Giáo án lớp 5 (buổi sáng) - Tuần 21

Giáo án lớp 5 (buổi sáng) - Tuần 21

I. Mục đích - Yêu cầu.

- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn - giọng đọc lúc rắn rỏi, hào hùng; lúc trầm lắng tiếc thương. Đọc phân biệt giọng của các nhân vật

- Hiểu ý nghĩa bài đọc: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi, danh dự đất nước khi đi sứ nước ngoài. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Kết hợp GD cho HS các KNS: KN nhận thức, KN tư duy sáng tạo.

II. Đồ dùng dạy- học.

- Tranh minh hoạ trong SGK

 

doc 18 trang Người đăng huong21 Lượt xem 833Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 5 (buổi sáng) - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
Soạn ngày: Thứ hai ngày 7 tháng 1 năm 2013
Ngày dạy: Thứ hai ngày 14 tháng 1 năm 2013
tập đọc
Tiết số 41. Trí dũng song toàn
I. Mục đích - Yêu cầu.
- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn - giọng đọc lúc rắn rỏi, hào hùng; lúc trầm lắng tiếc thương. Đọc phân biệt giọng của các nhân vật
- Hiểu ý nghĩa bài đọc: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi, danh dự đất nước khi đi sứ nước ngoài. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Kết hợp GD cho HS các KNS: KN nhận thức, KN tư duy sáng tạo.
II. Đồ dùng dạy- học.
- Tranh minh hoạ trong SGK
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu.
1. ổn định.
2. Kiểm tra: ? Học sinh đọc bài: Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng.
3. Bài mới: a. GTB: GV giới thiệu ghi đầu bài.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
- HS quan sát tranh SGK.
- GV Nêu: truyện kể về nhiệm vụ nổi tiếng trong lịch sử nước ta - danh nhân Giang Văn Minh .
(tài năng, khí phách, cái chết lẫm liệt của ông) 
- 1 HS giỏi đọc cả bài. Lớp đọc thầm.
-GV chia đoạn ( 4 đoạn).
- Đ1: Từ đầu... hỏi cho ra lẽ.
- Đ2: Tiếp... đền mạng Liễu Thăng
- Đ3: Lần khác... ám hại ông. 
- Đ4: Phần còn lại.
- 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn (2 lượt), kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ.
 (tiếp kiến: gặp mặt, hạ chỉ: ra chiếu chỉ, cống nạp: nộp)
- Luyện đọc theo cặp. 
- Gọi 1 số học sinh đọc cả bài.
- GVđọc mẫu bài văn.
- Học sinh đọc đoạn 1. Từ đầu... mạng Liễu Thăng, trao đổi theo cặp tả lời câu hỏi:
? Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng ?
- Thảo luận nhóm: Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa sứ thần và đại thần nhà Minh ?
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung.
? Nội dung đoạn này nói gì ?
- Học sinh đọc đoạn còn lại.
? Vì sao vua Minh sai người ám hại ông? Tại sao nói ông là người trí dũng song toàn?
 (dùng mưu buộc vua nhà Minh bỏ lệ góp giỗ, để giữ thể diện- danh dự cho đất nước dũng cảm đối vế đối tràn đầy tự hào)
? Nội dung đoạn 2 nói gì ? HS nêu, GV ghi bảng.
- GV hệ thống nội dung bài.
- Gợi ý HS nêu ý nghĩa của bài. Ghi bảng, HS ghi vở
- 5 HS đọc phân vai (dẫn chuyện, sứ thần,đại thần, vua Minh, vua Lê)
- GV đọc mẫu đoạn: Chờ rất lâu...sang cúng giỗ.
- 3 HS đọc phân vai (3 tốp)
- HS thi đọc. Nhận xét, cho điểm.
