Giáo án Lớp 5 - Học kỳ 1 - Tuần 7

Giáo án Lớp 5 - Học kỳ 1 - Tuần 7

TẬP ĐỌC tiết 13

NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Đọc trôi chảy toàn bài - Đọc đúng các tiếng phiên âm tiếng nước ngoài: A-ri-ôn, Xi-xin - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện phù hợp với những tình tiết bất ngờ của câu chuyện.

2. Kĩ năng: Hiểu từ ngữ trong câu chuyện. Hiểu nội dung câu chuyện. Ca ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người. Cá heo là bạn của con người.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu quý thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên.

II. Chuẩn bị:

 

doc 33 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1004Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Học kỳ 1 - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
(Từ ngày 8/10 đến 12/10/07)
Thứ ngày
Môn
Số tiết
Tên bài dạy
ĐDDH
Hai
8/10/07
Chào cờ
Tập đọc
Toán
Lịch sử
Đạo đức
7
13
31
7
7
Sinh hoạt đầu tuần
Những người bạn tốt
Luyện tập chung
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
Nhớ ơn tổ tiên (tiết 1)
Sân trường
Tranh MH
Tranh MH
Ba
9/10/07
Thể dục
Chính tả
Toán
LTừ & câu
Khoa học
13
7
32
13
13
ĐHĐN – TC :”Trao tín gậy “
Nghe –viết :Dòng kinh quê hương
Khái niệm số thập phân
Từ nhiều nghĩa
Phòng bệnh sốt xuất huyết
Sân trường ,còi
Bảng phụ
Bảng phụ
Tranh MH
Tư
10/10/07
Kể chuyện
Tập đọc
Toán
TLV
SHNK
7
14
33
13
Cây cỏ nước Nam
Tiếng đàn Ba –la –lai –ca trên sông Đà
Khái niệm số thập phân (tiếp theo)
Luyện tập tả cảnh 
Tranh MH
Tranh MH
PHT
Năm
11/10/07
Thể dục
Địa lí
Toán
L từ & câu
Mĩ thuật
14
7
34
14
7
ĐHĐN – TC :” Trao tín gậy “ 
Oân tập
Hàng của số thập phân –đọc viết số T/phân
Luyện tập về từ nhiều nghĩa
Vẽ tranh : Đề tài :An toàn giao thông 
Sân trường , còi
-Bản đồ,PHT
Bảng phụ
Dụng cụ vẽ
Sáu
12/10/07
Khoa học
T L V
Toán
Kĩ thuật
Âm nhạc
SHTT
14
14
35
7
7
7
Phòng bệnh viêm não
Luyện tập tả cảnh
Luyện tập
Nấu cơm (tiết 1) 
Oân bài :Con chim hay hót –Oân TĐN số 1,2 
Sinh hoạt cuối tuần
Tranh MH
1 số bài văn hay
Kim,chỉ khuy,
Nhạc cụ gõ
Ngày soạn :5 /10/07
Ngày dạy :8 /10 /07
TẬP ĐỌC tiết 13
NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 	Đọc trôi chảy toàn bài - Đọc đúng các tiếng phiên âm tiếng nước ngoài: A-ri-ôn, Xi-xin - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện phù hợp với những tình tiết bất ngờ của câu chuyện. 
2. Kĩ năng: 	Hiểu từ ngữ trong câu chuyện. Hiểu nội dung câu chuyện. Ca ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người. Cá heo là bạn của con người. 
3. Thái độ: 	Giáo dục học sinh yêu quý thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên. 
II. Chuẩn bị:
- 	GV: Truyện, tranh ảnh về cá heo 
 - 	HSø : SGK 
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Khởi động: 
- Hát 
4’
2. Bài cũ: Tác phẩm của Si-le và tên phát xít. 
- Lần lượt 3 học sinh đọc
- Giáo viên hỏi về nội dung 
- Học sinh trả lời 
Ÿ Giáo viên nhận xét, cho điểm 
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
“Những người bạn tốt” 
33’
4. Phát triển các hoạt động: 
9’
* Hoạt động 1: Luyện đọc 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
- 1 Học sinh đọc toàn bài 
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp theo đoạn
- Rèn đọc những từ khó: A-ri-ôn, Xi-xin, boong tàu...
