Giáo án Lớp 5 - Môn Lịch sử địa phương

Giáo án Lớp 5 - Môn Lịch sử địa phương

- Kiến thức:

 + Biết một số nét chính về hoàn cảnh ra đời của ngôi đền, quá trình xây dựng, nét kiến trúc của ngôi đền.

 + Biết vai trò, ý nghĩa lịch sử đối với truyền thống văn hoá lịch sử tỉnh Sơn La.

 - Kĩ năng:

 + Quan sát ảnh và mô tả được vẻ đẹp của ngôi đền.

 - Thái độ:

 + Tự hào, có ý thức tôn trọng và bảo vệ di tích lịch sử ở Sơn La.

 

doc 8 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 11594Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Môn Lịch sử địa phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: 
GIỚI THIỆU DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HOÁ 
"BIA VĂN QUẾ LÂM NGỰ CHẾ"
ĐỀN THỜ VUA LÊ THÁI TÔNG (1 tiết)
A. Mục tiêu:
	- Kiến thức:
	+ Biết một số nét chính về hoàn cảnh ra đời của ngôi đền, quá trình xây dựng, nét kiến trúc của ngôi đền.
	+ Biết vai trò, ý nghĩa lịch sử đối với truyền thống văn hoá lịch sử tỉnh Sơn La.
	- Kĩ năng:
	+ Quan sát ảnh và mô tả được vẻ đẹp của ngôi đền.
	- Thái độ:
	+ Tự hào, có ý thức tôn trọng và bảo vệ di tích lịch sử ở Sơn La.
B. Đồ dùng:
	- GV: Tranh, ảnh về ngôi đền
	- HS: Tài liệu Di tích lịch sử văn bia Quế Lâm Ngự Chế - Đền thờ vua Lê Thái Tông.
C. Các hoạt động chủ yếu:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
(?) Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình do nhân dân những nước nào xây dựng, trong thời gian bao lâu?
(?) Nhà máy thuỷ điện hoà bình có vai trò gì?
- Nhận xét, ghi điểm.
1'
3'
- Hát.
-  do cán bộ, công nhân Việt Nam và Liên Xô, xây dựng trong 15 năm
-  cung cấp điện, ngăn lũ
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
(?) Em hãy kể tên những di tích lịch sử ở thành phố Sơn La.
→ Trong bài học hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về van bia Quế Lâm Ngự Chế - Đền thờ vua Lê Thái Tông
2. Nội dung:
a/ Hoạt động 1: Hoàn cảnh ra đời của ngôi đền.
* Mục tiêu: H\s biết được vị trí, hoàn cảnh ra đời của ngôi đền.
* Cách tiến hành:
- Cho h\s đọc thông tin (tr.9, 10, 11, 12): từ đầu đến Đền thiêng Quế Lâm.
(?) Di tích văn bia Quế lâm Ngự Chế nằm ở đâu? Được phát hiện khi nào?
- Nhận xét, bổ sung.
(?) Di tích xuất hiện trong hoàn cảnh nào?
- Nhận xét, bổ sung.
- Cho h\s trao đổi theo cặp.
(?) Ngôi đền Quế Lâm được khởi công xây dựng và khánh thành vào thời gian nào? Có tên là gì?
→ Nhận xét, kết luận: Ngôi đền được xây dựng vào tháng 9/2001 và khánh thành vào ngày 22/1/2003 để ghi nhớ công đức của nhà vua cũng như đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân tỉnh Sơn La.
(?) Đền được xây dựng để làm gì?
- Ghi bảng hoàn cảnh ra đời của đền:
 Đền được xây dựng để ghi nhớ công đức vua Lê Thái Tông.
b/ Hoạt động 2: Tìm hiểu vài nét về kiến trúc của ngôi đền.
* Mục tiêu: H\s nêu được nét kiến trúc của ngôi đền và mô tả được vẻ đẹp của ngôi đền.
* Cách tiến hành:
- Cho h\s đọc từ: Đền được xây dựng đến hết.
(?) Đền được xây dựng như thế nào?
- Nhận xét, bổ sung.
- Treo ảnh về ngôi đền.
(?) Em hãy mô tả vẻ đẹp của ngôi đền?
- Nhận xét, bổ sung.
(?) Việc xây dựng ngôi đền có ý nghĩa như thế nào?
→ Di tích văn bia Quế Lâm Ngự Chế là một di tích có giá trị về lịch sử - văn hoá. Đến với di tích, chúng ta sẽ hiểu thêm về công lao của vị vua trẻ Lê Tái Tông và quân sĩ của ông.
(?) Đền được xây dựng như thế nào?
→ Kết luận, ghi bảng:
 Đền được xây dựng trên 800 m2, theo lối kiến trúc của những ngôi đền cổ Việt Nam.
1'
12'
17'
- Nhà tù Sơn La, Cây đa bản Hẹo, Văn bia Quế Lâm Ngự Chế - Đền thờ vua Lê Thái Tông
