Giáo án Lớp 5 - Môn Mỹ thuật học kì II

Giáo án Lớp 5 - Môn Mỹ thuật học kì II

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức: H/s hiểu đề tài ngày tết, lễ hội và mùa xuân.

2. Kĩ năng: Biết cách vẽ tranh đề tàig ngày tết, lễ hội và mùa xuân. Vẽ được tranh vềư Ngày tết, lễ hội và mùa xuân ở quê hương.

3. Thái độ: H/s thêm yêu mến quê hương đất nước.

II. Đồ dùng dạy học.

1. Giáo viên.

- Tranh ảnh về ngày tết, lễ hội và mùa xuân và một số tranh khác.

- Một số bài vẽ của h/s năm trước về đề tài này.

 

doc 15 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1867Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Môn Mỹ thuật học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 5A:
	 5B:
Tiết 19
VẼ TRANH: ĐỀ TÀI NGÀY TẾT, LỄ HỘI VÀ MÙA XUÂN.
( Trang 34 )
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: H/s hiểu đề tài ngày tết, lễ hội và mùa xuân. 
2. Kĩ năng: Biết cách vẽ tranh đề tàig ngày tết, lễ hội và mùa xuân. Vẽ được tranh vềư Ngày tết, lễ hội và mùa xuân ở quê hương.
3. Thái độ: H/s thêm yêu mến quê hương đất nước. 
II. Đồ dùng dạy học.
1. Giáo viên.
- Tranh ảnh về ngày tết, lễ hội và mùa xuân và một số tranh khác.
- Một số bài vẽ của h/s năm trước về đề tài này. 
2. Học sinh.
- Vở tập vẽ, bút chì, màu vẽ. 
III. Các hoạt động dạy và học.
1. Ổn định tổ chức. ( 1' ) Kiểm tra sĩ số lớp.
- Lớp 5A.. ....................Vắng......................................................................................................
- Lớp 5B ........................Vắng....................................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ. ( 1' ) Kiểm tra đồ dùng học tập của h/s.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
-GV: Giới thiệu tranh về ngày tết, lễ hội và một số tranh khác và yêu cầu h/s tìm ra tranh vẽ về đề tài ngày tết, lễ hội và mùa xuân.
-HS: Quan sát và tìm ra bức tranh có nội dung về ngày tết, lễ hội và mùa xuân.
-GV: Nhận xét và giới thiệu nội dung bài học mới.
Hoạt động 2: Tìm chọn nội dung đề tài.
-GV: Giới thiệu một số tranh vẽ về đề tài ngày tết, lễ hội và mùa xuân đồng thời đặt câu hỏi gợi ý:
+CH: Không khí của ngày tết, lễ hội và mùa xuân như thế nào ?
+CH: Những hoạt động nào có trong ngày tết, lễ hội và mùa xuân ?
+CH: H/ả và màu sắc trong ngày tết, lễ hội và mùa xuân như thế nào ?
-GV: Yêu cầu h/s kể về ngày tết, lễ hội và mùa xuân ở quê hương mình.
-HS: Kể về những hoạt động trong dịp tết, lễ hội và mùa xuân ở quê hương mình.
-GV: Nhận xét. Hoạt động 3: Cách vẽ tranh.
-GV: Gợi ý h/s một số nội dung để vẽ tranh. 
-HS: Lắng nghe và tìm ra một nội dung phù hợp để vẽ tranh. 
-GV: Giới thiệu một số tranh vẽ của h/s có cùng đề tài để h/s nhận ra:
+ Cách vẽ hình và cách vẽ màu. 
-GV: Yêu cầu h/s nêu các bước vẽ tranh theo SGK trang 61.
-HS: Nêu các bước vẽ tranh đề tài.
-GV: Nhận xét và củng cố lại các bước vẽ.
Hoạt động 4: Thực hành.
-GV: Yêu cầu h/s vẽ một bức tranh về đề tài ngày tết, lễ hội và mùa xuân theo nội dung đã chọn.
-HS: Làm bài thực hành. 
-GV: Quan sát h/s làm bài và gợi ý h/s sắp xếp bố cục bài vẽ, hướng dẫn h/s chọn h/ả phù hợp và cách vẽ màu. Gợi ý cho những h/s năng khiếu vẽ thêm một số h/ả khác cho tranh sinh động.
Ho¹t ®éng 4: NhËn xÐt ®¸nh gi¸.