* 4 đoạn: 
Đoạn 1: Từ đầu... trở về đất liền 
Đoạn 2: Những tên cướp... giam ông lại.
Đoạn 3: Hai hôm sau... A-ri-ôn 
Đoạn 4: Còn lại 
- Học sinh đọc nối tiếp trong nhóm và trình bày trước lớp
HD giải nghĩa từ khó
- Học sinh đọc chú giải sau bài đọc. 
- Giáo viên giải nghĩa từ 
- Học sinh tìm thêm từ ngữ, chi tiết chưa hiểu (nếu có). 
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài
- 1 HS đọc toàn bài 
12’
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
- Hoạt động nhóm, lớp
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1
- Học sinh đọc đoạn 1
- Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển? 
- Vì bọn thủy thủ cướp hết tặng vật của ông và đòi giết ông. 
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2
- Học sinh đọc đoạn 2
- Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời? 
- đàn cá heo bơi đến vây quanh, say sưa thưởng thức tiếng hát ® cứu A-ri-ôn khi ông nhảy xuống biển, đưa ông trở về đất liền. 
- Yêu cầu học sinh đọc toàn bài
- Học sinh đọc toàn bài 
- Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào? 
- Biết thưởng thức tiếng hát của người nghệ sĩ. 
- Biết cứu giúp nghệ sĩ khi ông nhảy xuống biển. 
- Yêu cầu học sinh đọc cả bài
- Học sinh đọc cả bài 
- Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thủy thủ và của đàn cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ôn? 
- Đám thủy thủ, tham lam, độc ác, không có tính người. 
- Cá heo: thông minh, tốt bụng, biết cứu giúp người gặp nạn. 
8’
* Hoạt động 3: L. đọc diễn cảm 
- Hoạt động cá nhân, lớp
- Nêu giọng đọc? 
- Giọng kể phù hợp với tình tiết bất ngờ của câu chuyện.- HS đọc nối tiếp 
- GV HD đọc diễn cảm đoạn 2
HS nối tiếp đọc diễn cảm
4’
* Hoạt động 4: Củng cố
- Tổ chức cho học sinh thi đua đọc diễn cảm. 
- Nêu nội dung chính của câu chuyện?
- Học sinh đọc diễn cảm (mỗi dãy cử 3 bạn).
- Ca ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người 
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương
1’
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Rèn đọc diễn cảm bài văn 
- Chuẩn bị: “Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà”
- Nhận xét tiết học 
TOÁN tiết 31
KHÁI NIỆM SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 	- Nhận biết khái niệm ban đầu về số thập phân (dạng đơn giản). 
	- Biết đọc, viết số thập phân dạng đơn giản. 
2. Kĩ năng: 	Rèn học sinh nhận biết, đọc, viết số thập phân nhanh, chính xác. 
3. Thái độ: 	Giáo dục học sinh yêu thích môn học, thích tìm tòi, học hỏi, thực hành giải toán về số thập phân. 
II. Chuẩn bị:
- 	GV: Phấn màu - Hệ thống câu hỏi - Tình huống - Bảng phụ kẻ sẵn các bảng trong SGK.
- HS: Vở bài tập, SGK, bảng con 
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Khởi động: 
- Hát 
4’
2. Bài cũ: 
- Giáo viên phát bài kiểm tra - nhận xét 
- Giáo viên cho học sinh sửa bài sai nhiều 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
Tiết học đầu tiên về số thập phân là bài “Khái niệm số thập phân”.
