Giáo án lớp 5 (buổi sáng) - Tuần 14

Giáo án lớp 5 (buổi sáng) - Tuần 14

I. Mục đích - yêu cầu.

 - Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn. Biết đọc phân biệt người kể với lời các nhân vật, thể hiện tính cách các nhân vật: cô bé hồn nhiên, chú Pie tế nhị; chị cô bé ngay thẳng, thật thà.

 - Hiểu được nội dung bài: Ca ngợi ba nhân vật trong truyện là những người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm tin cho người khác. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).

II. Đồ dùng day học.

- Tranh minh hoạ trong bài.

 

doc 22 trang Người đăng huong21 Lượt xem 956Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 (buổi sáng) - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 14
Ngày soạn: Thứ 2 ngày 19 tháng 11 năm 2012
Ngày dạy: Thứ 2 ngày 26 tháng 11 năm 2012
Tập đọc
TIếT Số 27: chuỗi ngọc lam 
I. Mục đích - yêu cầu.
 - Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn. Biết đọc phân biệt người kể với lời các nhân vật, thể hiện tính cách các nhân vật: cô bé hồn nhiên, chú Pie tế nhị; chị cô bé ngay thẳng, thật thà.
 - Hiểu được nội dung bài: Ca ngợi ba nhân vật trong truyện là những người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm tin cho người khác. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
II. Đồ dùng day học.
- Tranh minh hoạ trong bài. 
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. 
- Gọi học sinh đọc bài: Rừng ngập mặn. Và trả kời câu hỏi về nội dung bài.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: a. GTB; GV giới thiệu - ghi đầu bài.
 b. Nội dung bài:
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV gọi học sinh đọc bài.
- GV hướng dẫn học sinh chia đoạn luyện đọc. ( 2 đoạn).
? Trong truyện có mấy nhân vật ?
- GV cho học sinh quan sát tranh minh hoạ, giới thiệu các nhân vật trong truyện.
- GV gọi học sinh đọc nối tiếp 2 đoạn của bài kết hợp sửa lỗi phát âm, giọng đọc, giải nghĩa các từ khó phần chú giải.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- Gọi một số học sinh đọc cả bài.
- Lớp + GV nhận xét.
- GV hướng dẫn cách đọc, giọng đọc và đọc mẫu toàn bài văn.
- Học sinh đọc thầm đoạn 1
? Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai ?
? Em có đủ tiền mua không ? Chi tiết nào nói lên điều đó ?
- Học sinh trả lời, lớp nhận xét.
- GV nhận xét, bổ sung.
? ý đoạn 1 nói lên điều gì ?
- Học sinh nêu ý, GV ghi bảng.
- Học sinh đọc 2( Còn lại)
? Chị của cô bé đã tìm gặp Pie để làm gì ?
? Vì sao chú Pie lại nói cô bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc lam ? 
? Em nghĩ gì về những người trong câu truyện này ?
 - Học sinh lần lượt trả lời câu hỏi, lớp + GV nhận xét, bổ sung.
? Nội dung đoạn 2 nói lên điều gì ?
- Học sinh nêu, GV ghi bảng.
- GV hệ thống nội dung bài.
? Nội dung bài văn này nói lên điều gì ?
- Học sinh nêu, GV ghi bảng.
- GV cho HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài.
- GV hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm từng đoạn của bài.
- GV đưa bảng phụ chép sẵn đoạn 2.
? Để đọc hay đoạn này ta cần đọc với giọng ntn và nhấn giọng vào những từ ngữ nào ?
- GV hướng dẫn giọng đọc, cách nhấn giọng.
- Học sinh luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Gọi đại diện các nhóm thi đọc diễn cảm.
- Lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
- GV nhận xét, đánh giá.
I. Luyện đọc.
- Gioan, Pie, rạng rỡ, tràn trề, Nô - en, .. 