-GV: Chọn một số bài vẽ đẹp và gợi ý h/s nhận xét, xếp loại các bài vẽ:
+ Cách chọn và sắp xếp các h/ả. 
+ Cách vẽ hình. 
+ Màu sắc( thể hiện được không khí của ngày tết, lễ hội và mùa xuân )
-HS: Quan sát và nhận xét các bài vẽ theo hướng dẫn của GV.
-GV: Nhận xét bổ sung và khen ngợi, xếp loại cho những h/s có bài vẽ đẹp.
2'
5'
5'
16'
3'
+ Không khí tưng bừng, tươi vui, nhộn nhịp. 
+ Chúc tết ông bà, đi lễ chùa, tế lễ, rước rồng, múa lân. 
+ Trong dịp tết, lễ hội và mùa xuân có h/ả người, cờ, hoavới màu sắc rực rỡ tươi vui.
- Một số nội dung vẽ tranh về đề tài ngày tết, lễ hội và mùa xuân: đi chợ tết, chợ hoa, gói bánh trưng, múa rồng, múa lân, chúc tết ông bà, đua thuyền, chọi gà..
- Cách vẽ tranh đề tài ngày tết, lễ hội và mùa xuân.
+ Vẽ các h/ả chính cho rõ nội dung đề tài.
+ Tìm và vẽ các h/ả phụ cho bài vẽ thêm sinh động. 
+ Vẽ màu tươi sáng có đậm có nhạt phù hợp với không khí của ngày tết, lễ hội và mùa xuân.
- Vẽ tranh đề tài ngày tết, lễ hội và mùa xuân theo nội dung dã chọn. Tiến hành bài vẽ theo các bước như đã nêu.
4. Củng cố ( 1')
-GV: Hệ thống nội dung bài và nhấn mạnh: Qua bài học giúp h/s cảm nhận được không khí tưng bừng nhộn nhịp của ngày tết, lễ hội và mùa xuân thông qua các h/ả trên tranh đồng thời thêm yêu mến truyền thống văn hoá của dân tộc.
5. Dặn dò ( 1' )
- Quan sát các đồ vật và hoa quả, chuẩn bị cho bài sau. 
* Tự rút kinh nghiệm sau ngày dạy:
Ngày giảng: 5A:
	 5B:
Tiết 20
VẼ THEO MẪU
MẪU VẼ CÓ HAI HOẶC BA VẬT MẪU.
( Trang 36 )
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: H/s hiểu hình dáng, đặc điểm của mẫu. 
2. Kĩ năng: Biết cách vẽ mẫu có hai vật mẫu. Vẽ được hình hai vật mẫu bằng bút chì đen hoặc màu. 
3. Thái độ: H/s cảm nhận được vẻ đẹp của hình và độ đậm nhạt ở mẫu vẽ, ở bài vẽ. 
II. Đồ dùng dạy học.
1. Giáo viên.
- Mẫu vẽ ( Cái bình đựng nước và quả cam )
- Hình gợi ý cách vẽ.
2. Học sinh.
- Vở tập vẽ, bút chì, màu vẽ. 
III. Các hoạt động dạy và học.
1. Ổn định tổ chức. ( 1' ) Kiểm tra sĩ số lớp.
- Lớp 5A.. .................Vắng........................................................................................................
- Lớp 5B....Vắng .......................
2. Kiểm tra bài cũ. ( 1' ) Kiểm tra đồ dùng của h/s.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
-GV: Giới thiệu bằng lời và hướng h/s vào bài. 
-HS: Lắng nghe và nhận biết. 
Hoạt động 2: Quan sát nhận xét.
-GV: Cùng h/s bày mẫu và hướng dẫn h/s nhận xét mẫu vẽ. 
+CH: Tổng thể vật mẫu nằm trong khung hình gì ? 
+CH: Vị trí của các vật mẫu như thế nào ? 
-GV: Gợi ý h/s nhận xét về:
+ Hình dáng của bình và quả.
+ Tỉ lệ giữa các vật mẫu.
+ Tỉ lệ từng bộ phận
+ Màu sắc và độ đậm nhạt của mẫu. 
-HS: Lắng nghe, quan sát và nhận xét. 
Hoạt động 3: Cách vẽ. 
-GV: Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ và yêu cầu h/s quan sát và nêu các bước vẽ theo hình gợi ý.