Hs ghi tựa bài vào vở
30’
4. Phát triển các hoạt động: 
15’
* Hoạt động 1: Nhận biết khái niệm ban đầu về số thập phân 
- Hoạt động cá nhân 
a) Hướng dẫn học sinh tự nêu nhận xét từng hàng trong bảng ở phần (a) 
m
dm
cm
mm
0
5
0
0
7
0
0
0
9
5dm hay m 
7 cm hay m
9 mm hay m
GV ghi tiếp
 m còn được viết thành 0,5 m
 m còn được viết thành 0,07 m
 m còn được viết thành 0,009 m
Gv giới thiệu cách đọc các số 
HS đọc các số:
+ 0,5 Không phẩy năm
+ 0,07 Không phẩy không bảy
+ 0,009 Không phẩy không không chín
 GV chốt lại :Các số 0,5 ;0,07 ;0,009 được gọi là các số thập phân
10’
* Hoạt động 2: Thực hành 
- Hoạt động cá nhân, lớp 
Ÿ Bài 1:
Cho HS đọc yêu cầu bài tập
HS đọc YC -Hs đọc nối tiếp PSTP và STP tương ứng trên tia số
GV HD giải thích thêm cho HS 
Ÿ Bài 2: 
- Giáo viên yêu cầu HS đọc đề
- Học sinh đọc đề 
- Giáo viên HD HS làm mẫu
 7dm = m = 0,7 m
 9 cm = m = 0,09 m
- Học sinh làm theo nhóm và trình bày kết quả trước lớp
a) 0,5 0,002 0,004
b) 0,03 0,008 0,006
- Giáo viên tổ chức cho học sinh sửa 
Ÿ Bài 3: 
- Giáo viên kẻ bảng này lên bảng của lớp để chữa bài. 
- Học sinh làm vào vở 
GV chấm điểm - nhận xét 
- Học sinh làm trên bảng phụ. kẻ sẵn 
5’
* Hoạt động 3: Củng cố 
- Hoạt động (nhóm 4) 
- HS nhắc lại kiến thức vừa học. 
1’
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Làm bài nhà 
- Chuẩn bị: Xem bài trước ở nhà 
- Nhận xét tiết học 
LỊCH SỬ tiết 7
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 	- Học sinh biết: Cuối tháng 1, đầu tháng 2/1930, lãnh tụ Nguyễn Aùi Quốc đã chủ trì hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam.
	- Đảng ra đời là 1 sự kiện lịch sử quan trọng, đánh dấu thời kỳ cách mạng nước ta có sự lãnh đạo đúng đắn, giành nhiều thắng lợi to lớn. 
2. Kĩ năng: 	Rèn kỹ năng phân tích sự kiện lịch sử. 
3. Thái độ: 	Giáo dục học sinh nhớ ơn tổ chức Đảng và Bác Hồ - người thành lập nên Đảng CSVN. 
II. Chuẩn bị:
- GV: Ảnh trong SGK - Tư liệu lịch sử. 
- HS : Sưu tầm thêm tư liệu 
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Khởi động: 
- Hát 
4’
2. Bài cũ: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước
- Tại sao anh Ba quyết chí ra đi tìm đường cứu nước?
- Học sinh trả lời
- Nêu ghi nhớ?
Ÿ Giáo viên nhận xét bài cũ
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời
33’
4. Phát triển các hoạt động: 
10’
* Hoạt động 1: Tìm hiểu sự kiện thành lập Đảng 
- Hoạt động nhóm 
- Giáo viên trình bày:
Từ những năm 1926 - 1927 trở đi, phong trào CM nước ta phát triển mạnh mẽ. Từ tháng 6 đến tháng 9 năm 1929, ở nước ta lần lượt ra đời 3 tổ chức Cộng Sản. Các tổ chức Cộng Sản đã lãnh đạo phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp, giúp đỡ lẫn nhau trong một số cuộc đấu tranh nhưng lại công kích lẫn nhau. Tình hình mất đoàn kết, thiếu thống nhất lãnh đạo không thể kéo dài.
- Học sinh đọc đoạn “Để tăng cường .....thống nhất lực lượng”
- Học sinh đọc
- Lớp thảo luận nhóm bàn, câu hỏi sau:
- Học sinh thảo luận nhóm bàn
- Tình hình mất đoàn kết, không thống nhất lãnh đạo yêu cầu phải làm gì?
- 1 đến 4 nhóm trình bày kết quả thảo luận ® các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
- Ai là người có thể làm được điều đó?
- Các nhóm nói đựơc những ý sau: Cần phải sớm hợp nhất các tổ chức Công Sản, thành lập 1 Đảng duy nhất. Việc này đòi hỏi phải có 1 lãnh tụ đủ uy tín và năng lực mới làm được. Đó là lãnh tụ Nguyễn Aùi Quốc.
Ÿ Giáo viên nhận xét và chốt lại
Nhằm tăng cường sức mạnh của CM nên cần hợp nhất 3 tổ chức Đảng ở Bắc, Trung, Nam. Người được Quốc tế Cộng Sản Đảng cử về hợp nhất 3 tổ chức Đảng là lãnh tụ Nguyễn Aùi Quốc. 
10’
* Hoạt động 2: Hội nghị thành lập Đảng 
- Hoạt động nhóm 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc SGK
- Chia lớp theo nhóm 6 trình bày diễn biến hội nghị thành l ... 1. Kiến thức: 	Dựa trên kết quả quan sát tả cảnh sông nước và dàn ý đã lập - Học sinh biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn. Thể hiện rõ đối tượng tả (đặc điểm hoặc bộ phận của cảnh), trình tự miêu tả - nét nổi bật của cảnh - Cảm xúc của người tả cảnh. 
2. Kĩ năng: 	Rèn kĩ năng dựng đoạn văn. 
3. Thái độ: 	Giáo dục HS lòng yêu quý cảnh vật thiên nhiên và say mê sáng tạo. 
II. Chuẩn bị: 
- GV: Đoạn - câu - bài văn tả cảnh sông nước 
- HSø: Dàn ý tả cảnh sông nước 
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Khởi động: 
- Hát 
4’
2. Bài cũ: 
- Kiểm tra bài học sinh 
- HS đọc lại kết quả làm bài tập 3
- Giáo viên giới thiệu đoạn văn - câu văn - bài văn hay tả sông nứơc 
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
33’
4. Phát triển các hoạt động: 
14’
* Hoạt động 1: HDHS biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn 
- Hoạt động nhóm đôi 
Ÿ Bài 1: 
- Yêu cầu học sinh đọc lại bài Vịnh Hạ Long xác định đoạn văn 
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài 1 
- Cả lớp đọc thầm 
- Mỗi đoạn văn trong bài đều tập trung tả một bộ phận của cảnh 
- Học sinh lần lượt đọc dàn ý
- Chọn một phần trong dàn ý viết đoạn văn
Ÿ Giáo viên nhận xét cho điểm 
- Học sinh làm bài
Ÿ Giáo viên chốt lại: Phần thân bài gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn tả một đặc điểm hoặc tả một bộ phận của cảnh. Trong mỗi đoạn gồm có một câu nêu ý bao trùm của cả đoạn - Các câu trong đoạn phải cùng làm nổi bật đặc điểm của cảnh và thể hiện cảm xúc của người viết.
- Cả lớp nhận xét
14’
* Hoạt động 2: HDHS lập dàn ý quan sát tả cảnh
- Hoạt động nhóm đôi 
Ÿ Bài 2:
- Học sinh đọc yêu cầu đề bài
- Giáo viên gợi ý: 
- Học sinh chọn cảnh 
+ Lập dàn ý quan sát cảnh
+ Chọn lọc chi tiết của cảnh
+ Sắp xếp những chi tiết theo trình tự hợp lý từ xa đến gần - cao xuống thấp 
5’
* Hoạt động 3: Củng cố
- Hoạt động lớp
1’
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Về nhà viết lại đoạn văn vào vở
- Soạn bài luyện tập làm đơn 
- Nhận xét tiết học 
TOÁN tiết 35
SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 	Giúp học sinh nhận biết: viết thêm chữ số 0 vào tận cùng bên phải số thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải số thập phân thì giá trị của số thập phân vẫn không thay đổi. 
2. Kĩ năng: 	Rèn học sinh kĩ năng nhận biết, đổi số thập phân bằng nhau nhanh, chính xác. 
3. Thái độ: 	Giáo dục học sinh yêu thích môn học. 
II. Chuẩn bị: 
- 	GV: Phấn màu - Bảng phụ - Câu hỏi tình huống 
- 	HSø: Bài soạn: số thập phân bằng nhau - Vở bài tập - bảng con - SGK
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Khởi động: 
- Hát 
4’
2. Bài cũ: 
- Học sinh sửa bài 2b, c, /42 (SGK). 
Ÿ Giáo viên nhận xét, cho điểm 
- Lớp nhận xét 
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
- Hôm nay, chúng ta tìm hiểu kiến thức về “Số thập phân bằng nhau”. 
30’
4. Phát triển các hoạt động: 
15’
* Hoạt động 1: HDHS nhận biết: viết thêm chữ số 0 vào tận cùng bên phải số thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải số thập phân thì giá trị của số thập phân vẫn không thay đổi. 
