I. Mục đích, yêu cầu.
* Đọc đúng : lính, chõng tre, rõ ràng, nầy là, trói nó lại, lịnh, nói lẹ, .
- Đọc đúng văn bản kịch : ngắt giọng, thay đổi giọng phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch.
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài : cai, hổng thấy, thiệt, quẹo vô, lẹ, láng, .
* Hiểu nội dung phần một của vở kịch : Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí, cứu cán bộ cách mạng. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ (nếu có).
Tuần 3 Ngày soạn: Thứ 2 ngày 27 tháng 8 năm 2012 Ngày dạy: Thứ 2 ngày 3 tháng 9 năm 2012 tập đọc tiết số 5. Lòng dân ( phần 1 ) I. Mục đích, yêu cầu. * Đọc đúng : lính, chõng tre, rõ ràng, nầy là, trói nó lại, lịnh, nói lẹ, ... - Đọc đúng văn bản kịch : ngắt giọng, thay đổi giọng phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch. - Hiểu các từ ngữ khó trong bài : cai, hổng thấy, thiệt, quẹo vô, lẹ, láng, ... * Hiểu nội dung phần một của vở kịch : Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí, cứu cán bộ cách mạng. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK) II. Đồ dùng dạy học. - Tranh minh hoạ (nếu có). III. Hoạt động dạy - học chủ yếu. 1. ổn định. 2. Kiểm tra. : Đọc thuộc lòng bài : "Sắc màu em yêu ", trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc. 3.Bài mới : a. GTB: GV giới thiệu, ghi đầu bài b. Nội dung bài. Các hoạt động của thầy và trò Nội dung - GV đọc mẫu phần 1 của vở kịch - GV gọi HS đọc phần chú giải. - GV chia đoạn và gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài(2-3 lượt).GV chú ý sửa lỗi phát âm (chõng tre, rõ ràng, nầy là, trói nó lại, ...), ngắt giọng cho từng HS . - GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - 2 HS đọc thành tiếng trước lớp. - GV gọi HS đọc toàn bài. - GV cho học sinh đọc thầm đoạn kịch và trả lời các câu hỏi: + Câu chuyện xảy ra ở đâu ? Vào thời gian nào ? +Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm ? + Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ ? + Qua hành động đó, bạn thấy dì Năm là người như thế nào ? - HS trả lời, lớp + GV nhận xét, bổ sung. + Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích nhất? Vì sao ? - Học sinh nêu chi tiết mình thích nhất. - Nêu nội dung chính của đoạn kịch. - GV ghi nội dung chính lên bảng. * Đọc diễn cảm. - GV gọi 5 HS đọc đoạn kịch theo vai. - GV yêu cầu HS nêu cách đọc. - GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - HS đọc phân vai đoạn kịch theo 4 nhóm. - GV n/x, tuyên dương nhóm HS đọc đúng, đọc hay. I. Luyện đọc. - chõng tre, rõ ràng, nầy là, trói nó lại, lịnh, nói lẹ,... II. Tìm hiểu bài. - Chú bị địch rượt bắt, chú chạy vô nhà dì Năm. - Dì Năm vờ đưa chú một chiếc áo khoác để thay ... - Sự nhanh trí, dũng cảm của Dì Năm. 4. Củng cố- dặn dò. - GV nhận xét giờ học. - Dặn học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn kịch và chuẩn bị bài sau. Toán Tiết số 11. Luyện tập I. Mục tiêu. Giúp HS : - Củng cố kĩ năng chuyển hỗn số thành phân số. - Củng cố kĩ năng làm tính, so sánh các hỗn số ( bằng cách chuyển hỗn số thành phân số rồi làm tính, so sánh ). - HS có ý thức trong