II. Tìm hiểu bài.
1. Sự hồn nhiên của bé Gioan.
- chuỗi ngọc lam
- Nô en
2. Lòng nhân hậu của chú Pie.
- dành dụm
- tặng
- con lợn đất
III. Luyện đọc diễn cảm.
 Đoạn 2
4. Củng cố - dặn dò.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh luyện đọc diễn cảm cả bài và xem trước bài sau.
Toán
Tiết Số 66: chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên
 thương tìm được là một số thập phân 
I. Mục tiêu. Giúp học sinh:
- Hiểu được quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân..
- Bước đầu biết thực hiên chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
- Bài tập cần làm: 1a, 2.
 II. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra : - Gọi học sinh nêu cách chia một số tự nhiên cho 10, 100, 1000, ...
 - GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: a. GTB - GV giới thiệu - ghi đầu bài
 b. Nội dung bài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV đưa ví dụ
- Gọi học sinh đọc lại ví dụ.
? Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì ?
? Muốn tìm cạnh của hình vuông ta làm như thế nào ?
- Học sinh nêu phép tính.
? Em có nhận xét gì về phép tính này ?
- Học sinh nêu nhận xét.
- Gọi học sinh đứng tại chỗ thực hiện phép tính.
- Khi dư GV hướng dẫn học sinh đánh dấu phẩy vào thương và tiếp tục chia cho đến hết.
? Vậy 27 : 4 = ?
- GV đưa ví dụ 2.
Phép chia này có thực hiện như phép chia trong ví dụ 1 được không ? Tại sao ?
- GV hướng dẫn học sinh đỗi 43 thành 43,0 để chia.
? Khi chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên còn dư ta sẽ làm như thế nào để chia hết phép chia dó ?
- Học sinh nêu quy tắc.
- Gọi học sinh mở SGK đọc lại quy tắc.
- GV cho học sinh lần lượt làm các bài tập vào vở.
- GV cùng học sinh nhận xét, chữa bài.
1. Ví dụ 1.
 Chu vi: 27m
 Cạnh: ? m
 27 :4 = ? (m) 
Vây. 27 : 4 = 6,75
2. Ví dụ 2.
 43 : 52 = ? 
Vậy: 43 :52 = 0,82
3. Quy tắc: SGK
4. Luyện tập.
Bài 1. Đặt tính và tính.
 a)12 : 5 = 2,4 
 23 : 4 = 5,75 
 882 : 36 = 24,5 
 Bài 2.
 May một bộ quần áo hết số m vải là
 70 : 25 = 2,8 (m)
May 6 bộ quần áo hết số m vải là:
 2,8 x 6 = 16,8 (m) 
 Đ/ S: 16,8 m
4. Củng cố - dặn dò
- GV gọi học sinh đọc phần ghi nhớ, GV nhận xét giờ học 
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Đạo đức
TIếT số 14: tôn trọng phụ nữ 
I. Mục tiêu. 
Học xong bài này học sinh biết:
	- Cần phải tôn trọng phụ nữ và vì sao cần phải tôn trọng phụ nữ.
	- Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng không phân biệt trai hay gái.
	- Thực hiện các hành vi quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống hằng ngày. 
- Rèn cho học sinh các KNS: Kỹ năng tư duy phê phán; Kỹ năng ra quyết điịnh phù hợp; kỹ năng giao tiếp. 
II. Tài liệu, phương tiện.
	- Thẻ màu dùng trong HĐ 3; tranh về phụ nữ VN.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra.
? Tại sao lại phải giúp đỡ người già, em nhỏ ?
3. Bài mới: 
* Hoạt động 1: 
+ Mục tiêu: HS biết những đóng góp của phụ nữ VN trong gia đình và xã hội.
+ Cách tiến hành:
- GV chia lớp làm 3 nhóm, các nhóm quan sát tranh trong SGK và thảo luận để chuẩn bị giới thiệu từng bức hình.
- Các nhóm giới thiệu từng hình.
- Các nhóm khác + GV nhận xét, bổ sung.
 GV KL: GV giới thiệu cho học sinh về: Bà Nguyễn Thị Định, Nguyễn Thị Trâm, Nguyễn Thuý hiền.