-HS: Quan sát và nêu các bước vẽ theo hình gợi ý. 
-GV: Nhận xét và hệ thống lại các bước vẽ trước khi cho h/s làm bài thực hành.
Hoạt động 4: Thực hành.
-GV: Yêu cầu h/s quan sất mẫu và làm bài thực hành theo các bước đã hướng dẫn. 
-HS: Làm bài thực hành. 
-GV: Quan sát h/s làm bài và hướng dẫn h/s sắp xếp bố cục bài vẽ cho cân đối và cách vẽ hình. Gợi ý h/s vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu theo mẫu hoặc theo ý thích.
Ho¹t ®éng 4: NhËn xÐt ®¸nh gi¸.
-GV: Chọn một số bài vẽ đẹp và gợi ý h/s nhận xét về:
+ Bố cục bài vẽ.
+ Hình vẽ. 
+ Màu sắc, đậm nhạt. 
-HS: Quan sát và nhận xét các bài vẽ theo hướng dẫn của GV.
-GV: Nhận xét bổ sung và khen ngợi, xếp loại cho những h/s có bài vẽ đẹp.
1'
5' 
5'
16'
3'
+ Vật mẫu nằm trong khung hình chữ nhật đứng. 
+ Quả cam đứng trước, bình nước ở phía sau. 
- Cách vẽ theo mẫu.(mẫu có hai vật mẫu) 
+ Phác khung hình chung của mẫu và khung hình từng vật mẫu. 
+ Vẽ đường trục của từng vật mẫu. 
+ Tìm tỉ lệ các bộ phận và phác hình bằng nét thẳng. 
+ Quan sát mẫu và vẽ chi tiết cho giống mẫu.
+ Vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen hoặc vẽ màu.
- Vẽ theo mẫu: Vẽ cái bình đựng nước và quả cam. Quan sát mẫu và làm bài thực hành theo các bước như đã hướng dẫn. 
4. Củng cố ( 1' )
-GV: Hệ thống nội dung bài và nhấn mạnh: Qua bài học h/s cảm nhận được vẻ đẹp của hình vẽ, màu sắc của mẫu vẽ. 
5. Dặn dò ( 1' )
- Chuẩn bị đất nặn hoặc sáp nặn cho bài sau. 
* Tự rút kinh nghiệm sau ngày dạy:
................................
Ý kiến nhận xét của BGH và tổ CM.
....................
....................
....................
....................
....................
....................
....................
Người kiểm tra.
Ngày giảng: 5A:
	 5B:
Tiết 21
TẬP NẶN TẠO DÁNG: ĐỀ TÀI TỰ CHỌN. 
 ( Trang 38 )
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: H/s khả năng quan sát và phân tích các hình khối thông qua hình ảnh.
2. Kĩ năng: Biết cách nặn các hình có khối. Nặn được hình người hoặc đồ vật, con vật, và tạo dáng theo ý thích. 
3. Thái độ: H/s ham thích sáng tạo và cảm nhận được vẻ đẹp của hình khối. 
II. Đồ dùng dạy học.
1. Giáo viên.
- Hình ảnh một số bài tập nặn của h/s trong BĐDDH.
-Sáp nặn. 
2. Học sinh.
- Đất nặn hoặc sáp nặn, bảng con. 
III. Các hoạt động dạy và học.
1. Ổn định tổ chức. ( 1’ ) Kiểm tra sĩ số lớp.
- Lớp 5A.. .................Vắng.........................................................................................................
- Lớp 5B....Vắng ........................
2. Kiểm tra bài cũ. ( 1’ ) Kiểm tra đồ dùng của h/s.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
-GV: Giới thiệu bằng lời và hướng h/s vào bài. 
-HS: Lắng nghe và nhận biết. 
Hoạt động 2: Quan sát nhận xét.
-GV: Giới thiệu các hình minh hoạ đã chuẩn bị và gợi ý để h/s thấy được sự phong phú về hình thức và ý nghĩa của các hình nặn.
-HS: Quan sát và nhận biết. 
-GV: Tóm tắt và kết luận.
Hoạt động 3: Cách nặn. 
-GV: Dùng đất nặn đã chuẩn bị và hướng dẫn h/s cách nặn theo một cách.
-HS: Quan sát GV nặn mẫu và nhận ra chách nặn. 
-GV: Nhận xét và hệ thống lại các bước vẽ trước khi cho h/s làm bài thực hành.
Hoạt động 4: Thực hành.
-GV: Chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm chọn đề tài định nặn và tiến hành nặn theo mcác bước như đã hướng dẫn. 
-HS: Làm bài thực hành theo nhóm. 
-GV: Quan sát h/s nặn và hướng dẫn h/s có thể nặn con vật, người, cây, quả và sắp xếp thành một đề tài theo ý thích. 
Ho¹t ®éng 5: NhËn xÐt ®¸nh gi¸.
-GV: Yêu cầu h/s trưng bày sản phẩm và hướng dẫn h/s nhận xét và xếp loại các bài nặn về..
+ Đặc điểm của hình nặn. 
+ Cách tạo dáng. 
-HS: Quan sát và nhận xét các bài nặn của các nhóm theo hướng dẫn của GV đồng thời xếp loại bài nặn của các nhóm.
-GV: Nhận xét bổ sung và khen ngợi những nhóm có bài nặn đẹp.
1’
5’
5’ 
16’
3’
- Từ xa xưa các nghệ nhân đã sáng tạo ra nhiều loại tượng từ đá, gỗ, gốm, đất nung.rất ngộ nghĩnh và đẹp mắt. Ngày nay, các nghệ nhân ở các làng nghề đã làm ra nhiềy sản phẩm có tính nghệ thuật cao phục vụ cho sinh hoạt đời thường và khách du lịch. 
* Có hai cách nặn.
-Cách 1: Nặn từng bộ phận rồi ghép dính lại thành hình định nặn và tạo dáng theo ý thích.
- Cách 2: Nặn từ một thỏi đất thành các bộ phận chính sau đó nặn thêm các chi tiết và tạo dáng theo ý thích.
- Nặn và sắp xếp thành một đề tài theo ý thích. Chọn một trong 2 cách nặn đã hướng dẫn để làm bài. 
4. Củng cố ( 1’ )
-GV: Hệ thống nội dung bài và nhấn mạnh: Qua bài học h/s cảm nhận được vẻ đẹp của hình khối và tích cực tư duy, sáng tạo.
5. Dặn dò ( 1’ )
- Sưu tầm kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm trên sách báo và tạp chí. 
* Tự rút kinh nghiệm sau ngày dạy:
................................
Ngày giảng: 5A:
	 5B:
Tiết 22
VẼ TRANG TRÍ
TÌM HIỂU VỀ KIỂU CHỮ IN HOA NÉT THANH NÉT ĐẬM.
 ( Trang 40 )
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: H/s nhận biết được đặc điểm của kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm. 
2. Kĩ năng: Xác định được vị trí của kiểu chữ in hoa n ...  phần giấy đã có trong vở tập vẽ trang 40. 
* Tự rút kinh nghiệm sau ngày dạy:
................................
Ý kiến nhận xét của BGH và tổ CM.
....................
....................
....................
....................
....................
....................
....................
....................
....................
....................
Người kiểm tra.
Ngày giảng: 5A:
	 5B:
Tiết 23
VẼ TRANH: ĐỀ TÀI TỰ CHỌN. 
 ( Trang 41 )
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: H/s hiểu sự phong phú của đề tài tự chọn. 
2. Kĩ năng: Biết cách tìm, chọn chủ đề. Vẽ được tranh theo chủ đề đã chọn. 
3. Thái độ: Quan tâm đến cuộc sống xung quanh. 
II. Đồ dùng dạy học.
1. Giáo viên.
- Tranh vẽ của họa sĩ và học sinh về các đề tài khác nhau.
- Hình gợi ý cách vẽ tranh. 
2. Học sinh.
- Vở tập vẽ, bút chì, màu vẽ. 
III. Các hoạt động dạy và học.
1. Ổn định tổ chức. ( 1’ ) Kiểm tra sĩ số lớp.
- Lớp 5A.. ...............Vắng...........................................................................................................
- Lớp 5B..Vắng ..........................
2. Kiểm tra bài cũ. ( 1’ ) Kiểm tra đồ dùng của h/s.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
-GV: Giới thiệu bằng lời và hướng h/s vào bài. 
-HS: Lắng nghe và nhận biết. 
Hoạt động 2: Tìm chọn nội dung đề tài.
-GV: Giới thiệu một số tranh vẽ đã chuẩn bị và đặt câu hỏi: 
+CH: Các bức tranh này vẽ về những đề tài gì?