giờ học. II. Các hoạt động dạy học. 1. ổn định. 2. Kiểm tra. : Tính : ; 3.Bài mới : a. GTB: GV giới thiệu, ghi đầu bài b. Nội dung bài. Các hoạt động của thầy và trò Nội dung - GV cho học sinh đọc yêu cầu bài 1. - GV yêu cầu HS tự làm rồi chữa bài. - Khi chữa bài, GV yêu cầu HS trình bày cách chuyển hỗn số thành phân số. - GV, HS khác nhận xét, bổ sung. - GV chốt cách chuyển hỗn số thành phân số. ? Bài tập 2 yêu cầu gì ? - GV HD gợi ý cho học sinh cách so sánh. - HS làm bài, 2 HS lên bảng. - Lớp + GV nhận xét, chữa bài. - GV chốt cách so sánh các hỗn số. - HS khá giỏi có thể làm theo cách khác. - GV Gọi học sinh nêu yêu cầu bài 3. - Gọi Hs nêu cách làm. - HS làm bài.2 HS làm bài trên bảng. - GV giúp HS yếu khi làm bài - GV, HS khác nhận xét, chữa bài. - GV nhận xét, chốt cách thực hiện phép tính đối với hỗn số. Bài 1. Chuyển hỗn số thành phân số. .. Bài 2. So sánh các hỗn số. a) ; Ta có : . Vậy Bài 3. Chuyển các hỗn số sau thành phân số rồi tính. . 4. Củng cố, dặn dò. - GV hệ thống nội dung kiến thức cơ bản của tiết học. - GV nhận xét giờ học, HS chuẩn bị bài sau. Đạo đức Tiết số 3: có trách nhiệm về việc làm của mình I. Mục tiêu. Sau khi học bài này, học sinh biết: - Mỗi người cần suy nghĩ trước khi hành động và có trách nhiệm về việc làm của mình dù đó là vô ý. - Cần nói lời xin lỗi, nhận trách nhiệm về mình, không đổ lỗi cho người khác khi đã gây ra lỗi. - Trẻ em có quyền tham gia ý kiến và quyết định những vấn đề của trẻ em. - Tán thành với những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác. II. Đồ dùng dạy học. - BT 1 viết sẵn vào bảng phụ, thẻ màu. III. Các hoạt động dạy học. 1. ổn định. 2. Kiểm tra. : Gọi HS nêu phần ghi nhớ của bài trước. 3.Bài mới : a. GTB: GV giới thiệu, ghi đầu bài b. Nội dung bài. * Hoạt động 1. Tìm hiểu truyện: Chuyện của bạn Đức. + Mục tiêu: HS thấy rõ diễn biến của sự việc và tâm trạng của Đức; biết phân tích và đưa ra quyết định đúng. + Cách tiến hành. - GV gọi 1 HS đọc câu chuyện , cả lớp theo dõi. - GV cho học sinh thảo luận 3 câu hỏi trong SGK trang 7. - HS lần lượt trả lời các câu hỏi. - HS khác + GV nhận xét, bổ sung. GV KL: Đức vô ý đá quả bóng vào bà Doan và chỉ có Đức với Hợp biết. Nhưng trong lòng Đức thấy phải tự có trách nhiệm về hành động của mình và suy nghĩ tìm cách giải quyết phù hợp nhất Các em đã đưa ra giúp Đức một cách giải quyết vừa có lí, vừa có tình. Qua câu chuyện trên của Đức, chúng ta rút ra điều cần nghi nhớ. - GV gọi học sinh đọc phần ghi nhớ trong SGK. * Hoạt động 2. Làm bài tập 1. + Mục tiêu: HS xác định được những việc làm nào là biểu hiện của người sống có trách nhiệm hoặc không có trách nhiệm. + Cách tiến hành. - GV chia lớp làm 4 nhóm. GV nêu yêu cầu của bài tập 1. - Gọi học sinh nhắc lại yêu cầu của bài tập 1. - GV cho học sinh thảo luận nhóm thực hiện yêu cầu của bài. - Gọi đại diện các nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV KL: Các trường hợp biểu hiện người sống có trách nhiệm là: a,b,d,g. * Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ ( BT 2). + Mục tiêu: Học sinh biết tán thành những ý kiến đúng và không tán thành những ý kiến không đúng. + Cách tiến hành. - GV lần lượt nêu các ý kiến trong bài tập 2. - Học sinh bày tỏ thái độ đồng tình hay không đồng tình bằng cách giơ thẻ màu. - GV gọi 1 số học sinh nêu giải thích lí do đồng tình hay không đồng tình. - GV KL: Tán thành ý kiến: a, đ. Không tán thành ý kiến: b,c,d. 4. Củng cố- dặn dò. - GV nhận xét giờ học. - Dặn học sinh về nhà chuẩn bị cho trò chơi đòng vài BT 3. Địa lí Tiết số 3 : Khí hậu I. Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh: - Trình bày được đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta. - Nhận biết được mối quan hệ địa lí giữa địc hình và khí hậu nước ta ( một cách đơn giản ) - Chỉ được trên bản đồ (lược đồ) ranh giới khí hậu giữa hai miền Bắc, Nam. So sánh và nêu sự khác nhau về khí hậu giữa hai miền Bắc - Nam. - Nhận biết được ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của ND ta. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam (THDL2014), quả địa cầu. III. Hoạt động dạy học : 1. ổn định. 2. Kiểm tra. - Học sinh nêu đặc điểm chính của địa hình nước ta. - HS nêu tên và chỉ một số dãy núi và đồng bằng trên bản đồ địa lí tự nhiên VN. 3.Bài mới : a. GTB: GV giới thiệu, ghi đầu bài b. Nội dung bài. Các hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 1: ( Làm việc theo bàn ) - GV cho HS quan sát quả địa cầu, hình 1, và đọc nội dung SGK để trả lời câu hỏi 1 ( chữ in nghiêng ). - Nêu đặc điểm của khí hậu mùa ở nước ta ? - HS nêu, HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nx, kết luận : nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ... - GV yêu cầu HS nêu hướng gió tháng 1 và hướng gió tháng 7, kết hợp chỉ trên lược đồ. - Một số HS nêu và chỉ trên lược đồ. * Hoạt động 2 : ( Làm việc theo bàn ) - GV yêu cầu HS cùng bàn đọc SGK, xem lược đồ để thực hiện các nhiệm vụ sau : + Chỉ trên lược đồ ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam nước ta. + Miền Bắc có những hướng gió nào hoạt động ? ảnh hưởng của hướng gió đó đến khí hậu miền Bắc ? + Miền Nam có những hướng gió nào hoạt động ? ảnh hưởng của hướng gió đó đến khí hậu miền Nam ? + Chỉ trên lược đồ miền khí hậu có mùa đông lạnh và miền khí hậu có nóng quanh năm. - GV, HS khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận : Khí hậu nước ta có sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam ... - GV cho cả lớp trả lời câu hỏi sau : + Nêu ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta ? - HS trả lời, lớp nhận xét bổ sung. - GV nhận xét, kết luận : Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều giúp cây cối phát triển. 1. Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa. - nhiệt đới gió mùa, gió mưa thay đổi theo mùa. - có 2 mùa chính trong một năm. 2. Khí hậu các miền có sự khác biệt. - Miền Bắc có 2 mùa: mùa hạ và mùa đông; mùa hạ nóng, có nhiều mưa; mùa đông lạnh, ít mưa. - Miền Nam có khí hậu nóng quanh năm chia làm 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. - Dãy núi Bạch Mã là danh giới khí hậu giữa 2 miền. 3. ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống và sản xuất - Khí hậu nóng, mưa nhiều nên cây cối dễ phát triển .... - Có nhiều bão lụt. 4. Củng cố dặn dò. - GV tóm tắt ý chính của bài ; HS đọc bài học trong SGK. - Đánh giá nhận xét giờ ,dặn HS chuẩn bị bài sau. Ngày soạn: Thứ 3 ngày 28 tháng 8 năm 2012 Ngày dạy: Thứ 3 ngày 4 tháng 9 năm 2012 Toán Tiết số 12: Luyện tập chung I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố các kĩ năng : - Nhận biết phân số thập phân và chuyển một số phân số thành phân số thập phân. - Chuyển hỗn số thành phân số. - Chuyển các số đo có hai tên đơn vị thành số đo có một tên đơn vị ( số đo viết dưới dạng hỗn số kèm theo tên một đơn vị đo ) - HS vận dụng vào làm bài tập chính xác, nhanh và có ý thức trong giờ học. II. Hoạt động dạy học chủ yếu: 1. ổn định. 2. Kiểm tra. Tính : a) ; b) 3.Bài mới : a. GTB: GV giới thiệu, ghi đầu bài b. Nội dung bài. Các hoạt động của thầy và trò Nội dung - GV yêu cầu HS tự làm bà bài 1. - Khi chữa bài, GV yêu cầu HS trình bày cách chuyển phân số thành p/s thập phân. - GV, HS khác nhận xét, chữa bài - GV chốt cách chuyển phân số thành phân số thập phân. - Gọi HS nêu yêu cầu bài 2. - HS nêu lại cách chuyển. - HS làm bài. 2 HS làm trên bảng. - GV, HS khác nhận xét, chữa bài - GV chốt cách chuyển hỗn số thành ps. - GV nêu yêu cầu của bài 3, hướng dẫn HS làm theo mẫu như trong SGK. - GV, HS khác nhận xét, chữa bài - GV nhận xét, chốt mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng, ... - GV hướng dẫn HS làm theo mẫu như trong SGK. - GV, HS khác nhận xét, chữa bài - GV nhận xét, chốt lời giải đúng. - HS đọc bài 5. + Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì ? - Gọi học sinh nêu cách làm bài. - HS làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng. - GV, HS khác nhận xét, chữa bài - GV nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài 1. Chuyển các phân số sau thành phân số thập phân. ,. Bài 2. Chuyển các hỗn số t ... số báo cáo. - GV điều khiển cho cả lớp cùng tập có nhận xét, sửa động tác sai cho HS. - Tổ trưởng điều khiển tập. GV quan sát nhận xét, sửa sai cho các tổ. - GV cho học sinh thi đua tập đúng, tập đều giữa các tổ. - GV nhận xét, đánh giá. b) Chơi trò chơi “Đua ngựa” - GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và quy định chơi. Cho cả lớp thi đua chơi. GV quan sát, nhận xét, biểu dương tổ, HS thắng cuộc chơi và chơi đúng luật. 3. Phần kết thúc. - Cho HS thực hiện động tác thả lỏng. - GV cùng HS hệ thống bài. - GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà. 1-2 p 3 p 12 - 14 p 1-2 lần 2-3 lần 1 lượt 3-5 p 4-6 p Ngày soạn: Thứ 6 ngày 31 tháng 8 năm 2012 Ngày dạy: Thứ 6 ngày 7 tháng 9 năm 2012 Toán Tiết số 15: Ôn tập về giải toán I. Mục tiêu. - Giúp HS ôn tập, củng cố cách giải bài toán liên quan đến tỉ số ở lớp 4 ( Bài toán : Tìm hai số khi biết tổng ( hiệu ) và tỉ số của hai số đó ) - HS có ý thức trong giờ học. II. Các hoạt động dạy học. 1. ổn định. 2. Kiểm tra. - GV Gọi học sinh làm bài tập. Tính 3. Bài mới. a. GTB: GV giới thiệu, ghi đầu bài. b. Nội dung bài. Các hoạt động của thầy và trò Nội dung - Gọi HS đọc bài tập 1. + Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì ? + Bài toán này thuộc