Giáo án lớp 5 (buổi sáng) - Tuần 9

Giáo án lớp 5 (buổi sáng) - Tuần 9

I. Mục tiêu.

- Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó : lúa gạo, có lí, tranh luận, sôi nổi, lấy lại, .

- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật (Hùng, Quý, Nam, thầy giáo).

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài : tranh luận, phân giải

- Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là quý nhất. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).

II. Đồ dùng dạy học.

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 

doc 22 trang Người đăng huong21 Lượt xem 867Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 (buổi sáng) - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Ngày soạn: Thứ 2 ngày 15 tháng 10 năm 2012
Ngày dạy: Thứ 2 ngày 22 tháng 10 năm 2012
Tập đọc
Tiết số 17: Cái gì quý nhất 
I. Mục tiêu.
- Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó : lúa gạo, có lí, tranh luận, sôi nổi, lấy lại, ...
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật (Hùng, Quý, Nam, thầy giáo).
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài : tranh luận, phân giải
- Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là quý nhất. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra: Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ: Trước cổng trời và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
3. Bài mới. a. GTB: GV giới thiệu ghi đầu bài.
 b. Nội dung bài.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV yêu cầu HS khá đọc toàn bài
- GVgọi 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài(2-3 lượt).GV chú ý sửa lỗi phát âm lúa gạo, tranh luận, sôi nổi, lấy lại, ... và 
ngắt giọng cho từng HS (nếu có).
- GV gọi HS đọc phần chú giải.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- GV gọi HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu.
- GV cho học sinh đọc thầm bài văn và trả lời các câu hỏi:
+ Theo Hùng, Quý Nam cái gì quý nhất ? 
+ Mỗi bạn đưa ra lí lẽ ntn để bảo vệ ý kiến của mình ?
+ Vì sao thầy giáo cho rằng người lao độn mới là qúy nhất ?
+ Chọn tên khác cho bài văn và giải thích tại sao em lại chọn tên đó ?
- Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi.
- Lớp + GV nhận xét, bổ sung. GV tổng kết ND bài.
 + Em hãy nêu nội dung chính của bài ?
- HS nêu GV ghi nội dung của bài lên bảng.
* Đọc diễn cảm : 
 - GV đọc mẫu " Hùng nói ... vàng bạc"
 - GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV nhận xét, tuyên dương HS đọc đúng, đọc hay.
I. Luyện đọc.
- lúa gạo, có lí, tranh luận, sôi nổi, lấy lại, ...
II. Tìm hiểu bài.
+ Hùng: lúa gạo quý nhất 
+ Quý : vàng bạc quý nhất.
+ Nam : thì giờ quý nhất.
+ Thầy giáo: Người lao động là quý nhất.
4. Củng cố - dặn dò.
- GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau. 
Toán
Tiết số 41: Luyện tập
I. Mục tiêu. Giúp HS :
- Nắm vững cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân trong các trường hợp đơn giản.
- Luyên kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
- Bài tập cần làm 1,2,3,4(a,c).
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. ổn định.
2. Kiểm tra: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm : 
 34m5dm = ... m 21m24cm = ...m
 3cm5mm = ... cm 3km45m = ... km
3. Bài mới. a. GTB: GV giới thiệu ghi đầu bài.
 b. Nội dung bài.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Gọi HS đọc bài tập 1 và hướng dẫn HS làm bài.
- GV yêu cầu HS tự làm bài
- GV giúp HS yếu khi làm bài.
- Khi chữa bài, GV yêu cầu HS nhắc lại cách làm
- GV nhận xét, chốt cách viết số đo độ dài dưới dạng số thâp phân.
- GV gọi HS đọc đề bài tập 2.
- GV viết bảng : 315cm = ...m và yêu cầu HS thảo luận để tìm cách làm.
- GV hướng dẫn lại cách làm như SGK, HS tự làm bài theo mẫu rồi chữa bài. 
- GV giúp HS yếu khi làm bài.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- GV cho HS đọc đề bài 3.
- GV gợi ý HS yếu : cách làm tương tự như bài tập 1.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS khác làm vào vở rồi chữa bài.
- GV, HS khác nhận xét, chữa bài
- GV chốt lời giải đúng.
- GV cho HS đọc đề bài 4. 
- GV hướng dẫn HS đổi các đơn vị đo từ 1 tên đơn vị thành số đo có 2 tên đơn vị.
Với HS khá giỏi GV có thể cho các em viết ngay thành số đo có 2 tên đơn vị mà không qua bước đổi sang hỗn số.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS khác làm vào vở rồi chữa bài.
- GV, HS khác nhận xét, chữa bài
- GV chốt lời giải đúng.
Bài 1.
a) 35m23cm = m 
= 35,23 m
b) 51dm3cm = dm 
= 51,3 dm
.
Bài 2.
34dm = 30dm + 4dm = 3m4dm 
 = m = 3,4m
Bài 3.
a) 3km245m = km = 3,245km
Bài 4.
a) 12,44m = 2m m =
12m 44cm
4. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
Đạo đức
Tiết số 9: Tình bạn
I. Mục tiêu.
- Học xong bài này học sinh biết:
+ Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có được tự do kết bạn.
+ Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hằng ngày.
+ Thân ái đoàn kết với bạn bè.
II. Đồ dùng day học.
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. - GV gọi học sinh nêu phần ghi nhớ trong bài học trước.
	- GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới: a. GTB; GV giới thiệu - ghi đầu bài.
 b. Nội dung bài:
* Hoạt động 1: Thảo luận.
+ Mục tiêu: Học sinh biết được ý nghĩa của tình bạn và quyền được kết giao bạn bè của trẻ em.
+ Cách tiến hành.
- GV bắt nhịp cho cả lớp hát bài: Lớp chúng mình đoàn kết.
- GV cho cả lớp thảo luận câu hỏi:
+ Bài hát nói lên điều gì ?
+ Lớp chúng mình có vui như vậy không ?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu xung quanh chúng ta không có bạn bè ?
+ Trẻ em có quyền được tự do kết bạn không ? Em biết được điều đó từ đâu ?
- Học sinh trả lời các câu hỏi, lớp + GV nhận xét, bổ sung.
	GVKL: Ai cũng cần có bạn bè. Trẻ em cũng cần co sbạn bè và có quyền được tự do kết giao bạn bè.
* Hoạt động 2. Tìm hiểu nội dung truyện: Đôi bạn.
+ Mục tiêu: HS hiểu được bạn bè phải đoàn kết, giúp đỡ nhau những lúc khó khăn, hoạn nạn.
+ Cách tiến hành.
- GV đọc câu chuyện đôi bạn cho học sinh nghe.
- GV cho học sinh đóng vai diến lại câu chuyện.
- GV tổ chức cho cả lớp thảo luận các câu hỏi trong SGK.
	GV KL: Bạn bè phải biết thương yêu đoàn kết, giúp đỡ lần nhau, nhất là những lúc khó khăn, hoạn nạn.
* Hoạt động 3. Làm bài tập 2.
+ Mục tiêu: HS biết cách ứng xử phù hợp trong các tình huống có liên quan đến bạn bè.
+ Cách tiến hành.
- GV cho học sinh tự làm bài tập 2 sau đó thảo luận với bạn cùng bàn về cách giải quyết các tình huống.
- Gọi học sinh trình bày cách ứng xử trong các tình huống và giải thích lí do.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
4. Củng cố, dặn dò.
- Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ.
- GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
Địa lí
Tiết số 9 : Các dân tộc, sự phân bố dân cư
I. Mục tiêu. Sau bài học, HS có thể : 
Kể tên được một số dân tộc ở nước ta. 
Phân tích bảng số liệu, lược đồ để rút ra đặc điểm của mật độ dân số và sự phân
bố dân cư ở nước ta.
