Giáo án lớp 5 (buổi sáng) - Tuần 23

Giáo án lớp 5 (buổi sáng) - Tuần 23

I. Mục tiêu.

- Đọc: lưu loát, diễn cảm bài văn - giọng đọc phù hợp với tính cách của các nhân vật.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của ông quan án.

II. Đồ dùng dạy- học.

- Tranh minh hoạ trong SGK

III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu.

 

doc 16 trang Người đăng huong21 Lượt xem 951Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 5 (buổi sáng) - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
Soạn ngày: Thứ hai ngày 21 tháng 1 năm 2013
Ngày dạy: Thứ hai ngày 28 tháng 1 năm 2013
 tập đọc
Tiết số 45. phân xử tài tình
I. Mục tiêu.
- Đọc: lưu loát, diễn cảm bài văn - giọng đọc phù hợp với tính cách của các nhân vật.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của ông quan án.
II. Đồ dùng dạy- học.
- Tranh minh hoạ trong SGK
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu.
1. ổn định.
2. Kiểm tra: - HS đọc thuộc bài Cao Bằng và nêu nội dung bài ?
3. Bài mới: a. GTB: GV giới thiệu ghi đầu bài.
	b. Nội dung bài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
1. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc
- 1HS giỏi đọc cả bài. Lớp đọc thầm. 3HS đọc nối tiếp đoạn (2 lượt), kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ (quan án, biện lễ,đàn, chạy đàn...) 
- HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi 1 số học sinh đọc bài.
- GV đọc mẫu bài văn.
b. Tìm hiểu bài
Đoạn 1. Quan án tìm ra người lấy cắp vải.
- HS đọc lướt đoạn 1. Trả lời câu hỏi :
? Hai người đến nhờ phân xử việc gì ? (tố cáo lấy trộm vải của nhau). Quan tìm ra người lấy cắp thế nào ? (tìm người làm chứng, về nhà xem xét, sai xé tấm vải làm đôi). Vì sao người không khóc là người đã lấy cắp? (tự làm ra vải, mới đau xót bật khóc ; còn không đổ mồ hôi công sức nên dửng dưng)
? Nội dung đoạn 1 nói gì ?
- Học sinh nêu GV ghi bảng.
- Học sinh đọc thầm đoạn 2.
- HS thảo luận nhóm : Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền? HS trình bày, lớp bổ sung.
? Vì sao quan án dùng cách trên (biết kẻ gian thường lo lắng) ? Quan án phá được các vụ án nhờ đâu ? (thông minh, quyết đoán. Nắm tâm lí kẻ phạm tội.)
? Nội dung đoạn 2 nói gì ?
- Học sinh GV ghi bảng.
- GV hệ thống nội dung bài.
- Gọi học sinh nêu nội, ý nghĩa của bài văn.
c. Luyện đọc diễn cảm : 
- gọi 4 HS đọc phân vai câu chuyện. Luyện đọc diễn cảm theo cặp đoạn Quan nói... chú tiểu đành nhận tội.
- Thi đọc diễn cảm, nhận xét, cho điểm
1. Luyện đọc
- Phát âm : biện lễ, niệm Phật, lấy...
- Giọng đọc : nhẹ nhàng, chậm rãi, chuyển giọng linh hoạt phù hợp từng đoạn (kể , đối thoại).
- Đọc phân biệt lời các nhân vật: dẫn chuyện (rõ ràng, rành mạch thể hiện sự khâm phục) ; lời bẩm báo (mếu máo, ấm ức, đau khổ) ; quan án (ôn tồn, đĩnh đạc, uy nghiêm)
2. Tìm hiểu bài
a. Quan án tìm ra người lấy cắp vải
- quan án, công đường
- làm chứng, về nhà, xé vải
- bật khóc
b. Quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa
- vãn cảnh, sư vãi, biện lễ
- cầm thóc, chạy đàn, niệm Phật, nảy mầm, hé xem 
- có tật giật mình
3. Đọc diễn cảm
- Quan nói... biện lễ... gọi hết sư vãi... một nắm thóc và bảo : Chùa ta mất tiền, chưa rõ... Mỗi người... chạy đàn, niệm Phật... nảy mầm. Như vậy, ngay gian sẽ rõ.
