- Lớp + GV chữa bài
- Gọi HS nêu cách làm.
- Gọi HS đọc bài tập 4
? Bài tập cho biết gì ? Hỏi gì ?
- HS nêu các bước giải
- 1 HS lên bảng làm. Lớp + GV chữa bài.
Bài 1: Tính. 
a. 15,32 + 41,69 + 8,44 = 65,45
b. 27,05 + 9,38 + 11,23 = 47,66
Bài 2 a. 4,68 + 6,03 + 3,97 
 = 4,68 + (6,03 + 3,97)
 = 4,68 + 10 = 14,68
 b. 6,9 + 8,4 + 3,1 + 0,2
 = (6,9 + 3,1) + (8,4 + 0,2)
 = 10 + 8,6 = 18,6
 Bài 3:
3,6 + 5,8 > 8,9 7,56 < 4, 2 + 3,4 
5,7 + 8,8 = 14,5 0,5 > 0,08 + 0,4 
Bài 4:
Ngày thứ 2 dệt được là:
28,4 + 2,2 = 30,6 (m)
Ngày thứ 3 dệt được là:
30,6 + 1,5 = 32,1 (m)
Cả 3 ngày dệt được là:
28,4 +30,6 +32,1 = 91,1 (m)
Đ/S: 91,1 m
4. Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
đạo đức
Tiết số 11: thực hành
I. Mục tiêu.	
- HS biết vận dụng kiến thức đã học vào trong cuộc sống, xử lý các tình huống cụ thể trong thực tiễn.
- Giáo dục HS có hành vi đạo đức, tôn trọng lễ phép với mọi người.
II. Chuẩn bị.
- HS ôn bài từ tuần 1-10.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. 
3. Bài mới. a. GTB: GV nêu MĐ, yêu cầu của tiết học.
 b. Nội dung.
- GV đưa các câu hỏi tình huống, yêu cầu HS thảo luận, trao đổi trả lời câu hỏi.
? Em thấy mình có những điểm nào xứng đáng là học sinh lớp 5? 
Những điểm mà theo em là chưa xứng đáng?
- HS tự đối chiếu với bản thân - nêu câu trả lời. GV nhận xét, bổ sung.
? Trong cuộc sống và trong học tập của em có những thuận lợi và khó khăn gì? 
Em hãy nêu kế họach của em để vượt qua khó khăn đó?
- YC học sinh tiếp nối nhau nêu về mình.
? Em hãy giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ của em?
? Em có tự hào về các truyền thống đó không và em làm gì để xứng đáng với truyền thống đó?
- HS nêu ý kiến- GV nhận xét, kết luận.
* Cho HS hát bài: Lớp chúng mình kết đoàn.
? Em hãy nêu biểu hiện của tình bạn đẹp ?
? Khi thấy bạn của mình làm một việc gì sai trái thì em sẽ làm gì ?
- HS trao đổi- Nêu câu trả lời.
	GV: Tình bạn đẹp không phải tự nhiên đã có mà mỗi người chúng ta cần phải cố gắng vun đắp giữ gìn.
- Tổ chức cho HS hát, kể chuyện, đọc thơ về chủ đề tình bạn.
4. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà vận dụng những điều đã học vào trong cuộc sống hàng ngày.
Địa lí
Tiết Số 11: lâm nghiệp và thuỷ sản
I. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh:
- Biết dựa vào lược đồ, sơ đồ để tìm hiểu về ngành lâm nghiệp và thuỷ sản ở nước ta.
- Biết được các hoạt động chính trong ngành lân nghiệp và thuỷ sản.
- Nêu được tình hình phát triển và sự phân bố của ngành lâm nghiệp, thuỷ sản.
- Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và trồng rừng, ....
- Rèn cho học sinh kỹ năng ý thức và kỹ năng bảo vệ, giữ gìn môi trường sống xung quanh, .....
II. Đồ dùng day học.
- Bản đồ kinh tế VN, tranh minh hoạ trong SGK. 