? Em hãy kể các công việc của người phụ nữ trong GĐ và trong XH mà em biết ?
? Tại sao người phụ nữ là người đáng kính trọng ?
- Gọi học sinh nêu ý kiến của mình.
- Lớp + GV nhận xét, bổ sung.
- Học sinh đọc phần ghi nhỡ trong SGK.
* Hoạt động 2: Làm bài tập 1 trong SGK.
+ Mục tiêu: HS biết các hành vi thể hiện tôn trọng phụ nữ, sự đối xử bình đẳng giữa trẻ em trai và gái.
+ Cách tiến hành:
- Gọi học sinh đọc bài tập 1.
? Bài tập này yêu cầu gì ?
- GV cho học sinh thảo luận nhóm đôi làm bài tập.
- Học sinh trình bày kiến của mình, lớp + GV nhận xét, đánh giá.
- GV kết luận các ý kiến đúng và sai. 
* Hoạt động 3. Bày tỏ thái độ.
- GV nêu yêu cầu bài tập 2, GV HD HS bày tỏ thái độ thông việc giơ thẻ màu.
- GV nêu từng tình huống, học sinh giơ thẻ.
- GV gọi một số học sinh giải thíc lý do tại sao lại chọn ý kiến như vậy.
+ GV nhận xét, chốt ý đúng. 
 4. Củng cố - Dặn dò.
- GV nhận xét giờ học. Dặn học sinh về nhà chuẩn bị trước bài sau. Tìm hiểu và giới thiệu về người phụ nữ mà em kính trọng và yêu mến nhất. Sưu tầm các bài thơ, ca dao, tục ngữ, .. nói về người phụ nữ.
Địa lí
Tiết Số 14: Giao thông vận tải
I. Mục tiêu.
 Học xong bài này học sinh:
- Biết được nước ta có những loại hình và phương tiện giao thông. Loại hình vận tải đường ô tô có vai trò quan trọng nhất.
- Nêu được một vài được điểm phân bố mạng lưới giao thông ở nước ta.
- Xác định được trên lược đồ GTVT một số tuyến đường giao thông, các sân bay quốc tế.
- Có ý thức bảo vệ đường giao thông và chấp hành luật giao thông khi tham gia giao thông.
II. Đồ dùng day học.
- Bản đồ GTVT VN, tranh minh hoạ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. ? Hãy kể tên một số trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta ? 
	- GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới: a. GTB; GV giới thiệu - ghi đầu bài.
 b. Nội dung bài:
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: các loại hình giao thông vận tải.
- GV cho học sinh đọc các thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi 1 trong SGK theo nhóm đôi.
- Gọi đại diện các nhóm trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung.
GV KL: Nước ta có đủ các loại đường giao thông vận tải, đường ô tô có vai trò quan trọng nhất trong việc vận chuyển hàng hoá và hành khách.
? Em hãy kể tên một số loại phương tiện giao thông thường được sử dụng ở nước ta ?
? Vì sao loại hình vận tải bằng đường ô tô có vai trò quan trọng nhất ?
GV KL: Tuy có nhiều loại hình và phương tiện giao thông nhưng chất lượng chưa cao ....
* Hoạt động 2:
 - GV cho học sinh quan sát lược đồ giao thông vận tải.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Học sinh lên xác định các con đường, cảng, sân bay trên lược đồ.
- Lớp + GV nhận xét, bổ sung.
- Học sinh đọc mục 2 trong SGK.
? Em có nhận xét gì về sự phân bố mạng lưới giao thông ở nước ta ?
? Hãy kể tên các đầu mối giao thông lớn ở nước ta ?
- HS nêu, lớp + GV nhận xét, bổ sung.
	GV KL: Nước ta có mạng lưới giao thông toả đi khắp cả nước, các tuyến giao thông chính chạy theo hướng Bắc - Nam vì lãnh thổ kéo dài theo hướng Bắc Nam; các sân bay quốc tế lớn: Nội Bài, Tân Sơn Nhấtm Đà Nẵng; Các cảng biển lớn: Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn.
- GV hệ thống nội dung bài.
- Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ.
1. Các loại hình giao thông vận tải.
- đường ô tô
- đường sắt
- đường sông
- đường bển
- đường hàng không
2. Phân bố một số loại hình giao thông.
- Mạng lưới giao thông toả đi khắp cả nước.
- Tuyến dường giao thông chính chạy theo hướng Bắc - Nam.
- Đường sắt Bắc - Nam là tuyến đường ....
4. Củng cố - dặn dò.
- GV nhận xét giờ học .
- Dặn học sinh về nhà học phần ghi nhớ và tìm hiểu trước bài sau.
Ngày soạn: Thứ 3 ngày 20 tháng 11 năm 2012
Ngày dạy: Thứ 3 ngày 27 tháng 11 năm 2012
Toán
Tiết Số 67: luyện tập 
I. Mục tiêu. Giúp học sinh: 
- Củng cố quy tắc và rèn kỹ năng thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên thương tìm được là một số thập phân.
- Biết vận dụng vào làm các bài tập. 
- Bài tập cần làm: 1,3,4.
 II. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. ? Muốn chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên thương tìm được là một số thập phân ta làm ntn ?
3. Bài mới: GTB; GV giới thiệu - ghi đầu bài.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV đọc yêu cầu bài tập 1.
? Bài tập 1 yêu cầu gì ? 
 - HS làm bài vảo vở, 2 HS lên bảng làm bài.
- Lớp + GV chữa bài.
- Học sinh đọc bài tập 3.
? Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì ?
? Muốn tìm diện tích mảnh vườn ta làm ntn ?
- Học sinh nêu cách làm.
- Học sinh làm bài vào vở, 1 học sinh lên bảng làm bài.
Lớp + GV chữa bài.
- Gọi học sinh đọc bài tập 4.
? Bài toán cho biết gì ? Bài toán yêu cầu gì ?
 - GV hướng dẫn HS tìm cách làm.
- Học sinh làm bài vào vở, 1 HS lên bả ... 
- Lớp + GV nhận xét, chữa bài.
- Lớp bình chọn đoạn văn hay nhất.
Bài 1.
- động từ: trả lời, vịn, hắt, thấy, lăn, trào, đón, bỏ.
- tính từ: xa, vời vợi, lớn.
- quan hệ từ: qua, ở, với.
Bài 2. Viết đoạn văn ...
4. Củng cố - Dặn dò.
- GV nhận xét giờ học. Dặn học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
Thể dục
Tiết Số 28: bài thể dục phát triển chung 
Trò chơi: thăng bằng
I. Mục tiêu.
- Ôn tập bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác, đúng biên độ, theo đúng khẩu lệnh.
- Chơi trò chơi: Thăng bằng. Yêu cầu chơi đúng luật, tự giác, chủ động, tích cực.
II. Địa điểm - phương tiện.
- Vệ sinh sân bãi, còi, bóng.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
	A. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, kiểm tra trang phục và phổ biến yêu cầu, nhiệm vụ giờ học.
- GV cho học sinh chạy chậm theo đội hình vòng tròn. GV cho HS khởi động.
- Cho học sinh chơi trò chơi: Làm theo hiệu lệnh
- GV gọi học sinh lên thực hiện động tác điều hoà.
	B. Phần cơ bản.
* Ôn bài hể dục phát triển chung.
? Em hãy kể tên các động tác của bài thể dục phất triển chung ?
- Học sinh nêu tên các động tác của bài thể dục.
- GV vừa hô nhịp vừa tập lai các động tác của bài thể dục cho học sinh tập theo từng động tác.
- Lượt 2 GV hô nhịp cho lớp tập lại. GV nhận xét, sửa học sinh
- Lượt 3 cán sự lớp hô nhịp cho lớp tập - GV quan sát sửa sai cho học sinh.
- GV chia lớp làm 3 nhóm, các nhóm luyện tập theo sự điều khiển của nhóm trưởng.
