Giáo án lớp 5 (buổi sáng) - Tuần 15

Giáo án lớp 5 (buổi sáng) - Tuần 15

I. Mục đích - yêu cầu.

 - Đọc lưu loát, phát âm đúng, chính xác tên người dân tộc, giọng đọc phù hợp với nội dung các đoạn, trang nghiêm ở đoạn dân làng đón cô giáo với những nghi tức trang trọng, vui hồ hởi ở đoạn dân làng xem cô giáo viết chữ.

 - Hiểu được nội dung bài: Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo, biết trọng văn hoá, mong muốn cho con em mình được học hành. (Trả lời câu hỏi 1,2,3).

II. Đồ dùng day học.

 - Tranh minh hoạ trong bài.

 

doc 20 trang Người đăng huong21 Lượt xem 839Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 5 (buổi sáng) - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 15
Ngày soạn: Thứ 2 ngày 26 tháng 11 năm 2012
Ngày dạy: Thứ 2 ngày 3 tháng 12 năm 2012
Tập đọc
Tiết Số 29: buôn chư lênh đón cô giáo
I. Mục đích - yêu cầu.
 - Đọc lưu loát, phát âm đúng, chính xác tên người dân tộc, giọng đọc phù hợp với nội dung các đoạn, trang nghiêm ở đoạn dân làng đón cô giáo với những nghi tức trang trọng, vui hồ hởi ở đoạn dân làng xem cô giáo viết chữ.
 - Hiểu được nội dung bài: Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo, biết trọng văn hoá, mong muốn cho con em mình được học hành. (Trả lời câu hỏi 1,2,3).
II. Đồ dùng day học.
	- Tranh minh hoạ trong bài. 
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. 
- Gọi học sinh đọc bài: Hạt gạo làng ta và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: a. GTB; GV giới thiệu - ghi đầu bài.
 b. Nội dung bài.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV gọi học sinh đọc bài
- GV hướng dẫn học sinh chia đoạn luyện đọc. ( 4 đoạn).
- GV cho học sinh quan sát tranh minh hoạ, giới thiệu các nhân vật trong truyện.
- GV gọi học sinh đọc nối tiếp 4 đoạn của bài kết hợp sửa lỗi phát âm, giọng đọc, giải nghĩa các từ khó phần chú giải.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- Gọi một số học sinh đọc cả bài.
- Lớp + GV nhận xét.
- GV hướng dẫn cách đọc, giọng đọc và đọc mẫu toàn bài văn.
? Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì
- Học sinh đọc thầm đoạn 1
? Người dân buôn Chư lênh đón tiếp cô giáo bằng nghi lễ trang trọng và thân mật như thế nào ?
- Học sinh đọc tiếp đoạn 2.
? Chi tiết nào cho thấy dân làng háo hức chờ đợi và yêu quý cái chữ ?
? Tình cảm của người dân Tây Nguyên đối với cô giáo và cái chữ nói lên điều gì ?
- Học sinh trả lời, lớp nhận xét.
- GV nhận xét, bổ sung.
 GV: Tình cảm của người dân Tây Nguyên đối với cô giáo và cái chữ nói lên nguyện vọng thiết tha cho con em mình học hành để thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu.
? Nội dung bài văn này nói lên điều gì ?
- Học sinh nêu, GV ghi bảng.
- GV cho HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài.
- Gv hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm từng đoạn của bài.
- GV đưa bảng phụ chép sẵn đoạn 3 - 4
? Để đọc hay đoạn này ta cần đọc với giọng ntn và nhấn giọng vào những từ ngữ nào ?
- GV hướng dẫn giọng đọc, cách nhấn giọng.
- Học sinh luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Gọi đại diện các nhóm thi đọc diễn cảm.
- Lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
- GV nhận xét, đánh giá.
I. Luyện đọc.
- già Rok, Y Hoa, buôn, nghi thức
II. Tìm hiểu bài.
- đón tiếp trang trọng
- chật ních, như đi hội, trải lông thú mịn như nhung, ...