Mới vài... hé bàn tay... Quan lập tức cho bắt... kẻ có tật mới hay giật mình.
4. Củng cố - Dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau: Chú đi tuần
 Toán
Tiết số 111. xăng-ti-mét khối - đề-xi-mét khối
I. Mục tiêu : Giúp HS.
- Có biểu tượng, mối quan hệ về xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối ; đọc viết đúng các số đo.
- Biết giải một số bài tập có liên quan đến xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.
(HS đại trà làm BT1, BT2a; HS khá - giỏi BT2b).
II. đồ dùng dạy học
- Bảng phụ. Bộ đồ dùng dạy toán 5.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra: 
 - HS xếp 6 hình lập phương cạnh 1cm thành hình hộp chữ nhật.
 - So sánh thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương cạnh 1cm ?
	 - GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: a. GTB: GV giới thiệu ghi đầu bài.
	b. Nội dung bài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
1. Hình thành biểu tượng xăng-ti- mét khối và đề-xi-mét khối.
a. Cho HS q/s hình lập phương cạnh 1cm, giới thiệu : đây là xăng-ti-mét khối, viết tắt
- Hỏi : Thế nào là xăng-ti-mét khối?
- Đọc, HS viết : 5cm3 , 45cm3 
b. Đề-xi-mét khối (tương tự)
c. HS thảo luận nhóm : So sánh thể tích hình lập phương cạnh 1cm - hình lập phương cạnh 1dm? (1dm3 = 1000cm3)
2. Hướng dẫn thực hành.
Bài tập 1. 
- Kẻ bảng, HS nêu cầu.
- HS làm vở, lần lượt điền bảng
- Gọi HS đọc số đo thể tích.
Bài tập 2.
- HS nêu yêu cầu, làm bài cá nhân.
- HS đổi vở kiểm tra chéo, một số HS đọc bài làm. Lớp nhận xét, đánh giá bài làm.
1. Xăng-ti-mét khối
- Là thể tích của hình LP có cạnh dài 1cm.
- Xăng-ti-mét khối viết tắt là : cm3
2. Đề-xi-mét khối
- Là thể tích của hình LP có cạnh dài 1dm.
- Đề-xi-mét khối viết tắt là : dm3
3. 1dm3 = 1000 cm3
4. Luyện tập
Bài tập 1
- 76 cm3 : Bảy mươi sáu... mét khối.
- 519 dm3 : Năm trăm... mét khối.
- 85,08 dm3 : Tám mươi nhăm... khối.
- cm3 : Bốn phần năm... mét khối. 
- Một trăm... mét khối : 192 cm3
- Hai nghìn... mét khối : 2001 dm3
- Ba phần tám... mét khối : cm3
Bài tập 2
1 dm3 = 1000 cm3 2000 cm3 = 2dm3
5,8 dm3 = 5800 cm3 490000 cm3 =490dm3 
357 dm3 =357000 cm3 154000 cm3 =154dm3 
 dm3 = 800 cm3 5100 cm3 = 5,1 dm3
4. Củng cố - Dặn dò 
- Thế nào là xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối? 
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau : Mét khối
đạo đức
Tiết số 23. Em yêu tổ quốc việt nam
I. Mục tiêu : HS biết
- Tổ quốc em là Việt Nam, đang thay đổi từng ngày, đang hội nhập vào đời sống quốc tế. Tích cực học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng, bảo vệ đất nước.
- Quan tâm đến sự phát triển của đất nước, tự hào về truyền thống, văn hoá, lịch sử.
- Kết hợp GD các KNS cho HS: KN tìm kiếm và xử lí thông tin; KN xác điịnh giá trị; KN hợp tác nhóm; KN trình bày hiểu biết.
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh ảnh về đất nước, con người Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. ổn định.
2. Kiểm tra:
? HS nêu ý kiến đóng góp cho uỷ ban nhân dân xã về các vấn đề liên quan đến trẻ em ? - GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: a. GTB: GV giới thiệu ghi đầu bài.
	b. Nội dung bài.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin (34 SGK) 
+ Mục tiêu: HS có hiểu biết ban đầu về văn hoá, kinh tế, truyền thống, con người VN.
+ Cách tiến hành. 