+CH: Trong tranh có những h/ả nào?
+CH: Đặc điểm riêng của từng kiểu chữ ?
-HS: Quan sát và trả lời câu hỏi. 
-GV: Nhận xét và kết luận:
Hoạt động 3: Cách vẽ tranh. 
-GV: Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ tranh và hướng dẫn h/s cách vẽ.
-HS: Quan sát hình gợi ý và hướng dẫn của GV để nhận ra cách vẽ tranh.
Hoạt động 4: Thực hành.
-GV: Yêu cầu h/s chọn một chủ đề và vẽ tranh theo ý thích. 
-HS: Làm bài thực hành theo nội dung đề tài đã lựa chọn. 
-GV: Quan sát h/s làm bài và hướng dẫn h/s chọn và vẽ các h/ả sao cho phù hợp với nội dung cũng như cách sắp xếp cách h/ae sao cho bố cục bức tranh được cân đối rõ ràng. 
Ho¹t ®éng 5: NhËn xÐt ®¸nh gi¸.
-GV: Chọn một số bài vẽ tiêu biểu và giới thiệu, gợiý h/s nhận xét, xếp loại các bài vẽ về:
+ Cách lực chọn nội dung, đề tài.
+ Cách vẽ và sắp xếp các h/ả trong tranh.
+ Cách vẽ màu. 
-HS: Quan sát và nhận xét các bài vẽ của bạn theo gợi ý của GV đồng thời xếp loại các bài vẽ theo cảm nhận riêng. 
-GV: Nhận xét bổ sung và khen ngợi những h/s có bài vẽ đẹp. 
1’
4’
5’ 
17’
3’
+ Các bức tranh vẽ về đề tài phong cảnh, đề tài học tập, bảo vệ môi trường,...
+ Tranh có các h/ả như: con người, cây cối, nhà cửa,.... 
- Đề tài tự chọn có thể lựa chọn nhiều chủ đề khác nhau. Một chủ đề có thể lựa chọn rất nhiều các nội dung để vẽ tranh.... chúng ta cần suy nghĩ để tìm được những nội dung yêu thích và phù hợp để vẽ tranh.
- Cách vẽ tranh đề tài:
+ Vẽ h/ả chính trước làm rõ trọng tâm bức tranh.
+ Vẽ thêm các h/ả phụ sao cho sinh động, phù hợp với chủ đề đã chọn.
+ Vẽ màu theo cảm nhận riêng của mỗi người. 
- Kẻ các chữ A, B, N, M, theo kiểu chữ in hoa nét thenh nét đậm và tô màu theo ý thích. 
4. Củng cố ( 1’ )
-GV: Hệ thống nội dung bài và nhấn mạnh: Qua bài học h/s cảm nhận được vẻ đẹp của các bức tranh ở các đề tài khác nhau và thêm yêu thích bộ môn mĩ thuật. 
5. Dặn dò ( 1’ )
- Về nhà vẽ tiếp các bức tranh với các đề tài khác nhau. Xem và chuẩn bị cho bài học sau.
* Tự rút kinh nghiệm sau ngày dạy:
................................
Ngày giảng: 5A:
	 5B:
Tiết 24
VẼ THEO MẪU: MẪU CÓ HAI HOẶC BA VẬT MẪU.
 ( Trang 42 )
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: H/s hiểu hình dáng, tỉ lệ, đặc điểm của mẫu.
2. Kĩ năng: Biết cách vẽ mẫu có hai đến ba vật mẫu. Vẽ được hai vật mẫu.
3. Thái độ: Cảm nhận được vẻ đẹp của độ đậm nhạt ở mẫu vẽ và yêu quý mọi vật xung quanh. 
II. Đồ dùng dạy học.
1. Giáo viên.
- Mẫu vẽ có hai hoặc ba vật mẫu. 
- Hình gợi ý cách vẽ. 
2. Học sinh.
- Vở tập vẽ, bút chì, màu vẽ... 
III. Các hoạt động dạy và học.
1. Ổn định tổ chức. ( 1’ ) Kiểm tra sĩ số lớp.
- Lớp 5A.. ...............Vắng...........................................................................................................
- Lớp 5B..Vắng ..........................
2. Kiểm tra bài cũ. ( 1’ ) Kiểm tra đồ dùng của h/s.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
-GV: Giới thiệu bằng lời và hướng h/s vào bài. 