dạng toán nào ? + Nêu các bước giải bài toán tổng - tỉ. - HS nêu, lớp + GV nhận xét, bổ sung. - 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào VBT. - GV + HS nhận xét, chữa bài. - Bài toán 2 GV cũng tiến hành tương tự như bài toán 1. - GV yêu cầu HS nhắc lại cách giải bài toán " Tìm hai số khi biết tổng ( hiệu ) và tỉ số của hai số đó". - GV nhận xét, chốt cách giải ... - GV yêu cầu HS tự giải cả 2 bài toán tương tự như bài toán 1 và 2. - Khi chữa bài, GV yêu cầu HS nêu lại cách làm. - GV, HS khác nhận xét, chữa bài. - Gọi HS đọc bài tập 2. + Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì ? - Goij HS nêu cách giải. - Lớp làm bài vảo vở, 1 HS lên bảng làm bài. - GV + HS nhận xét, chữa bài. - GV gọi HS đọc bài toán 3. - GV gợi ý HS : +Tìm nửa chu vi ... +Xác định dạng toán và tự giải - GV cho HS làm bài,1HS lên bảng.. - GV, HS khác nhận xét, chữa bài - GV chốt lời giải đúng. 1. Ôn tập giải toán. a) Bài toán 1. Tổng số phần bằng nhau là: 5 + 6 = 11 ( phần) Số bé là: 121 : 11 x 5 = 55 Số lớn là: 121 - 55 = 66 Đ/ S: 55 và 66 b) Bài toán 2. Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là: 5 - 3 = 2 ( phần) Số bé là : 192 : 2 x 3 = 288 Số lớn là: 288 + 192 = 480 Đ/ S: 288 và 480 2. Luyện tập. Bài 1. Đáp số : a) Số thứ nhất là 35 Số thứ hai là 45 b) Số thứ nhất là 99 Số thứ hai là 44 Bài 2. Loại 1 Loại 2 12 lít ? lít ? lít Theo bài ra ta có sơ đồ: Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là : 3 - 1 = 2 ( phần ) Số lít nước mắm loại II là : 12 : 2 = 6 ( lít ) Số lít nước mắm loại I là : 12 + 6 = 18 ( lít ) Bài 3. Đáp số : a) 35m và 25m b) 35m2 4. Củng cố, dặn dò. - GV yêu cầu HS nhắc lại cách giải bài toán " Tìm hai số khi biết tổng ( hiệu ) và tỉ số của hai số đó". GV nhận xét giờ học, HS chuẩn bị bài sau. tập làm văn tiết số 6 : Luyện tập tả cảnh I. Mục đích, yêu cầu. - Nắm được ý chính của 4 đoan văn và chọn một đoạn để hoàn chỉnh theo yêu cầu của BT1. - Dựa vào dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa đã lập trong tiết trước, viết một đoạn văn có chi tiết và hình ảnh hợp lí (BT2). II. Đồ dùng dạy học. - VBT Tiếng Việt 5 tập 1 III. Hoạt động dạy - học chủ yếu. 1. ổn định. 2. Kiểm tra. GV kiểm tra, chấm dàn ý của tiết trước ( Tả một cơn mưa ) 3.Bài mới : a. GTB: GV giới thiệu, ghi đầu bài b. Nội dung bài. Các hoạt động của thầy và trò Nội dung - GV gọi HS đọc yêu cầu của BT - GV nhắc HS chú ý yêu cầu của đề bài : Tả quang cảnh sau cơn mưa. - GV yêu cầu HS nêu ý chính của mỗi đoạn. - HS cùng bàn trao đổi và nêu ý chính của mỗi đoạn trước lớp. - GV viết nhanh lên bảng ý chính của 4 đoạn. + Em có thể viết thêm những gì vào đoạn văn của bạn Quỳnh Liên ? - HS nêu, GV hướng dẫn cách làm. - GV yêu cầu mỗi HS chọn và hoàn chỉnh 1 hoặc 2 đoạn ( trong số 4 đoạn đã cho ). - HS tự hoàn chỉnh đoạn văn rồi trình bày trước lớp. - GV, HS khác nhận xét, bổ sung. - GV tuyên dương HS có đoạn văn hoàn chỉnh, hợp lí. - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 2. - GV HD HS nắm chắc y/c của bài tập. HS tự làm rồi trình bày đoạn văn trước lớp. - GV giúp HS yếu khi làm bài. - GV chấm, nhận xét, khen