- GV quán xuyến lớp, đôn đốc học sinh luyện tập.
- GV tổ chức cho các nhóm thi trình diễn các động tác của bài thể dục.
- Gọi học sinh nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá chung các nhóm.
* Chơi trò chơi: Thăng bằng.
- GV gọi học sinh nêu lại cách chơi, luật chơi.
- GV hướng dẫn cho học sinh nhớ lại cách chơi, luật chơi.
- GV cho một số học sinh chơi thử.
- GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi.
- Gv nhận xét tinh thần chơi, kết quả thi đua trong trò chơi.
	C. Phần kết thúc.
- GV tập trung lớp, cho học sinh thực hiện động tác hồi tĩnh.
- GV nhận xét giờ học.Dăn học sinh về nhà luyện tập các động tác đã học.
Ngày soạn: Thứ 6 ngày 23 tháng 11 năm 2012
Ngày dạy: Thứ 6 ngày 30 tháng 11 năm 2012
Toán
Tiết Số 70: chia một số thập phân cho một số thập phân
I. Mục tiêu. Giúp học sinh:
- Biết cách thực hiện phép chia một số thập phân cho một số thập phân.
- Vận dụng vào giải các bài toán có liên quan đến chia STP cho số thập phân.
- Bài tập cần làm: 1a,b,c; 2.
II. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra : ? Muốn chia một số tự nhiên cho một số thập phân ta làm ntn ?
3. Bài mới: a. GTB - GV giới thiệu - ghi đầu bài
 b. Nội dung bài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV đưa ví dụ 1như SGK. 
- Gọi học sinh đọc lại đầu bài. 
? Làm thế nào để biết được 1 dm của thanh sắt đó nặng bao nhiêu kg ?
- GV hướng dẫn học sinh chuyển phép chia 23,56 : 6,2 thành phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên bằng cách nhân cả SBC và SC với 10.
- HS áp dụng vào tìm kết quả và nêu kết quả.
- GV HD HS cách chia như SGK.
? Em hãy cho biết khi thực hiện phép chia vì sao ta bổ dấu phẩy của số 6,2 và chuyển dấu phẩy của số 23,56 sang bên phải 1 chữ số mà vẫn tìm được thương đúng ?
- GV hướng dẫn học sinh các bước thực hiện phép tính chia.
- GV nêu ví dụ 2.
- Cho học sinh vận dụng cách chia ở ví dụ 1 vào thực hiện phép chia ở ví dụ 2.
- Gọc 1 HS lên bảng làm, lớp làm nháp.
- Lớp + GV nhận xét, chữa bài.
? Quan 2 ví dụ trên, muốn chia số thập phân cho một số thập phân ta làm ntn ?
- Học sinh nêu cách chia.
- Gọi 1 số học sinh đọc quy tắc chia trong SGK.
- GV lần lượt tổ chức cho học sinh làm các bài tập trong SGK.
- Lớp + GV chữa bài.
1) Ví dụ 1.
 23,56 : 6,2 = ..... ? (kg)
Ta có: 
23,56 : 6,2 = (23,56 x 10) : (6,2 x 10)
23,56 : 6,2 = 235,6 : 62
Vây: 23,56 : 6,2 = 3,8 (kg)
* NX: Phần thập phân của số 6,2 có 1 chữ số.
- Chuyển dấu phẩy của số 23,56 sang bên phải 1 c/s được 235,6, bỏ dấu phẩy ở số 6,2 được 62.
- Thực hiện chia 235,6 : 62
2) Ví dụ 2.
82,55 : 1,27 = ?
 Vậy: 82,55 : 1,27 = 65
3) Quy tắc: SGK
4) Luyện tập.
Bài 1.Đặt tính rồi tính.
a) 3,4 b) 1,5 c) 51,52 
Bài 2.
1 lít dầu hoả cân nặng là.
 3,42 : 4,5 = 0,76 (kg)
 8 lít dầu hoả cân nặng là:
 0,76 x 8 = 6,08 (kg)
4. Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét giờ học. 