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. ? Em hãy nêu đặc điểm của ngành trồng trọt và chăn nuôi ở nước ta 
	- GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới: GTB; GV giới thiệu - ghi đầu bài.
* Hoạt động 1: Lâm nghiệp. 
- GV cho học sinh quan sát lược đồ hình 1. 
? Em hãy kể tên các hoạt động chính trong ngành lâm nghiệp ? 
- Học sinh nêu, lớp nhận xét, bổ sung.
GV KL: Lâm nghiệp gồm các hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và các lâm sản khác.
- GV cho học sinh đọc bảng số liệu và đọc mục 1.
? Em hãy nhận xét về sự thay đổi về diện tích rừng ở nước ta hiện nay ?
? Tại sao có sự tăng diện tích rừng như vậy ? 
- Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi.
- Lớp + GV nhận xét, bổ sung.
GV KL: Trước đây do việc khai thác rừng bừa bãi cho nên diện tích rừng bị suy 
giảm hiện nay nước ta đã tích cực trồng và bảo vệ rừng nên diện tích rừng ngày càng tăng lên.
? Hoạt động trồng và bảo vệ rừng thường diễn ra ở đâu ? ( Miền núi, trung du, ven biển)
* Hoạt động 2: Ngành thuỷ sản.
- GV gọi học sinh đọc phần 2.
- GV cho học sinh thảo luận nhóm đôi và trả lời các câu hỏi:
? Em hãy kể tên một số loài thuỷ sản ở nước ta mà em biết ?
? Nước ta có những điều kiện nào để phát triển ngành thuỷ sản ?
- Đại diện các nhóm nêu câu trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV KL: Nước ta có nhiều loại thuỷ sản: tôm, cá, .... và có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành thuỷ sản.
- Gọi học sinh đọc số liệu trên biểu đồ hình 4.
? Hãy so sánh lượng thuỷ sản năm 1990 và 2003 ? 
- Học sinh nêu, lớp + GV nhận xét, bổ sung.
- GV hệ thống nội dung bài.
- Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ.
4. Củng cố - dặn dò.
- GV n/x giờ học. Dặn HS về nhà học phần ghi nhớ và tìm hiểu trước bài sau
Ngày soạn:Thứ ba ngày 30 tháng 10 năm 2012
Ngày dạy: Thứ ba ngày 6 tháng 11 năm 2012
Toán
Tiết số 52: trừ hai số thập phân
I. Mục tiêu. Giúp học sinh: 
- Biết cách thực hiện phép trừ hai số thập phân.
- Bước đầu có kỹ năng về trừ hai số thập phân và vận dụng kỹ năng đó trong giải toán có nội dung thực tế. Bài tập cần làm: Bài 1 ; bài 2(a,b); bài 3(cột 1), bài 4 
 II. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. + Muốn cộng hai số thập phân ta làm ntn? 
3. Bài mới: a. GTB; GV giới thiệu - ghi đầu bài.
 b. Nội dung bài:
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV đưa ví dụ 1. 
- Gọi học sinh đọc lại ví dụ.
? Bài toán cho biết gì ?
 ? Muốn tìm độ dài của đoạn BC ta làm như thế nào ?
- HS nêu phép tính, GV ghi bảng.
? Em có nhận xét gì về phép tính này ? 
- HS nêu nhận xét. 
? Vậy kết quả của phép tính 4,26 - 1,84 = ?
- GV Hướng dẫn học sinh cách trừ hai số thập phân.
? Muốn trừ hai số thập phân ta làm ntn ?
- Học sinh nêu cách tính.
- GV đưa ví dụ 2. 
? Phép tính ở ví dụ 2 có gì khác với phép tính ở ví dụ 1 ?
? Khi đặt tính ta cần lưu ý gì ?
- Gọi 1 HS lên bảng đặt tính, lớp làm vào giấy nháp.
? Muốn trừ hai số thập phân ta làm ntn ?
- HS nêu quy tắc. 