- Hoạt động cá nhân
- Giáo viên đưa ví dụ: 
	0,9m ? 0,90m 
9dm = 90cm 
- Nếu thêm chữ số 0 vào bên phải của số thập phân thì có nhận xét gì về hai số thập phân? 
9dm = m ; 90cm = m; 
9dm = 0,9m ; 90cm = 0,90m 
0,9m = 0,90m 
- Học sinh nêu kết luận (1) 
- Lần lượt điền dấu > , < , = và điền vào chỗ ... chữ số 0. 
0,9 = 0,900 = 0,9000 
8,75 = 8,750 = 8,7500 = 8,75000
12 = 12,0 = 12,000 
- Dựa vào ví dụ sau, học sinh tạo số thập phân bằng với số thập phân đã cho. 
- Học sinh nêu lại kết luận (1) 
0,9000 = ......... = ............
8,750000 = ......... = ............
12,500 = ......... = ............
- Yêu cầu học sinh nêu kết luận 2
- Học sinh nêu lại kết luận (2) 
10’
* Hoạt động 2: HDHS làm bài tập 
- Hoạt động lớp 
Ÿ Bài 3: Giáo viên gợi ý để học sinh hướng dẫn học sinh.
- Yêu cầu học sinh phân tích đề, nêu cách giải, làm bài. 
- Học sinh đọc yêu cầu đề 
- Học sinh làm bài 
Ÿ Giáo viên nhận xét, bổ sung 
- Học sinh sửa bài 
- Học sinh nêu bài tập này giúp em tính nhanh trong biểu thức. 
30 x 5 : 6 = = 5 x 5 = 25
5’
* Hoạt động 3: Củng cố 
- Hoạt động cá nhân
- Học sinh nhắc lại kiến thức vừa học. 
- Thi đua cá nhân
1’
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Làm bài nhà 
- Chuẩn bị: “Số thập phân bằng nhau”
- Nhận xét tiết học
 KĨ THUẬT tiết 14
NẤU CƠM
I. MỤC TIÊU :
	- Nắm cách nấu cơm .
	- Biết cách nấu cơm .
	- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để nấu cơm giúp gia đình .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Chuẩn bị : Gạo tẻ , nồi , bếp , lon sữa bò , rá , chậu , đũa , xô  
	- Phiếu học tập .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1’
3’
1’
7’
 1. Khởi động : Hát . 
 2. Bài cũ : Chuẩn bị nấu ăn .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : Nấu cơm .
 a) Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Tìm hiểu các cách nấu cơm trong gia đình .
MT : Giúp HS nắm các cách nấu cơm .
- Đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu các cách nấu cơm ở gia đình .
- Tóm tắt các ý trả lời của HS 
Hoạt động lớp .
: Có 2 cách nấu cơm là nấu bằng soong hoặc nồi và nấu bằng nồi cơm điện .
20’
4’
1’
Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách nấu cơm bằng soong , nồi trên bếp .
MT : Giúp HS nắm cách nấu cơm bằng soong , nồi trên bếp .
- Giới thiệu nội dung phiếu học tập và cách tìm thông tin để hoàn thành nhiệm vụ trên phiếu .
- Quan sát , uốn nắn .
- Nhận xét , hướng dẫn HS cách nấu cơm bằng bếp đun .
- Hướng dẫn HS về nhà giúp gia đình nấu cơm .
 4. Củng cố : 
	- Nêu lại ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS có ý thức vận dụng kiến thức đã học để nấu cơm giúp gia đình 
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
- Dặn HS học thuộc ghi nhớ .
Hoạt động nhóm .
- Các nhóm thảo luận về cách nấu cơm bằng bếp đun theo nội dung phiếu học tập
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận .
- Vài em lên thực hiện các thao tác chuẩn bị nấu cơm bằng bếp đun .
- Nhắc lại cách nấu cơm bằng bếp đun .
ÂM NHẠC tiết 7
Oân tập bài hát : CON CHIM HAY HÓT
Oân tập : TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 1 , SỐ 2
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp HS ôn bài hát Con chim hay hót ; TĐN số 1 , số 2 .