I. Luyện đọc.
- liễu Thăng, đồng trụ, linh cữu, tử trận, giỗ cụ tổ
II. Tìm hiểu bài
1. Sự mưu trí của sứ thần Giang Văn Minh
- vờ khóc lóc, than, đã mắc mưu
- không phải góp giỗ
2. Khí phách dũng cảm của sứ thần Giang Văn Minh
- yết kiến, cứng cỏi đối lại
- xứng đáng là anh hùng
- chết như sống
III. Đọc diễn cảm
- Chờ rất... vờ khóc lóc rất thảm thiết. Vua... hạ chỉ... Thám hoa vừa khóc vừa than: Hôm nay... giỗ cụ tổ năm đời... Thật... bất hiếu... Vua phán: Không ai... từ năm đời... không phải lẽ. Bèn tâu: Vậy tướng... mấy trăm năm, sao ... sang cúng giỗ
4. Củng cố- dặn dò.
- GV nhận xét giờ học. Dặn học sinh luyện đọc diễn cảm cả bài và chuẩn bị bài sau.
Toán
Tiết số 101. luyện tập về tính diện tích
I. Mục tiêu.
- Giúp HS củng cố kỹ năng thực hành tính diện tích các hình đã học.
- Bài tập cần làm: BT1.
II. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra:
3. Bài mới: a. GTB: GV giới thiệu ghi đầu bài.
	 b. Nội dung bài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
- GV nêu ví dụ,vẽ bảng hình ví dụ. 2 HS đọc ví dụ.
- Gợi ý HS tìm cách tính:
+ Chia hình? (2 hình vuông và 1 hình chữ nhật)
+ Xác định kích thước? (hình vuông cạnh 20m, chữ nhật cạnh 70m và 40,1m) 
+ Tính S từng phần? S mảnh đất.
- HS làm vở,1 HS làm bảng phụ.Thống nhất kết quả. 
2. Thực hành
Bài 1.
- HS đọc bài. Vẽ hình bảng. HS làm bài cá nhân.
- Quan sát, hướng dẫn HS yếu: chia hình? (2 hình chữ nhật) kích thước? (3,5m và 11,2m; 4,2m và 6,5m).
- HS đọc bài làm. Lớp đối chiếu, nhận xét kết quả.
1. Ví dụ
- Chia thành CN ABCD
và 2 HV bằng nhau
EGHK, MNPQ	 
- Tính: 
Độ dài cạnh DC:
 25 + 20 + 25 = 70 (m)
Diện tích ABCD:
 70 40,1 = 2807 (m2)
Diện tích 2 hình vuông:
 20 20 2 = 800 (m2) 
Diện tích mảnh đất:
 2807 + 800 = 3607 (m2)
2. Thực hành
Bài 1. 
- Chia mảnh đất thành 
2 hình chữ nhật ABCD và
MNIK
S ABCD : 3,5 11,2 = 39,2 (m2)
S MNIK : 4,2 6,5 = 27,3 (m2)
S mảnh đất: 39,2 + 27,3 = 66,5 (m2)
 4. Củng cố - Dặn dò
? Muốn tính S hình chữ nhật? S hình vuông?
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau: Luyện tập tính diện tích (tiếp). 
Đạo đức
Tiết số 21. uỷ ban nhân dân xã em 
I. Mục tiêu. Học sinh biết:
- Cần phải tôn trọng uỷ ban nhân dân xã. Vì sao phải tôn trọng UBND xã.
- Thực hiện các quy định, tham gia các hoạt động do UBND xã tổ chức.
- Tôn trọng UBND xã.
II. Đồ dùng dạy học : ảnh trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. ổn định.
2. Kiểm tra: ? Ta cần làm gì để thể hiện tình yêu quê hương ?
3. Bài mới: a. GTB: GV giới thiệu ghi đầu bài.
 b. Nội dung bài.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện: Đến uỷ ban nhân dân phường
+ Mục tiêu: HS biết 1 số công việc, tầm quan trọng của UBND xã.
+ Cách tiến hành: 
- 1 HS đọc truyện, thảo luận theo cặp :
? Bố Nga đến UBND phường làm gì ? UBND phường làm các công việc gì ?
? UBND xã làm những công việc gì ? 
? Người dân cần có thái độ thế nào đối với UBND phường ?
- HS nêu ý kiến, kết luận. 
GV KL: UBND xã giải quyết nhiều công việc quan trọng đối với người dân địa phương. Vì vậy, mỗi người dân phải tôn trọng và giúp đỡ UBND xã ( phường).