- GV cho HS làm các bài tập trong SGK.
- Học sinh làm bài vào vở.
- Lớp + GV chữa bài.
1. Ví dụ 1.
 4,26m - 1,84m = ? m
 Ta có: 4,26m = 426cm
 1,84m = 184cm
 426
 - 184
 245 cm; 245cm = 2,45m
Vậy: 4,26 - 1,84 = 2,45 
 4,26
 - 1,84 
 2,45
2. Ví dụ 2.
 45,8 - 19,26 = ?
 45,8
 - 19,26
 26,54
3. Quy tắc.
 SGK
4. Luyện tập.
 Bài 1, 2, 3 SGK
4. Củng cố - dặn dò.
- Gọi học sinh nêu lại cách trừ 2 số thập phân, GV nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu
Tiết số 21: đại từ xưng hô 
I. Mục đích - yêu cầu.
- Học sinh nắm được khái niệm đại từ xưng hô. 
- Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn (BT1 mục III); chọn được đại từ xưng hô thích hợp để điền vào chỗ trống (BT2).
- Rèn cho học sinh có kỹ sử dụng đúng, phù hợp các địa từ xưng hô trong giao tiếp hằng ngày với bạn bè, người thân.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ chép sẵn lời giải bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. - Thế nào là đại từ ? Cho ví dụ ? GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới. a. GTB: GV giới thiệu ghi đầu bài.
 b. Nội dung bài.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Gọi học sinh đọc bài tập 1.
? Đoạn văn trên có mấy nhân vật ? Đó là những nhân vật nào? Các nhân vật đó làm gì ?
? Những từ nào chỉ người nói ? Những từ nào chỉ người nghe ? Từ nào chỉ 
người hay chỉ vật mà câu  ... t.
Bài 2.
- GV cho làm bài 2 theo nhóm .
- GV gọi các nhóm chữa bài.
Bài 3.
- GV hướng dẫn làm bài3, gọi HS nối tiếp đọc những câu vừa đặt. 
- GV chú ý sửa lỗi diễn đạt cho HS.
I. Nhận xét.
Bài 1.
a, Rừng say ngây và ấm nắng.
- và (quan hệ liên hợp)
b, của (quan hệ sở hữu)
c, như. Nhưng (quan hệ tương phản)
Bài 2.
a, Nếu.thì (biếu thị quan hệ giả thiết)
b, Tuy nhưng (biểu thị quan hệ tương phản)
II. Ghi nhớ. SGK.
III. Luyện tập.
Bài 1.
- và nối nước và hoa.
- của- nối tiếng hót kì diệu với hoạ mi.
b, - và nối to với nặng.
Bài 2.
a, Vì nên (biểu thị nguyên nhân kết quả).
b, Tuy  nhưng (biểu thị quan hệ tương phản).
Bài 3. Đặt câu.
VD. Vườn cây đầy bóng mát và tiếng chim hót.
- Mùi hương nhè nhẹ của hoa dạ hương lan xa trong đêm.
4. Củng cố dặn dò.
- Một HS nhắc lại ghi nhớ. GV nhận xét tiết học.
Thể dục
Tiết số 22: ôn 5 động tác bài thể dục đã học
Trò chơi: Chạy nhanh theo số.
I. Mục đích yêu cầu.
 - Ôn các động tác: Vươn thở tay, chân, vặn mình và toàn thân của bài hể dục phát triển chung. Yêu cầu tập đúng và liên hoàn các động tác.
- Ôn trò chơi chạy nhanh theo số. Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động, nhiệt tình.
II. Đồ dùng dạy học
 - Còi, sân bãi.
III Các hoạt động dạy học.
A. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu.
- GV cho HS khởi động các khớp.
B. Phần cơ bản.
a)Chơi trò chơi chạy nhanh theo số.
- GV nhắc lại nội dung và yêu câu của trò chơi
- GV điều khiển trò chơi nhiệt tình, vui và đoàn kết.