	- Hát thuộc lời ca , đúng giai điệu , sắc thái của bài hát ; tập biểu diễn kết hợp động tác phụ họa ; nắm vững 2 bài TĐN .
	- Yêu thiên nhiên , đất nước ; yêu hòa bình .
II. CHUẨN BỊ :
 1. Giáo viên : 
	- Nhạc cụ , máy nghe , băng đĩa nhạc , bảng phụ .
 2. Học sinh : 
	- SGK .
	- Nhạc cụ gõ .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
TG
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
1’
3’
1’
 1. Khởi động :.
 2. Bài cũ : Học hát bài : Con chim hay hót .
 3. Bài mới : Oân tập bài hát : Con chim hay hót – Oân tập : TĐN số 1 , số 2 .
 a) Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động :
Hát
- Vài em hát lại bài hát .
15’
Hoạt động 1 : Oân tập bài hát Con chim hay hót 
MT : Giúp HS hát đúng giai điệu , lời ca bài hát kết hợp vận động phụ họa .
- Giao cho 2 nhóm : nhóm 1 giả làm tiếng thanh la , nhóm 2 giả làm tiếng trống thể hiện theo tiết tấu bài hát . 
Hoạt động lớp , nhóm .
- Hát thuộc lời , sau đó chia ra hát có lĩnh xướng và đồng ca . Lĩnh xướng từ câu Nó hót le te  vô nhà ; đồng ca từ Aáy nó ra  hết bài 
- Chơi trò chơi Tập làm nhạc đệm :
+ Nửa lớp hát , nửa lớp kia gõ đệm .
+ Đổi ngược lại nhiệm vụ .
15’
Hoạt động 2 : Oân tập TĐN số 1 , số 2 .
MT : Giúp HS hát đúng 2 bài TĐN số 1 , số 2 đã học .
- Oân TĐN số 1 : 
+ Đánh đàn từ 2 – 3 âm cho HS nghe , 
+ Sau khi đã đọc được bài TĐN số 1 , cho HS làm quen cách đánh nhịp . 
- Oân TĐN số 2 : Cũng theo trình tự trên , đồng thời làm quen cách đánh nhịp 
Hoạt động lớp .
Đoán tên nốt nhạc và đọc lên cho đúng độ cao .đọc lại bài TĐN số 1
- HS tập đánh nhịp 
Đoán tên nốt nhạc và đọc lên cho đúng độ cao .đọc lại bài TĐN số 2
- HS tập đánh nhịp 
5’
1’
4. Củng cố : 
	- Hát lại bài Con chim hay hót .
	- Giáo dục HS yêu thiên nhiên , đất nước ; yêu hòa bình .
 5. Dặn dò : 
	- Nhận xét tiết học .
	- Oân lại bài hát và 2 bài TĐN ở nhà .
SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 7
CHỦ ĐIỂM THÁNG:Chào mừng ngày thành lập hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam 20 /10
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp HS nhận ra ưu khuyết điểm của bản thân, từ đó nêu ra hướng giải quyết phù hợp.
Kỹ năng: Rèn tính tự giác, mạnh dạn, tự tin.
Thái độ: Giáo dục HS biết ơn bà mẹ chị ,có việc làm để tỏ lòng kính trọng
II. CHUẨN BỊ:
GV : Công tác tuần.
HS: Bản báo cáo thành tích thi đua của các tổ.
III. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP
1 / Đánh giá công tác tuần:
Các tổ trưởng báo cáo kết quả thi đua trong tuần
Tổ trưởng tổng hợp kết quả thi đua 
Gv nhận xét chung về việc thực hiện của lớp về các mặt:
Chuyên cần
Học tập
Lao động vệ sinh
Các hoạt động đội
2 / Công tác tuần 8
 + Duy trì nề nếp,nội quy trường lớp
+ Nâng cao chất lượng học tập
+ Duy trì hình thức học nhóm có hiệu quả 
 + Duy trì phong trào vở sạch chữ đẹp 
+ Phát động đôi bạn cùng tiển trong học tập
+Tổ chức phong trào thi đua học tập giữa các tổ
+Nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường
+ Thu nộp phong trào “công trình măng non”
 + mua tăm ủng hộ người mù huyện Bình Long lần 1.
KÍ DUYỆT TUẦN 7:

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 7-NO.doc