- ùa theo, im phăng phắc, hò reo.
III. Luyện đọc diễn cảm.
 Đoạn 3 - 4
4. Củng cố - dặn dò.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh luyện đọc diễn cảm cả bài và xem trước bài sau.
Toán
Tiết Số 71: luyện tập 
I. Mục tiêu. Giúp học sinh:
- Củng cố quy tắc và rèn kỹ năng thực hiện phép chia một số thập phân cho một số thập phân.
- Vân dụng giải các bài toán có liên quan đến chia số thập phân cho số thập phân.
- Bài tập cần làm: 1a,b,c; 2a. 3.
 II. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra :
- Gọi học sinh nêu cách chia một số thập phân cho một số thập phân.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: a. GTB - GV giới thiệu - ghi đầu bài
 b. Nội dung bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV đưa ví dụ
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- GV cho học sinh làm bài vào vở, 2 học sinh lên bảng làm bài.
- Học sinh nêu kết quả bài làm của mình, lớp GV nhận xét, chữa bài.
 - Gọi học sinh nêu lại cách chia một cố thập phân cho một số thập phân.
- GV ghi bảng bài tập 2.
? x đóng vai trò là gì trong các phép tính trên ?
- Học sinh nêu cách tìm x.
- HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài.
- Lớp + GV chữa bài.
- Học sinh đọc bài tập 3.
? Bài toán cho biết gì ? 
? Yêu cầu gì ?
- HS nêu cách làm bài và làm bài tập vào vở.
- Lớp + GV chữa bài.
Bài 1. Đặt tính và tính.
 a) 17,55 : 3,9 = 4,5 ; 
 0,603 : 0,09 = 6,7
b) 0, 3068 : 0,26 = 1,18; 
 98,156 : 4,63 = 21,2
Bài 2. Tìm x.
a) x = 40 
Bài 3.
 Mỗi lít cân dầu cân nặng là :
 3,952 : 5,32 = 0,76 (kg)
 5,32 kg thì có số lít là:
 5,32 : 0,76 = 7 (lít)
 Đ/S: 7 lít
4. Củng cố - dặn dò
- GV gọi học sinh đọc phần ghi nhớ, GV nhận xét giờ học 
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Đạo đức
Tiết số 15: tôn trọng phụ nữ (TIếT 2)
I. Mục tiêu. Học xong bài này học sinh biết:
- Cần phải tôn trọng phụ nữ và vì sao cần phải tôn trọng phụ nữ.
- Trẻ em có quyền đợc đối xử bình đẳng không phân biệt trai hay gái.
- Thực hiện các hành vi quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ trong c/s hằng ngày. 
II. Tài liệu, phương tiện.
	- Thẻ màu dùng trong HĐ 3; tranh về phụ nữ VN.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. - Gọi học sinh phần ghi nhớ của bài tiết trước.
3. Bài mới: a. GTB: GV giới thiệu ghi đầu bài.
 b. Nội dung bài.
 * Hoạt động 1: Làm bài tập 3.
+ Mục tiêu: Hình thành kỹ năng ứng xử tình huống. 
+ Cách tiến hành:
- GV gọi học sinh đọc bài tập 3.
- GV chia lớp thành các nhóm, phân công mỗi nhóm xử lí một tình huống.
- Các nhóm thảo luận.
- Gọi lần lượt các nhóm lên trình bày cách xử lí tình huống của nhóm mình.
- Lớp + GV nhận xét, bổ sung và bình chọn nhóm có cách xử lí hay.
GV KL: Chọn nhóm trưởng phụ trách sao cần phải xem khả năng tổ chức công việc .... Nếu Tiến có khả năng thì chọn chứ không phải vì bạn là con trai.
 * Hoạt động 2: 
+ Mục tiêu: HS biết được những tổ chức xã hội và những ngày dành cho phụ nữ đó là biểu hiện của sự tôn trọng phụ nữ và bình đẳng giới trong xã hội. 
+ Cách tiến hành:
- GV nêu nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận.
- Các nhòm trình bày kết quả thảo luận, lớp + GV nhận xét, bổ sung.
 GV KL: - Ngày 8/3 là ngày quốc tế phụ nữ.
 - Ngày 20/ 10 là ngày phụ nữ VN.
* Hoạt động 3: Bài tập 5.
+ Mục tiêu: Củng cố bài học.
+ cách tiến hành:
- GV cho HS hát, đọc thơ hoặc kể chuyện về người phụ nữ mà em yêu quý.....
- GV nhận xét, đánh giá tuyên dương học sinh.
- Gọi học sinh đọc lại phần ghi hớ.
 4. Củng cố - Dặn dò.
- GV nhận xét giờ học. Dặn học sinh về nhà chuẩn bị trớc bài sau.
Địa lí
Tiết Số 15: thương mại và du lịch
I. Mục tiêu. 
	Học xong bài này học sinh:
- Biết được sơ lược khái niệm về : Thương mại, nội thương và ngoại thương; thấy 
được vai trò của ngành thương mại trong đời sống và sản xuất.
- Nêu được tên một số mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu của nước ta.
- Nêu được những diều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch ở nước ta.
- Xác định được trên bản đồ các trung tâm thương mại và du lịch lớn của nước ta.
II. Đồ dùng day học.
	- Bản đồ VN, tranh minh hoạ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. ? Hãy kể tên các loại đường giao thông ở nước ta ? Tại sao vận chuyển bằng đường ô tô có vai trò quan trong nhất ? 
3. Bài mới: a. GTB; GV giới thiệu - ghi đầu bài.
 b. Nội dung bài.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Hoạt động thương mại.
- GV cho HS đọc phần 1 trong SGK và trả lời câu hỏi.
? Thương mại gồm những hoạt động nào ?
? Những địa phơng nào có hoạt động thương mại phát triển nhất nước ta?( HN, HCM, ĐN, HP, .. )
? Em hãy nêu vai trò của ngành thương mại ? ( là cầu nỗi giữa sản xuất và tiêu dùng).
? Em hãy kể tên các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu của nước ta ?
- Gọi đại diện các nhóm trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung.
* Hoạt động 2: Du lịch.
 - GV cho học sinh quan sát tranh trong SGK và đọc phần 2.
? Em hãy kể tên các địa điểm du lịch nổi tiếng ở nước ta ?
? Nước ta có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển ngành du lịch ?
? Em hãy kể tên và nêu các điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch ở tỉnh ta ?
? Vì sao những năm gần đây lượng khách du lịch đến nước ta ngày càng tăng ?
? Em hãy kể tên các trung tâm tâm du lịch lớn ở nước ta ? Gọi học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi.
- Lớp + GV nhận xét, bổ sung.
- GV tổng kết nội dung bài, gọi học sinh đọc phần ghi nhớ trong SGK.
1. Hoạt động thương mại.
- Thương mại là ngành thực hiện việc trao đổi hàng hoá.
Gồm: Nội thương và ngoại thương.
- Các trung tâm thương mại lớn: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, ...
- Xuất khẩu: khoáng sản, sản phẩm thủ công truyền thống, công nghiệp thực phẩm, ..
- Nhập khẩu: máy móc, thiết bị, ....
2. Ngành du lịch.
- Nha Trang, Hạ Long, Cát Bà, Huế, ...
4. Củng cố - dặn dò.
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học phần ghi nhớ và tìm hiểu trước bài sau.
Ngày soạn: Thứ 3 ngày 27 tháng 11 năm 2012
Ngày dạy: Thứ 3 ngày 4 tháng 11 năm 2012
Toán
Tiết Số 72: luyện tập chung 
I. Mục tiêu. Giúp học sinh: 
- Củng cố quy tắc và rèn kỹ năng thực hiện phép chia một số thập phân cho một số thập phân.
- Bài tập cần làm: 1a,b,c; 2cột 1, 4a,c
II. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra.
3. Bài mới: a. GTB: GV giới thiệu - ghi đầu bài.
 b. Nội dung bài:
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV đọc yêu cầu bài tập 1.
? Bài tập 1 yêu cầu gì ? 
 - HS làm bài vảo vở, 2 HS lên bảng làm bài.
- Lớp + GV chữa bài.
? Bài 2 yêu cầu gì ? 
- Gọi học sinh nêu cách so sánh.
- GV hướng dẫn học sinh cách làm.
- HS làm bài vào vở, 2 HS làm bài trên bảng.
- Lớp + GV nhận xét, chữa bài.
- Gọi học sinh đọc bài tập 4.
- GV hớng dẫn học sinh cách tìm TS và SC trong phép nhân và phép chia.
- HS làm bài vào vở, 4 HS lên bảng làm bài.
- Lớp + GV chữa bài.
Bài 1.Tính.
a) 400 + 50 + 0,07 = 450,07
b) 30 + 0,5 + 0,04 = 30,54 
c) 107,08 
d) 35,53 
Bài 2.
 > ; 
 14,09 < ; 
Bài 4. Tìm X.
a) x = 15
c) x = 15,625
4. Củng cố - dặn dò.
- Gọi học sinh nêu lại cách nhân 2 số thập phân, GV nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu
Tiết Số 29: Mở rộng vốn từ: hạnh phúc 
I. Mục đích - yêu cầu. Giúp học sinh:
- Hiếu nghiã của từ hạnh phúc (BT1). Tìm được từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ hạnh phúc; nêu được một số từ chứa tiếng phúc (BT2,BT3). Xác định được yếu tố 
quan trọng nhất tạo nên một gia đình hạnh phúc (BT4).
II. Đồ dùng dạy học.
	- Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. - Gọi học sinh đọc đoạn văn đã viết ở bài trước.
	- GV nhận xét, chấm điểm.
3. Bài mới. a. GTB: GV giới thiệu ghi đầu bài.
 b. Nội dung bài.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Gọi học sinh đọc bài tập 1.
? Bài tập yêu cầu gì ?
- GV hướng dẫn cho học sinh nắm chắc yêu cầu của bài tập.
- Học sinh làm bài và trình bày bài làm của mình, lớp +GV nhận  ... Bé Bi nhà em rất đáng yêu. Thân hình bé mập mạp. Khuôn mặt bé bầu bĩnh. Mái tóc bé thưa nhưng rất đen và mượt.
4. Củng cố - Dặn dò.
- GV nhận xét giờ học. Dặn học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
Thể dục
Tiết Số 30: bài thể dục phát triển chung 
Trò chơi: thỏ nhảy
I. Mục tiêu.
- Ôn tập bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác, đúng biên độ, theo đúng khẩu lệnh.
- Chơi trò chơi: Thăng bằng. Yêu cầu chơi đúng luật, tự giác, chủ động, tích cực.
II. Địa điểm - phương tiện.
- Vệ sinh sân bãi, còi, bóng.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
	A. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, kiểm tra trang phục, sức khoẻ và phổ biến yêu cầu, n/v giờ học.
- GV cho học sinh chạy chậm theo đội hình vòng tròn.
- GV cho học sinh khởi động.
- Cho học sinh chơi trò chơi: Mèo đuổi chuột. 
- GV gọi học sinh lên thực hiện động tác điều hoà.
- GV nhận xét, cho điểm.
	B. Phần cơ bản.18-22 phút.
* Ôn bài thể dục phát triển chung.
? Em hãy kể tên các động tác của bài thể dục phất triển chung ?
- Học sinh nêu tên các động tác của bài thể dục.
- GV vừa hô nhịp vừa tập lai các động tác của bài thể dục cho học sinh tập theo từng động tác.
- Lượt 2 GV hô nhịp cho lớp tập lại.
- GV nhận xét, sửa học sinh
- Lượt 3 cán sự lớp hô nhịp cho lớp tập - GV quan sát sửa sai cho học sinh.
- GV chia lớp làm 3 nhóm, các nhóm luyện tập.
- GV quán xuyến lớp, đôn đốc học sinh luyện tập.
- GV tổ chức cho các nhóm thi trình diễn các động tác của bài thể dục.
- Gọi học sinh nhận xét.
- Gv nhận xét, đánh giá chung các nhóm.
* Chơi trò chơi: Thỏ nhảy.
- GV gọi học sinh nêu lại cách chơi, luật chơi.
- GV hướng dẫn cho học sinh nhớ lại cách chơi, luật chơi.
- GV cho một số học sinh chơi thử.
- GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi.
- GV nhận xét tinh thần chơi, kết quả thi đua trong trò chơi.
	C. Phần kết thúc.
- GV tập trung lớp, cho học sinh thực hiện động tác hồi tĩnh.
- GV nhận xét giờ học. Dăn học sinh về nhà luyện tập các động tác đã học.
Ngày soạn: Thứ 6 ngày 30 tháng 11 năm 2012
Ngày dạy: Thứ 6 ngày 7 tháng 12 năm 2012
Toán
Tiết Số 75: Giải toán về tỉ số phần trăm
I. Mục tiêu. Giúp học sinh:
- Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Vận dụng vào giải các bài toán đơn giản có nội dung về tìm tỉ số phần trăm của hai số. Bài tập cần làm: 1; 2.
II. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra : ? Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta làm nh thế nào ?
3. Bài mới: a. GTB - GV giới thiệu - ghi đầu bài
 b. Nội dung bài.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV đưa ví dụ 1.
- Gọi học sinh đọc ví dụ.
? Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì ?
- Học sinh nêu tóm tắt bài toán.
- GV hướng dẫn học sinh tìm tỉ số phần trăm của hai số theo các bước.
- Hướng dẫn học sinh rút ra cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
? Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta làm như thế nào ?
- Học sinh nêu quy tắc.
- Gọi học sinh đọc bài toán.
? Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì ?
- GV hướng dẫn học sinh cách làm, 1 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm vào vở bài tập.
- Lớp + GV nhận xét, chữa bài.
- GV cho học sinh làm bài tập 1.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Lớp + GV nhận xét, chữa bài.
- Học sinh đọc bài tập 2.
- Học sinh nêu cách làm.
- Học sinh làm bài.
Lớp + GV chữa bài.
1. Ví dụ 1.
Học sinh cả trường: 600 HS
HS nữ 315 HS
Tỉ số của học sinh nữ so với HS toàn trường là: 315 : 600
Ta có: 315 : 600 = 0,525
 0,525 x 100 : 100
 = 52,5 : 100 = 52,5 %
Vậy tỉ số % là: 52,5 %
- Thông thường ta làm như sau:
315 : 600 = 0,525 = 52,5 %
2. Quy tắc: SGK
3. Bài toán.
Tỉ số phần trăm của muối trong nước biển là: 2,8 : 80 = 0,035
 0,035 = 3,5 %
 Đ/S: 3,5 %
4. Luyện tập.
Bài 1. Viết thành tỉ số phần trăm
0,57 = 57%; 0,3 = 30 %
0,234 = 23,4 %; 1,35 = 13,5 %
Bài 2. Tính tỉ số phần trăm của hai số.
a) 19 : 30 = 0.6333 = 63,33 %
b) 45 : 61 =0,7377 = 73,77 %
c) 1,2 : 26 = 0,0461 = 4,61 % 
4. Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét giờ học Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn
Tiết Số 30: luyện tập tả người ( Tả hoạt động)
I. Mục đích - Yêu cầu.
- Biết lập dàn ý cho bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé đăng ở tuổi tập nói tập đi.
- Dựa vào dàn ý đã lập, viết được đoạn văn tả hoạt động của người (BT2).
 II. Đồ dùng day học.
	- Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. - Gọi học sinh đọc văn trong bài tập 2 tiết trước. 
3. Bài mới: a. GTB; GV giới thiệu - ghi đầu bài.
 b. Nội dung bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV cho học sinh đọc bài tập .
- GV gọi 3 học sinh đọc nối tiếp nhau phần gợi ý trong SGK.
- GV hướng dẫn cho học sinh nắm chắc yêu cầu và phần gợi ý.
- Học sinh lập dàn bài vào vở bài tập, 2 học sinh lập dàn bài vào bảng nhóm.
- HS làm xong GV gọi HS đọc dàn bài của.
- GV cho học sinh treo bảng nhóm, gọi học sinh đọc dàn bài của mình.
- Lớp + GV nhận xét, sửa cho hoàn chỉnh. - - Gọi học sinh đọc lại dàn bài vừa sửa, GV cho lớp sửa lại dàn ý chủa mình.
- Học sinh đọc bài tập 2.
- GV lưu ý học sinh chọn đoạn tả hoạt động trong dàn ý để chuyển thành đoạn văn, cần chọn lọc các chi tiết tiêu biểu của người 
được tả,.....
- Học sinh làm bài vào vở bài tập, 2 học sinh viết bài vào bảng nhóm.
- Học sinh trình bày bài làm của mình, lớp cùng GV nhận xét, sửa bài.
- Học sinh làm bảng nhóm đọc bài làm của mình, GV tổ chức cho học sinh nhận xét, sửa câu, từ, ý.
- GV nhận xét, đánh giá chung.
Bài 1. Lập dàn ý cho một bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bè ở tuổi tập nói, tập đi.
Dàn ý
a) Mở bài: Bé Hoa- em gái tôi đang tuổi tập nó tập đi.
b) Thân bài:
* Tả ngoại hình:
- Thân hình bụ bẫm.
- Mái tóc: thưa, mềm như tơ,
- Hai má: bầu bĩnh, hồng hào.
- Miệng: nhỏ xinh, hay cười.
Chân tay: trắng hồng
* Hoạt động:
- Như một cô bút bê biết đùa nghịch, khóc cời, ...
....................................
c) Kết bài:
- Em rất yêu bé Hoa. Hết giờ học em lại về nhà ngay với bé.
Bài 2. Dựa theo dàn ý đã lập, hãy viết một đoạn văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc em bé.
4. Củng có - dặn dò.
- Gọi học sinh đọc lại phần ghi nhớ về biên bản, GV nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Lịch sử
Tiết Số 15: chiến dịch biên giới Thu - đông 1950
I. Mục tiêu. Qua bài này giúp học sinh biết:
- Tại sao ta quyết định mở chiến dịch biên giới thu - đông 1950.
- ý nghĩa của chiến thắng biên giới thu - đông 1950.
- Nêu được sự khác biệt giữa chiến thắng VB thu - đông 1947 với chiến dịch biên giới thu - đông 1950.
II. Đồ dùng day học.
	- Bản đồ VN, sơ đồ chiến dịch Biên giới 1950, phiếu bài tập. 
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra.
? Em hãy nêu diễn biến và ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 ? 
3. Bài mới: a. GTB; GV giới thiệu - ghi đầu bài.
 b. Nội dung bài:
* Hoạt động 1: Ta quyết định mở chiến dịch biên giới thu đông 1950.
- GV giới thiệu trên bản đồ vùng Bắc Bộ.
? Nếu để Pháp tiếp tục khoá chặt biên giới Việt Trung thì sẽ ảnh hưởng đến căn cứ địa VB ntn?
? Vậy nhiệm vụ của kháng chiến lúc này là gì? ( cần phá tan âm mưu của địch..)
- GV giảng cho HS hiểu rõ sự quyết tâm của Đảng và chính phủ mở cuộc tấn công.
* Hoạt động 2: HS làm việc theo nhóm.
? Trận đánh mở màn cho chiến dịch là trận nào?
? Khi mất Đông Khê địch làm gì? Quân ta làm gì trước hành động đó của địch?
? Nêu kết quả của chiến dịch Biên giới Thu đông?
- HS trao đổi thảo luận dựa vào thông tin trong SGK để trả lời.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- HS - GV nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động 3: HS làm việc theo nhóm.
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm.
+ N1: Nêu điểm khác biệt chủ yếu của chiến dịch biên giới Thu đông 1947 với chiến dịch 1950?
+ N2: Tấm gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu thể hiện tinh thần 
gì ?
+ N3: Hình ảnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới gợi cho em suy nghĩ gì ?
+ N4: Quan sát hình ảnh tù binh Pháp bị bắt trong chiến dịch Biên giới thu đông em có suy nghĩ gì ?
- HS thảo luận - các nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động 4: Làm việc cả lớp.
- HS tìm hiểu về tác dụng, ý nghĩa của chiến dịch Biên giới thu - đông.
- HS nêu câu trả lời.
- GV nêu tác dụng của chiến dịch Biên giới thu đông.
4. Củng cố - Dặn dò.
- GV hệ thống nội dung bài, nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. 
 Khoa học
Tiết Số 30: cao su 
I. Mục tiêu. Sau bài học, học sinh biết:
- Làm thực hành để nhận ra một số tính chất của cao su.
- Kể tên các nguyên liệu để sản xuất ra cao su.
- Nêu tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng được làm bằng chất liệu cao su.
II. Đồ dùng dạy học.
- Các thông tin trong SGK
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra.? Nêu tính chất và cách bảo quản các đồ dùng được sản xuất từ thuỷ tinh ? - GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới: a. GTB; GV giới thiệu - ghi đầu bài.
 b. Nội dung bài:
* Hoạt động 1: 
+ Mục tiêu: Học sinh thực hành để tìm ra tính chất đặc trưng của cao su.
+ Cách tiến hành:
- GV chia học sinh làm các nhóm 4. Các nhóm thực hành theo các thí nhiệm và thảo luận trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Học sinh thực hành và ghi kết quả vào phiếu.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Lớp + GV nhận xét, bổ sung.
? Qua thí nghiệm trên em thấy cao su có tính chất gì đặc trưng ?
- Học sinh nêu. GVKL: Quả bóng cao su nảy lên, dây cao su dãn ra rồi lại co lại như vậy cho thấy cao su có tính chất đàn hồi.
* Hoạt động 2: 
+ Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Kể tên các vật liệu dùng để sản xuất cao su.
- Nêu được tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng làm từ cao su
+ Cách tiến hành:
- GV cho học sinh đọc mục bạn cần biết và trả lời các câu hỏi ở cuối bài.
- GV gọi lần lượt học sinh đọc và trả lời các câu hỏi.
- Lớp +GV nhận xét, bổ sung.
? Có mấy loại cao su ? Đó là những loại cao su nào ?
? Ngoài tính chất đàn hồi, cao su còn có những tính chất gì ?
? Cao su được sử dụng để làm gì :
? Nêu cách bảo quản đồ dung được làm bằng cao su ?
- Học sinh trả lời, lớp + GV nhận xét, bổ sung.
	GV KL: Có hai loại cao su là cao su tự nhiên và cao su nhân tạo, được chế ra từ nhựa cây cao su hoặc than đá, dầu mỏ. Cao su có tính đàn hồi, ít bị biến đổi khi gặp nóng và lạnh, không tan trong nước, .... Khi sử dụng không nên để ở những nơi có nhiệt độ cao, để cho các hoá chất dính vào. 
4. Củng cố - Dặn dò.
- GV nhận xét giờ học. Dặn học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
	 	Kí duyệt của ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docGA SANG TUAN 15.doc