- HS đọc các thông tin, chia nhóm(4 nhóm) giao nhiệm vụ từng nhóm.
- HS thảo luận nội dung trong từng thông tin.
- Đại diện HS mỗi nhóm trình bày, lớp bổ sung. Kết luận.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 4
+ Mục tiêu: HS có thêm hiểu biết và tự hào về đất nước Việt Nam.
+ Cách tiến hành:
- HS làm việc theo nhóm : Bạn biết những gì về đất nước VN ? Bạn nghĩ gì về đất nước con người VN ? Nước ta còn có những khó khăn gì ? Cần làm gì để góp phần xây dựng đất nước ?
- Đại diện từng nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
- Kết luận.
* Hoạt động 3:Làm bài tập 2 SGK
1. Thông tin
- Có hàng nghìn năm văn hiến, truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước.
- Có lượng gạo xuất khẩu lớn nhất trên thế giới. Xuất khẩu cà phê, chè, hải sản...
- Nhiêu công trình lớn: Thuỷ điện HB, nhiệt. cầu Mỹ Thuận, đường qua đèo Hải Vân.
- Đến 2005 có: Vịnh Hạ Long, cố đô Huế, phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn, vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, nhã nhạc cung đình Huế, văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận la di sản thế giới.
2. Bày tỏ ý kiến
- Là đất nước tươi đẹp có truyền thống văn hoá lâu đời, đang thay đổi phát triển
- Yêu tổ quốc VN, tự hào là người VN cố gắng học tập rèn luyện tốt.
- Khó khăn : Đất chật, dân số đông, sản xuất nông nghiệp chưa hiện đại. Kinh tế miền núi còn khó khăn, lạc hậu...
3. Ghi nhớ: SGK
4. Bài tập 2: Giới thiệu về hình ảnh VN
- Quốc kỳ VN : màu đỏ giữa có sao vàng
- Bác Hồ vị lãnh tụ vĩ đại danh nhân văn hoá thê giới.
- Văn Miếu :Trường đại học đầu tiên của nước ta.
- áo dài VN: Nét văn hoá truyền thống.
4. Củng cố - Dặn dò.
- 2HS nêu ghi nhớ. Dặn học sinh chuẩn bị bài sau: Em yêu hoà bình.
địa lí
Tiết số 23. một số nước ở Châu âu
I. Mục tiêu: Giúp HS.
- Sử dụng lược đồ để nhận biết vị trí địa lý, đặc điểm lãnh thổ của LB Nga.
- Nhận biết một số nét về dân cư, kinh tế của các nước Nga.
II. Đồ dùng dạy- học.
- Bản đồ các nước châu âu. Tranh ảnh về Nga. 
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu.
1. ổn định.
2. Kiểm tra: - HS chỉ bản đồ, nêu vị trí, giới hạn châu Âu. Đọc tên dãy núi, đồng bằng, sông lớn của châu Âu.	
3. Bài mới: a. GTB: GV giới thiệu ghi đầu bài.
	b. Nội dung bài.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1. (làm việc theo cặp)
- Quan sát hình 5 (106), hình (113/SGK)
- Điền bảng bài tập 1 vào vở bài tập.
- HS trình bày, bổ sung. Nêu kết luận: (nằm ở đông Âu, bắc á, diện tích lớn nhất thế giới, nhiều tài nguyên thiên nhiên, phát triển nhều ngành kinh tế.)
- GV giới thiệu về vị trí, diện tích, dân cư , tài nguyên thiên nhiên và các sản phẩm chính của nước Nga.
1. Liên bang Nga.
- Vị trí: ở cả châu Âu (ĐôngÂu, bắc giáp Bắc Băng Dương), châu á. 
- Thủ đô: Mát-xcơ-va 
- Diện tích: lớn nhất thế giới(17triệu km2) 
- Lãnh thổ thuộc châu á, khí hậu khắc nghiệt, rừng Tai-Ga bao phủ. Lãnh thổ thuộc châu Âulà đồng bằng đồi thấp, trồng lúa mì, khoai tây, chăn nuôi gia súc, gia cầm.
- Tài nguyên: Dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, quặng sắt.
- Sản xuất máy móc, thiết bị giao thông.
4. Củng cố - dặn dò
- 2 HS đọc nội dung ghi nhớ SGK. Dặn học sinh chuẩn bị bài sau: Ôn tập
Soạn ngày: thứ ba ngày 22 tháng 1 năm 2013
Ngày dạy: Thứ ba ngày 29 tháng 1 năm 2013
 Toán
Tiết số 112. mét khối
I. Mục tiêu.
- Có biểu tượng, đọc - viết đúng mét khối. 
- Biết mqh cm3 - dm3 - m3 dựa mô hình, đổi các đơn vị đo giữa cm3, dm3, m3
- Biết giải một số bài tập có liên quan đến xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.
- Bài tập cần làm (BT1, BT2b)
II. Đồ dùng dạy- học.
- Tranh vẽ về mét khối, quan hệ cm3 - dm3 - m3
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu.
1. ổn định.
2. Kiểm tra: - Ghi bảng, 2 HS làm, lớp vở nháp
	- 1dm3 =... cm3 ; 2300cm3 =... dm3.
3. Bài mới: a. GTB: GV giới thiệu ghi đầu bài.
	b. Nội dung bài.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
1. Hình thành biểu tượng mét khối.
- Cho HS q/s hình lập phương cạnh 1m
giới thiệu : đây là mét khối, viết tắt...
- Hỏi : Thế nào là mét khối?
- Đọc, HS viết : 56m3 , 4,52m3 
- HS thảo luận nhóm : So sánh thể tích hình lập phương cạnh 1m - hình lập phương cạnh 1dm? (1m3 = 1000dm3)
- Kẻ bảng, HS điền bảng đơn vị đo thể tích.
2. Hướng dẫn thực hành.
Bài tập 1. 
- HS nêu yêu cầu, làm bài cá nhân.
- 2 HS làm bảng, lớp đối chiếu k/q, đọc số đo
- Nhận xét, cho điểm.
Bài tập 2.
- HS nêu yêu cầu, làm bài cá nhân.
- HS đổi vở kiểm tra chéo, một số HS đọc bài làm. Lớp nhận xét, đánh giá bài làm.
1. Mét khối 
- Là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1m.
- Mét khối viết tắt là : m3
- 1 m3 = 1000 dm3
 1 m3 = 1000 000 cm3
2. Nhận xét
m3
dm3
cm3
1 m3
= 1000dm3
1 d ... ữ nhật.
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau : Thể tích hình lập phương
Chính tả
Tiết Số 23: Nhớ viết: cao bằng
I. Mục đích, yêu cầu.
- Nhớ- viết đúng chính tả 4 khổ thơ đầu của bài thơ Cao Bằng. Trình bày đúng theo hình thức thơ.
- Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý VN và viết hoa đúng tên người, tên địa lý VN.
II.Đồ dùng dạy học.
-Bảng phụ, nội dung bài.
III.Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra: - Gọi học sinh nêu quy tắc viết hoa ?
3. Bài mới: a. GTB: GV giới thiệu ghi đầu bài.
	b. Nội dung bài.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV giới thiệu bài: nêu mđ, yêu cầu bài học
- 1 HS đọc thuộc 4 khổ thơ đầu
- Lớp đọc thầm- 4 HS đọc thuộc nối tiếp
- HS tìm từ cần viết hoa
- GV hướng dẫn cách viết
- HS nhớ và viết bài
- GV hướng dẫn soát lỗi và chấm 1/3 số bài.GV nêu nhận xét chung
- HS làm bài tập vào vở
3-4 HS lên bảng viết từ và nêu quy tắc viết hoa
- HS làm bài theo nhóm
- Đại diện 2 nhóm lên chữa bài
- GV hướng dẫn nhận xét
1.Nhớ – viết: Cao Bằng
4 khổ thơ đầu
 Tên riêng: Đèo Gió,Đèo Ngang, Cao Bắc, Cao Bằng
2.Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài tập 2:
Côn Đảo, Võ Thị Sáu
Điện Biên Phủ,Bế Văn Đàn
Công Lý, Nguyễn Văn Trỗi
Bài tập 3:
Viết sai
Sửa lại
Hai ngàn
Ngã ba
Pù mo
pù Xai
Hai Ngàn
Ngã Ba
Pù Mo
Pù Xai
4.Củng cố, dặn dò.
- HS nêu lại quy tắc viết hoa. Dặn học sinh về nhà chuẩn bị trước bài sau.
luyện từ và câu
Tiết Số 46. nối các vế Câu ghép bằng quan hệ từ
I. Mục tiêu.
- Năm được câu ghép thể hiện quan hệ tăng tiến .
- Tìm được câu ghép thể hiện quan hệ tăng tiến trong truyện Người lái xe đãng trí; tìm được quan hệ từ thích hợp để tạo ra các câu ghép.
II. Đồ dùng dạy- học.
-Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy- học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra: - Nêu cặp QHT nối các vế câu ghép thể hiện quan hệ tương phản ? Cho ví dụ ? - GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: a. GTB: GV giới thiệu ghi đầu bài.
	b. Nội dung bài.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Bài tập 1
- 2 HS đọc tiếp nối, nêu yêu cầu (tìm câu ghép, phân tích cấu tạo câu ghép.) 
- HS làm bài theo cặp. HS đọc bài làm (2 HS)
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
H: Ngoài cặp QHT không chỉ  mà  còn cặp QHT nào khác cũng biểu thị quan hệ tăng tiến?
- HS nêu, GV chốt lại các cặp từ biểu thị quan hệ tăng tiến.
Bài tập 2
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp làm vở.
- 2 HS trình bày bài làm trên bảng. Nhận xét, chốt câu đúng. 
- Học sinh nêu tính khôi hài của mẩu chuyện ( đãng trí ngồi nhầm hàng ghế sau lại tưởng ngồi sau tay lái. Sau khi báo công an mới nhận ra mình nhầm.)
Bài tập 1
- Vế 1 : Bọn bất lương ấy không chỉ ăn cắp tay lái.
- Vế 2 : mà chúng còn lấy luôn cả bàn đạp phanh.
Các cặp qua hệ từ biểu thị quan hệ tăng tiến:
Chẳng những  mà.
Không chỉ .. mà 
Không những  mà 
Bài tập 2
a. Tiếng cười không chỉ đem lại niềm vui cho mọi người mà nó còn là liều thuốc trường sinh..
b. Không những (chẳng những) hoa sen đẹp mà nó còn tượng trưng cho sự thanh khiết của tâm hồn Việt Nam.
c. Ngày nay trên đất nước ta, không chỉ công an làm n/v giữ gìn trật tự, an ninh mà mỗi người dân đều có trách nhiệm bảo vệ công cuộc xây dựng hoà bình.
4. Củng cố - Dặn dò
- GV nhận xét giờ học.Bài sau Mở rộng vốn từ Trật tự - an ninh
Soạn ngày: Thứ sáu ngày 25 tháng 1 năm 2013
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 1 tháng 2 năm 2013
Toán
Tiết số 115. thể tích hình lập phương
I. Mục tiêu : Giúp HS
- Tự tìm ra cách tính, công thức tính thể tích hình lập phương.
- Vận dụng công thức giải toán có liên quan.( BT1,3)
II. Đồ dùng dạy học. 
- Bảng phụ. Bộ đồ dùng dạy học toán 5.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra: - HS nêu quy tắc, công thức tính thể tích hộp chữ nhật.
	- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: a. GTB: GV giới thiệu ghi đầu bài.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1. Hình thành công thức tính thể tích hình lập phương
- 1 HS đọc ví dụ trong SGK. Ghi bảng.
- Cho HS quan sát mô hình hình lập phương 
- Gợi ý HS nêu : Thể tích hình lập phương cạnh 3cm là số hình lập phương thể tích 1cm3 xếp đầy vào hộp.
- HS rút ra quy tắc, công thức tính thể tích hình lập phương.
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1. 
- 1 HS đọc bài, yêu cầu. Lớp làm bài cá nhân.
- Quan sát, giúp đỡ HS lúng túng. Cho HS đổi vở kiểm tra kết quả. 3 HS đọc bài làm. Lớp nhận xét, đánh giá.
Bài tập 3.
- Thảo luận nhóm: Cách tính (Tính V hhcn, tính cạnh hình lập phương, tính V lp) Làm bảng phụ
- Các nhóm trình bày bài làm. Đánh giá k/q.
1. Ví dụ : SGK
- Hình lập phương cạnh 3cm thì thể tích là: 3 x 3 x 3 = 27(cm3)
2. Quy tắc - công thức 
V = a x a x a 
(V là thể tích a
a là cạnh) a
 a
3. Luyện tập
Bài tập 1
HLP
1
2
3
4
Cạnh
1,5
m
5/8
dm
6cm
10dm
S
1mặt
2,25
m2
25/64
dm2
36
cm2
100
dm2
S tp
13,5
m2
75/37
dm2
126
cm2
600
dm2
V
3,375
m3
125/512
dm3
216
cm3
1000
dm3
Bài tập 3 
- V hcn =8 x 7 x 9 = 504 (cm3)
- Cạnh lp (8 + 7 + 9) : 3 = 8(cm)
- V lp = 8 x 8 x 8 = 512(cm3)
4. Củng cố - Dặn dò :
- Gọi HS nêu cách tính V HLP. Dặn HS chuẩn bị bài sau:Luyện tập chung.
Tập làm văn
Tiết Số 46. Trả bài văn kể chuyện
I. Mục tiêu.
- Nắm được yêu cầu của bài văn kể chuyện theo 3 đề đã cho.
- Biết tham gia sửa lỗi chung và tự sửa lỗi, viết lại được đoạn văn hay hơn.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ ghi lỗi chính tả, dùng từ đặt câu, ý... cần chữa. 
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra:
3. Bài mới: a. GTB: GV giới thiệu ghi đầu bài.
	b. Nội dung bài.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1. Nhận xét kết quả bài viết của HS
- Nhận xét chung :
+ Ưu điểm : xác định đúng đề bài ; bố cục đầy đủ, hợp lí ; ý đủ, phong phú, mới lạ ; diễn đạt mạch lạc, trong sáng
+ Thiếu sót, hạn chế : nêu ví dụ cụ thể, tránh nêu tên HS
- Thông báo điểm số
2. Hướng dẫn HS chữa bài
- Trả bài, chỉ các lỗi viết sẵn bảng phụ
- 1 số HS lần lượt chữa từng lỗi, trao đổi bài chữa của bạn
- HS đọc lời nhận xét, sửa lỗi. Đổi bài để kiểm tra việc chữa lỗi.
- Theo dõi, kiểm tra việc chữa lỗi của HS.
3. Hướng dẫn học tập đoạn - bài văn hay
- Đọc đoạn - bài văn hay của HS trong lớp (sưu tầm)
- HS trao đổi tìm ra cái hay, đáng học.
4. HS chọn viết đoạn văn cho hay hơn
- Mỗi HS chọn viết lại đoạn văn chưa đạt,
- HS nối tiếp đọc đoạn văn. Chấm, nhận xét. 
1. Kết quả bài viết
- Ưu điểm :
+ Xác định đề bài
+ Bố cục
+ ý 
+ Diễn dạt
- Hạn chế 
2. HS chữa bài
3. Học tập đoạn - bài văn hay
4.Viết lại đoạn văn 
4. Củng cố - Dặn dò.
- Khen HS làm bài - chữa bài tốt.
- Viết lại bài chưa đạt để chấm lại. Chuẩn bị bài sau : Ôn tập về văn tả đồ vật.
lịch sử
Tiết số 23. Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta
I. Mục tiêu: HS biết.
- Sự ra đời của nhà máy cơ khí Hà Nội.
- Những đóng góp của nhà máy trong công cuộc xây dựng đất nước.
II. Đồ dùng dạy học.
- ảnh tư liệu về nhà máy cơ khí Hà nội.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra: 
- Nêu ý nghĩa của phong trào đồng khởi ?
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: a. GTB: GV giới thiệu ghi đầu bài.
	b. Nội dung bài.
 Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
* Hoạt động 1. Làm việc cả lớp
- Sử dụng ảnh tư liệu (cảnh lao động thủ công ở nông thôn), nêu sự cần thiết phải sản xuất bằng máy móc và sự ra đời của nhà máy cơ khí Hà Nội.
* Hoạt động 2. Làm việc cá nhân.
? Tại sao Đảng, Chính phủ quyết định xây dựng nhà máy cơ khí Hà Nội? Nước nào giúp đỡ nước ta xây dựng nhà máy ?
- HS trình bày, lớp bổ sung.
* Hoạt động 3. Làm việc theo nhóm.
? Thời gian khởi công, khánh thành, địa điểm xây dựng, sản phẩm của nhà máy ? Vai trò của sản phẩm với sự nghiệp bảo vệ , xây dựng Tổ quốc
* Hoạt động 4 . Làm việc cả lớp
? Vì sao nhà máy lại được vinh dự nhiều lần đón Bác Hồ về thăm ?
- 2- 3 HS trả lời, lớp nhận xét. Giáo viên kết luận
1.Hoàn cảnh ra đời
- Miền bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội là hậu phương lớn cho Cách mạng miền Nam.
- Phục vụ từng bước thay thế công cụ sản xuất thô sơ, năng xuất thấp
- Làm nòng cốt cho ngành công nghiệp của nước ta
2. Thành tích tiêu biểu của nhà máy
- Khởi công: 12-1955. Khánh thành 04-1958. Diện tích 10 vạn m2
- Địa điểm: Tây nam Hà Nội, quy mô lớn nhất ĐNA lúc bấy giờ
- Sản phẩm: Phục vụ sản xuất ( Máy phay, máy tiện...) Phục vụ chiến trường (Tên lửa A12,..)
- Nhà máy được 9 lần đón Bác về thăm, được thưởng huân chương lao động hạng nhất
- Nay đổi tên là công ty cơ khí HN.
3. ý nghĩa của sự ra đời của nhà máy cơ khí Hà Nội.
- Góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước.
4. Củng cố - dặn dò
- Nêu hiểu biết của em về nhà máy cơ khí Hà Nội ?
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau: Đường Trường Sơn
khoa học
Tiết số 46: lắp mạch điện đơn giản
I. Mục tiêu. Sau bài học, HS biết:
- Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản: Sử dụng pin, bóng đèn, dây điện.
- Làm được thí nghiệm đơn giản trên mạch điện có nguồn điện là pin để phát hiện vật dẫn điện, cách điện.
II. Đồ dùng dạy học.
- Pin, dây điện, bóng đèn. Một số vật bằng kim loai (nhôm, sắt...), bằng nhựa, cao su.
- Hình trang 94, 95,97/ SGK
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới: a. GTB: GV giới thiệu ghi đầu bài.
	b. Nội dung bài.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Thực hành lắp mạch điện 
+ Mục tiêu: Học sinh mắc được mạch điện thắp sáng đơn giản
+ Cách tiến hành: 
- HS làm việc theo nhóm như hướng dẫn SGK (lắp mạch để đèn sáng, vẽ cách mắc vào giấy.
- Từng nhóm giới thiệu mạch điện hình vẽ của nhóm.
- Chỉ cực dương, cực âm của pin; hai đầu của giây tóc bóng đèn được đưa ra ngoài.
- Gợi ý HS nêu: Pin tạo ra trong mạch kín một dòng điện. Dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn làm dây tóc nóng phát ra ánh sáng.
Hoạt động 2: Thí nghiệm cách lắp mạch để đèn sáng.
- Quan sát H5 trang 95 thảo luận cặp: Mạch điện ở hình nào thì đèn sấng? Vì sao.
- Làm thí nghiệm theo nhóm: Lắp mạch điện để kiểm tra, so sánh với kết quả dự đoán. Giải thích kết quả thí nghiệm.
- Kết luận về điều kiện để mạch thắp sáng đèn: Đèn sáng nếu có dòng điện chạy qua mạch kín từ cực dương qua bóng đèn đến cực âm.
1. Lắp mạch điện
a. Vật liệu:
- Pin: cung cấp năng lượng điện làm sáng đèn, có hai cực dương (+), âm (-)
- Bóng đèn: Bên trong là dây tóc, hai đầu dây tóc nối ra bên ngoài.
- Hai đoạn dây điện
b. Cách lắp:
 Dây đồng vỏ nhựa
 pin
 - 
 Bóng đèn
4. Củng cố - Dặn dò.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau: Lắp mạch điện đơn giản(Tiết2).
Kí duyệt của ban giám hiệu
.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA SANG TUAN 23.doc