- 1 h\s đọc, lớp đọc thầm.
- Di tích văn bia Quế lâm Ngự Chế nằm ngay trung tâm thành phố Sơn La, lưng chừng ngọn núi Cằm, thuộc địa phận tổ 2, phường Chiềng Lề, thành phố Sơn La. Di tích được phát hiện năm 1965 và được Bộ văn hoá - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia ngày 05/2/1994.
- Trên đường đi dẹp loạn trở về, vua Lê Thái Tông cùng quân sĩ nghỉ tại Động La (Thẳm báo ké), thấy nơi đây cảnh đẹp, vị trí địa lí thuận lợi, với ý nghĩ sâu xa và tâm hồn thanh thản, nhà thơ đã để lại bài thơ khắc tạc vào vách đá
- Trao đổi theo cặp, trả lời:
- Ngôi đền được khởi công xây dựng vào tháng 9/2001, khánh thành ngày 22/1/2003 để ghi nhờ cong đức của nhà vua cũng như đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, có tên là "Quế lâm Linh Tự". 
- Đền được xây dựng để ghi nhớ công đức vua Lê Thái Tông.
- Đền được xây dựng trên 800 m2, theo lối kiến trúc của những ngôi đền cổ Việt Nam với những hoạ tiết mang đậm nét tâm linh của dân tộc Việt Nam.
- Quan sát, mô tả.
- Xây dựng ngôi đền để ghi nhớ công đức của vua Lê Thái Tông, cũng như để đền đáp một phần tín ngưỡng lành mạnh và nguyện vọng của nhân dân địa phương.
- Lắng nghe.
- Nhắc lại kiến trúc của đền.
IV. Củng cố, dặn dò:
(?) Hãy kể tên vài di tích lịch sử của thành phố Sơn La mà em biết?
(?) Em phải làm gì để bảo vệ các di tích lịch sử đó?
- Các di tích lịch sử giúp chúng ta ghi nhớ được các công ơn của tổ tiên, vì vầy chúng ta cần giữ gìn, bảo vệ các di tích lịch sử của thành phố, địa phương.
3'
- H\s liên hệ, trả lời.
- Không được phá hoại những di tích, góp tiền, công sức để trùng tu các di tích đã và đang xuống cấp
Bài 2:
TRẬN CHỐNG CÀN CỦA QUAN VÀ DÂN XÃ MỘC HẠ, 
HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA (TỪ 28/3 ĐẾN 12/4/1951)
(1 tiết)
A. Mục tiêu:
	- Biết được nguyên nhân, diễn biến trân chống càn của quân và dân xã Mộc Hạ, huyện Mộc Châu.
	- Tường thuật trên sơ đồ diễn biến, kết quả của trận chống càn.
	- Tự hào về truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất chống thực dân Pháp của quân và dân tỉnh Sơn La.
B. Đồ dùng:
	GV: Tư liệu, lược đồ trận chống càn ở Mộc Hạ.
	HS: Tài liệu tham khảo về trận chống càn ở Mộc Hạ.
C. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 h\s trả lời câu hỏi.
(?) Di tích văn bia Quế Lâm Ngự Chế nằm ở đâu? Được phát hiện khi nào?
(?) Ngôi đền được khởi công xây dựng và khánh thành vào thời gian nào?
- Nhận xét, ghi điểm.
1'
3'
- Hát.
- 2 h\s trả lời câu hỏi.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Cho h\s nghe bài hát "Sơn La thị xã anh hùng".
→ Nói đến Sơn La chúng ta lại nhớ đến tên rất nhiều địa phương anh hùng đã góp phần cho sự nghiệp bảo vệ tổ quốc. Trong bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về huyện Mộc Châu anh hùng với trận chống càn của quân và dân xã Mộc Hạ. (Ghi đầu bài).
2. Nội dung:
a/ Hoạt động 1: Nguyên nhân dẫn đến trận chống càn.
* Mục tiêu: H\s nêu được nguyên nhân dẫn đến trận chống càn ở khu căn cứ Mộc Hạ, Mộc Châu.
* Cách tiến hành:
- Giới thiệu Bản đồ vị trí khu căn cứ Mộc Hạ, Mộc Châu.
- Cho h\s đọc thông tin tr.16 phần 1.
(?) Trận chống càn diễn ra vào thời gian nào? Ở đâu?
→ Nhận xét, bổ sung.
(?) Nguyên nhân nào dẫn đến trận chống càn?
- Nhận xét, bổ sung.
(?) Thực dân Pháp tấn công khu căn cứ của ta với mục đích gì?
→ Nhận xét, kết luận: Với mục đích nhằm ngăn chặn đường tiếp tế của các tỉnh khác vào Sơn La cũng như tiêu diệt cơ quan đầu não của ta, thực dân Pháp đã cấu kết với đế quốc Mĩ thực hiện âm mưu đen tối của chúng.
(?) Hãy nhắc lại nguyên nhân dẫn đến trận chống càn?