-HS: Lắng nghe và nhận biết. 
Hoạt động 2: Quan sát, nhận xét.
-GV: Bày mẫu và hướng dẫn h/s nhận xét mẫu vẽ về: 
-HS: Quan sát mẫu vẽ và trả lời câu hỏi. 
-GV: Nhận xét và hệ thống những ý chính để h/s hiểu bài hơn.
Hoạt động 3: Cách vẽ. 
-GV: Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ và thao tác trực tiếp trên bảng cho h/s quan sát cụ thể các bước vẽ: 
-HS: Quan sát hình gợi ý và hướng dẫn của GV để nhận ra cách vẽ theo mẫu. 
Hoạt động 4: Thực hành.
-GV: Yêu cầu h/s quan sát mẫu và làm bài theo các bước dã hướng dẫn. 
-HS: Quan sát mẫu và làm bài thực hành. 
-GV: Quan sát h/s làm bài và hướng dẫn h/s sắp xếp bố cục trong tờ giấy cúng như cách xác định, so sánh tỉ lệ hình vẽ và cách vẽ đậm nhạt. 
Ho¹t ®éng 5: NhËn xÐt ®¸nh gi¸.
-GV: Chọn một số bài vẽ tiêu biểu và giới thiệu, gợiý h/s nhận xét, xếp loại các bài vẽ về:
+ Cách sắp xếp bố cục bài vẽ. 
+ Cách vẽ hình. 
+ Cách vẽ đậm nhạt. 
-HS: Quan sát và nhận xét các bài vẽ của bạn theo gợi ý của GV đồng thời xếp loại các bài vẽ theo cảm nhận riêng. 
-GV: Nhận xét bổ sung và khen ngợi những h/s có bài vẽ đẹp và tương đối giống mẫu.
1’
4’
5’ 
17’
3’
+ Vị trí của các vật mẫu.
+ Hình dáng, màu sắc cảu mẫu.
+ Đặc điểm các bộ phận của mẫu. 
+ Tỉ lệ giữa các bộ phận của từng vật mẫu. 
+ Độ đậm nhạt của mẫu...
- Cách vẽ theo mẫu có hai đến ba vật mẫu.
+ Quan sát kĩ mẫu trước khi vẽ. 
+ Vẽ khung hình chung và khung hình từng vật mẫu.
+ Vẽ dường rục của mẫu. 
+ So sánh, tìm tỉ lệ cảu từng vật mẫu và đánh dấu các vị trí.
+ Vẽ phác hình bằng các nét thẳng.
+ Kiểm tra lại hình vẽ và vẽ chi tiết.
+ Diến tả đậm nhạt. 
- Kẻ các chữ A, B, N, M, theo kiểu chữ in hoa nét thenh nét đậm và tô màu theo ý thích. 
4. Củng cố ( 1’ )
-GV: Hệ thống nội dung bài và nhấn mạnh: Qua bài học h/s cảm nhận được vẻ đẹp của các vật mẫu và độ đậm nhạt của chúng đồng thời thêm yêu quý mọi vật xung quanh.
5. Dặn dò ( 1’ )
- Sưu tầm một số tác phẩm vẽ về Bác Hồ và chuẩn bị cho bài học sau. 
* Tự rút kinh nghiệm sau ngày dạy:
................................
Ý kiến nhận xét của BGH và tổ CM.
....................
....................
....................
....................
....................
....................
Người kiểm tra.
Ngày giảng: 5A:
	 5B:
Tiết 25
THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
XEM TRANH BÁC HỒ ĐI CÔNG TÁC. 
 ( Trang 42 )
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: H/s hiểu nội dung bức tranh qua bố cục, hình ảnh, màu sắc.
2. Kĩ năng: Biết được một số thông tin sơ lược về họa sĩ Nguyễn Thụ. 
3. Thái độ: Cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh. 
II. Đồ dùng dạy học.
1. Giáo viên.
- Một số bức tranh vẽ về Bác Hồ của các họa sĩ. 
- Tranh phiên bản Bác Hồ đi công tác của Họa sĩ Nguyễn Thụ.
2. Học sinh.
- SGK Mĩ thuật 5. 
III. Các hoạt động dạy và học.
1. Ổn định tổ chức. ( 1’ ) Kiểm tra sĩ số lớp.
- Lớp 5A.. ...............Vắng...........................................................................................................
- Lớp 5B..Vắng ..........................
