Giáo án lớp 5 (buổi sáng) - Tuần 29

Giáo án lớp 5 (buổi sáng) - Tuần 29

I. Mục tiêu.

- Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài, đọc đúng từ phiên âm nước ngoài: Li-vơ-pun, Ma-ri-ô, Giu- li-et- ta.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Tình bạn đẹp giữa Ma-ri-ô và Giu- li-et- ta.Đức hy sinh cao thượng của Ma-ri-ô. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Kết hợp giáo dục cho HS các KNS: KN tự nhận thức; KN giao tiếp, ứng xử phù hợp giới tính; KN ra quyết định; KN Kiểm soát cảm xúc.

II. Đồ dùng dạy học.

- Tranh minh hoạ chủ điểm bài đọc SGK.

 

doc 16 trang Người đăng huong21 Lượt xem 802Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 5 (buổi sáng) - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
Soạn ngày: Thứ hai ngày 11 háng 3 năm 2013
Ngày dạy: Thứ hai ngày 18 tháng 3 năm 2013
tập đọc
Tiết số 57. Một vụ đắm tàu
I. Mục tiêu.
- Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài, đọc đúng từ phiên âm nước ngoài: Li-vơ-pun, Ma-ri-ô, Giu- li-et- ta.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Tình bạn đẹp giữa Ma-ri-ô và Giu- li-et- ta.Đức hy sinh cao thượng của Ma-ri-ô. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Kết hợp giáo dục cho HS các KNS: KN tự nhận thức; KN giao tiếp, ứng xử phù hợp giới tính; KN ra quyết định; KN Kiểm soát cảm xúc.
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ chủ điểm bài đọc SGK.
III. Các hoạt động dạy- học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra.
3. Bài mới. a. GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
 b. Nội dung.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
1. Luyện đọc.
- 2 HS đọc nối tiếp bài
- GV viết lên bảng các từ Li-vơ-pun, Ma-ri-ô, Giu- li-et- ta.
- GV đọc mẫu cả lớp đọc đồng thanh
- HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn
- GVkết hợp sửa lỗi phát âm, giọng đọc cho các em.
- GV đọc diễn cảm bài văn
2. Tìm hiểu bài (12
- Giáo viên nêu câu hỏi:
+ Nêu hoàn cảnh và mục đích của chuyến đi?
+ Giu- li-et- ta đã chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương?
+ Tai nạn bất ngờ sảy ra như thế nào?
+ Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn đã nói lên điều gì về cậu?
3. Đọc diễn cảm:
- Gọi tốp 5 HS đọc diễn cảm 5 đoạn của bài văn. 
- GV giúp HS hiểu đúng nội dung bài. 
1. Luyện đọc
- Li-vơ-pun, Ma-ri-ô, Giu- li-et- ta.
Đoạn 1: Từ đầu đến về quê sống với họ hàng.
Đoạn 2: Từ đêm xuống đến băng cho bạn.
Đoạn 3: Tiếp đến quang cảnh thật hỗn loạn
Đoạn 4: Tiếp đến đôi mắt thẫn thờ thất vọng.
Đoạn 5: Phần còn lại.
2. Tìm hiểu bài 
- Hoàn cảnh, mục đích của chuyến đi
- Tai nạn bất ngờ sảy ra
- Sự chăm sóc của Giu- li-et- ta đối với Ma-ri-ô 
- Cảm nghĩ của em về hai nhân vật chính trong truyện
4. Củng cố - Dặn dò.
- Nhắc lại ý nghĩa. Nhận xét tiết học. 
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
 Toán
Tiết số 141. ôn tập về phân số (tiếp)
I. Mục tiêu : Giúp HS
- Giúp HS củng cố về khái niệm phân số, tính chất cơ bản, so sánh p/s khác mẫu.
- HS làm được các bài tập 1,2,4 và 5a.
II. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. - Gọi HS nêu cách quy đồng mẫu số 2 phân số. Lấy ví dụ.
3. Bài mới. a. GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
 b. Nội dung.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
Bài tập 1. :
- Gọi HS nêu yêu cầu. Kẻ bảng.