→ Nhận xét, ghi bảng nguyên nhân
b/ Hoạt động 2: Diễn biến trận chống càn.
* Mục tiêu: H\s trình bày được diễn biến trận chống càn trên lược đồ.
* Cách tiến hành:
- Giới thiệu trận chống càn qua lược đồ.
- Cho h\s đọc phần 2 (tr.16 - 17).
- Yêu cầu: Thảo luận và trình bày trong nhóm diễn biến trận chống càn.
- Theo dõi, hướng dẫn các nhóm thực hiện.
- Gọi đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm thực hiện tốt.
→ Ghi bảng diễn biến trận đánh:
+ 26/3/1951: Địch tập trung lực lượng ở Vạn Yên, Mộc Lị.
+ 27/3 ta tăng cường lực lượng cho Mộc Hạ để chống trả.
+ 28/8 từ Vạn Yên, Mộc Châu càn quét khu tự do Mộc Hạ.
+ 3/4 ta phục kích địch đoạn đường suối Rút, bản Pảng.
+ 7/4/1951 trận đánh thắng lợi.
c/ Hoạt động 3: Kết quả, ý nghĩa trận chống càn.
* Mục tiêu: Học sinh nêu kết quả, ý nghĩa trận chống càn.
* Cách tiến hành:
- Cho h\s đọc mục 3.
(?) Trận chống càn đã đạt dược kết quả gì?
- Nhận xét, bổ sung.
- Cho h\s trao đổi trong cặp câu hỏi.
(?) Do đâu mà ta dành được thắng lợi?
- Nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu: Trao đổi, trả lời câu hỏi:
(?) Trận càn thắng lợi có ý nghĩa như thế nào?
→ Nhận xét, kết luận: Với tinh thần dũng cảm, sự đoàn kết cũng như lòng căm thù giặc sâu sắc, nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La đã đánh tan được âm mưu xâm lược của quân địch và bảo vệ cơ quan đầu não của tỉnh Sơn La.
(?) Hãy nhắc lại kết quả của trận đánh?
(?) Trận đánh mang lại ý nghĩa lịch sử gì?
- Kết luận, ghi bảng kết quả, ý nghĩa.
1'
8'
13'
8'
- Lắng nghe.
- Ghi đầu bài.
(HĐ cả lớp)
- Quan sát.
- 1 h\s đọc cho cả lớp nghe, lớp theo dõi.
- Trận chống càn diễn ra từ ngày 28/3 → 12/4/1951 ở khu căn cứ Mộc Hạ, Mộc Châu.
- Bị thất bại ở Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950, Pháp thấy rỗ khả năng không thể tiếp tục chiến tranh xâm lược Đông Dương, tại liên khu Việt Bắc chúng đã cấu kết với Mĩ củng cố và xây dựng lực lượng để đánh khu căn cứ của ta.
- Nhằm ngăn chặn đường tiếp tế cũng như tiêu diệt cơ quan đầu não của tỉnh Sơn La.
- Bị thất bại ở Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950, thực dân Pháp đã cấu kết với Mĩ đánh khu căn cứ của ta nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não của tỉnh.
- 1-2 h\s nhắc lại.
(HĐ nhóm 4)
- Quan sát, lắng nghe.
- 1 h\s đọc, lớp theo dõi.
- Các nhóm trao đổi, trình bày cho nhau nghe.
- 1-2 nhóm trình bày trước lớp.
- 1 h\s đọc.
- Với trên 30 trận đánh lớn nhỏ ta đã tiêu diệt và làm bị thương gần 100 tên địch trong đó có 2 tên sĩ quan Pháp, số còn lại phải rút chạy, phá huỷ 5 khẩu súng.
- Trao đổi, trả lời:
- Do quan và dân khu căn cứ kháng chiến có sự phối hợp chặt chẽ, đoàn kết và có lòng căm thù giặc sâu sắc
- Trao đổi, trả lời:
- Đánh tan được âm mưu xâm lược của quân địch, bảo vệ được cơ quan đầu não của tỉnh Sơn La
- Lắng nghe.
- Tiêu diệt và làm bị thương gần 100 tên địch, số còn lại phải rút chạy, phá huỷ 5 khẩu súng.
- Đánh tan được âm mưu xâm lược của quân địch, bảo vệ được cơ quan đầu não của tỉnh Sơn La
IV. Củng cố, dặn dò:
- Hãy trình bày lại diễn biến trận càn trên lược đồ.
(?) Ngoài trận đánh ở xã Mộc Hạ - Mộc Châu các em còn biết đến những trận đánh nào trong tỉnh, huyện, xã chúng ta?
- Tổng kết nội dung bài.
- Yêu cầu: Về nhà học bài và tìm hiểu về lịch sử về những trận đánh tiêu biểu của xã Mường Chùm.
- Nhận xét giờ học.
3'
- 1 h\s trình bày.
- Liên hệ, trả lời: Trận đánh ở Yên Châu, Mường La,

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Lich Su dia phuong lop 5 Son La.doc