- 2 HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2: Làm bài tập 1/SGK
* Mục tiêu: HS biết một số việc làm của UBND
* Cách tiến hành:
- 1 HS nêu yêu cầu thảo luận nhóm : Việc cần đến UBND xã giải quyết?
- Đại diện HS trình bày, lớp bổ sung, kết luận (việc : b, c, d, đ, e, h, i)
* Hoạt động 3: Làm bài tập 3/SGK
+ Mục tiêu: HS nhận biết hành vi, việc làm phù hợp khi đến UBND xã.
+Cách tiến hành:
- HS làm việc cá nhân. Gọi HS nêu ý kiến, giải thích vì sao lại phù hợp.
- Nhận xét, kết luận : Đúng (b, c); Không đúng (a)
Hoạt động tiếp nối
- Tìm hiểu UBND xã Ký Phú (các chức vụ, bộ phận, công việc thường làm...)
1. Tìm hiểu truyện : Đến Uỷ ban nhân dân phường
- Bố Nga đến UBND phường làm giấy khai sinh cho em bé mới sinh.
- UBND phường làm các công việc : xác nhận chỗ ở ; quản lí việc xây dựng trường học, điểm vui chơi cho trẻ em ; tổ chức tiêm chủng mở rộng... 
- Người dân cần có thái độ tôn trọng UBND phường.
2. Luyện tập. 
Bài tập 1: Việc cần đến UBND xã giải quyết .
- Các ý b,c,d,đ,e,h,i.
3. Bài tập 3: Việc làm phù hợp
- Chào hỏi khi gặp cán bộ UBND xã
- Xếp thứ tự để đợi giải quyết công việc
4. Củng cố - Dặn dò.
- GV nhận xét gờ học. Dặn học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
địa lí
Tiết số 21. Các nước láng giềng của Việt Nam
I. Mục tiêu. Giúp HS.
- Dựa bản đồ nêu vị trí địa lý của Cam - pu - chia, Lào, Trung Quốc và tên Thủ đô 
- Học sinh biết: Cam - pu - chia, Lào là hai nước nông nghiệp, mới phát triển công nghiệp. Trung Quốc cố số dân đông nhất thế giới, đang phát triển mạnh.
- Kết hợp giáo dục nội dung biển, đảo, hải đảo Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy- học.
- Bản đồ tự nhiên châu á, bản đồ các nước châu á
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu.
1. ổn định.
2. Kiểm tra: - Nêu tên một số ngành sản xuất có ở khu vực Đông Nam á ?
3. Bài mới: a. GTB: GV giới thiệu ghi đầu bài.
	 b. Nội dung bài.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
* Hoạt động1: HS q/s H3,5(bài18) nêu vị trí, thủ đô của Cam-pu-chia
- Gọi HS trả lời, nhận xét, kết luận
* Hoạt động 2: HS quan sát hình 5 nêu vị trí, thủ đô của Lào
- Giới thiệu: Lào, Cam-pu-chia có nhiều người theo đạo Phật nên có nhiều chùa. Cho HS quan sát tranh đền Ăng- co Vát, Luông Pha - băng.
* Hoạt động 3: 
- Quan sát hình 5 (bài 18) nêu thủ đô, vị trí của Trung Quốc
- Giới thiệu Trung Quốc có diện tích lớn thứ 3, có số dân đông nhất TG.
- HS quan sát tranh Vạn Lý Trường Thành. Nêu đó là di tích lịch sử vĩ đại, nổi tiếng của Trung Quốc, địa điểm du lịch nổi tiếng của Trung Quốc
? Kể tên một số mặt hàng nổi tiếng của Trung Quốc mà em biết ?
- HS nêu, lớp + GV n/x, bổ sung.
1.Lào, Cam - Pu - chia
Nước
Vị trí
Địa hình
Sản phẩm
Căm-pu-chia
Đông Nam á (giáp Việt Nam, Thái Lan, Lào, biển)
Đồng bằng dạng lòng chảo
Lúa gạo, cao su, hồ tiêu, đường thốt nốt, cá
Lào
Đông Nam á (giáp VN,TQ, Mi-an- ma, TL, CPC, không giáp biển)
Núi và cao nguyên
Quế, cánh kiến, gỗ, lúa, gạo...
2. Trung Quốc
- Diện tích lớn thứ 3 (sau Nga, Ca-na-đa)
- Số dân đông nhất thế giới
- Nổi tiếng từ xưa (tơ lụa, gốm, sứ, chè,...) tới nay (máy móc, hàng điện tử, hàng may mặc, đồ chơi,...)
- Nền kinh tế đang phát triển mạnh.
4. Củng cố, dặn dò.- Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ.
- GV nnhận xét tiết học. Dặn học sinh xem trước bài sau.
Soạn ngày: Thứ ba ngày 8 tháng 1 năm 2013
Ngày dạy: Thứ ba ngày 15 tháng 1 năm 2013
Toán
Tiết số 102. luyện tập về tính Diện tích
I. Mục tiêu.
- Giúp HS củng cố kỹ năng thực hành tính diện tích các hình đã học (chữ nhật, tam giác, hình thang).
- Bài tập cần làm: BT1.
II. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra:
3. Bài mới: a. GTB: GV giới thiệu ghi đầu bài.
	b. Nội dung bài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
- Vẽ bảng hình ví dụ. 2 HS đọc.
- Gợi ý HS tìm cách tính:
+ Chia hình? (1 tam giác, 1 hình thang, kẻ đường cao) 
+ Xác định kích thước? (đo trên mặt đất)
+ Tính S từng phần (tam giác, hình thang)? S mảnh đất? (tổng S tam giác, hình thang)
- HS làm vở, một học sinh làm bài trên bảng. - HS đọc bài làm, lớp + GV nhận xét. 
- HS đọc bài đọc bài tập 1.
- GV vẽ hình lên bảng. HS làm bài cá nhân. Quan sát, hướng dẫn HS yếu: chia hình? (1 chữ nhật, 2 tam giác). 
- HS đọc bài. Lớp đối chiếu, nhận xét kết quả.
1. Ví dụ
- Chia mảnh thành
 tam giác AED, 
 hình thang ABCD.
- Kẻ BM, EN vuông
 góc với AD.
- Đo: BC = 30m, AD = 55m
 BM = 22m, EN= 27m
- S ABCD = 
- S ADE = 55 27 : 2 = 742,5 (m2)
- S ABCDE = 935 + 742,5 = 1677,5 (m2)
2. Thực hành
Bài 1. 
- Chia thành 1 chữ
nhật AEGD, 2 tam 
ABE và BGC
- S AEGD = 84 63
 = 5292 (m2)
- S ABE = 84 28 : 2 = 1176 (m2)
- BG = 26 + 63 = 91 (m)
- S BGC = 91 30 : 2 = 1365 (m2)
- S mảnh đất = 5292 + 1176 + 1365
 = 7833 (m2)
4. Củng cố - Dặn dò.
- GV nhận xét giờ học. Dặn học sinh về nhà học bài và xem trước bài sau.
luyện từ và câu
Tiết số 41. Mở rộng vốn từ : công dân
I. Mục tiêu.
- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ gắn với chủ điểm Công dân
- Biết cách dùng một số từ ngữ thuộc chủ điểm viết được đoạn văn về nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc của mỗi công dân thep yêu cầu của BT3.
I ... những từ nào dễ viết sai ?
- HS viết bảng 1 số từ dễ viết sai.
- Lớp + GV nhận xét, sửa lỗi.
- GV lưu ý cho học sinh cách viết và trình bày bài viết, tư thế ngồi viết.
- GV đọc bài viết cho HS viết bài.
- Từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
- GV chấm chữa 7- 8 bài.
- GV nêu nhận xét chung.
* Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
- HS đọc nội dung bài tập 2. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- GV cho học sinh cách làm bài vào vở bài tập. - HS lên bảng làm bài vào vở bài tập.
- GV cho 1 học sinh làm vào giấy khổ to.
- Học sinh trình bày bài làm của mình.
- Lớp + GV nhận xét, chữa bài.
- GV cho học sinh làm bài tập 3 tương tự như bài tập 2.
1) Nghe viết.
- giận quá, linh cữu, .....
Bài 2.
- để dành, dành dụm, dành tiền, .
- rành, rành rẽ, rành mạch,.
- cái rổ, cái giành, 
Bài 3. 
Các từ cần điền là: rì, dạo, dịu, rào, giờ, dáng.
4.Củng cố, dặn dò: 
 - GV n/x tiết học, biểu dương những HS học tốt. Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
luyện từ và câu
Tiết số 42. nối các vế Câu ghép bằng quan hệ từ
I. Mục tiêu.
- Nhận biết được một quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ thông dụng chỉ nguyên nhân - kết quả.
- Chọn được quan hệ từ thích hợp (BT3); biết thêm các vế câu ghép chỉ nguyên nhân - kết quả (BT4).
II. Các hoạt động dạy- học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. - 2 HS đọc đoạn văn viết về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân.
3. Bài mới: GTB; GV giới thiệu - ghi đầu bài.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- 1 HS đọc bài 3, lớp nêu y/c.
- HS làm vở BT
- GV gọi học sinh trình bày bài làm của mình.
- GV nhận xét chốt lại bài làm đúng.
H: Các cặp quan hệ từ: Tại  nên ; và Nhờ  nên  biểu thị quan hệ gì?
- HS: Quan hệ nguyên nhân – kết quả.
H: Để biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả ngoài 2 cặp quan hệ từ trong bài tập 3 này ta còn thấy có những cặp QHT nào khác?
- HS nêu, GV giới thiệu cho học sinh nhớ lại các cặp QHT biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả.
H: Tại sao trong câu ghép thứ nhất em không chọn QHT “ tại” ?
 - HS khá giỏi giải thích: Vì chỉ nguyên nhân dẫn đến kết quả tốt.
- GV nhận xét khắc sâu.
Bài tập 4
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 4.
- HS làm bài vào vở. Gọi HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét chũa bài.
- GV đưa câu: Vì Dũng không thuộc bài, Dũng bị điểm kém.
H: Câu trên có phải câu ghép chỉ nguyên nhân kết quả không?
H: Đâu là vế câu chỉ nguyên nhân, vế câu chỉ kết quả và 2 vế câu được nối với nhau bằng gì?
- GV: Để biểu thị nguyên nhân – kết quả giữa 2 vế câu bằng cặp quan hệ từ thì còn có thể biểu thị bằng 1 quan hệ từ.
H: Ngoài từ “vì” có có thể nối bằng quan hề tự nào khác cũng biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả?
- HS nêu, GV giưói thị thêm có quan hệ từ biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả.
Bài tập 3
a. Nhờ thời tiết thuận nên lúa tốt. (NN - k/q tốt)
b. Tại thời tiết không thuận lợi nên lúa xấu. (ng/nh - k/q xấu)
Bài tập 4
- Vì bạn Dũng không thuộc bài nên cậu ta bị điểm kém.
- Do ... nên (mà)điểm bài thi không cao.
- Nhờ (do) cả tổ giúp đỡ (Vân kiên trì)
4. Củng cố - Dặn dò.
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
Soạn ngày: Thứ sáu ngày 11 tháng 1 năm 2013
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 18 tháng 1 năm 2013
Toán
Tiết số 105. Diện tích xung quanh và
 diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật
I. Mục tiêu.
- HS có biểu tượng về diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hộp chữ nhật 
- Tự hình thành được cách tính và công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hộp chữ nhật.
- Vận dụng quy tắc tính diện tích để giải bài tập có liên quan. (BT 1,3)
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ, hình hộp chữ nhật có thể triển khai được
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. - HS nêu sự giống và khác nhau của hộp chữ nhật và hình lập phương.
3. Bài mới: GTB; GV giới thiệu - ghi đầu bài.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
1. Diện tích xung quanh
- HS quan sát mô hình hộp chữ nhật, chỉ các mặt bên. Giới thiệu diện tích xung quanh.
- HS đọc ví dụ, thảo luận theo cặp : Cách tính diện tích xung quanh HHCN ?
- Đại diện HS nêu hướng giải, làm bảng lớp. Lớp làm vở nháp.
- Nhận xét, kết luận cách tính đúng, rõ.
- HS nêu quy tắc.
2. Diện tích toàn phần
- Giới thiệu diện tích toàn phần của HHCN, HS chỉ hình, nêu.
- HS dựa S XQ nêu cách tính, quy tắc tính
 STP.
3. Thực hành
Bài 1. 1 HS đọc bài, 2 HS nêu y/c, cho biết gì?
- HS tự làm vở, đổi bài, kiểm tra kết quả
- HS đọc lời giải, lớp nhận xét, đánh giá.
1. Diện tích xung quanh: là tổng diện tích 4 mặt bên của HHCN.
Ví dụ : 
 S xq = chu vi đáy x chiều cao
 = (dài + rộng) x 2 x cao
2. Diện tích toàn phần : 
 S tp = S xq + S 2đáy
3. Thực hành
Bài tập 1. 
S xq = (5 + 4) x 2 x 3 = 54 (dm2)
S tp = 54 + (5 x 4) x 2 = 94 (dm2)
4. Củng cố - Dặn dò
- HS nêu cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hộp chữ nhật.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Luyện tập
 Tập làm văn
Tiết số 42. Trả bài văn tả người
I. Mục tiêu
- Rút kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, trình tự miêu tả, quan sát chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày trong bài văn tả người.
- Biết tham gia sửa lỗi chung và tự sửa lỗi, viết lại được đoạn văn hay hơn.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi lỗi chính tả, dùng từ đặt câu, ý... cần chữa. 
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. 
3. Bài mới: GTB: GV giới thiệu - ghi đầu bài.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1. Nhận xét kết quả bài viết của HS
- GV đọc và ghi 3 đề bài lên bảng.
- Nhận xét chung :
+ Ưu điểm : xác định đúng đề bài ; bố cục đầy đủ, hợp lí ; ý đủ, phong phú, mới lạ có sáng tạo ; diễn đạt mạch lạc, trong sáng
+ Thiếu sót, hạn chế : nêu ví dụ cụ thể, tránh nêu tên HS
- Thông báo điểm số
2. Hướng dẫn HS chữa bài
- Trả bài, chỉ các lỗi viết sẵn bảng phụ
- 1 số HS lần lượt chữa từng lỗi, trao đổi bài chữa của bạn
- HS đọc lời nhận xét, sửa lỗi. Đổi bài để kiểm tra việc chữa lỗi.
- Theo dõi, kiểm tra việc chữa lỗi của HS.
3. Hướng dẫn học tập đoạn - bài văn hay
- Đọc đoạn - bài văn hay của HS trong lớp (sưu tầm)
- GV đọc các đoạn văn hay của HS.
- HS trao đổi tìm ra cái hay, đáng học.
4. HS chọn viết đoạn văn cho hay hơn
- Mỗi HS chọn viết lại đoạn văn chưa đạt,
- HS nối tiếp đọc đoạn văn. Chấm, nhận xét.
1. Kết quả bài viết
- Ưu điểm :
+ Xác định đề bài
+ Bố cục
+ ý 
+ Diễn dạt
- Hạn chế .
+ Bố cục bài chưa đầy đủ, các ý trong bài chưa rõ ràng.
+ Cách dùng từ đặt câu, diễn đạt lủng củng
2. HS chữa bài
3. Học tập đoạn - bài văn hay
4.Viết lại đoạn văn 
4. Củng cố - Dặn dò.
- Khen HS làm bài - chữa bài tốt. Viết lại bài chưa đạt để chấm lại.
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau, xem lại kiến thức đã học về văn kể chuyện ở lớp 4. 
lịch sử
Tiết số 21. Nước nhà bị chia cắt
I. Mục tiêu. HS biết.
- Đế quốc Mỹ phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ, âm mưu chia cắt lău dài đất nước ta.
- Vì sao nhân dân ta phải đứng lên cầm súng chống Mỹ-Diệm
II. Đồ dùng dạy học.
- Bản đồ hành chính Việt Nam
- Tranh ảnh tư liệu về cảnh Mỹ - Diệm tàn sát đồng bào Miền Nam.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra:
 - Nêu các chiến thắng tiêu biểu trong kháng chiến chống Pháp xâm lược 
3. Bài mới: GTB: GV giới thiệu ghi đầu bài.
 Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
- Nêu đặc điểm nổi bật của tình hình nước ta sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi: Thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ. Nhân ta xây dựng CN XH ở miền Bắc, đấu tranh chống chia cắt nước ta của đế quốc Mỹ.
* Hoạt động 1. Làm việc nhóm
- HS thảo luận câu hỏi: Các điều khoản chính của Hiệp định Giơ-ne-vơ ?
- Đại diện HS báo cáo. Kết luận.
- Cho HS xem tranh cầu Hiền lương
* Hoạt động 2. Làm việc cả lớp
? Vì sao đất nước ta bị chia cắt ? (Mỹ tìm mọi cách phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ.) 
? Nêu dẫn chứng về việc Đế quốc Mỹ phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ ?
- Cho HS xem tranh Mỹ-Diệm tàn sát đồng bào miền Nam
* Hoạt động 3. Thảo luận nhóm
? Nếu không cầm súng đánh giặc thì đất nước, nhân ta sẽ ra sao ?
? Cầm súng đứng lên đánh giặc thì điều gì sẽ xảy ra ?
? Sự lựa chọn của ND ta thể hiện điều gì ?
- GV hệ thống nội dung bài, gọi 2-3 học sinh đọc phần ghi nhớ.
1. Nội dung Hiệp định Giơ-ne- vơ 
- Chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam và Đông dương.
- Quy định vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải) làm giới tuyến quân sự tạm thời.
- Đến tháng 7-1956, tiến hành tổng tuyển cử, thống nhất đất nước.
2. Mỹ-Diệm phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ
- Mỹ dần thay chân Pháp xâm lược miền Nam, đưa Ngô Đình Diệm làm Tổng thống, lập ra chính quyền tay sai.
- chống phá lực lượng cách mạng, Khủng bố dã man, giết hại các chiến sỹ cách mạng.
3. Ghi nhớ SGK
4. Củng cố - dặn dò
- GV hệ thống bài. Dặn học sinh chuẩn bị bài sau: Bến Tre đồng khởi 
khoa học
Tiết số 42. Sử dụng năng lượng chất đốt
I. Mục tiêu. HS biết:
- Kể tên, nêu công dụng, việc khai thác từng loại chất đốt. 
- Thảo luận về việc sử dụng an toàn, tiết kiệm các loại chất đốt.
- Kết hợp GD cho HS các KNS: KN biết cách tìm tòi, xử lý thông tin, KN bình luận, ..
II. đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh về một số loại chất đốt.Thông tin và hình trang 86, 87/ SGK
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra.? Em hãy nêu tác dụng của mặt trời?
3. Bài mới: GTB: GV giới thiệu - ghi đầu bài.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
* Hoạt động 1: Kể tên một số loại chất đốt
+ Mục tiêu : HS nêu được tên chất đốt rắn, lỏng, khí
+ Cách tiến hành:
- HS q/s tranh trang 86/ SGK, phân biệt các loại chất đốt.
- 3- 4 HS kể tên một số chất đốt thường dùng, lớp bổ sung.
* Hoạt động 2: Công dụng, việc khai thác chất đốt
+ Mục tiêu: HS kể tên, nêu được công dụng, việc khai thác từng loại chất đốt.
+ Cách tiến hành
- HS quan sát, thảo luận theo nhóm (mỗi nhóm một loại chất đốt) :
+Kể tên các chất đốt rắn thường dùng? Cách khai thác than đá ?
+ Kể tên các chất đốt lỏng mà bạn biết ? Chúng dùng làm gì? Dầu mỏ được khai thác ở đâu? Khai thác thế nào ?
+ Có những loại khí đốt nào?
? Khí tự nhiên được sử dụng thế nào ?
- Từng nhóm trình bày, dùng tranh ảnh minh hoạ.
1. Một số loại chất đốt
- chất đốt rắn : củi, rơm, than... 
- chất đốt lỏng : dầu, xăng...
- chất đốt khí : khí tự nhiên, khí sinh học
2. Công dụng, việc khai thác chất đốt.
a. Chất đốt rắn
b. Chất đốt lỏng
- Chạy động cơ tàu thuyền, ô tô, xe máy... , đun nấu...
c. Chất đốt khí
- Khí tự nhiên 
- Khí sinh học 
4. Củng cố - Dặn dò.
- Gia đình em sử dụng chất đốt loại nào, vào việc gì ? Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
Kí duyệt của ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docGA SANG TUAN 21.doc