- HS trao đổi cặp : P/s chỉ phần đã tô màu? chỉ phần chưa tô màu ?
- Gọi 1 HS làm bảng, giải thích. Lớp nhận xét, đọc phân số
Bài tập 2
- 1 HS nêu yêu cầu, lớp tự làm vào vở, đổi vở kiểm tra kết quả. 3 HS làm bảng.
- Gọi HS đọc bài làm, đối chiếu kết quả bảng.
- Hỏi : 1/4 số bi là bao nhiêu viên? Màu nào có 5 viên?
Bài tập 4
- HS tự đọc bài và làm bài vào vở.
- Gọi 3 HS chữa bài, lớp trao đổi : So sánh phân số cùng (khác mẫu số) ; phân số có tử số bằng nhau.
Bài tập 5: Hướng dẫn về nhà (so sánh để xếp theo thứ tự từ lứn đến bé)
Bài tập 1
 a. Tô màu: 3/7 
b. Không màu: 4/7
Bài tập 2 : 
1/4 số viên bi có màu đỏ
Bài tập 4
 (cùng tử, mẫu lớn hơn thì nhỏ hơn và so sánh với 1)
vậy 3/7 > 2/5 (quy đồng mẫu số, so sánh hai phân số cùng mẫu)
Bài tập 5
4. Củng cố - dặn dò:
- HS nêu cách rút gọn, quy đồng, so sánh phân số.
- Bài sau Ôn tập về số thập phân.
đạo đức
Tiết số 29. em tìm hiểu về liên hợp quốc (tiết 2)
I. Mục tiêu. Học xong bài, HS có:
- Hiểu biết ban đầu về Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.
- Thái độ tôn trọng các cơ quan LHQ đang làm việc ở địa phương và Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh ảnh về hoạt động của LHQ.
- Mi- crô không dây để chơi trò chơi phóng viên.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. - Học sinh nêu nội dung phần ghi nhớ.
3. Bài mới. a. GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
 b. Nội dung.
Hoạt động của GV- HS
Nội dung bài học
* Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin 
+ Mục tiêu : HS có được hiểu biết ban đầu về LHQ và quan hệ của Việt Nam với tổ chức này
+ Cách tiến hành :
- HS đọc nối tiếp thông tin trang 40, 41
- Hỏi: nêu những hiểu biết thêm về LHQ?
- Giới thiệu tranh ảnh về công việc của LHQ.
Kết luận:
* Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ (Bài tập 1 SGK)
+ Mục tiêu: HS có nhận thức đúng về ttỏ chức LHQ
- Thảo luận nhóm: Tán thành ý kiến nào ? vì sao?
- Đại diện mỗi nhóm trình bày ý kiến
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận: Đúng (c,d), sai (a, b, đ)
1. Thông tin:
- LHQ là tổ chức Quốc tế lớn nhất hiện nay
- Từ khi thành lập, LHQ đã có nhiều hoạt động vì hoà bình, công bằng và tiến bộ xã hội
- Việt Nam là một thành viên của LHQ
2. Bài tập 1
- Tán thành:
 (c) Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em là do LHQ soạn thảo và thông qua.
(d) LHQ rất quan tâm đến trẻ em và luôn đấu tranh cho quền trẻ em.
- Không tán thành:
(a) LHQ là tổ chức của các nước giàu.
(b) LHQ bao gồm tất cả các nước trên thế giới.
(đ) Tôn trọng và hợp tác với các cơ quan LHQ là việc của người lớn.
4. Củng cố - Dặn dò. 
- Tìm hiểu tên cơ quan của LHQ ở Việt Nam; một vài hoạt động của các cơ quan đó ở địa phương em và Việt Nam.
Địa lí
Tiết số 29: Châu đại dương và châu nam cực
I. Mục tiêu. Sau bài học, học sinh có thể:
+ Xác định được trên lược đồ vị trí, giới hạn của châu Đại Dương và châu Nam Cực.
+ Nêu được những đặc điểm tiêu biều về vị trí địa lí, tự nhiên, đân cư, kinh tế của châu Đại Dương và châu Nam Cực.
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ SGK, bản đồ.
III. Các hoạt động dạy- học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. - Nêu đặc điểm dân cư, hoạt đông kinh tể của châu Mĩ.
3. Bài mới. a. GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
* Hoạt động 1. Châu Đại Dương.
- GV cho học sinh quan sát lược đồ thế giới.
? Châu Đại Dương nằm ở bán cầu nào ? ( Bán cầu nam)
? Châu Đại dương gồm những phần đất nào ?( Gồm: Lục địa Ô-trây-li-a và các quần đảo, đảo ở Thái Bình Dương).
? Châu Đại Dương giáp với những đại dương lớn nào ? (ADD, TBD)
	GV KL: Châu Đại Dương Nằm ở bán cầu nam, gồm lục địa Ô-trây-li-a và các đảo, quần đảo xung quanh.
- GV cho học sinh đọc phần 1b.
? Em hãy nêu những đặc điểm tiêu biểu về đặc điểm tự nhiên của châu Đại Dương ? ( Khí hậu khô nóng có nhiều hoang mạc và xa van,.. ).
- Học sinh đọc phần 1c.
? Em hãy nêu dân số của châu Đại Dương ?
? Dân cư của châu Đại dương có đặc điểm ntn ?
? Kinh tế châu Đại Dương có những đặc điểm tiêu biểu gì ?
- Học sinh nêu, lớp nhận xet, bổ sung.
	GV KL: Lục địa ô-trây-li-a có khí hậu khô hạn, thực vật và động vật độc đáo, Ô-trây-li- a là nước cvó nền kinh tế phát triển nhất châu Đại Dương.
* Hoạt động 2: Châu Nam Cực.
- GV cho học sinh quan sát lược đồ châu Nam cực.
? Em hãy nêu vị trí địa lí của châu Nam cực ? ( Cực nam trái đất).
- Học sinh đọc phần 2.
? Em hãy nêu những đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên của châu Nam Cực ? ( Khí hậu khắc nhiệt, phần lớn diện tích là băng bao phủ, lhông vó dân, ..)
	 GV KL: Châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất thế giới và là châu lục duy nhất không có dân cư sinh sông mà chỉ có các nhà khoa học đến đây nghiên cứu.
- GV hệ thống nội dung bài. 
- Học sinh đọc phần ghi nhớ.
4. Củng cố - Dặn dò.
- GV nhận xét giờ học. Dặn học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Soạn ngày: Thứ ba ngày 12 tháng 3 năm 2013
Ngày dạy: Thứ ba ngày 19 tháng 3 năm 2013
 Toán
Tiết số 142. Ôn tập về số thập phân 
I. Mục tiêu : Giúp HS
- Củng cố đọc , viết, so sánh số thập phân.
- HS làm được các bài tập 1,2,4a và 5
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. - HS chữa bài tập số 5.Giải thích cách làm.
3. Bài mới. a. GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
 b. Nội dung.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
Bài 1
- 1 HS đọc bài. Nêu yêu cầu
- 4HS giải bảng phụ, lớp làm vở.
- Chữa bài thống nhất cách trình bày
Bài tập 2
- 1 HS đọc bài, nêu yêu cầu.
- HS làm vở, đổi vở kiểm tra số thập phân viết được, 2-3 HS đọc số thập phân, đánh giá.
Bài tập 4
- Lớp đọc thầm, nêu y/c.
- HS làm vở.
- Chấm, đánh giá bài. HS nêu cách viết dưới dạng số thập phân
Bài tập 5
- Viết bảng phụ, HS điền dấu > , < , =
- HS nêu cách so sánh số thập phân
1. Bài 1
- 63,42 đọc là: sáu mươi ba phẩy bốn mươi hai
+ Phần mguyên là: 63, gồm 6 chục 3 đơn vị
+ Phần thập phân là 42 phần trăm, gồm 4 phần mười, 2 phần trăm.
- 99,99 ; 81,325; 7,081( tương tự)
2. Bài 2
 8,65; 72,493; 0,04
Bài tập 4 
a. 0,3; 0,03; 4,25; 2,002
b. 0,25; 0,6; 0,875; 1,5
Bài tập 5
78,6 > 78,59 28,300 = 28,3
9,479 0,906
4. Củng cố-Dặn dò: 
- Nhắc lại các kiến thức được luyện tập trong bài (đọc, viết, so sánh số thập phân). Bài sau Ôn tập về số thập phân (tiếp).
luyện từ và câu
Tiết số 57: Ôn về dấu câu
I. Mục tiêu.
- Hệ thống hoá các kiến thức đã học về dấu chấm, dấu chấm hỏi, chấm than.
- Tìm được các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than trong mẩu chuyện (BT1); đặt đúng các dấu chấm và viết hoa những từ đầu câu, sau dấu chấm (BT2); sửa được dấu câu cho đúng (BT3).
II. Đồ dùng dạy- học
- Phiếu học tập. Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy- học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra.
3. Bài mới. a. GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
 b. Nội dung.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 1.
- Cả lớp đọc thầm mẩu chuyện vui.
- GV hướng dẫn và gợi ý cho học sinh cách làm bài.
+ Dùng bút chì khoanh vào 3 loại dấu câu có trong mẩu chuện.
+ Nêu công dụng của mỗi dấu câu.
- GV nhắc học sinh đánh thứ tự vào các câu.
- Học sinh làm bài.
- Gọi học sinh trình bày bài làm.
- GV + học sinh nhận xét đánh giá.
? Câu chuyện này đáng cười ở chỗ nào ?
- GV gọi học sinh đọc bài tập 2.
? Bài văn này nói về điều gì ?
- GV gợi ý cho học sinh làm bài.
- Học sinh làm bài vào vở.
- Học sinh đọc bài làm, lớp + GV chữa bài.
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 3.
- 1 Học sinh đọc mẩu chuyện, lớp đọc thầm.
- GV gơik ý cho học sinh cách làm.
+ Đọc kỹ từng câu trong mẩu chuyện.
+ Xác định câu đó thuộc kiểu gì?
+ Dùng dấu câu như thế đã đúng chưa? 
+ Sửa lại dấu câu chi đúng.
- Gọ 1 Học sinh lên bảng làm, lớp làm bài vảo vở bài tập.
- Học sinh trình bày bài làm.
- Lớp + GV chữa bài.
Bài 1.
+ Dấu chấm: Đặt ở cuối câu 1,2,9. Dấu câu này dùng để kết thúc câu kể.
+ Dấu chấm hỏi: Đặt ở cuối câu 7, 11. Dấu này dùng để kết thúc câu hỏi.
+ Dấu chấm than: Đặt ở cuối câu 4,5. Dấu câu này dùng để kết thúc câu cảm, câu khiến.
+ Câu chuyện đáng cười ở chỗ: Vận động viên luc nào cũng nghĩ đến kỉ lục nên khi bác sĩ nói anh ta sốt 41 độ anh ta hỏi ngay: Kỉ lục thế giới là ba ... bài, lưu ý một số từ dễ sai.
- HS nhớ và viết bài.
- GV hướng dẫn soát lỗi và chấm 10 bài.
- GV nhận xét bài vừa chấm.
- HS tự làm bài tập vào vở.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- HS khác nhận xét, chữa bài.
- GV chốt lại ý đúng
1. Nhớ-viết: Đất nước
 3 khổ thơ cuối bài
- Các từ khó: rừng tre, phấp phới. bát ngát, phù sa, rì rầm, 
2. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài tập 2:
+ Huân chương: Huân chương Kháng chiến, Huân chương LĐ.
+ Danh hiệu: Anh hùng Lao động.
+ Giải thưởng: Giải thưởng HCM.
Bài 3.
- Anh hùng/ Lực lượng vũ trang nhân dân.
- Bà mẹ/ Việt Nam/ Anh hùng.
4. Củng cố - Dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ cách viết hoa tên huân chương, danh hiệu, giả thưởng.
Luyện từ và câu
Tiết số 58: Ôn tập về dấu câu
I. Mục tiêu. Học sinh:
- Tìm được dấu câu thích hợp để điền vào đoạn văn (BT1); chữa được các dấu câu dùng sai và lí giảI được tại sao lại chữa như vậy (BT2), đặt câu và ding đúng dấu câu (BT3).
II. Đồ dùng dạy- học
- Phiếu học tập. Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy- học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra.
3. Bài mới. a. GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
 b. Nội dung.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 1.
- GV hướng dẫn và gợi ý cho học sinh cách làm bài.
- Gọi 1HS lên bảng làm bài vào phiếu.
- Học sinh làm bài.
- Gọi học sinh trình bày bài làm.
- GV + học sinh nhận xét đánh giá.
? Câu chuyện này đáng cười ở chỗ nào ?
- GV gọi học sinh đọc bài tập 2.
? Bài văn này nói về điều gì ?
- GV gợi ý cho học sinh làm bài.
- Học sinh làm bài vào vở.
- Học sinh đọc bài làm, lớp + GV chữa bài.
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 3.
- GV định hướng cho học sinh cách đặt câu.
- Học sinh thảo luận nhóm đoi làm bài tập.
- GV lần lượt gọi học sinh nêu câu mình đặt.
- Lớp + GV chữa bài.
Bài 1.
Tùng bảo Vinh:
- Chơi cờ ca-rô đi !
- Để tớ thua à ? Cởu cao thủ lắm !
- A ! Tớ cho cậu xem cái này. Hay lắm!
Vừa nói, Tùng vừa mở tủ lấy quyển ảnh lưu niệm gia đình cho Vinh xem.
- Cậu chụm ảnh lúc lên mấy mà ngộ thế ?
Bài 2.
+ Chà ! Là câu cảm nên phải dùng dấu chấm thân.
+ Cậu tự giặt lấy cơ à ? Là câu hỏi nên phải sử dụng dấu chấm hỏi.
+ Giỏi thật đấy ! Là câu cảm nên sử dụng dấu chấm than.
+ Không ! Là câu cảm nên sử dụng dấu chấm than.
+ Tớ không có chị Là câu kể phải sử dụng dấu chấm.
Bài 3.
VD: - Chị mở cửa giúp em với !
4. Củng cố - Dặn dò.
- GV hệ thống nội dung bài, nhận xét giờ học. Dặn chuẩn bị bài sau.
Soạn ngày: Thứ sáu ngày 15 tháng 3 năm 2013
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 22 tháng 3 năm 2013
Toán
TS 145: Ôn tập về đo độ dài và khối lượng ( tiếp theo ) 
 I. Mục tiêu: Giúp HS
- Củng cố vế viết các số đo độ dài và khối lượng dưới dạng số thập phân .
- Mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài và đơn vị đo khối lượng thông dụng 
- HS làm được các bài tập 1; 2; 3a.
II. Các hoạt động dạy- học .
1. ổn định.
2. Kiểm tra. 
3. Bài mới. a. GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
 b. Nội dung.
Các hoạt động của thầy, trò
Nội dung bài
Bài1: - 1HS đọc đề bài, lớp đọc thầm đề bài trong SGK .
- Gọi HS đọc đề , HS tự làm bài vào vở 
 HS dưới lớp đổi vở KT.
- Gọi HS NX bài làm trên bảng.
- HS giải thích cách làm .
- GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài2: - 1HS đọc to trước lớp, lớp đọc thầm đề 
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở. 
- Gọi HS đọc đề bài ,tự làm bài vào vở .- HS NX chữa bài trên bảng.
- Dới lớp đổi vở kiểm tra bài .
- GV NX cho điểm học sinh.
Bài3: Gọi HS đọc đề bài và tìm cách làm .
- Gọi HS trình bày cách làm , lớp nghe nhận xét bổ sung .
- HS NX bổ sung bài làm trên bảng .
- HS cùng GV NX chữa bài .
Bài 4: 
- HS đọc YC và tự làm bài vào vở.
- Gọi HS lên bảng làm bài .
- Lớp nhận xét chữa bài .
? Nêu cách so sánh các phân số có cùng mẫu số, phân số khác mẫu số ?
Bài 1.
4km328m = 4,328km
2km79m = 2,079km
+ Vì 2km79m = 2km = 2,079km
Bài 2. Viết các số đo dưới dạng STP.
a) 2kg350g = 2,35kg
1kg65g= 1,065kg
Bài 3. Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
* Vài HS giải thích cách làm :
 0,5m= 0,50m = 50cm.
Bài 4.
a) 3567m = 3,567km
 b) 53cm = 0,53m
4.Củng cố – dặn dò.
 - GV nhận xét đánh giá tiết học. Dăn dò : CBị bài sau.
Tập làm văn
Tiết số 58: trả bài văn tả cây cối 
I. Mục tiêu : Giúp HS 
	- Hiểu được nhận xét chung của GV về kết quả bài viết của các bạn để liên hệ với bài làm của mình .
	- Biết sửa lỗi cho bạn và lỗi của mình trong bài văn .
	- Có tinh thần học hỏi những câu văn hay, đoạn văn hay của bạn .
II. Đồ dùng dạy- học.
- Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi : chính tả, dùng từ, cách diễn đạt, ngữ pháp.....cần chữa chung cho cả lớp .
III. Các hoạt động dạy- học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. 
3. Bài mới. GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
 b. Nội dung.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
a) Nhận xét về kết quả bài làm.
- Gọi HS đọc đề bài trong SGK.
- GV mở bảng phụ viết sẵn đề bài của tiết kiểm tra; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu,ý của HS.
- Nhận xét chung bài làm của lớp:
b) Thông báo điểm số cụ thể
*. Hớng dẫn HS chữa bài
GV trả bài cho từng HS
a)Hướng dẫn chữa lỗi chung
- GV chữa lại cho đúng bằng phấn màu
 b) Hướng dẫn từng HS sửa lỗi trong bài
- HS đọc lời nhận xét của GV, phát hiện thêm lỗi trong bài và sửa. Đổi vở cho bạn để rà soát việc sửa lỗi.
- GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
- Yêu cầu HS chọn đoạn văn trong bài để viết lại cho hay.
- Gọi HS đọc lại đoạn văn mình viết lại.
c) Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay
- GV đọc những đoạn văn hay cho HS nghe.
- HS trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra cái hay, cái đáng học tập của đoạn văn, bài văn
d) HS chọn một đoạn văn viết cho hay hơn.
- Yêu cầu mỗi HS chọn một đoạn viết cha đạt viết lại cho hay hơn.
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc.
- GV chấm điểm đoạn viết lại của HS. 
1. Nhận xét chung về kết quả bài viết của HS.
+ Những ưu điểm chính.
- Bài viết đảm bảo về bố cục, trình tự miêu tả phù hợp.
- Thể hiện sự quan sát và chọn lọc chi tiết để tả sinh động giầu h/a.
- Bài có câu văn hay biết cách diễn đạt
GV nêu tên các em có bài viết tốt.
+ Những thiếu sót, hạn chế.
- Bài viết chưa đủ 3 phần, chưa biết quan sát và chon lọc những nét tiêu biểu để tả.
- Việc dùng từ đặt câu còn hạn chế, câu văn lủng củng
2. HD học sinh chữa bài.
3. HS chọn và viết một đoạn văn cho hay hơn.
4 Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học. 
- HS về nhà viết lại đoạn văn chưa đạt. 
- Cả lớp CB tiết Ôn tập về văn tả đồ vật. 
lịch sử
Tiết số 29: Hoàn thành thống nhất đất nước
I. Mục tiêu: Học xong bài học, HS biết:
- Những nét chính của cuộc bầu cử và kì họp đầu tiên của quốc hội khoá VI 
( Quốc hôi thống nhất).
- Sự kiện này đánh dấu đất nước ta sau 30 năm lại được thống nhất về mặt nhà nước. 
II. Đồ dùng dạy học.
- Tư liêu vầ cuộc bầu cử quốc hội khoá VI.
III. các hoạt động dạy học
1. ổn định.
2. Kiểm tra. - Thuật lại diẫn biến cuộc tấn công vào dinh Độc Lập.
3. Bài mới. a. GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
 b. Nội dung.
- Gọi học sinh đọc đoạn: Sau ngày 30 - 4 1975  bầu ra.
? Tại sao phải tổ chức cuộc bầu cử quốc hội khoá VI năm 1976 ? ( Để thống nhất về mặt nhà nước).
- GV giới thiệu hoàn cảnh lịch sử và yêu cầu đặt ra phải có một nhà nước thống nhất trong cả nước.