Nêu một số đặc điểm về các dân tộc ở nước ta.
Có ý thức tôn trọng, đoàn kết các dân tộc
II. Đồ dùng dạy học. 
+ Các hình minh hoạ trong SGK ; lược đồ mật độ dân số Việt Nam.
+ Bảng số liệu về mật độ dân số của một số nước ở châu á
+ GV và HS sưu tầm tranh ảnh về một số dân tộc, làng bản ở miền núi, đồng bằng của Việt Nam.
III. Hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. 
- Năm 2004 nước ta có bao nhiêu dân ? Dân số nước ta đứng thứ mấy trong các nước ở Đông Nam á ?
- Dân số tăng nhanh gây khó khăn gì cho đời sống của nhân dân ? Lấy ví dụ cụ thể ở địa phương em về hậu quả tăng dân số nhanh.
3. Bài mới. a. GTB: GV giới thiệu ghi đầu bài.
 b. Nội dung bài 
1) Dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam
* Hoạt động 1. Làm việc cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc SGK, nhớ lại kiến thức đã học ở môn địa lí lớp 4 và trả lời các câu hỏi :
+ Nước ta có bao nhiêu dân tộc ?
+ Dân tộc nào có số dân đông nhất ? sống chủ yếu ở đâu ? các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu?
+ Kể tên một số dân tộc ít người và địa bàn sinh sống của họ ? 
- HS đọc SGK, quan sát tranh bảng số liệu rồi nối tiếp trình bày trước lớp
- GV kết hợp giới thiệu tranh ...
+ Truyền thuyết Con rồng cháu tiên của nhân dân ta thể hiện điều gì ?
- GV gọi HS lên bảng chỉ trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của người kinh và các dân tộc ít người.
- GV nhận xét, chỉnh sửa câu trả lời cho HS. 
2) Mật độ dân số Việt Nam 
* Hoạt động 2. Làm việc cá nhân.
- GV hỏi : Em hiểu thế nào là mật độ dân số.
Ví dụ : Dân số của huyện A là 52000 người, diện tích tự nhiên là 250km2. Mật độ dân số của huyện A là bao nhiêu người trên 1km2 ? 
+ So sánh mật độ dân số nước ta với mật độ dân số một số nước ở châu á.
+ Kết quả so sánh trên chứng tỏ điều gì về mật độ dân số Việt Nam ? 
	GV kết luận : Mật độ dân số nước ta là rất cao, cao hơn cả mật độ dân số Trung Quốc
3) Sự phân bố dân cư ở Việt Nam.
* Hoạt động 3. Làm việc theo bàn.
- GV yêu cầu HS cùng bàn xem lược đồ và thực hiện các nhiệm vụ sau : 
+ Các vùng có mật độ dân số trên 1000 người /km2 
+ Những vùng nào có mật độ dân số từ 501 đến 1000 người / km2 ?
+ Các vùng có mật độ dân số từ 100 đến 500 người / km2 ?
+Vùng mật độ dân số dưới 100 người /km2 
+Dân cư nước ta tập trung đông ở vùng nào ? Vùng nào dân cư sống thưa thớt ? điều đó gây khó khăn gì cho việc phát triển kinh tế ở mỗi vùng
+ Để khắc phục tình trạng mất cân đối giữa dân cư các vùng, Nhà nước ta đã làm gì ? 
- HS cùng bàn đọc lược đồ rồi trình bày trước lớp.
- GV, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Gọi HD đọc phần bài học SGK trang 84.
4. Củng cố dặn dò : - GV tóm tắt ý chính của bài.
	 - GVđánh giá, nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: Thứ 3 ngày 16 tháng 10 năm 2012
Ngày dạy: Thứ 3 ngày 23 tháng 10 năm 2012
Toán 
Tiết số 42.Viết các số đo khối lượng dưới dạng 
Số thập phân
I. Mục tiêu. Giúp HS ôn:
- Bảng đơn vị đo khối lượng.
- Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề và quan hệ giữa một số đơn vị đo KL thường dùng.
- Luyện tập viết các số đo KL dưới dạng STP với các đơn vị đo khác nhau.
- Bài tập cần làm 1,2(a),3.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng đơn vị đo KL kẻ sẵn.
III.Các hoạt động dạy- học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra.
3. Bài mới. a. GTB. GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
 b. Nội dung bài.
 Các hoạt động của thầy và trò 
Nội dung
? 1 tạ bằng bao nhiêu phần của tấn? Viết dưới dạng STP bằng bao nhiêu?
? 1kg bằng bao nhiêu phần của tấn? Bao nhiêu phần của tạ?
* VD. GV nêu ví dụ yêu cầu HS nêu cách làm.
- GV hướng dẫn như SGK.
+ HS quan theo dõi HD của GV để làm bài.
Bài 1. - GV nêu yêu cầu.
- HS tự làm bài vở.
- 2 HS lên bảng.
- HS + GV nhận xét bài làm.
Bài 2. HS nêu yêu cầu bài.
? Nêu cách làm bài?
- HS tự làm bài vở- sau đó đổi vở kiểm tra cho nhau.
- 2 HS làm bài trên bảng.
- HS- GV nêu nhận xét.
Bài 3.- 1 HS đọc đề toán.
- Cho HS trao đổi các bước tính, nêu cách làm.
- HS làm bài vở- 1 HS làm bài bảng.
- HS + GV nhận xét, cho điểm.
1. Ôn quan hệ giữa các đơn vị đo KL thường dùng.
- 1 tạ =tấn = 0,1 tấn.
- 1 kg = tấn = 0,001 tấn.
2. VD viết số thích hợp
5 tấn 123 kg =  tấn.
- Cách làm. 5 tấn 123 kg = 5tấn
 =5,123 tấn
 Vậy 5 tấn 123 kg = 5,123 tấn.
3. Thực hành.
Bài 1: Viết số thích hợp
a, 4 tấn562 kg = 4tấn = 4,562tấn
c, 3 tấn 14 kg = 3tấn = 3,014 tấn
Bài 2. Viết số đo thích hợp dưới dạng STP.
a, 2kg 50g =  ... học bài, chuẩn bị bài sau.
Thể dục
 tiết số 18: trò chơi “ai nhanh và khéo hơn”.
I. Mục tiêu.
 - Học trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn”. YC nắm được cách chơi.
- Ôn 3 động tác vươn thở, tay và chân của bài thể dục phát triển chung.
II. Địa điểm, phương tiện
 - Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, bảo đảm an toàn luyện tập.
 - Phương tiện: Còi, bóng và kẻ sân cho trò chơi.
III. Các hoạt động dạy học.
Nội dung
Thời lượng
1. Phần mở đầu
- Tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Chạy thành một hàng dọc sau đó chuyển đội hình thành vòng tròn.
- Khởi động xoay các khớp.
- Chơi trò chơi “Đứng ngồi theo hiệu lệnh”.
2. Phần cơ bản
* Học trò chơi “Ai nhanh và đúng hơn”
- GV nêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi. 
(Nội dung trò chơi và cách chơi như SGV trang 21)
- Cho HS chơi thử 1-2 lần.
- Gv n/x và giải thích thêm sao cho HS đều nắm được cách chơi.
- Tổ chức cho HS chơi chính thức.
- GV làm người trọng tài và điều khiển cuộc chơi.
Sau 4-5 lần chơi, HS nào có số lần thua nhiều hơn là thua cuộc.- Những em thua cuộc phải nhảy lò cò vòng quanh các bạn 1-2 vòng.
- GV nhận xét, tuyên dương.
* Ôn 3 động tác của bài TD.
- Gọi HS nhắc lại tên 3 ĐT đã học.
- Cho HS ôn lần lượt 3 động tác đã học- Mỗi động tác 1-2 lần. Trước khi ôn ĐT chân- cho HS ôn đồng thời 2 động tác vươn thở, tay.