2. Kiểm tra bài cũ. ( 1’ ) Kiểm tra đồ dùng của h/s.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
-GV: Bắt nhịp cho h/s hát bài " Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng" và giới thiệu nội dung bài học.
-HS: Cả lớp hát bài hát " Ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng"
Hoạt động 2: Giới thiệu và nét về họa sĩ Nguyễn Thụ.
-GV: Yêu cầu h/s đọc mục 1 trang 77 SGK và đặt câu hỏi.
+CH: Hãy cho biết vài nét về họa sĩ Nguyễn Thụ ?
+CH: Ông có những tác phẩm nổi tiếng nào?
-HS: Tìm hiểu mục 1 và trả lời câu hỏi. 
-GV: Nhận xét và bổ sung ý kiến. 
Hoạt động 3: Xem tranh "Bác Hồ đi công tác"
-GV: Giới thiệu tranh và đặt câu hỏi hưỡng dẫn h/s tìm hiểu về bức tranh " Bác Hồ đi công tác" 
 +CH: H/ả chính trong bức tranh là gì ?
+CH: Dáng vẻ của từng nhân vật trong tranh như thế nào?
+CH: Hình dáng của hai con ngựa như thế nào?
+CH: Bức tranh có màu sắc như thế nào?
+CH: Cách vẽ của bức tranh ra sao? 
-HS: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi để tìm hiểu về bức tranh. 
-GV: Nhận xét và bổ sung làm rõ nội dung của bức tranh:
Ho¹t ®éng 4: NhËn xÐt ®¸nh gi¸.
-GV: Nhận xét chung giờ học, khen ngợi những h/s có nhiều ý kiến phát biểu xây dựng bài. 
-HS: Chú ý lắng nghe.
3’
4’
5’ 
17’
2’
+ Họa sĩ Nguyễn Thụ quê ở xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức, Hà Tây. Ông là hiệu trưởng Trường Đại học Mĩ thuật Hà Nội từ năm 1985 đến 1992. Ông được phong phó giáo sư năm 1998. Ông trưởng thành trong kháng chiến và vẽ bằng nhiều chất liệu khác nhau nhưng thành công nhất là tranh lụa....
Ông được nhà nước trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học-Nghệ thuật năm 2001.
+ Ông có một số tác phẩm tiêu biểu như: Dân quân, Đấu vật, Làng ven núi, Mùa đông, Bác Hồ đi công tác.....
+ H/ả chính trong bức tranh là Bác Hồ và anh cảnh vệ. 
+ Bác Hồ dáng ung dung thư thái trên yên ngựa, tay cầm dây cương,... anh cảnh vệ người ngả về phía trước.
+ Mỗi con một dáng vẻ đang bước đi. 
+ Bức tranh có màu sắc trầm ấm. 
+ Bức tranh được vẽ bằng bút pháp nhẹ nhàng, uyển chuyển.
- H/ả chính là Bác Hồ và anh cảnh vệ đang cưỡi ngựa qua suối tren đường đi công tác. Bác Hồ ngồi ung dung thư thái trên lưng ngựa với chiếc túi khoác trên vai cho thấy phong cánh gần gũi, giản dị của Người.
- Những bông lau trắng nghiêng theo chiều gió, dòng suỗi mờ hơi nước... gợi nên vẻ yên ả, thơ mộng của núi rừng Việt Bắc.
- Màu nâu hồng chủ đạo trong bức tranh cùng với các độ đậm nhạt tinh tế đã tạo nên một hòa sác nhẹ nhàng, trầm ấm hấp dẫn người xem.
- Với bố cục tập trung, h/ả cô đọng, màu sắc giản dị, bức tranh "Bác Hồ đi công tác" là một trong những tác phẩm thành công vẽ về vị lãnh tụ kính yêu cảu dân tộc Việt Nam.
4. Củng cố ( 1’ )
-GV: Hệ thống nội dung bài và nhấn mạnh: Qua bài học h/s cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh và thêm kính yêu Bác Hồ - vị cha già của dân tộc.
5. Dặn dò ( 1’ )
- Sưu tầm một số dòng chữ nét thanh, nét đậm trên báo, tạp chí và chuẩn bị cho bài học sau. 
* Tự rút kinh nghiệm sau ngày dạy:
................................

Tài liệu đính kèm:

  • docMĩ thuật 5 học kì II.doc