- GV cho HS chơi thi.
- Nhận xét tuyên dương tổ, cá nhân chơi nhiệt tình, đúng luật.
b) Ôn 5 động tác thể dục đã học.10-12 p
- GV cho HS ôn tập chung cả lớp 1- 2 lần cả 5 động tác của bài thể dục phát triển chung.
- GV chia nhóm cho HS tập luyện. Lưu ý: Về kĩ thuật các đ/t và ý thức tập luyện.
- GV chú ý quan sát uốn sửa cho HS.
- Tập chung HS - GV cho HS thi đua giữa các tổ tập với nhau.
- GV nhận xét chung xem tổ nào tập đẹp, đều và đúng động tác.
- Cho HS tập lại các động 5 động tác một lượt.
C. Phần kết thúc.
- GV cho HS thả lỏng. GV cùng HS hệ thống bài. GV đánh giá , kết quả bài học.
- Dặn. Về nhà ôn lại các động tác đã học cho thành thạo.
Ngày soạn: Thứ sáu ngày 2 tháng 11 năm 2012
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 9 tháng 11 năm 2012
Toán
Tiết số 55: nhân một stp với một số tự nhiên
I. Mục tiêu. Giúp HS:
- Nắm quy tắc nhân một STP vơi một số tự nhiên.
- Bước đầu hiểu ý nghĩa của phép nhân một STP với một số tự nhiên.
- Bài tập cần làm: Bài 1; bài 3. 
II. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra : - Gọi 2 HS làm bài tập 2 tiết trước.
3. Bài mới: a. GTB - GV giới thiệu - ghi đầu bài
 b. Nội dung bài.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Giới thiệu quy tắc nhân một STP cho một STN.
- GV vẽ hình lên bảng và cho HS nêu đề toán.
? Nêu cách tính chu vi hình tam giác?
? Ba cạnh của tam giác có gì đặc biệt? 
- GV nêu phép tính nhân 1,2 m x 3 
- GV: Đây là phép nhân một STP cho một STN.
- YC học sinh cả lớp trao đổi, suy nghĩ để tìm kết quả. Gợi ý: Tìm cách chuyển 1,2 m ra số tự nhiên rồi tính.
- HS nêu cách tính của mình.
- GV ghi bảng.
? 1,2m x 3 = ? m
- GV trình bày cách đặt tính và thực hiện tính như SGK.
Lưu ý: Viết đồng thời hai phép tính để HS dễ theo dõi và nhận xét.
? Em hãy so sánh 1,2m x3 ở hai cách tính?
? Nêu điểm giống và khác nhau ở hai phép tính này?
- Giống - đặt tính và thực hiện tính.
- Khác- 1 phép tính có dấu phảy, 1 phép tính không có dấu phảy.
? Trong phép tính 1,2 x 3 chúng ta tách phần thập phân ở tích ra ntn?
? Em có nhận xét gì về số các chữ số ở phần thập phân của thừa số và của tích?
? Dựa vào cách thực hiện trên em hãy nêu nhân một STP với một STN?
- GV nêu VD, yêu cầu học sinh vận dụng nhận xét trên để làm bài.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- Lớp làm nháp - nhận xét bài trên bảng.
- Gọi HS nêu lại cách tính.
- Cho HS nêu phần ghi nhớ. SGK.
2-3 HS nêu.
- HS nêu yêu cầu bài tập 1.
- GV cho HS tự làm vở sau đó đổi vở cho nhau để kiểm tra cho nhau.
- HS nêu kết quả - HS nhận xét. 
- GV nhận xét bài làm đúng.
- 1 HS đọc đề toán bài tập 3.
- HS tự làm bài vở. 1 HS lên bảng làm bài.
- Lớp - GV nhận xét chữa bài và cho điểm.
a, VD 1: 
 1,2 x 3 =? m
Ta có: 1,2m = 12dm.
 12 1,2
x 3 x 3
 36 dm 3,6 m
36 dm = 3,6 m
- Thực hiện nhân như STN.