- Ôn kết hợp 3 động tác.
- Chia tổ để tập luyện dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
Gv chú ý quan sát uốn sửa cho HS trong quá trình ôn tập.
3. Phần kết thúc
- Thực hiện một số động tác thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà.
6- 10 p
18-22 p 
5-6p
4-5 lần
4-16 p
2-3 lần
4-5p
Ngày soạn: Thứ 6 ngày 19 tháng 10 năm 2012
Ngày dạy: Thứ 6 ngày 26 tháng 10 năm 2012
Toán
 Tiết số 45. Luyện tập chung 
I. Mục tiêu.
 - Giúp HS củng cố cách viết số đo độ dài, khối lượng và diện tích dưới dạng STP theo các đơn vị đo khác nhau.
- Rèn kỹ năng chuyển đổi đơn vị đo, cách trình bày bài sạch đẹp.
- Bài tập cần làm 1,3,4.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ viết sẵn bài tập 2.
III.Các hoạt động dạy- học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. 
3. Bài mới. a. GTB: GV giới thiệu ghi đầu bài.
 b. Nội dung bài
 Hoạt động của thầy, trò 
Nội dung
- HS nêu yêu cầu bài tập 1.
- Cho HS tự làm bài.
- Gọi HS nêu cách làm và nêu kết quả.
- HS + GV nhận xét bài làm đúng.
- GV nêu yêu cầu bài 3.
- Cho HS tự làm bài.
- HS nêu kết quả bài - thống nhất kết quả.
Bài 4.- HS nêu y/c bài tập - tự làm bài vở.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Lớp nhận xét thống nhất kết quả.
Bài 1 (48). Viết các m.
a, 3m6dm = 3m = 3,6m
b, 4dm = m = 0,4 m
c, 34m5cm = 34m = 34,05 m.
Bài 3. Viết STP
a, 42dm4cm = 42,4 dm.
b, 56 cm 9 mm = 56,9 cm.
c, 26 m 2 cm = 26,02 m.
Bài 4. Viết STP
a, 3kg5g = 3,005 kg.
b, 30 g = 0,03 kg.
4. Củng cố dặn dò.
- GV hệ thống ND bài.
- GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn
Tiết Số 18: luyện tập thuyết trình, tranh luận
I. Mục đích - Yêu cầu.
- Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ, dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản (BT1, BT2).
- Trình bày ý kiến của mình một cách rõ ràng, mạch lạc, dễ nghe để thuyết phục mọi người.
II. Đồ dùng dạy học.
- Giấy khổ to kẻ sẵn bảng.
Nhân vật
ý kiến
Lí lẽ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. ? Khi thuyết trình, tranh luận người nói phải có thái độ ntn ?
	- GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới. a. GTB: GV giới thiệu ghi đầu bài.
 b. Nội dung bài
- GV gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập 1.
? Bài tập 1 yêu cầu gì ?
- HS nêu yêu cầu - GV kẻ chân những từ ngữ thể hiện yêu cầu chính của bài.
- Gọi 5 học sinh đọc phân vai câu chuyện 
? Các nhân vật trong câu chuyện trên tranh luận về vấn đề gì ?
? ý kliến của từng nhân vật ra sao ?
? Các nhân vật đó đã đưa ra lí lẽ và dẫn chứng ntn ?
- Học sinh nêu, GV ghi nhanh lên bảng.
Nhân vật
ý kiến
Lí lẽ
* Đất
* Nước
Không khí
* ánh sáng
- Cây cần đất nhất
- Cây cần nước nhất
- Cây cần không khí nhất
- Cây cần ánh sáng nhất
- Đất có chất màu nuôi cây
- Nước vận chuyển chất màu để nuôi cây.
- Cây không thể sống nếu thiếu không khí.
- Thiếu ánh sáng thì cây sẽ không còn màu xanh.
? ý kiến của em về vấn đề này như thế nào ?
- Học sinh nêu ý kiến của mình.
- GV chia ,lớp thành 7 nhóm, các nhóm dựa vào gợi ý đưa ra ý kiến tranh luận các mình theo các nhân vật.
- GV gọi một số nhóm lên đưa ra ý kiến tranh luận trước lớp.
- Lớp + GV nhận xét, đánh giá.
- Gọi học sinh đọc bài tập 2.
? Bài tập 2 yêu cầu thuyết trình hay tranh luận ?
? Bài tập yêu cầu thuyết trình về vấn đề gì ?
- GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu của bài, GV đưa ra 1 số câu hỏi gợi ý:
? Nếu chỉ có trăng thì chuyện gì sẽ xảy ra ?
? Nếu chỉ có đèn thì chuyện gì sẽ xảy ra ?
? Vì sao nói cả trăng và đèn đều cần thiết cho cuộc sống ?
? Trăng và đèn đều có những ưu điểm và hạn chế nào ?
- Học sinh làm bài theo nhóm và viết vào giấy khổ to.
- Đại diện các nhóm lên bảng trình bày bài làm.
- Lớp + GV nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh bài làm.
- GV nhận xét, tuyên dương những nhóm có bài làm tốt.
4. Củng cố - Dặn dò.
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS tích cực, tự giác trong học tập.
- Dặn học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
lịch sử
Tiết số 9: cách mạng mùa thu
I. Mục tiêu.
	Sau bài học, học sinh nêu được:
- Mùa thu năm 1945, nhân dân cả nước vùng lên phá tan xiềng xích nô lệ, cuộc cách mạng này được gọi là Cách mạng mùa thu.
- Tiểu biểu cho cách mạng tháng tám là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội vào ngày 19/8/1945. Ngày 19/8 trở thành ngày kỉ niệm Cách mạng tháng 8.
- ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng tám.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bản đồ hành chính VN. Tư liệu về cách mạng Tháng 8, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. ổn định.
2. Kiểm tra.
+ Thuật lại cuộc khởi nghĩa ngày 12 - 1930 tại Nghệ - Tĩnh.
+ Trong những năm 1930 -1930, ở nhiều vùng nông thôn Nghệ - Tĩnh diến ra điều gì mới ?
- GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới. a. GTB: GV giới thiệu ghi đầu bài.
 b. Nội dung bài.
* Hoạt động 1. Thời cơ cách mạng.
- GV cho học sinh đọc phần chữ in nhỏ.
- GV giới thiệu về bối cảch lịch sử trong giai đoạn trước cách mạng tháng 8.
+ Tình hình kẻ thù của dân tộc ta lúc này như thế nào ?
- Học sinh trả lời câu hỏi, lớp + GV nhận xét, bổ sung.
	GVKL: Nhận thấy thời cơ đã đến, Đảng đã nhanh chóng phát lệnh tổng tiến công khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước. .
* Hoạt động 2. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội ngày 19 - 8 - 1945.
- GV yêu câu học sinh cùng đọc SGKvà trả lời cầu hỏi: Cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội diễn ra như thế nào?
- GV gọi một số nêu.
- Lớp + GV nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động 3. Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở các địa phương khác.
- GV yêu cầu HS nêu lại kết quả của cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội và đặt vấn đề:
+ Cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội có tác động như thế nào đến tinh thần cách mạng của nhân dân cả nước ?
+ Tiếp sau Hà Nội những nơi nào đã giành được chính quyền ?
+ Em biết gì về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Ninh Bình ?
- Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi. Lớp + GV nhân xét, bổ sung.
* Hoạt động 4. Nguyên nhân và ý nghĩa lịch sử.
- GV cho học sinh thảo luận trả lời các câu hỏi:
+ Vì sao nhân dân ta giành được thắng lợi trong cách mạng tháng 8 ? 
+ Thắng lợi của cách mạng tháng 9 có ý nghĩa gì ?
- Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi. Lớp + GV nhân xét, bổ sung và hệ thống lại ý nghĩa của cách mạng tháng Tám.
4. Củng cố dặn dò. 
- Đánh giá nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị giờ sau.
Khoa học
Tiết số 18: Phòng tránh bị xâm hại
I. Mục tiêu. Giúp HS:
- Biết được một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại. 
- Biết đựơc một số cách ứng phó với nguy cơ bị xâm hại.
- Biết được những ai là người có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự nhờ giúp đỡ bản thân khi bị xâm hại.
- Luôn có ý thức phòng tránh bị xâm hại và nhắc nhở mọi người cùng đề cao cảnh giác.
II. Đồ dùng dạy học.
	Hình minh hoạ trong SGK tr. 38,39.
III. Các hoạt động dạy học. 
1. ổn định.
2. Kiểm tra. + Những trường hợp tiếp xúc nào không bị lây nhiễm HIV/ AIDS ? 
	+ Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với người nhiễm HIV và gia đình họ ? Theo em, tại sao cần làm như vậy ? 
3. Bài mới. a. GTB: GV giới thiệu ghi đầu bài.
 b. Nội dung bài	
1) Khi nào chúng ta có thể bị xâm hại ?
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. 
+ Mục tiêu: HS nêu đựơc một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại.
+ Cách tiến hành.
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm 
+ Quan sát các hình 1,2,3 tr 38 SGK và trao đổi về nội dung từng hình.
+ Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại. 
- HS các nhóm quan sát các hình 1,2,3 trao đổi rồi trình bày trước lớp
- GV ghi lên bảng các ý kiến của HS
- GV nhận xét, kết luận trường hợp HS nói đúng.
+ Bạn có thể làm gì để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại?
- GV kết luận : Mục " Bạn cần biết " trong SGK trang 39
2) ứng phó với nguy cơ bị xâm hại
* Hoạt động 2: Đóng vai " ứng phó với nguy cơ bị xâm hại" 
+ Mục tiêu: Giúp HS : - Rèn luyện kĩ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại.
	 - Nêu được các quy tắc an toàn cá nhân.
+ Cách tiến hành: - GV giao giao nhiệm vụ cho các nhóm
Nhóm 1: Phải làm gì có người lạ tặng quà cho mình?
Nhóm 2: Phải làm gì có người lạ muốn vào nhà?
Nhóm 3: Phải làm gì khi có người trêu ghẹo hoặc có hành động gây bối rối khó chịu với bản thân ?
- GV, HS khác nhận xét, bổ sung
- Từng nhóm thảo luận rồi trình bày cách ứng xử trước lớp : ....
 Trong trường hợp bị xâm hại chúng ta cần phải làm gì? 
	GV kết luận: Trong trường hợp bị xâm hại, tuỳ trường hợp cụ thể mà các em có cách ứng xử phù hợp ...
* Hoạt động 3: Vẽ bàn tay tin cậy.
+ Mục tiêu: HS liệt kê danh sách những người có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự nhờ giúp dỡ bản thân khi bị xâm hại.
+ Cách tiến hành.
Bước 1: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân.
-Mỗi em vẽ bàn tay của mình với các ngón xoè ra trên tờ giấy. 
-Trên mỗi ngón tay ghi tên một người mà mình tin cậy, mình có thể nói mọi điều thầm kín,...
Bước 2: Làm việc theo cặp.
- HS trao đổi hình vẽ bàn tay của mình với bạn bên cạnh.
- Gọi một số HS nói về “bàn tay tin cậy” trước cả lớp.
Bước 3: Làm việc cả lớp.
- 1HS đọc trước lớp, HS khác đọc thầm
- GV kết luận như mục " Bạn cần biết " trang39 SGK.
4. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
Kí duyệt của ban giám hiệu
..

Tài liệu đính kèm:

  • docGA SANG TUAN 9.doc