- Gọi học sinh đọc đoạn: Ngày 25 - 4 - 1976 . đi bầu cử.
? Cuộc bầu cử quốc hội khoá VI năm 1976 diễn ra ntn ?
? Nhân dân Hà Nội, Sài Gòn trong ngày bầu cử đó ntn ?
? Tại sao nói ngày 25 - 4 - 1976 là ngày vui nhất của nhân dân ta ? ( Vì được đi bầu ra quốc hội của một nhà nước thống nhất).
- Học sinh lần lượt trả lời câu hỏi.
- Lớp + GV nhận xét, bổ sung.
- Học sinh đọc đoạn còn lại.
? Quốc hội thống nhất họp vào thời gian nào ? ở đâu ?
? Trong kì họp quốc hộ đó thì quốc hội thống nhất đã có những quyết định quan trong gì ?
- Học sinh thảo luận nhóm đôi nêu ý kiến.
- Lớp + GV nhận xét, bổ sung.
? Em hãy nêu ý nghĩ của cuộc bầu cử quốc hội và kì họp đầu tiên của quốc hội thống nhất ?
- Học sinh nêu, lớp + GV nhận xét, bổ sung.
- GV tổng kết nội dung bài, Học sinh nêu phần ghi nhớ.
4. Củng cố - Dặn dò.
- GV nhận xét giờ học.Dặn HS về nhà học phần ghi nhớ, chuẩn bị trước bài sau.
khoa học 
tiết số 58: sự sinh sản và nuôi con của chim
I. Mục tiêu: Sau bài học HS có khả năng:
- Hình thành biểu tượng về sự phát triển phôi thai của chim trong quả trứng.
- Nói về sự nuôi con của chim.
II. Đồ dùng dạy học
- Hình trang 118, 119 SGK. Giấy khổ to, bút dạ 
III. Hoạt động dạy - học
1. ổn định.
2. Kiểm tra. - Gọi 1 HS vẽ sơ đồ chu trình sinh sản của ếch.
3. Bài mới. a. GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
 b. Nội dung.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Quan sát
- HS đọc mục Bạn cần biết thảo luận nhóm đôi:
? So sánh tìm ra sự khác nhau giữa các quả trứng ở hình 2.
? Bạn nhìn thấy các bộ phận nào của con gà trong hình 2b, 2c và 2d ?
- Gọi một số cặp đặt CH theo các hình kết hợp với các CH trong SGK và chỉ định các cặp bạn khác trả lời.
+ Hình 2a : Quả trứng cha ấp, có lòng trắng, lòng đỏ riêng biệt.
+ Hình 2b : Quả trứng đã ấp được khoảng 10 ngày, có thể nhìn thấy mắt gà
+ Hình 2c : Quả trứng đã ấp được khoảng 15 ngày, có thể nhìn thấy phần đầu, mỏ, chân, lông gà
+ Hình 2d : Quả trứng đã ấp được khoảng 20 ngày, có thể nhìn thấy đầy đủ các bộ phận của con gà
Hoạt động 2: Thảo luận
- HS quan sát các hình trang 119 và thảo luận:
? Bạn có nhận xét gì về những con chim non, gà non mới nở. Chúng đã tự kiếm mồi được chưa ? Tại sao ?
- Yêu cầu HS trình bày 
*GVKL : Hầu hết các chim non mới nở đều yếu ớt, chưa tự kiếm mồi ngay được, chim mẹ phải mớm mồi cho . 
1. Sự phát triển của phôi thai chim trong quả trứng.
- trứng đã được thụ tinh tạo thành hợp tử.
- được ấp hợp tử sẽ tạo thành phôi.
- trứng gà ấp khoảng 21 ngày thì sẽ nở thành con.
2. Sự nuôi con của chim.
- chim non mới nở đều yếu ớt
chưa tự kiếm mồi ngay được.
- chim mẹ phải mớm mồi cho . 
4. Củng cố, dặn dò.
- GV tổng kết bài.
- Nhận xét chung tiết học, dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Kí duyệt của Ban Giám Hiệu
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGA SANG TUAN 29.doc