- Phần thập phân của số 1,2 có một chữ số ta dùng dấu phảy tách ở tích ra một chữ số kể từ phải sang trái.
b, VD 2: 0,46 x 12 = ?
 0,46 
x 12
 92
 46
 5,52
- Thực hiện nhân như STN.
- Đếm phần thập phân của số 0,46 có hai chữ số.
* Ghi nhớ: SGK.
* Luyện tập
Bài 1.Đặt tính rồi tính.
a, = 17,5.
b, = 20,9
c, = 2,048
d, = 102,0.
Bài 3. Bài giải.
Trong 4 giờ ô tô đi được quãng đường là.
42,6 x 4 = 170,4 (km)
 ĐS; 170,4 km. 
4. Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
tập làm văn
Tiết số 22 : luyện tập làm đơn
I. Mục đích yêu cầu.
- Viết được một lá đơn( kiến nghị) đúng thể thức ngắn gọn, rõ ràng, nêu được lý 
do kiến nghị, thể hiện được nội dung cần thiết.
II. Đồ dùng dạy học 
 	- Bảng phụ, vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra.- Gọi 1-2 HS đọc lại đoạn văn về nhà các em đã viết lại.
3. Bài mới. a. GTB: GV nêu MĐ, YC tiết học.
	b. Nội dung.
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề.
- Gọi HS đọc đề bài trong SGK/ 111.
- HS quan sát tranh minh họa đề bài và mô tả những gì vẽ trong tranh.
Tranh 2: Vẽ cảnh bà con đang rất sợ hãi khi chứng kiến cảnh dùng thuốc nổ đánh cá.
- GV trước tình trạng mà hai bức tranh mô tả, em hãy giúp bác trưởng thôn làm đơn kiến nghị
* Xây dựng mẫu đơn.
? Em hãy nêu những quy định bắt buộc khi viết đơn?
(quốc hiệu, tiêu ngữ, tên đơn, nơi nhận, tên người viết)
? Theo em tên của đơn là gì? (đơn kiến nghị, đề nghị).
? Nơi nhận đơn em viết những gì? Người viết đơn ở đây là ai?
? Em là người viết đơn, tại sao không viết tên em? (em chỉ là người viết hộ cho bác trưởng thôn)
? Phần lý do viết đơn em nêu những gì?
- Em hãy nêu lý do viết đơn cho một trong những đề bài trên.
- HS nêu - GV nhận xét, sửa cho HS.
* Thực hành viết đơn.
- GV treo bảng phụ có ghi sẵn mẫu đơn để HS tham khảo.
- Gọi một vài HS nói về đề bài các em đã chọn.
- HS thực hành viết đơn vào vở.
- HS tiếp nối nhau đọc lá đơn. (3 - 5 HS đọc).
- HS lớp- GV nhận xét về nội dung và cách trình bày lá đơn.
4. Củng cố, dặn dò.
- GV n/x tiết học. Dặn HS viết chưa đạt về nhà viết lại vào vở và chuẩn bị bài sau.
Lịc sử
Tiết số 11: ôn tập: hơn 80 năm chống thực dân pháp
 xâm lược và đô hộ ( 1858 - 1945)
I. Mục tiêu.
 - Qua bài này giúp học sinh nhớ lại những mốc thời gian, sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất từ năm 1858 đến năm 1945 và ý nghĩa lich sử của các sự kiện lịch sử đó.
II. Đồ dùng day học.
- Bản đồ VN, bảng thông kê các sự kiện đã học.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra.
? Sự kiện Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945 có ý nghĩa gì ?
3. Bài mới: a. GTB; GV giới thiệu - ghi đầu bài.
 b. Nội dung bài:
- GV gọi học sinh đọc câu hỏi 1 trong SGK.
- Học sinh thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi trong bài tập 1.
? Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta đến cách mạng tháng 8 năm 1945 nhân dân ta đã tập trung thực hiện những nhiệm vụ gì ? (Giải phóng dân tộc, ... )
- Học sinh nêu những nhiệm vụ của nhân dân ta từ 1858 đến 1945.
- Lớp + GV nhận xét, bổ sung.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 2.
- GV chia lớp làm 4 nhóm các nhóm thảo luận và làm bài tập 2.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, GV nhận xét, đánh giá chung.
- GV nêu yêu cầu bài tập 3.
- Gọi học sinh nêu nhân vật hoặc sự kiện mà mình nhớ nhất.
- GV nhận xét, tuyên dương học sinh.
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 4.
? Bài tập yêu cầu gì ?
- Học sinh làm bài, gọi 1 học sinh lên bảng làm bài.
? Em hãy nêu các sự kiện tương ứng với các mốc thời gian đã cho ? ( 1858: Thực dân Pháp xâm lược nước ta; 1930: Đảng cộng sản VN ra đời; 1945: Cách mạng tháng tám thành công)
- Lớp + GV nhận xét, chữa bài.
4. Củng cố - Dặn dò.
- GV hệ thống nội dung bài, nhận xét giờ học. Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau.
Khoa học
Tiết Số 22 : mây, tre, song 
I. Mục tiêu.
Sau bài học, HS có khả năng.
- Lập bảng so sánh đặc điểm và công dụng của mây, tre, song.
- Nhận ra một số đò dùng hàng ngày làm bằng mây, tre, song.
- Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng mây, tre, song được sử dụng trong GĐ.
- Rèn cho học sinh ý thức bảo vệ thiên nhiên và sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên sẵn có trong tự nhiên.
II.Đồ dùng dạy học.
- Phiếu học tập. Một số đồ dùng làm bằng mây, tre, song.
III.Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra.
3. Bài mới. GTB: GV nêu MĐ, yêu cầu tiết học.
* Hoạt động 1. Làm việc với SGK.
+ Mục tiêu: HS lập được bảng so sánh đặc điểm và công dụng của mây, tre, song.
+ Cách tiến hành.
- Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
+ GV phát cho các nhóm phiếu học tập và yêu cầu HS có thể đọc thông tin trong SGK và sự hiểu biết của bản thân hoàn thành phiếu học tập.
- Bước 2: Làm việc theo nhóm.
+ HS quan sát hình vẽ, đọc lời chú thích và thảo luận rồi điền vào phiếu học tập.
Bước 3: Làm việc cả lớp.
+ Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
+ HS - GV nhận xét bổ sung.
* Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
+ Mục tiêu: HS nhận ra một số đồ dùng hàng ngày làm bằng mây, tre, song.
- Nêu được cách bảo quản các đồ dùng làm bằng mây, tre, song được s/d trong GĐ.
+ Cách tiến hành.
- Bước 1: Làm việc theo nhóm 4.
+ Nhóm trưởng điều khiểm nhóm mình quan sát H 4,5,6,7/ 47 SGK và nói tên từng đồ dùng có trong mỗi hình đồng thời xác định vật liệu làm đồ dùng đó.
+ Thư kí ghi kết quả làm việc của nhóm vào bảng.
Hình
Tên sản phẩm
Tên vật liệu
Hình 4
- Đòn gánh.
- Tre.
- ống đựng nước.
- ống tre.
.
- Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
Nhóm khác nhận xét bổ sung.
+ Tiếp theo - GV yêu cầu học sinh trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi.
? Kể tên một số đồ dùng làm bằng mây, tre, song mà em biết?
? Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng mây, tre, song có trong nhà bạn?
- HS nêu cách bảo quản.
KL: Tre, mây và song là những vật liệu phổ biến, thông dụng ở nước ta. Sản phẩm của những vật liệu này rất đa dạng và phong phú. Những đồ dùng này thường được sơn dầu để bảo quản, chống ẩm mốc
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét tiết học. Dặn về nhà học bài - Chuẩn bị bài sau.
Ký duyệt của ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docGA SANG TUAN 11.doc