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn
Tiết Số 28: luyện tập làm biên bản cuộc họp
I. Mục đích - Yêu cầu.
- Từ những hiểu biết về biên bản cuộc họp, học sinh thực hành viết biên bản cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội đúng theo thể thức, nội dung theo gợi ý của SGK.
- Rèn cho học sinh các kỹ năng: ra quyết định/ giải quyết vấn đề; hợp tác; tư duy phê phán.
 II. Đồ dùng day học.
- Bảng viết sẵn nội dung biên bản cuộc họp. 
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. ? Thế nào là biên bản cuộc họp ? Biên bản cuộc họp thường có những nội dung cơ bản nào ?
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: a. GTB; GV giới thiệu - ghi đầu bài.
 b. Nội dung bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV cho học sinh đọc bài tập .
- GV học sinh đọc yêu cầu bài tập. GV hướng dẫn theo yêu cầu của bài tập.
? Em chọn cuộc họp nào nào để viết biên bản ? Cuộc họp đó bàn về việc gì ?
- GV gọi HS nêu tên cuộc họp mình định viết.
- GV hướng dẫn học sinh lập biên bản bằng các câu hỏi gợi mở.
? Cuộc họp đó diễn ra vào thời gian nào ? ở đâu ?
? Trong cuộc họp đó có những ai tham dự ?
? Ai là người điều khiển cuộc họp ?
? Những ai đã có ý kiến tham gia trong cuộc họp đó ?
? Kết luận của cuộc họp ntn ?
- GV gọi HS lần lượt trả lời các câu hỏi.
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh thảo luận nhóm làm bài tập theo nhóm 6.
- GV gợi ý: Đọc nội dung biên bản, sắp xếp các ý theo đúng thể thức của biên bản theo mẫu trong tiết tập làm văn trước.
- Các nhóm thảo luận làm bài tập, GV theo dõi, gợi ý, hướng dẫn cho các nhóm hoàn thành bài tập.
- Gọi từng nhóm nối tiếp đọc biên bản của nhóm mình. Lớp + GV nhận xét.
- GV nhận xét chung, cho điểm các nhóm.
Trường... Cộng hoà xã ..
 Lớp 5A Độc lập - ...
 Biên bản họp lớp
I. Thời gian, địa điểm họp.
- Thời gian: 4h30 chiều ngày 15 tháng 11 năm 2007.
- Địa điểm: Phòng học lớp 5A
II. Thành phần tham dự.
- Thầy giáo chủ nhiệm.
- Toàn thể lớp 5A.
II. Chủ toạ, thư ký cuộc họp.
- Chủ toạ: Đinh Thuý Hiền - Lớp trưởng.
Thư ký: Đinh Trang Thơ.
IV. Chủ đề cuộc họp: Bàn kế hoạch tổ chức ngày nhà giáo VN 20 - 11.
V. Diễn biến cuộc họp.
1. Bạn .....
2. Thảo luận.
3. Kết luận.
...........................
Chủ toạ Thư ký
4. Củng có - dặn dò.
- Gọi học sinh đọc lại phần ghi nhớ về biên bản, GV nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Lịc sử
Tiết Số 14: Thu - đông 1947. việt bắc " mồ chôn giặc pháp"
I. Mục tiêu. 
Qua bài này giúp học sinh biết:
- Diễn biến sơ lược chiến dịc Việt Bắc thu - động 1947.
- ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947 đối với cuộc kháng chiến của dân tộc ta.
II. Đồ dùng day học.
- Bản đồ VN, sơ đò chiến dich Việt Bắc 1947, phiếu bài tập. 
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. 
? Quân dân Hà Nội đã làm gì để bảo vệ thủ đô trước âm mưu trở lại của thực dân Pháp ? 
3. Bài mới: a. GTB; GV giới thiệu - ghi đầu bài.
 b. Nội dung bài:
- GV gọi học sinh đọc phần chữ in nhỏ.
- GV giới thiệu tình thế cách mạng dẫn đến cuộc tiến công lên Việy Bắc của thực dân Pháp.
? Thực dân Pháp đã quyết tâm tấn công lên Việt Bắc nhằm mục đích gì ?
- Học sinh nêu, lớp nhận xét bổ sung.
- GV giới thiệu về hoàn cảnh lịch sử và nguyên nhân thực dân pháp tấn công lên Việt Bắc.
- Gọi học sinh đọc đoạn: " Tháng 10 - 1947 ..... bắn chìm".
- GV cho học sinh quan sát lược đồ và thuật lại diễn biến chiến dịch VB.
? Khi thực dân Pháp tấn công lên Việt Bắc chúng đã vấp phải sự kháng cự của quân và dân ta như thế nào ?
? Sau hơn một tháng tấn công lên Việt Bắc, chúng đã bị rơi vào tình thế ntn?
? Sau 75 ngày đêm chiến đấu ta đã thu được kết quả như thế nào ?
- Lớp + GV nhận xét, bổ sung.
- Gọi học sinh thuật lại điễn biến của chiến dịch.
- Lớp + GV nhận xét, bổ sung.
- Gọi học sinh đọc đoạn cuối.
? Cuộc tấn công của thực dân Pháp có kết quả như thế nào ? 
? Nhân dân trong cả nước đã thể hiện tinh thần kháng chiến ra sao ?
? Chiến thắng này có tác động như thế nào đối với cuộc kháng chiến lâu dài của nhân dân ta ?
- Học sinh nêu lại ý nghĩa của chiến dịch VB thu - đông 1947.
? Qua bài học này em cần ghi nhớ gì ? 
- Học sinh nêu phần ghi nhớ. 
4. Củng cố - Dặn dò.
- GV hệ thống nội dung bài, nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Khoa học
Tiết Số 28: xi măng 
I. Mục tiêu. Sau bài học, học sinh biết:
- Kể tên một số vật liệu dùng để sản xuất xi măng.
- Nêu được tính chất và công dụng của xi măng.
II. Đồ dùng dạy học.
- Các thông tin trong SGK
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. ? Nêu công dụng của gach, ngói ? Gạch ngói có gì khác với sành, sứ ? 
3. Bài mới: a. GTB; GV giới thiệu - ghi đầu bài.
 b. Nội dung bài:
* Hoạt động 1: 
+ Mục tiêu:Học sinh kể tên được một số nhà máy xi mănga ở nước ta. 
+ Cách tiến hành:
- GV chia học sinh làm các nhóm 4. Các nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi:
? ở địa phương em xi măng được dùng làm những việc gì ?
? Kể tên một số nhà máy xi măng ở địa phương và các nhà máy xi măng ở nước ta mà em biết ?
- Gọi học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi.
- Lớp + GV nhận xét, đánh giá.
* Hoạt động 2. Thực hành xử lý thông tin.
+ Mục tiêu: Giúp HS.
- Kể tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra xi măng.
- Nêu được tính chất, công dụng của xi măng.
Bước 1. Làm việc theo nhóm.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi trong SGK.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm trình bày 1 trong các câu hỏi trong SGK.
Nhóm khác nhận xét bổ sung.
. Tính chất của xi măng. Có màu xám xanh hoặc nâu đất, trắng. Không tan khi trộn với ít nước mà dẻo
. Cần bảo quản xi măng ở nơi khô, thoáng khí
. Tính chất của vữa xi măng: khi mới trộn với xi măng dẻo, khi khô thì vữa xi măng trở nên cứng.
. Các vật liệu tạo thành bê tông. xi măng, cát, sỏi trộn đều với nước.
? Xi măng được làm từ những vật liệu nào?
(từ đất sét, đá vôi và một số chất khác)
KL: Xi măng được dùng để sản xuất ra vữa xi măng, bê tông và bê tông cốt thép. Các sản phẩm từ xi măng đều được sử dụng trong xây dựng
4. Củng cố dặn dò.
- GV hệ thống nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học - dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Kí duyệt của ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docGA SANG TUAN 14.doc