ngợi một số đoạn viết hay, diễn đạt rõ ràng, lời văn sinh động. Bài tập 1. Đoạn 1 : Giới thiệu cơn mưa. Đoạn 2 : ánh nắng và các con vật sau cơn mưa. Đoạn 3 : Cây cối sau cơn mưa. Đoạn 4 : Đường phố và con người sau cơn mưa. Ví dụ : Đoạn 1 : Lộp độp, lộp độp. Mưa rồi. Cơn mưa ào ào đổ xuống làm mọi hoạt động dường như ngừng lại. Mưa ào ạt. Mưa xối xả xuống mặt đường, sầm sập đổ trên mái hiên. Mưa trắng xoá không gian, những cảnh cây nghiêng ngả. Một lát sau mưa ngớt dần rồi tạnh hẳn. Bài 2. Ví dụ: Nửa đêm, tôi chợt thức giấc vì tiếng động ầm ầm. Mưa xối xả. Cây cối trong vườn nghiêng ngả trong ánh chớp nhoáng nhoàng sáng loà và tiếng sấm ầm ì lúc gần, lúc xa. Mưa mỗi lúc một to. ... 4. Củng cố - dặn dò. - GV nhận xét giờ học, HS chuẩn bị bài sau. lịch sử tiết số 3. Cuộc phản công ở kinh thành Huế I. Mục tiêu : Sau bài học, HS có thể : - Thuật lại cuộc phản cong ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết chỉ huy vào đêm mồng 5 - 7- 1884. - Nêu được cuộc phản công ở kinh thành Huế đã mở đầu cho phong trào Cần Vương ( 1885 - 1896 ) - Biết trân trọng, tự hào về truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc. II. Đồ dùng dạy học. - Bản đồ hành chính Việt Nam, Hình trong SGK.(THLS1002; THDL2009) III. Các hoạt động dạy học. 1. ổn định. 2. Kiểm tra. + Nêu những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ? 3.Bài mới : a. GTB: GV giới thiệu, ghi đầu bài b. Nội dung bài. Các hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 1: ( Làm việc cả lớp ) - GV cho HS đọc SGK. - GV trình bày một số nét về tình hình nước ta từ năm1884 và giới thiệu về Tôn Thất Thuyết và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau : + Quan lại triều đình nhà Nguyễn có thái độ đối với thực dân Pháp như thế nào ? + Nhân dân ta phản ứng thế nào trước sự việc triều đình kí hiệp ước với thực dân Pháp ? * Hoạt động 2: ( Làm việc theo bàn ) - GV yêu cầu HS cùng bàn thảo luận để trả lơi các câu hỏi sau : + Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc phản công ở kinh thành Huế ? + Hãy thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế. ( cuộc phản công diễn ra khi nào ? Ai là người lãnh đạo ? Tinh thần phản công của quân ta như thế nào ? Vì sao cuộc phản công bị thất bại ? ) + ý nghĩa của cuộc phản công ở kinh thành Huế - HS nêu, GV, HS khác nx, bổ sung. *Hoạt động 3 : ( Làm việc cả lớp ) - GV yêu cầu HS trả lời : + Sau khi cuộc phản công ở kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đã làm gì ? Vịêc làm đó có ý nghĩa như thế nào đối với phong trào chống pháp của nhân dân ta ? - GV giới thiệu thêm về vua Hàm Nghi : ... - GV nêu câu hỏi : + Em hãy nêu tên các cuộc khởi nghĩac tiêu biểu hưởng ứng chiếu Cần Vương. + Em biết gì thêm về phong trào Cần Vương? + Em biết ở đâu có đường phố, trường học mang tên các lãnh tụ trong phong trào Cần Vương. - HS trả lời, GV, HS khác nhận xét, bổ sung. 1. Người đại diện phía chủ chiến. + Phái chủ hoà chủ trương thương thuyết với thực dân Pháp. + Phái chủ chiến, đại diện là Tôn Thất Thuyết chủ trương cùng nhân dân tiếp tục chống lại thực dân Pháp.. . + Nhân dân ta không chịu khuất phục thực dân Pháp. ... 2. Nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của cuộc phản công ở kinh thành Huế. + Tôn Thất Thuyết đứng đầu phái chủ chiến, giặc Pháp lập mưu bắt ông nhưng không thành, .... .. * ý nghĩa: Từ đó phong trào chống Pháp bùng lên mạnh mẽ trong cả nước. 3. Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi và phong trào Cần Vương. + ... đưa vua Hàm Nghi lên vùng núi Quảng Trị để tiếp tục chiến đấu ... + ... nhân danh vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân đứng lên giúp vua. 4. Củng cố - dặn dò : - GV tóm tắt ý chính của bài - HS đọc phần ghi nhớ SGK. - Đánh giá nhận xét giờ học, Dặn HS chuẩn bị giờ sau. Khoa học Tiết số 6. từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì I. Mục tiêu. Sau bài học, học sinh biết: - Nêu một số đặc điểm chung của trẻ em ở từng giai đoạn: dưới 3 tuổi, từ 3 tuổi đến 6 tuổi, từ 6 tuổu đến 10 tuổi. - Nêu đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời của mỗi con người. II. Đồ dùng dạy học. - Thông tin và hình trang 14,15. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 1. ổn định. 2. Kiểm tra. GV kiểm tra, chấm dàn ý của tiết trước ( Tả một cơn mưa ) 3.Bài mới : a. GTB: GV giới thiệu, ghi đầu bài b. Nội dung bài. * Hoạt động 1. Thảo luận cả lớp. + Mục tiêu: HS nêu được tuổi dậy thì và đặc điểm của em bé sưu tầm được. + Cách tiến hành. - GV kiểm tra việc sưu tầm ảnh của học sinh. - GV yêu cầu học sinh giới thiệu về bức ảnh mà mình mang đến lớp ( có thể là ảnh của mình hồi nhỏ hoặc ảnh một em bé), GV chó thể gợi ý bằng các câu hỏi: + Đây là ai ? ảnh chụp lúc mấy tuổi ? Khi đó đã biết làm gì hoặc có những hoạt động đáng yêu nào ? - Học sinh lần lượt giới thiệu bức ảnh của mình. - GV nhận xét, tuyên dương học sinh giới thiệu hay, rõ ràng, lưu loát. * Hoạt động 2. + Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm chung của tẻ em ở từng giai đoạn: dưới 3 tuổi, từ 3 tuổi đến 6 tuổi, từ 6 tuổu đến 10 tuổi. + Cách tiến hành. - GV phổ biến cách chơi, luật hơi. - Các thành viên trong nhóm đọc thông tin trong khung chữ và tìm xem mỗi thông tin ứng với lứa tuổi nào đã nêu. Sau đó cử một bạn viết nhanh đáp án vào bảng. Cử một bạn khác ra rín hiệu nhóm đã làm xong. - Nhóm nào xong trước và đúng là thắng cuộc. - GV đợi tất cả các nhóm làm xong và yêu cầu các nhóm giơ đáp án. - GV nhận xét đánh giá, chốt lại đáp án đúng. ( 1 - b; 2 - a; 3 - c ) * Hoạt động 3. Thực hành. + Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời củaỗi con người. + Cách tiến hành. - GV cho học sinh đọc các thông tin trong SGK trang 15 và trả lời câu hỏi: ? Tại sao nói tuổi đậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người ? - Học sinh trả lời, Lớp nhận xét, bổ sung. - GV KL: Tuổi dậy thì có tầm quan trong đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người vì đậy là thời kì cơ thể có nhiều thay đổi nhất: Phát triển nhanh về chiều cao, cận nặng, cơ quan sinh dục phát triển, biến đổi về tình cảm, suy nghĩ, mối quan hệ xã hội. 4. Củng cố - dặn dò. - GV nhận xét giờ học, HS chuẩn bị bài sau. Kí duyệt của ban giám hiệu
Tài liệu đính kèm: